Hôm nay,  

Yểu Điệu Tôn Nghiêm

06/01/202514:08:00(Xem: 1888)

Yeu dieu ton nghiem ngu yen


Khang mân mê khẩu súng nhỏ nằm gọn trong lòng tay. Khẩu súng chỉ có hai viên đạn, kiểu dành riêng cho các quí tộc Pháp phòng thân. Tiếng ông ngoại trở về trong trí.

-- “Khang, năm nay con lên đại học, đi xa nhà, ông ngoại cho con khẩu súng này để tự vệ. Bản chất con yếu đuối, cảm giác lạnh của sắt sẽ giúp con can đảm. Phải tập bắn cho giỏi. Khi bắn phải trúng. Trúng nơi nào là do con chọn lựa. Con chỉ có hai cơ hội.”

--“Cảm ơn ông ngoại, nhưng con không cần súng.”

-- “Đa số những người tử tế đều nghĩ như con. Đến khi gặp nguy hiểm, không có khả năng sống sót, thì quá muộn. Súng chỉ dùng khi không còn cách nào để bảo vệ mình và người thân. Lúc đó là lúc nào? Con phải suy nghĩ và tưởng tượng trước. Phải nằm lòng những trường hợp cần rút súng. Khi rút súng ra thì nhất định phải bắn. Con biết không, làm người can đảm phải luôn có quyết định cuối cùng. Một viên bắn để tranh giành sống sót. Một viên tự bắn mình khi viên đầu tiên trật mục tiêu. Giữ súng đi con. Ông ngoại không mong con phải dùng đến. Khi cuối đời, trao lại con cháu. Khang, con biết không, nhiệm vụ của người đàn ông là tự vệ và bảo vệ, súng chỉ là phương tiện, nhưng lòng can đảm và sự tôn nghiêm phải truyền lại cho dòng họ.”

Khang cao nhưng mảnh khảnh. Thể lực yếu, bù lại thừa hưởng di truyền từ mẹ, anh suy tư, nhạy cảm và nhiều sáng kiến. Chơi vỹ cầm xuất sắc. Nhiều huy chương, giải thưởng từ trường học và những buổi tranh tài, trưng trong phòng ngủ. Khang là người ngoan đạo. Sợ hãi Chúa hơn là hiểu biết ngài.

Mỗi lần tôi tập tạ, Khang thường sờ bắp thịt ở tay và ngực, trầm trồ trong im lặng. Một hôm, nó tiết lộ:

-- “Cậu Út có thân hình nở nang rất hấp dẫn. Cô Arianna ở lầu trên thấy một lần thôi, từ đó lé mắt luôn.” Khang khôi hài hóa vì Arianna đã lé từ lúc sinh ra. Trời bắt lé rồi cho cô một thân hình cám dỗ mọi giống đực. Từ xác thịt đó toát ra mùi dâng hiến không tính toán và sức hút khiến vải mỏng dính chặt vào tất cả các đường cong. Hầu hết chó trong xóm đều sủa khi cô Mễ này qua. Chó đực sủa vì thích. Chó cái sủa vì ghen. Thỉnh thoảng sau khi nắn bóp bắp thịt nhớp mồ hôi và dầu bóng, Khang rít lên: “Đã quá.”

