Hôm nay,  

Thứ Mùa Màng Không Có Thật

07/03/202500:00:00(Xem: 3087)
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi là nhân chứng của sự hình thành tạp chí Sáng Tạo, nhìn thấy ít nhất một phần những yếu tố đã làm cho Mai Thảo trở thành con chim đầu đàn của nhóm văn chương lừng lẫy của thời kỳ văn học chạy dài suốt từ một chín năm tư đến một chín bẩy lăm.
Suốt buổi trưa, con hẻm phía sau nhà, tiếng người la, tiếng chân chạy rần rần. Bố ráp. Bà Ngọai chỉ huy mấy đứa nhỏ, đem đủ thứ đồ lỉnh khỉnh, chặn cứng bên trong cánh cửa sau.
Thấy nét mặt của Bích-Thủy buồn quá, Thắng xốn xang trong lòng, vội gợi chuyện – bằng tiếng Việt “ba rọi” – với mục đích làm cho Mẹ đừng nghĩ ngợi nhiều đến chuyến ra khơi của chàng
Tại Quán Biển Xanh của Thị Trấn Songkhla, Thi Thi một mình đứng dựa vào lan can, mắt dõi nhìn ra phía biển xa xa. Bán Đảo Malay nhô dài ra phía biển, xanh rợp những hàng dừa trông tựa như mũi của một con cá sấu.
Mới đặt chân đến Mỹ chưa được mười ngày ông Hai đã được ông James tặng một chiếc xe hơi. Ông James dẫn ông Hai băng qua cái sân rất rộng, vào nhà xe, chỉ một chiếc xe màu xám trắng nằm trên bốn bánh gần như không còn một chút hơi
Năm nào cũng vậy, không khí mùa Giáng sinh đến sớm nhất với mọi người là qua nhạc Noel. Ngoài đường phố, các nơi còn chưa trang trí, làm đẹp bên trong, bên ngoài thì nhiều quán cà phê, siêu thị, trung tâm thương mại… đã bắt đầu rộn ràng phát dòng nhạc vui tươi ấy.
Nói rõ, tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một “nhà gõ”. Tôi chỉ gõ laptop mà thôi. Tôi gõ chùa, không vì tiền (gõ chùa) nhưng gõ cho vui, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...
Tôi gọi cha tôi là cha. Không là bố, là ba, là tía, là thầy, hay là cậu. Tôi gọi mẹ tôi là mẹ, không là má, là mạ, là măng, hay là u. Tôi “quê một cục” vì tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê khô cằn. Sau này tôi thấy từ “cha” sao thân thương quá, vừa nhẹ nhàng vừa âu yếm, vừa thật thà lại vừa thiết tha.
Tôi từng bị ám ảnh không biết sau khi mình chết đi thì mọi việc sẽ như thế nào. Và thế là vào một đêm, tôi quyết định giả chết.
Khi em đưa cái Thẻ Kiểm Tra, mình chưa đọc tên đã biết ngay là em. Nhưng mình cứ làm tỉnh ngồi ôn lại những kỷ niệm ngày xưa. Em thì tình thiệt không biết mình. Nhớ hồi nhỏ hai đứa cũng quyến luyến nhau, dầu chưa tới mười tuổi.
Ông thích lái xe chạy ra khỏi thành phố. Với ông, thành phố đồng nghĩa với tù hãm. Nếu được ngồi ghế trước trên chiếc xe đò chạy đường xa, cỡ bự, hơn 60 ghế, để nhìn trời cao đất rộng thì càng tốt. Tha hồ mở mắt.
Tiếng cười của bọn con trai ngoài hành lang rộ lên, hưởng ứng những lời bàn tán, trêu chọc, cố tình cho lọt vào phòng học.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.