Hôm nay,  

Đức Hạnh Cao Quý

3/21/202500:00:00(View: 2301)

minh-họa-Đinh-Trường-Chinh
Minh họa của họa sĩ Đinh Trường Chinh
 
Xin tri ơn thầy Thích Tâm Đức
Xin tri ơn tác giả Nguyễn Tường Bách qua tác phẩm Mùi Hương Trầm
Chúc Thanh 
 
Đức hạnh cao quý thể hiện thành tâm vô phân biệt.
 
Tâm vô phân biệt tạo thành một sự bình đẳng tuyệt đối trong giáo pháp của đức phật.
 
Giáo pháp thâm sâu vi diệu của Như Lai thì không phải ai cũng hiểu hết, cũng ngộ được điều đó đa phần các vị đại trí thấu đạt. Còn lòng từ bi của phật thì lan tỏa vô phân biệt như ánh sáng mặt trời soi sáng khắp nơi nơi, như mưa rơi tắm mát đại ngàn.
 
Những lời giảng dậy trên đây được dẫn chứng nhiều và rõ nhứt là ở phật giáo Tây Tạng.
 
Người dân vùng quê Tây Tạng nổi tiếng là có tín tâm, có lòng tin sâu xa vào phật pháp mà không cần phải có trình độ hiểu biết cao siêu.
 
Ở miền Kongpo có rất nhjiều tu viện, tu viện Jokhang ở Lhasa là nổi tiếng đẹp và linh thiêng. Nơi đây thờ tượng phật Thích Ca là Sa Môn Cồ Đàm thời niên thiếu, ngài được người Tây Tạng tôn kính và gọi là một Rinpoche, Jowo Rinpoche, là vị đức hạnh cao quý.
 
Tượng phật này nguyên thủy ở Trung Hoa, xưa được một bà công chúa Trung Hoa lấy chồng là vua Tây Tạng, bà thỉnh tượng mang về Jokhang để thờ, bái lạy.
 
Người dân tương truyền rằng tượng phật Jowo Rinpoche là linh thiêng nhứt và đền Jokhang là ngôi đền đẹp nất ở Tây Tạng. Ai ai quanh vùng cũng nghe tiếng cũng mong muốn được đến viếng đền và đảnh lễ ngài Jowo Rinpoche, mệnh danh là phật đức hạnh cao quý.
 
Truyện kể rằng, có một thanh niên quê mùa là Ben (Benoit) ở miệt quê Kongpo cách xa đền Jokhang rất xa, từ lâu anh làm lụng vất vả và dành dụm tiền bạc và chỉ mơ ước trong đời được một lần đến viếng Sa Môn Cồ Đàm được Tây Tạng hóa tại ngôi đền đẹp nhất vùng Lhasa ấy.
Rồi một ngày nọ, sau những chuyến đi vất vả, anh cũng đến được kinh đô Lhasa. Anh đi thăm các tu viện nơi đào tạo các tăng sĩ, rồi vào đảnh lễ đức phật Jowo Rinpoche.
 
Bức tượng cao to như người thiệt, trên kia, ngài toát ra những gì tôn quý, tuy rất thầm lặng nhưng làm cho Ben xúc động đến rùng mình sung sướng. Anh toát mồ hôi như được tắm mát và rưng rưng nước mắt hạnh phúc, ngài đó, ngài trước mặt Ben đó.
 
Anh muốn quỳ gối đảnh lễ bậc tôn kính, nhưng mấy lần, lần nào anh cũng bị vướng vì đôi bottes dài quá làm anh không quỳ gối được, thêm cái mũ vải cũ kỹ trên đầu, cứ mỗi lần anh nghiêng mình, chưa kịp cúi xuống lạy, là cái mũ chết tiệt đã rơi nhẹ nhàng xuống đất. Anh chàng Ben quê mùa vụng về, ngặt là anh có nhiều tín tâm hơn là thiên về các phép lịch sự khéo léo của người ở kinh đô.
 
Sau cùng Ben bèn cởi bỏ đôi ủng và cái mũ vãi, anh đập rơi bụi rồi hồn nhiên đặt hết chúng lên lòng bức tượng và thầm nói: «thưa ngài Rinpoche ngài giữ dùm con mấy cái thứ lỉnh kỉnh đặng con tĩnh tâm chiêm bái và đảnh lễ ngài.»
 
Lạy phật xong anh đi vòng quanh bệ thờ và nhìn ngắm phật từ bốn phía, nhìn ngắm các loại đèn sáng rỡ. Anh cũng xin bánh cúng ăn cho đỡ đói lòng… anh đói và xung quanh đây đâu có gì để mua ăn đâu. Sau cùng anh hồn nhiên mời đón phật về Kongpo, là quê hương anh bất cứ ngày giờ nào thuận tiện với ngài.
 
