Hôm nay,  

Khi Bước Vào Tuổi 90

16/02/202518:51:00(Xem: 4220)
PHONGBUTVB5
Minh họa: Phóng Bút. Đinh Cường.


                                       

Thật khó mà nói về mình khi bước vào tuổi 90-cái tuổi lớn nhưng không thừa, đôi khi lại thiếu- Ở tuổi 90, sức khỏe xuống cấp, lôi theo sự trì trệ thoái hóa của não bộ, trở nên bảo thủ. Đôi khi lại phấn chấn, một chút quá khích, muốn bước thêm những bước dài nữa thì bị hụt hơi.  Ngày xưa  hăm hở viết, cứ tưởng mình đắc thủ tư tưởng cổ kim nhiều lắm. Bây giờ ở tuổi 90 lại thích đọc, như tim về nơi trú ẩn, tự an trí mình. 

 

Nhưng việc đọc hôm nay không chỉ giới hạn trên các trang sách theo kiểu Giáo Khoa Thư, trên báo chí như xưa nữa, mà nó còn là đọc những trang Webs, blogs, facebook ... cả trên TV nữa. Già rồi mà tối ngày ôm mãi cái Iphone chấm, quẹt, chít chát suốt ngày như đứa trẻ con coi sao đặng... Nhưng càng đọc càng thấy mình cần học hỏi thêm nữa. Cái biển chữ nghĩa vừa sâu vừa rộng-bao la bát ngát như thời gian, không gian.  

 

Cách mạng Công Nghệ Thông Tin 5.G; cách mạng Công Nghệ Khoa hoc kỹ Thuật 4.0, tương tác với nhau, cứ thúc đẩy không ngừng con người đi về phía trước. Tuổi già 90, sức yếu chậm chân dễ bì ngã quỵ, dẫm đạp, bởi thế hệ trẻ. Già phải biết giữ thân, phải biết chỗ đứng an toàn cho mình. Có điều ai cũng biết thế nhưng thực hiện được hay không, đâu phải tại lòng mình. Việc đòi hỏi đi về phía trước với người ta, là chuyên bình thường, như chuyện ăn cơm ngày ba bữa để mà sống. Tư duy tuổi già là nơi trú ẩn hưởng nhàn của đời người không còn thích hợp với xã hội công nghệ thông tin 5.G hôm nay. Nghĩ cho cùng “sống lâu hay chết sớm” là chuyện của đời thường, điều quan trọng là khi còn sống ta đã làm được những gì cho đời? 

 

Xã hội bây giờ rất quan tâm đến chuyên kết nối, đối thoại, hay gặp gỡ nói chuyên vỡi nhau dù cho sự cách biêt trong không gian, trong tuổi tác...Kẻ ở Saigon người ở New York lêch giờ hơn nửa ngày, kẻ đôi mươi người 80-90 vãn có thể đọc tin nhau, chia sẻ với nhau bằng nhiều phương tiên rất là đơn giản. Trước hết phải nói là Email, sau đó là chít chat tin nhắn YM  (yahoo-message), tới nữa là điên thoại tin nhắn SMS (Short Message Services).  Thế là tuổi già cũng phải chống gậy chạy theo, không lẽ ngồi đưa mắt ếch mà nhìn. Chuyên tình lãng mạn, chàng ở đầu sông Tương --thiép ở cuối sông Tương không còn nữa. Ngày nay chàng ở Saigon, thiếp ở New York khi đọc được Email của chàng, là lúc thiếp sắp sửa đi ngủ sau môt ngày lao động cực nhoc. Với chàng môt ngày mới bắt dầu, vừa gửi điên thư-Email-cho nàng cùng lúc chàng uốn vội tách cà phê buổi sáng và sau đó lao vào dòng người đi làm, như cơn lũ tràn ngập trên đường phố.  Có người thân thiết hơn chít chat tin nhắn YM, hay gọi điên thoại tin nhắn SMS cho nhau.  Cuộc sống bây giờ là thế đó.  Nhưng sao họ vẫn còn cần có nhau, họ gửi cho nhau  những dòng chữ đẹp đầy tin yêu. Họ chit chát, gọi điện thoại tin nhắn cho nhau qua những hơi ấm nồng nàn, tha thiết  họ đã dành cho nhau.

 

Tháng vừa rồi bà nhà tôi đi xa tận Cali  thăm lũ cháu nội, cháu  ngoại của bà. Cũng như mọi người, cứ mỗi buổi sáng bà gọi tin nhắn SMS hỏi tôi: “Ông thức dây chưa? Ông khỏe không? Ông đang làm gì đó? Ông đừng quên uống cà phê buổi sáng để cho người tỉnh táo hơn...”. Sau những lần chit chat với bà, tự nhiên mình thấy trẻ hơn, yêu vợ hơn, hơn cả thuở ban đầu.