Mẹ Khang là chị cả, Khang gọi tôi, “Cậu út.” Tôi chỉ hơn Khang ba tuổi. Chúng tôi cùng lớn lên, gần gũi và thông cảm nhau. Tôi và Khang là hai phiên bản trái ngược. Tôi thích hành động, không thích suy nghĩ. Thích thể thao, thích học võ Karaté, thích phái nữ, hung hăng thường xuyên gây gỗ. Tôi bảo vệ Khang từ nhà ra đến ngoài đời. Không có tôi, không hiểu người cháu bạn này sẽ ra sao? -- “Khang, nhanh lên. Mình trễ rồi. Con bồ tao chờ lâu quá sẽ bỏ đi.” Những lời hối hả khẩn cấp này chỉ là cơn gió phe phẩy qua tai trong những lúc thiêng liêng chế ngự, bất kỳ nơi nào, lúc nào, khi thấy cây thánh giá hoặc tượng đức Mẹ, Khang sẽ dừng lại, kính cẩn, sắc mặt thay đổi trang trọng, cúi đầu làm dấu thánh giá, rồi dành thêm ít nhất ba mươi giây sừng sững, không hiểu cầu nguyện hay tĩnh tâm. Chiều nay, hẹn với bạn gái, phải đi qua hai nhà thờ. Đã đỡ hơn  nhiều, khi còn học sinh trung học, Khang còn quì một chân, làm dấu thánh giá như các chàng hiệp sĩ thời Trung cổ nhận ân sủng triều đình.

Aicha cằn nhằn vì tôi đến trễ. Cô bạn Morocco này đúng tên gọi “Ái cha.” Mỗi lúc đến gần khoảnh khắc đó, cô luôn miệng kêu lên ái cha, ái cha, ái cha… cất hồi chuông báo động. Cô gái đi theo Ái Cha là Abeer (عبير), người Irag, chúng tôi gạ cho Khang. Trong vài phút sau, tôi và Khang đồng ý gọi cô này là “Một chai.” Cô ta học tiến sĩ văn chương. Quá hợp với Khang. Hai nghệ sĩ chụm đầu to nhỏ chuyện cô Han Khang vừa lãnh giải Nobel văn học năm nay. Tôi và Ái Cha cũng chụm đầu, nhưng lặng lẽ, để hết tâm trí lục lọi nhau. Thỉnh thoảng tôi quay lại nhìn Khang và Một Chai. Hai đứa vẫn áo quần tề chỉnh, dù kề sát nhau thì thào. Quái, cái thằng này, thời buổi bây giờ, văn chương rẻ hơn da thật, nhất là khi ướt át.

Hôm sau, gặp nhau, tôi nói: -- “Muốn hưởng thụ sắc dục, phải có can đảm.” Khang trả lời, không suy nghĩ, nét mặt tôn nghiêm: -- “Cần có nhiều can đảm hơn để kiềm chế hưởng thụ.” -- “Rặt giọng ông ngoại.” -- “Cậu à, cháu thấy tôn nghiêm cần thiết để làm người. Ông ngoại nói đúng. Thiếu tôn nghiêm, con người mất tự trọng.” -- “Khổ quá, thời buổi bây giờ, những kẻ tôn nghiêm chỉ để lòe người khác.”

Cây vỹ cầm của Khang có tên gọi là đàn oan hồn. Mê đàn, nhiều người mê. Mê đàn như Khang, hiếm hoi và quái dị.

Trong dịp nghỉ hè đi sang Ý, Kang mang theo tấm gỗ trầm hương, mua từ những người chuyên tảo mộ ở Việt Nam, với giá rất cao. Họ cho biết, tấm gỗ tìm thấy trong chiếc quan tài làm bằng gỗ gụ. gần trăm năm vẫn kín mít, bên trong không mấy hư hao. Người chết là một thiếu nữ mới lớn con một nhà kinh doang giàu nhất miền Nam. Tấm gỗ này lót để giữ hương thơm cho thân thể. Khang đặt một nghệ sĩ chuyên làm đàn vỹ cầm, sáng tạo chiếc đàn bằng tấm gỗ trầm hương với âm thanh của oan hồn thiếu nữ.

Khang ít khi dùng đến đàn này, chỉ những lúc tình đời ác liệt hoặc tình người rủ liệt, mới mang đàn ra mài tha thiết.