Anh làm nghề mổ heo và anh vui sướng hứa khi đó phật về, anh sẽ làm một con heo ngon nhất, quay thơm vàng để đãi ngài. Anh khẩn khoản mời và rất hồn nhiên khấn vái, sau cùng anh tin là ngài Jowo Rinpoche đã nhận lời, dù rằng anh không hề biết là phật không ưa sát sinh mỗi ngày như anh.
 
Ngay lúc anh đang hí hửng nói về tài quay heo rộn ràng của anh thì cánh cửa đền bật mở, vị sư già thủ từ bước vô và giựt mình chợt thấy đôi giầy dính bùn và cái mũ vải đầy bụi… nằm thu lu trong lòng đức phật!
 
Ngài định đưa tay tính chụp chúng mang ra chỗ khác. Bỗng có một tiếng nói từ xa xăm rót vô tai ngài, rất rõ ràng: «ngừng tay, đừng làm di động chúng, những thứ này là đồ dùng cần thiết của đứa học trò ta từ xa tới.»
 
Vị sư già thu tay lại, xin lỗi và nhẹ nhàng bước ra ngoài sau khi đã khép kín cửa điện, để cho một mình Ben tự do bái lạy, kể lể và mời mọc.
 
Rồi sau đó, Ben cũng phải lạy từ giã và về quê làm việc. Khi anh về đến quê Kongpo, anh đã nghe người dân làng đồn đại là anh đã đi thăm viếng đức phật ở thủ đô Lhasa, được thưa chuyện với ngài là đức hạnh cao quý và mời được ngài về quê anh.
 
Người ta kể rằng ngài đức hạnh cao quý về Kongpo thiệt, theo lời mời của Ben, vì Ben đã thấy ngài hiện ra trước mắt anh, lung linh trong một dòng suối mát trong vùng quê. Và nhiều người cũng thấy ngài như anh.
 
Mãi mãi về sau này, người dân miền Kongpo vẫn đi quanh hồ nước có in dấu tích ngài Jowo Rinpoche đang mỉm cười và họ bái lạy tượng phật đức hạnh cao quý bằng cách nằm và cúi đầu sát mặt đất.
 
Thủ đô Lhasa và đền Kongpo tuy có xa miền quê Kongpo, nhưng người dân Tây Tạng Kongpo luôn sống với niềm tin là vị phật đức hạnh cao quý luôn ở gần họ. Bên cạnh họ.
 
Với tính cách đối xử vô phân biệt, không chọn lọc, đức phật đã làm lan tỏa lòng từ bi vô biên. Ngài rải tâm từ cùng khắp nơi nơi chủ ý tạo ra sự bình đẳng giữa mọi chúng sanh, giữa muôn loài trong vô cùng khắp nẻo ta bà thế giới.
 
