Hôm nay,  

Ái nên ơn tình nên nghĩa

29/11/202420:55:00(Xem: 2101)

Nguyen Cong Tru

 

 

Đây là chuyện tình yêu xưa, xa xưa lắm rồi, nhưng dư âm vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến thế hệ chúng ta hôm nay… hình như con người sống nương tựa rất nhiều vào tình yêu… tình yêu cho con người nhiều ý nghĩa thiêng liêng, nhiều gia vị đậm đà đáng sống. Nếu hỏi tại sao là vậy, thì thưa rằng bên cạnh tình yêu và cuộc mưu sinh, ta còn có những gì? Bầu cử ư, bầu cử đã qua rồi, ngã ngũ rồi, không còn gì để bàn nữa. Nhưng nếu bạn muốn theo dõi hậu bầu cử, đó cũng là ưu điểm, coi thế sự cuộc đời sẽ diễn tiến ra sao những ngày sắp tới. Trước mắt, bên cạnh, xung quanh còn vây phủ đe dọa đầy chiến tranh tàn khốc hủy diệt đe dọa sự sống còn của nhân loại bằng những vũ khí của khoa học hiện đại tân tiến, cộng với lòng ác độc của tham vọng, của chính trị không phương giải quyết.

 

Nếu chiến tranh cứ kéo dài mãi thì trái đất không còn một sinh vật nào sống sót, hiện hữu, trái đất này sè là một đồng khô cỏ cháy với bừa bộn những xác người bị nướng khô…

 

Bỏ qua những điều tưởng tượng sợ hãi kinh dị mà trở về với một chút gì dễ chịu tươi mát hơn, là tình yêu, một tình yêu xa xưa, nhưng vẫn luôn mang giá trị vĩnh cửu, không đàn áp không tấn công như một hơi thở, như nhẹ nhàng êm ái điều hòa cuộc sống cho quân bằng.

 

Xin kể ra đây là một tình yêu của một bậc trưởng thượng, mẫu nghi thiên hạ, coi như khuôn vàng thước ngọc của chung hết thẩy mọi người chúng ta.

 

Thưa đó là chuyện của cụ Nguyễn Công Trứ. Nói về cụ Nguyễn Công Trứ, thì đúng là một đề tài xa xưa, không mới mẻ mà ai ai là người Việt Nam, đa phần cũng biết cụ. Cụ sống vào khoảng 1778-1859 đời nhà Nguyễn thế kỷ 19.

 

Năm Gia Long thứ II, cụ đã dâng vua kế sách quản trị an ninh, hành chánh và kinh tế. Tuy nhiên vì thi cử lận đận, mãi năm Gia Long thứ 18, cụ mới thi đậu Giải Nguyên và được ra xuất chính làm quan. Thời còn học trò, cụ sống hàn vi nghèo khó, gia cảnh đạm bạc, nên khi ra đời và trong suốt cả cuộc sống, cụ thành công và nổi tiếng với triết lý sống: biết đủ.

 

Tri túc tiện túc đại túc hà thời túc,

Tri nhàn tiện nhàn đại nhàn hà thời nhàn.

 

Triết lý tri túc tri nhàn luôn có giá trị vượt thời gian mãi mãi là một bài học đứng đắn cho mọi thế hệ sau.

 

Thuyết “tri túc“ như còn giúp cho cá nhân sống quân bình và giúp xã hội tránh được tội ác, tội và tội phạm đầy rẫy có thể xẩy ra bất kể lúc nào.

 

Ngoài triết lý sống đúng và thoải mái đó, cụ còn là một người có tài văn chương, như một nhà mô phạm canh chừng răn đe cho các phạm trù nghiêm minh của khổng giáo.

 

Dưới các thời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, và Tự Đức, cụ giữ chức Thị Lang Bộ Hình. Kể là Thượng Thư, cột trụ lo việc nước, về quân sự, cụ cùng binh tướng dẹp yên giặc Phan Bá Vành, Nông Văn Vân và bình định chiến tranh Việt-Xiêm La.