 

Ôi cái tuổi 90 là như vậy đó!

 

Môt chiều mùa Đông-Ohio

Feb 15-2025

Ý kiến bạn đọc
24/02/202502:30:02
Khách
Dạ,cám ơn ông nhiều. Còn mười mấy năm nửa mới được như ông bây giờ, và cũng chưa biết có được không, tuy nhiên đang làm tất cả nhửng việc ông ghi. Xin đa tạ.
19/02/202515:14:51
Khách
Bác đã sống gần một thế kỷ mà vẫ còn người Bạn Đời,xin Đấng Thần Tối cao tiếp tục độ trì hai bác.
Kỷ Houston
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm đó, tôi qua Arlington,Texas thăm gia đình, rồi ghé Dallas thăm người hàng xóm cũ thân thiết từ khi còn ở Việt Nam . Chú Thím ấy đónvợ chồng tôi nồng hậu như mọi khi, bữa ăn đặc sản món Huế như tôi yêu cầu, sau đó kéo nhau ra phòng khách ăn bánh uống trà . Rồi Thím gọi cháu ngoại: - Thiên Ân ơi, ra đây ca hát cho hai bác Canada nghe đi con.-Cô bé hai, ba tuổi tung tăng ngoan ngoãn khoanh tay chào chúng tôi, rồi bạo dạn chạy ra giữa phòng, tay giả bộ cầm micro phone, rồi nhún nhảy tự nhiên hát một bài hát Tiếng Việt thật rõ ràng .
Ngày xưa rất xa xưa, ở vùng quê thôn dã, người dân sống giản dị, đơn sơ, mộc mạc; người ta trồng tỉa những vườn rau cải, vườn ngô, vườn cà… lấy hoa lợi để sống. Thường thường có chim chóc kiếm ăn đến phá phách, dãi dãi, mổ mổ những hạt mới ươm trồng hay những nụ hoa mới ra, chúng ăn, với con người trồng tỉa lấy hoa lợi là chúng nghịch ngợm và phá hoại, ăn khín. Mới đầu chúng đến một vài con, sau rủ nhau đến nhiều hơn, cả nhà cả đàn chim chóc… và người gia chủ trồng tỉa phải tìm cách bảo vệ hoa màu của họ, nguồn sống của họ.
Người đàn bà với tay kéo tấm bạt vải phủ hai mặt bàn thấp và lổng chổng mấy cái ghế úp lại phía trên. Buổi chiều tháng chín nhả vài vệt nắng vàng sậm trên mấy lùm cây mắm khẳng khiu mọc hoang dại bên hông. Căn nhà chia làm hai, phía trên mặt lộ làm quán lộ thiên, phần còn lại là căn nhà sàn nằm doi ra mặt bờ kinh Cụt. Mặt quán cũng được biến dạng mỗi ngày. Sáng có cà-phê, hàng xôi và thuốc lá. Buổi trưa là quán cơm bình dân cho đám khách hàng chợ Giữa, đến từ các huyện xa xôi. Tối đến, chỉ còn vỏn vẹn thùng thuốc lá bán lẻ. Tất cả sinh hoạt biến dạng dưới bàn tay của người đàn bà và đứa con gái nhỏ. Người ta nhìn thấy trong đôi mắt nâu đen của hai má con in đậm hình ảnh căn nhà chật chội, bày biện lượm thượm những ghế bàn buồn bã, lạnh lùng. Bóng dáng người đàn bà và bếp lửa áo cơm, vẫn không đủ vẽ lên khung cảnh đầm ấm của một gia đình. Đứa con gái mười bốn tuổi, giống má, lầm lũi như chiếc bóng trong nhịp đời hờ hững.
Ai cũng có những hoài niệm mang theo cả cuộc đời, hoài niệm ngày càng nhiều theo tuổi tác dâng lên, người may mắn có nhiều hoài niệm vui hơn buồn để khi chợt nhớ thấy lòng vui vui. Ai cũng có những ước mơ thầm kín để khi hoài niệm thấy mình còn là người, giả như ước mơ cho người yêu cũ có cuộc sống hạnh phúc. Điều ấy nói ra ai tin nên xếp vào ước mơ thầm kín, còn những ước mơ nói ra được chỉ là hoang tưởng nhất thời như thấy chiếc xe đẹp lướt qua, ước gì mình có chiếc xe ấy. Nhưng giả sử ngày mai trúng số, có tiền mua chiếc xe ấy thì ước mơ nói ra được hôm qua đã thay đổi thành chiếc xe mắc tiền hơn nữa và đẹp hơn nữa vì là chiếc xe của hôm nay, của người mới trúng số. Khác với ước mơ thầm kính vui buồn riêng mang coi vậy mà theo ta như hình với bóng, càng thầm kín càng bền lâu sau nỗi buồn chia xa đã gặm nhấm tâm can theo tháng ngày, nghe tin người xưa không hạnh phúc thì nỗi buồn tăng lên gấp đôi nhưng nói ra ai tin trong trời đất bao la này…