Khi chơi những bản nhạc hay, Khang khóc theo giai điệu. Mước mắt chảy, tay kéo tình xuống lên, thân hình diệu dẻo theo cảm hứng. gần như mê cuồng, không biết mình là ai. Tôi cảm nhận được cái hay xuất thần nhưng không hiểu. Khang nói: -- “Cậu Út biết không, cái hay của âm nhạc làm cho lòng sung sướng nhưng cái đẹp của âm nhạc làm cho hồn cảm động. Khi món quà quá lớn, quá sức yêu, không thể cười, chỉ có thể khóc.” Tôi nghĩ, những lúc như vậy, Khang không chơi đàn, mà múa với hồn oan.

Quán rượu Trung đông đêm giữa tuần chỉ vài ba nhóm khách. Chúng tôi chọn ngồi trong góc gần cửa sổ. Một Chai quen thuộc với quán rượu, gọi những ly rượu địa phương. Mùi đậm đà Thế giới cũ. Đặc biệt vì rượu Lebanon, Israel, Turkey, Morocco, Tunisia,… ít được xuất cảng rộng rãi. Ở Lebanon, trồng nho không cần thuốc trừ sâu vì nho chín ở cao độ một ngàn mét trong khí hậu Địa Trung Hải tạo ra hương vị khác thường. Đêm khuya dần, chúng tôi chìm vào thế giới Arabian Nights. Một thế giới lúc nào cũng lâm ly và đầy bất trắc.

Một Chai và Khang cặp kè khá lâu. Cô ta kể lại, --“Anh Khang dạo này ít làm dấu thánh giá và gia tăng độ mê trái cấm.” Tôi mừng. Thằng yểu điệu thục nữ này đã bớt tôn nghiêm. --“Aicha, mày biết không, anh Khang đàn rất hay và khi anh chìm vào nhạc vỹ cầm, anh trở thành một người khác, giống như thiếu nữ múa rắn ở xứ tao.” Tôi ngưỡng mộ. Khi chìm vào nghệ thuật, nghệ sĩ là sinh vật tồn tại độc hành trong kiểu sống khác biệt. Họ trở thành bất thường và dị thường đối với người khác. Họ cảm giác và cảm xúc về ý tưởng, về hình ảnh bằng một thứ gì không có tên gọi để tạo ra một tâm tình hiện diện chỉ một lần, duy nhất không bao giờ trở lại. Lần sau là tâm tình khác. Khang giải thích với tôi. Lúc đó, khuôn mặt Khang sáng buồn như thiên sứ bị cướp cánh. Đối với tôi, Khang lúc nào cũng là một đứa cháu cần được bảo vệ và một người bạn sâu sắc, nhạy tình.


Quán rượu về khuya chỉ còn hai nhóm sâu rượu. Bàn bên kia là nhóm người Irag, có một anh chàng râu rậm, dường như quen với Abeer. Anh thường nhìn sang bàn chúng tôi, theo dõi Một Chai. Tôi hỏi, cô ta trả lời, --“Anh Dân à, anh đó là bạn của bạn em. Tán tỉnh em nhưng em không thích vì anh ta rất bạo động. Không chừng thuộc về nhóm khủng bố nào đó. Em cứ phải lẫn tránh anh ta hoài.” -- “Anh Khang, hay mình đi chỗ khác hoặc về nhà Cậu Út, em pha rượu kiểu Turkish.”   

    

Lời đề nghị rất hay, đúng lúc, nhưng muộn màng. Anh Irag kia sau khi đi phòng trai ra, tiến thẳng đến bàn của Khang và Dân. _ “Abeer, em sang kia ngồi với anh. Ngồi chung với Irag. Đi.” Anh ta kéo tay, Một Chai dằn lại. -- ”Tôi không đi. Tôi muốn ngồi với bạn tôi. Anh về lại với bạn anh.-- ”Abeer, qua bên anh.” Hai cánh tay lông lá như muốn ôm lấy Một Chai. Khang đứng lên can thiệp.