 

Cụ còn có nhiều tài kinh bang tế thế, đi khai khẩn đất hoang, làm thành các làng xã, cho dân vô gia cư đến sinh sống lập nghiệp, cụ thành lập các xã huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) Ninh Cường Giao Thủy ở Bắc Việt, vì nhớ công ơn vỡ đất của cụ, sau này nhiều nơi đã thờ tự ghi ơn cụ, coi như cụ là vị thần Hoàng làng.

 

Nhờ tài ba và siêng năng hoạt động, cụ có sức khỏe tốt, tâm hồn phóng khoáng và sống thọ so với những người đồng thời. Lại nửa bản chất là người khẳng khái, tính tình cương trực, nên đã có lúc đi làm quan mà cũng bị phát vãng, đến phải thốt lên lời:

 

Ra trường danh lợi vinh liền nhục,

Vào cuộc trần ai khóc lẫn cười.

 

Thuở còn hàn vi, lận đận thi cử, mãi tới năm 41 tuổi cụ mới vào hoạn lộ. Bên cạnh tính tình cương trực, cụ vẫn là người đầy tình cảm lãng mạn, khi nghèo khó, người đã thích đi xem hát ví, hát ả đào, gửi lòng vào cung thương lầu bực ngũ âm.

 

Khi còn là học trò nghèo, cụ không có tiền mà vẫn thích đi coi ké các vương tôn công tử nhà giầu tổ chức ca hát, cụ nghe hát ví, hát ả đào và say mê tiếng trống chầu, say mê lời nhạc câu ca, say mê luôn các con hát, gọi là cô đầu hay ả đào. Chữ ả đây không có nghĩa gì xấu, mà chỉ là để gọi một người đi hát. Có lần đó, cụ đứng dòm và nghe từ cổng và cụ lỡ phải lòng ngây ngất một cô đào thanh sắc vẹn toàn,  rồi buồn vì không biết làm sao gặp lại người đẹp, cụ liền nghĩ ra một cách là xin đi theo sách đàn và trống, cặp táp cho cô nàng. May quá cụ được nhận làm việc ấy vì cô đào Tám biết cụ là học trò. Cụ cung cúc tận tụy đi theo ca sĩ như một tài xế thuở nay.

 

Rồi có một ngày, cô đào Tám được quan viên mời đi hát ở một nơi khá xa. Cùng đi với cô, có một tiểu đồng theo hầu, và có cả cụ Nguyễn Công Trứ tháp tùng mang đàn và tráp bên vai. Đi được vài dặm đường, cụ Nguyễn báo động là lỡ quên cây đàn nhị và song loan để gõ nhịp.

 

Làm sao bây giờ? Rồi cô đào miễn cưỡng cùng với cụ vào nghĩ chân tạm dưới một gốc thông già rộng lớn, tọa lạc ven Đường. Cô chủ nhờ tiểu đồng quay về nhà lấy dụng cụ.

 

Khi còn lại chỉ hai người giữa đồng ruộng mênh mang, cụ Nguyễn xúc động và rồi ra sức tán tỉnh cô đào, nhưng tâm trí cô còn để cả vào buổi hát chầu sắp tới, nên cô chỉ “ừ hử ừ hử“ cho qua chuyện. Rồi mọi chuyện qua đi, chuyện tình cảm yêu đương ngắn ngủi rồi cũng qua mau, vì mỗi người bận một công việc riêng tư.

 

Cụ quay lại con đường học trò, vả lại là người có lý trí mạnh, nên tiếp tục vùi đầu vào đèn sách, lo học lo thi cử một cách dũng mãnh rắn rỏi:

 

« Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,

Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên,

Có giang sơn thì sĩ đã có tên

Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý.

Miền hương đẳng đã coi là hiếu nghị

Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường

Khí hạo nhiên chí đại chí cương

So chánh khí chất đầy trong trời đất»

 

Con người đầy tình cảm luyến ái đam mê, nhưng cùng lúc người cũng giầu nghị lực vượt thoát thường tình.

 

Rồi tới ngày đại đăng khoa, cụ Nguyễn thi đậu và bước vào công danh sự nghiệp. Nhân một dịp lễ hội hát chầu văn thơ với bạn bè, với các cô ả đào. Tấp nập tới.