A Di Đà Phật
Chúc Thanh

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc đời trung úy Đỗ Lệnh Dũng, một sĩ quan VNCH, là biểu tượng bi tráng của lòng trung thành, khí phách giữa chiến tranh tàn khốc, và là minh chứng cho nỗi đau kéo dài của những người lính và thương phế binh miền Nam sau cuộc chiến.
Lớn hơn anh Hợp một tuổi, tháng 4 năm 1975, anh Đăng chưa xong năm thứ nhất về Cơ khí ở Phú Thọ, vận nước xoay chiều, ba anh cũng phải đi "học tập cải tạo" như hơn ba trăm ngàn Sĩ quan QLVNCH. Là con trai đầu lòng, anh Đăng bỏ cả ước mơ, bỏ trường về quê, điền vào chỗ trống của người chủ gia đình mà ba anh bỏ lại. Anh sinh viên kính trắng của Phú Thọ bỗng chốc trở thành phụ xe, lơ xe, cũng đổi đời như gần hai chục triệu người dân miền Nam.
Bây giờ trời đã tối, nhiều người đi ngủ sớm. Bọn trẻ học bài dưới bóng ngọn đèn dầu ở ngoại ô, ngọn đèn đường gần bờ sông. Trước hàng rào kẽm gai, một người lính mang súng đi đi lại lại, một đôi tình nhân đi chơi về muộn. Ngọn đèn hỏa châu sáng bừng góc trời một lát rồi tắt. Người yêu quê hương đã đi ra khỏi mảnh đất của những hận thù dai dẳng mà vẫn muốn trở về. Người nông dân muốn cày lại thửa ruộng của mình. Người thợ sửa đồng hồ muốn ngồi lại cái ghế vải nhỏ thấp của mình sau tủ kiếng bày đồng hồ cũ và mới. Lò bánh mì chiếu sáng nhấp nhô bóng những đứa trẻ bán bánh mì đứng trước cửa sổ với bao tải lớn đựng bánh nóng mới ra lò. Con chim về ngủ muộn biến mất trong bụi cây chỗ anh đứng.
Em nằm im lặng nghe đêm thở | Tháng Tư mở đôi mắt trong đêm | Anh ạ, em nghe Tháng Tư khóc | Tháng Tư nhỏ những giọt lệ đen.(tmt)
Con người ngậm kín cái tốt vào lòng. Để khỏi mua lấy vạ hiềm nghi ghen ghét. Tôi nhìn đứa bé từ sau lưng, sự rung động khẽ của đôi vai nhỏ bé, vẻ hạnh phúc của cái gáy nhỏ xíu măng tơ. Phút này qua phút khác, có lẽ lâu lắm, cho đến khi đứa bé bắt đầu thỏa mãn, bú chậm lại, nhưng nó vẫn ôm lấy bầu ngực của người đàn bà lạ, ngủ thiếp đi.
Biển đêm như vô thức một màu đen mênh mông, nhưng biển chứa toàn bộ lịch sử con người từ lúc còn là tế bào phôi sống cho đến khi biến thành DNA, rồi từ thú vật tiến lên con người. Lịch sử đó đầy ngập dữ liệu nhưng chôn sâu dưới đáy nước. Hồi tưởng chỉ là những con sóng nổi dập dìu, cho dù sóng lớn dữ dằn trong bão tố vẫn không mang được hết đáy nước lên trên mặt. Vì vậy, biển lúc nào cũng bí mật. Vô thức cũng bí mật. Càng gây thêm khó khăn để chứng minh sự thật vì vô thức có khả năng biến đổi dữ liệu hồi tưởng. Chỉ những người thiếu bản lãnh mới tin vào trí nhớ của mình và của người khác. Nhưng toàn bộ nhân loại sống và tạo ra ý nghĩa hầu hết dựa vào bộ nhớ. Một số ít người hiểu rõ điều này, nhưng không làm gì khác hơn, vì hồi tưởng tự động và tự nhiên xuất hiện dù không đầy đủ, kể cả, khi con người kêu gọi ký ức đến, nó cũng đến trên xe lăn, hoặc chống nạn, hoặc bò lết như kẻ tàn tật.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
Năm mươi năm nhìn lại, sau ngày 30 tháng 04, 1975, cái dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam, nói chung, và người dân miền Nam nói riêng. Sự thật lịch sử về ngày này đã được phơi bày rõ ràng trên mọi phương tiện truyền thông, tin tức, và trong thế giới sử. Ai cũng đã rõ, phe thắng trận, sai, phe thua trận, đúng. Điều này không cần bàn cãi nữa; cho dù kẻ chiến thắng cố tình viết lại lịch sử Việt Nam theo ý mình khi sức mạnh của họ nằm trên nòng súng. Phe thua cuộc lại là phe thắng được nhân tâm.
Tháng Tư chuếnh choáng. Say chẳng phải vì rượu dẫu chỉ nhấp môi hoặc thậm chí trong đám bạn có kẻ chẳng uống giọt nào. Nhưng họ vẫn say như thường. Những hồi ức tháng Tư lần lượt xuất hiện như một chất men nhưng không thể làm người ta quên mà chỉ là giây phút hiếm hoi nhắc nhớ để rồi quên. Quên tạm thời nỗi niềm chất chứa mà không làm sao quên hẳn.
Hai tên đeo băng đỏ đưa tôi đến một căn nhà nằm trên đường Tôn Thất Thuyết. Nay mới biết là cơ sở kinh tài của Việt Cộng. Vào bên trong, tôi thấy có một số người bị bắt trước ngồi trên băng ghế đặt ở góc một phòng lớn rộng rãi. Họ ngước mắt nhìn tôi có vẻ ái ngại. Tôi biết những người ngồi đó là thành phần đặc biệt nằm trong danh sách tìm bắt của chúng. Nhìn họ, tôi thấy mấy người quen quen. Hình như họ là viên chức Chính Phủ trong tỉnh. Tôi được đưa đến ngồi cạnh họ. Tất cả đều im lặng, không ai nói với ai lời nào ngay cả khi bất chợt nhìn thấy tôi. Có lẽ im lặng để che đậy cái lý lịch của mình, làm như không quen biết nhau, nếu có khai láo cũng không liên lụy đến người khác.
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi. Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó. Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.