-- “Xin anh giữ lịch sự. Để yên bạn gái tôi.” Anh Irag quay sang nhìn Khang rồi hùng dũng xô tình địch dáng dấp như lau sậy.  Khang loạng choạng thụt lui, vấp vào ghế té ngửa. Cảnh hổn loạn bắt đầu. Một Chai và Ái Cha đỡ Khang lồm cồm dậy. Dân đứng lên. Hất thằng Irag ra. Hụp xuống né cú đấm đầu tiên của nó. Đã quen song đấu trong những lần tranh giải, chặt, Dân trả lại bàn tay mặt vào cổ, tiếp theo một cú đá vào bụng. Thằng Irag té ngụp lặn vào đám bàn ghế. Ba thằng bạn bên kia nhào đến. Để bảo vệ Khang và hai cô gái, Dân nhảy ra ở giữa thủ thế.

Sáu cái chân phóng tới. Sáu đấm tay rầm rộ. Hai tay vừa đỡ vừa trả đòn Hai chân vừa đứng vừa đá. Trúng một cú, hai cú. Đá vào ngực. Đá vào hông. Trúng năm cú. Trúng mười cú. Một cọp khó khăn chống ba sói. Bàn ghế gãy đổ như cây rừng. Tiếng la hét, ậm ự, ăn tươi nuốt sống đối phương. Bên kia, Khang không đủ khả năng chống cự thằng râu rậm, dù có sự trợ giúp của hai cô gái xông vào lôi kéo làm thằng Irag vướng bận. Nó hùng hỗ đấm Ái Cha một cú vào bụng. Cô ta gập người, muốn tắt thở, rồi kêu gào. Tuy không đánh Một Chai nhưng thằng này xô cô ta vào quày rượu, rảnh tay quay sang tống vào mặt Khang một cú thôi sơn. Khang té bật vào tường. Phun máu.

Dân bắt đầu yếu thế. Rượu làm cho ba thằng Irag lồng lộn như thú điên. Ba thằng dồn Dân vào một góc tường. Đấm. Đá. Đạp. Đấm. Đạp. Đá. Trúng. gạt. Trúng. Đỡ. Trúng. Trúng. Trúng. Không còn sức trả đòn. Dân chỉ đỡ gạt, xô, chịu trúng. Không thoát ra được góc tường. Thằng Irag nắm được chân mặt của Dân, lôi mạnh. Dân té xuống. Hai thằng kia túm lấy hai tay, thay nhau đấm đạp nhịp nhàng.

Mắt tôi bắt đầu muốn tối sầm. Khó thở. Không còn sức giựt tay ra khỏi tay địch. Đột nhiên, ba thằng Irag la hét, dạt ra, thả tay tôi. Nhìn lên. Tôi sẽ không bao giờ quên đôi mắt giết người dưới hai lông mày nhíu lại trên khuôn mặt lấy gân nhăn nhó. Mỗi tay cầm mỗi chai rượu bể, nhe hàng răng cưa, Khang đâm túi bụi vào ba thằng Irag. Chúng nó thụt lùi, thụt lùi, thụt lùi. Khang tiến tới quơ tay, tiến tới đâm mạnh, tiến tới hét vang. Đụ má tụi bay. Đụ má mày. Lần đầu tiên tôi nghe Khang chửi thề.

Năng lực gia tăng hình ảnh điên cuồng của Khang làm bọn Irag khiếp sợ. Chúng bỏ chạy ra cửa. Không may cho thằng râu rậm bị Khang chụp được, đè sấp xuống sàn, cưỡi lên lưng, hai tay đấm liên tục. Thằng Irag bị một chai vào đầu, hàng chục cú đấm của người điên, nó không còn cựa quậy. May mà các cảnh vệ bảo an khu phố xuất hiện theo lời cầu cứu của chủ quán, kịp thời ngăn chận, nếu không, có lẽ đã có án mạng.