 

Trong số các ả đào được mời đến, hiện diện cô Tám là cố nhân lúc cụ còn hàn vi… mà cụ đã từng say mê đắm đuối, nhưng cụ vô tình chưa hay biết, thì người xưa đã hát lên rằng:

 

“Giang sơn một gánh giữa đồng

Thuyền quyên ừ hự anh hùng nhớ chăng?“

Nghe câu hát, cụ giựt mình, sửng sốt nhìn ra người xưa, cụ xúc động và đọc một bài thơ tặng nàng:

 

“Liếc trông đáng giá mấy mười mươi

Đem lòng vàng để cạnh tiếng cười

Trăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết

Hoa tàn nhưng nhụy vẫn vui tươi

Chia đôi duyên nợ đà hơn một

Mà nét xuân sơn vẹn cả mười

Ví chút tình duyên nên đằm thắm

Khéo làm cho bận khách làng chơi.“

 

Sau đó, cụ nhờ người đi mua sắm phẩm vật kính biếu và trao tiền vàng bội hậu làm quà kỷ niệm cho người xưa. Sử liệu không ghi rõ, rồi sau, cuộc tình này đi về đâu.

 

Trong số các cô đào hát đó, có nhiều người có học, họ thông minh và ứng xử văn chương đối đáp rất tài tình. Cụ cũng kể lại rằng, trước lúc gặp cô đào Tám, cụ có gặp cô đào Nhi thông minh đĩnh ngộ, cụ cũng say mê theo đuổi nghe hát nhiều ngày, mà kẹt là một dịp đó, cụ đang tìm vầng thơ để tán tỉnh nàng thì nàng đã lanh trí hỏi cụ một lô câu hỏi:

 

“Hỏi anh hà tỉnh, hà danh?

Hà châu, hà huyện, niên canh kỷ hà?“

 

Thiệt là một câu hỏi, hỏi nhiều thứ: năm sanh, quê quán, tỉnh nào, huyện nào, châu nào, bao nhiêu tuổi? Cụ Nguyễn chới với vì làm sao mà trả lời bằng ấy ý trong một câu thơ lục bát như của nàng? Cụ liền phải nói đi ngả khác, không chuẩn ý:

 

“Trước Lam Thủy, sau Hồng Sơn

Người nào đọc sách, gẩy đàn là anh”

 

Đã đối không xong thì phải trốn đi xa nàng thôi. Tuy vậy không phải thi nhân chỉ biết làm thơ tán đào, mà khi đứng tuổi, đã yên bề gia thất, có những lúc xa gia đình, người cũng nhiều lần nhớ nhung người vợ ở xa một cách đắm đuối:

 

“Tương tư không biết cái làm sao

Muốn vẻ mà chơi vẻ được nào?

Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện

Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao

Trăng soi trước mặt ngờ chân bước

Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào

Một nước một non người cách biệt

Tương tư không biết cái làm sao!"

 

Người vợ ấy thương chồng lặn lội đi thăm, đường xa muôn dặm vất vả, nhìn dáng đi siêu siêu vẹo vẹo của người vợ luống tuổi, cụ Nguyễn cảm thương mà thốt lên lời:

 

“Đành nhẽ bút nghiên mà kiếm mã

Thương ơi kim chỉ cũng phong trần!”

 

Tình yêu thương như đang nghiêng ngả về cuối đường, nhiều thương hơn yêu, nặng nghĩa hơn tình. Cho hay qua năm tháng, qua bao niên kỷ, tình yêu tự nhiên vẫn gắn kết với ý niệm thiêng liêng ” ái nên ơn, tình nên nghĩa.”