Truyện HOÀNG CHÍNH - Thứ Mùa Màng Không Có Thật
Má Chanh mất rồi, đưa vô bệnh viện bị má khó thở, rồi bà đi rất mau, đi ngay trong phòng khám. Ông nói một hơi rồi lặng lẽ khóc… khóc ấm ức, nghẹn! Cứ nhìn ông già khóc vợ nghẹn lời, mà nhớ lại nhiều lần ông còn như muốn kể lể: Cuộc tình của ba với má Chanh gián đoạn rồi kết nối nhiều lần mà không đáng buồn vì là cuối đời ba vẫn yêu quý má, má vẫn yêu thương ba như ngày đầu mới gặp…
Câu chuyện ngày nay kể về một chuyện ngày xưa, một ngày của thuở hồng hoang loài người; hằng triệu năm trước, khi một mảnh đất trên địa cầu, sau cơn địa chấn, tách ra và trôi dạt về phương Nam, ngày càng xa thẵm và nó trôi đến phía cực Nam của trái đất, dừng lại một nơi chốn tận cùng, rồi một biên giới được dựng lên bởi bức tường Băng Tuyết vĩnh viễn. Trên mảnh đất xa xôi, ngàn năm cô đơn ấy, một loài chim Cánh Cụt ríu rít sống bên nhau, yêu thương che chở nhau cho đến chết vì nhau.
Lúc tôi đậu thanh lọc, được chuyển từ trại “cấm” sang trại tự do, tinh thần vui vẻ, tôi không có ý định tiếp tục công việc ở post office mà muốn thử công việc mới, làm thiện nguyện 3 jobs không hề mệt mỏi . Sáng sớm dạy lớp English Vỡ Lòng cho người lớn tuổi tại trường ESL, sau đó chạy “show” qua trường Việt Ngữ dạy Tiếng Việt cho các em nhỏ, và thời gian còn lại trong ngày làm việc là dành cho Văn Phòng Cao Ủy Định Cư.
Tôi đang đổ xăng, bỗng có người thanh niên tiến đến nên tôi cảnh giác xem anh ta muốn gì? Anh ấy không có thái độ gây hấn hay gì hết, ngược lại là nụ cười xã giao dễ mến và và hành lễ khoanh tay là điều đã hiếm thấy ở giới trẻ Việt trên nước Mỹ bây giờ.
Nhân tuần lễ kỷ niệm 49 ngày Khánh Trường rời cuộc thế gian, tờ Ngôn Ngữ số đặc biệt tháng Hai dành trọn số báo tưởng niệm người họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo tài hoa Khánh Trường, do nhà thơ Luân Hoán và bạn hữu nhóm Ngôn Ngữ ưu ái thực hiện. Mời đọc bài viết của Trần Yên Hòa trích nhà phê bình văn học Thụy Khuê như một nén nhang tưởng nhớ người họa sĩ/nhà văn tài hoa.
Có thể nói cuộc đời của những du học sinh thời VNCH như tôi trải qua khá nhiều truân chuyên từ dạo ấy, sau tháng Tư đen 1975, từ khi cộng sản Bắc Việt thống trị Nam Việt Nam. Khác với quyết định đi tìm Tự Do, đi tìm sự sống trên cái chết qua hình thức vượt biên vượt biển của đồng hương sau 1975, chúng tôi may mắn hơn, đơn thuần chỉ phải chọn lựa một trong hai: về Việt Nam hay ở lại nước ngoài. Nếu quyết định về VN thì phải cúi đầu phục tùng nhóm sinh viên đoàn kết và toà đại sứ Việt Cộng. Còn ngược lại nếu quyết định ở lại nước ngoài thì phải chấp nhận xa quê hương, xa gia đình, bạn bè anh em và không biết khi nào mới gặp lại!
Văn hóa phương Tây, rắn vừa là biểu tượng trong lĩnh vực y khoa vừa là nguồn cảm hứng trong hội họa, kiến trúc và văn học. Văn hóa Hy Lạp bắt nguồn từ vị thần cổ đại Hermes, sứ giả của các vị thần. Thần Esculape được coi là ông tổ của ngành y dược. Biểu tượng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO (World Health Organization) con rắn quấn quanh cây gậy Esculape cầm. Cục Quân Y VNCH có thêm đôi cánh trên thanh kiếm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.