Từ đó, tôi biết trong Khang có con người khác. Một phiên bản hung dữ và thừa khả năng giết hại đối thủ. Không chừng đã đến lúc Khang bảo vệ tôi.

Ái Cha có bầu, muốn về lại Morocco với mẹ. Chúng tôi chia tay. Khi đưa nàng ra phi trường, Ái Cha nói, -- “Anh đừng bận tâm. Phụ nữ có suy nghĩ riêng, đàn ông các anh khó hiểu thấu. Em không muốn lấy chồng nhưng muốn có con. Người phụ nữ sẽ tồn tại có ý nghĩa khi có con lớn lên bên cạnh. Khi có cơ hội, em sẽ dẫn con qua thăm anh.”

Không bao lâu sau, Một Chai cũng cấn bầu, nhưng cô phá thai. Dường như Khang làm điều gì cô không vừa ý. Rồi họ vui vẻ chia tay. Đêm sau cùng của mối tình Việt Irag, ba chúng tôi uống rượu ở ngoại ô. Một đêm lý thú đầy tình cảm. Lúc ra về, Một Chai ôm tôi rồi nói, -- “Em rất vui khi quen anh. Mai em về Irag dạy học. Chắc sẽ không qua lại đây.” Lòng tôi giăng một chút tơ sầu.

Tôi và Khang trở lại hình dạng và phẩm chất độc thân. Tôi nghe Khang đàn và Khang xem tôi tập thể dục. Thỉnh thoảng nó kêu lên “Đã quá.” Khang vẫn yểu điệu nhưng tôi biết, không phải như vậy.

Một hôm, Khang gọi điện thoại, hẹn tôi đi chơi. Nó bí mật nói: -- “Chiều nay, cháu sẽ giới thiệu tình nhân mới cho cậu biết.” Vậy là cháu vượt trội hơn cậu. Tôi mừng cho nó.

Bước vào tiệm ăn, nhận ra Khang đang ngồi với người bạn ở một góc khá kín đáo sau những hàng cây kiểng làm bình phong thưa thớt. -- “Đây là Dân, cậu Út. Đây là Bernard, bạn trai của cháu. Có thể là cháu rể của cậu trong tương lai.” Bất ngờ luôn là bản sắc đời sống. Nếu cha tôi, ông ngoại Khang, biết được chuyện này, chắc sẽ đau buồn vì mất tôn nghiêm, mất luôn sĩ diện.
  

Trong bữa ăn, Khang kể Bernard nghe khả năng chịu đấm của tôi oai dũng đêm chiến đấu với Irag. Bernard thích thú, bóp bắp thịt tay và ngực của tôi:--- “Chà, cậu ngon lành quá. Hôm nào biểu diễn võ thuật cho các bạn cháu thưởng thức.” Xã hội đồng tính của Bernard có chỗ ăn chơi riêng. Có quán rượu, sân khấu, hộp đêm, phòng ngủ dành cho họ giải trí.

Đáp lễ, tôi kể Bernard nghe, năng lực điên cuồng của Khang chống Irag. Bernard trố mắt, rớt miệng khi nghe và thấy được hình ảnh chàng Khang yểu điệu múa đàn, bỗng chớp mắt trở thành chiến sĩ với hai chai rượu nhe răng cắn đẫm máu. Khi kể lại, tôi vẫn còn cảm giác kinh ngạc của đêm hôm đó.

Lúc Bernard đi phòng trai, Khang nói với tôi.

-- “Đêm đó cháu có mang theo cây súng phòng thân của ông ngoại cho.”

-- “Súng hai viên đạn?”

-- “Đúng. Ông ngoại nói, rút súng ra là phải bắn. Cháu không muốn giết người. Nhưng để bảo vệ tôn nghiêm của dòng họ, cháu đã đập bể chai rượu để liều mạng với chúng nó.”

Cha tôi đã từng nói với tôi như vậy. Can đảm và tôn nghiêm là sĩ diện của giòng giống. Không ngờ sĩ diện này lại được chống đỡ bởi người yểu điệu. Sống lâu với truyền thống người Việt, tôi biết, đó là hai điều họ thiếu kém, sau khi dư thừa sĩ diện.

 

Ngu Yên.
Truyện 2,850 chữ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: tại sao vậy? Chắc đó là tâm trạng của người tuổi sắp hết đếm số, tiếc nuối những khi còn cắp sách tới trường. Cắp sách tới trường không phải là chuyện vui nhưng tuổi học trò thì vui thật. Lúc nào, khi nào, chỗ nào cũng toàn thấy chuyện vui chơi. Bạn chơi là người nhưng nhiều lúc là những côn trùng quanh quẩn bên người. Một ông bạn mới gặp nhướng mắt hỏi tôi viết về những bạn chơi nhiều hơn hai chân nhưng chưa thấy nhắc tới bạn của ông ấy. Đó là bọ ngựa. Ông này thuộc loại rắn mắt. Tôi không chung tuổi thơ với ông nhưng chắc ông cũng thuộc loại phá làng phá xóm. Ông kể chuyện ăn me chua trước mấy ông lính thổi kèn trong hàng ngũ khiến mấy ông thợ kèn này chảy nước miếng thổi không được. Tôi thuộc loại hiền nên không có bạn không hiền như bọ ngựa. Ông ta thì khoái bọ ngựa.
“Mày có vợ hồi nào vậy?” chưa kịp chào, mẹ đã ném ra câu hỏi bất ngờ. Tôi lặng thinh. Cục nghẹn trong cổ họng. Tiếng mẹ đã khàn nhưng nghe vẫn quen, vẫn gần gũi, nhưng đặm chút ngạc nhiên và thấp thoáng chút phiền muộn. Hệt như lần hỏi tôi mười mấy năm trước rằng Sao con trốn học. Đường dây điện thoại chợt kêu ù ù, như thể có máy bay hay xe vận tải cơ giới hạng nặng chạy qua chỗ mẹ đứng. Cũng có thể tại tai tôi ù. Tôi cũng không chắc lắm. Giọng nói mẹ chìm vào khối tạp âm hỗn độn. Mẹ lặp lại câu hỏi trong tiếng động cơ rì rầm. Rồi tất cả im vắng bất ngờ. “Hở con?” Mẹ nói.
Bê, con trai của Mẹ, đã theo Mẹ đến giảng đường từ thuở còn trong bụng Mẹ. Suốt thời gian đại học của Mẹ, Bê có nhiều đóng góp khác nhau theo từng thời kỳ. Khi Mẹ làm bài kiểm tra môn Đầu Tư và Tài Chính trong lục cá nguyệt đầu tiên, Bê mới ba tháng tuổi. Mẹ nhẩm tính, bài thi một tiếng rưỡi, đi về từ nhà đến trường thêm một tiếng rưỡi. Như vậy, Bê phải xa Mẹ ít nhất ba tiếng đồng hồ. Mẹ biết tính Bê, mỗi hai tiếng đồng hồ Bê oe oe đòi bú sữa Mẹ. Bê xấu đói lắm, đòi mà không được, Bê nhăn nhó um sùm. Ngày hôm đó, dì Thành đến giữ Bê. Dì Thành rất hồi hộp. Dì chưa có em bé, chẳng biết phải làm sao cho đúng ý Bê. Mẹ thi xong, phóng ra xe về nhà. Mẹ bắt đầu sốt ruột. Mẹ xa Bê đã hơn ba tiếng đồng hồ. Giờ này Bê chắc Bê đã thức giấc. Hy vọng Bê chịu khó nhâm nhi món trà thảo dược cho trẻ sơ sinh trong khi chờ Mẹ về. Thời đó chưa có điện thoại di động. Bởi vậy, có lo cũng để bụng, chứ Mẹ chẳng biết làm sao. Mẹ ba chân bốn cẳng chạy ba tầng lầu. Vừa đến cửa đã nghe tiếng Bê khóc ngằn ngặt.
Tôi làm việc giữ xe cho một casino ở ngoại ô Toronto, gọi là parking attendant. Đó là nghề mà thanh niên ít chịu làm, phần vì lương thấp, mức tối thiểu, hồi đó 5 đồng một giờ, nhưng lý do chính là vì nó buồn. Bãi đậu xe nằm dưới hầm tối, không nhìn thấy người qua lại, nếu ở ngoài trời cũng sau lưng nhà cao tầng. Không ai làm chỗ đậu xe ở khung cảnh xinh đẹp, nơi ấy dành cho hàng quán. Đi học ban ngày, tôi làm thêm ban đêm là việc thích hợp, có thể thỉnh thoảng ngồi học bài. Nhân viên trong phiên gác trước tôi là cô gái bằng tuổi hoặc cùng lắm lớn hơn một hai tuổi, nhưng không hiểu sao cô vẫn có thói quen gọi tôi là em và xưng chị.
Anh cho xe dừng lại nơi góc đường rồi đi bộ về phía căn nhà. Tuyết đang rơi dầy đặc trắng xóa cả bầu trời, đúng là một White Christmas như nhiều người mong muốn. Những ánh đèn màu trang hoàng trước sân các nhà nhấp nháy vui tươi như đang mừng đón Chúa Hài Đồng giáng trần. Anh bước lên bậc thềm gỗ, bước rón rén đến cửa sổ nhìn qua tấm rèm mỏng, hơi giật mình sựng lại khi thấy ba mẹ con cô ấy đang dọn bữa ăn đêm Noel. Hẳn là họ vừa đi lễ về, anh thầm nghĩ. Nhìn đứa con trai mười ba tuổi và đứa con gái mười một tuổi giúp mẹ sắp xếp bày biện thức ăn trên bàn, anh thoáng chút xúc động và an tâm vì các con đã lớn, có thể đỡ đần mẹ trong nhiều việc nhà, anh cũng thấy bớt đi mặc cảm tội lỗi của mình.
Chuyện xảy ra trên một chuyến xe Greyhound. Xe đò Greyhound có vẽ con chó sói xoải cẳng phi nước đại bên hông là thứ nối liền các thành phố bên Mỹ và Canada. Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng ngự trên những chuyến xe xuyên liên bang này. Tôi cũng đã từng xuôi ngược với Greyhound. Từ Montreal qua Washington D.C. thăm bạn bè dân thủ đô nước Mỹ như các ông Dzương Ngọc Hoán, Nguyễn Tường Đằng. Từ Vancouver qua Portland thăm ông Từ Công Phụng. Từ Seattle về Vancouver sau khi cưỡi du thuyền đi Alaska thăm mấy chú gấu tuyết. Nói như vậy để thấy tôi cũng có chút kinh nghiệm khi chen vai thích cánh cùng những người không có hoặc ngại lái xế riêng.
Hai chữ giang hồ không mấy xa lạ trong đời sống của mỗi người đều thường đề cập trong thơ, văn, điện ảnh… và cũng là câu nói thường tình với cá nhân, nhóm người trong xã hội. Tác phẩm Thủy Hử ban đầu là Giang Hồ Khách Truyện, sau lấy tên là Thủy Hử vì “căn cứ địa” Lương Sơn là vùng đầm, hồ nên Thủy Hử (bến nước). Truyện nầy qua bản dịch của La Thần và Á Nam Trần Tuấn Khải, gồm 3 cuốn, năm 1973, sau đó với Tử Vi Lang nên rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Trong truyện Thủy Hử của của nhà văn Thi Nại Am (1296-1372) ở Trung Hoa vào triều Nguyên-Mông (1295-1368), kể về câu chuyện của Tống Giang triều nhà Tống, nổi dậy kéo theo “giang hồ hảo hán” gồm 108 người đến núi Lương Sơn. Gọi là anh hùng Lương Sơn Bạc.
Ở Sơn Tây, tôi là khách lạ nhưng mang tâm trạng sâu đậm như người trở về nguồn cội. Đầu tiên tôi tìm mua tấm bản đồ tỉnh lỵ nhưng không ai bán, họ chỉ dẫn địa điểm Thành Cổ rồi theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc của hình vuông ấy là sẽ tìm ra mọi nơi. Hướng Nam đối diện với phố Quang Trung còn gọi là Cửa Tiền, Cửa Hậu ở hướng Bắc có phố Lê Lợi và nếu đi thẳng đến cuối đường sẽ gặp sông Hồng, hướng Đông là Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ và cuối cùng hướng Tây hay Cửa Hữu có phố Ngô Quyền.
Buổi sáng cuối tuần, mùa đông chớm về với những cụm mây xám nhạt, lơ lửng trôi trên bầu trời California, không khí se se lạnh, tôi và Hoàng ngồi ngoài hàng hiên quán Coffee Lovers của Thành phố Hoa vàng nhìn trời hưu quạnh. Bên hai ly cà phê sữa nóng và dĩa bánh Patechaud, Hoàng nói chậm dãi, nhỏ nhẹ, kể cho tôi nghe về quê ngoại của Hoàng thời niên thiếu.
Theo thông lệ trước đây, hằng năm vào đầu tháng 9, CVKer 65 Bok Thân có tổ chức buổi tiệc gây quỹ cho địa phận Kontum. Năm nào Bok Thân cũng thành công mỹ mãn, gởi về quê nhà nhiều số tiền lớn lao dùng cho các hoạt động bác ái của địa phận. Sau dịch cúm Tàu phù, kinh tế trì trệ, dân chúng cũng ngại đám đông nên Bok Thân phải uyển chuyển tổ chức 2 năm một lần; lần này là Đêm Tình Thương lần thứ Sáu.
Memphis là thành phố lớn của tiểu bang Tennessee, nổi tiếng là một trong những cái nôi của dòng nhạc Blues & Jazz của nước Mỹ. Cách đây 4 năm, tôi lái xe đến thăm Memphis chỉ để được nghe nhạc Blues “nguyên chất” tại B.B King’s Blues Club, một trong những “việc đáng làm trong đời” đối với những người mê nhạc Jazz. Nghe nhạc Jazz ở Memphis sẽ thấy được dòng nhạc như chảy trong huyết quản của người da đen ở Miền Nam Hoa Kỳ. Vào đầu tháng 10 năm nay, tôi trở lại thành phố Memphis, nhưng đó không phải là đích đến của chuyến đi. Memphis có phi trường chỉ cách Tu Viện Mộc Lan khoảng hơn một tiếng lái xe. UH, một cô bạn đồng tu đã từng cùng học với một vị thầy, cùng sinh hoạt trong một nhóm Phật tử ở Quận Cam California được chấp nhận vào ni đoàn, làm lễ xuống tóc xuất gia tại Mộc Lan. Tôi cùng một nhóm bạn nhận lời mời đến dự sự kiện trọng đại của một đời người này.
Đọc xong email của Cathy, Khôi mỉm cười khoan khoái, bước xuống phòng khách pha cho mình ly cà phê nóng của buổi sáng cuối tuần. Trời đã cuối Thu, những chiếc lá khô cuối cùng lao xao đuổi nhau theo những cơn gió nhẹ trên mặt đường, tạo nên một âm thanh vui tai. Hàng cây khô trụi lá khẳng khiu đang rung rinh trước gió, chuẩn bị cho những ngày đông dài sắp tới. Khung cảnh thật bình yên. Bình yên như tâm hồn Khôi sau những tháng ngày băn khoăn, ray rứt đã qua.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.