 

Trích phỏng lược Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện của nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế

 
Chúc Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: tại sao vậy? Chắc đó là tâm trạng của người tuổi sắp hết đếm số, tiếc nuối những khi còn cắp sách tới trường. Cắp sách tới trường không phải là chuyện vui nhưng tuổi học trò thì vui thật. Lúc nào, khi nào, chỗ nào cũng toàn thấy chuyện vui chơi. Bạn chơi là người nhưng nhiều lúc là những côn trùng quanh quẩn bên người. Một ông bạn mới gặp nhướng mắt hỏi tôi viết về những bạn chơi nhiều hơn hai chân nhưng chưa thấy nhắc tới bạn của ông ấy. Đó là bọ ngựa. Ông này thuộc loại rắn mắt. Tôi không chung tuổi thơ với ông nhưng chắc ông cũng thuộc loại phá làng phá xóm. Ông kể chuyện ăn me chua trước mấy ông lính thổi kèn trong hàng ngũ khiến mấy ông thợ kèn này chảy nước miếng thổi không được. Tôi thuộc loại hiền nên không có bạn không hiền như bọ ngựa. Ông ta thì khoái bọ ngựa.
“Mày có vợ hồi nào vậy?” chưa kịp chào, mẹ đã ném ra câu hỏi bất ngờ. Tôi lặng thinh. Cục nghẹn trong cổ họng. Tiếng mẹ đã khàn nhưng nghe vẫn quen, vẫn gần gũi, nhưng đặm chút ngạc nhiên và thấp thoáng chút phiền muộn. Hệt như lần hỏi tôi mười mấy năm trước rằng Sao con trốn học. Đường dây điện thoại chợt kêu ù ù, như thể có máy bay hay xe vận tải cơ giới hạng nặng chạy qua chỗ mẹ đứng. Cũng có thể tại tai tôi ù. Tôi cũng không chắc lắm. Giọng nói mẹ chìm vào khối tạp âm hỗn độn. Mẹ lặp lại câu hỏi trong tiếng động cơ rì rầm. Rồi tất cả im vắng bất ngờ. “Hở con?” Mẹ nói.
Bê, con trai của Mẹ, đã theo Mẹ đến giảng đường từ thuở còn trong bụng Mẹ. Suốt thời gian đại học của Mẹ, Bê có nhiều đóng góp khác nhau theo từng thời kỳ. Khi Mẹ làm bài kiểm tra môn Đầu Tư và Tài Chính trong lục cá nguyệt đầu tiên, Bê mới ba tháng tuổi. Mẹ nhẩm tính, bài thi một tiếng rưỡi, đi về từ nhà đến trường thêm một tiếng rưỡi. Như vậy, Bê phải xa Mẹ ít nhất ba tiếng đồng hồ. Mẹ biết tính Bê, mỗi hai tiếng đồng hồ Bê oe oe đòi bú sữa Mẹ. Bê xấu đói lắm, đòi mà không được, Bê nhăn nhó um sùm. Ngày hôm đó, dì Thành đến giữ Bê. Dì Thành rất hồi hộp. Dì chưa có em bé, chẳng biết phải làm sao cho đúng ý Bê. Mẹ thi xong, phóng ra xe về nhà. Mẹ bắt đầu sốt ruột. Mẹ xa Bê đã hơn ba tiếng đồng hồ. Giờ này Bê chắc Bê đã thức giấc. Hy vọng Bê chịu khó nhâm nhi món trà thảo dược cho trẻ sơ sinh trong khi chờ Mẹ về. Thời đó chưa có điện thoại di động. Bởi vậy, có lo cũng để bụng, chứ Mẹ chẳng biết làm sao. Mẹ ba chân bốn cẳng chạy ba tầng lầu. Vừa đến cửa đã nghe tiếng Bê khóc ngằn ngặt.
Khi chơi những bản nhạc hay, Khang khóc theo giai điệu. Mước mắt chảy, tay kéo tình xuống lên, thân hình diệu dẻo theo cảm hứng. gần như mê cuồng, không biết mình là ai. Tôi cảm nhận được cái hay xuất thần nhưng không hiểu. Khang nói: -- “Cậu Út biết không, cái hay của âm nhạc làm cho lòng sung sướng nhưng cái đẹp của âm nhạc làm cho hồn cảm động. Khi món quà quá lớn, quá sức yêu, không thể cười, chỉ có thể khóc.” Tôi nghĩ, những lúc như vậy, Khang không chơi đàn, mà múa với hồn oan.
Tôi làm việc giữ xe cho một casino ở ngoại ô Toronto, gọi là parking attendant. Đó là nghề mà thanh niên ít chịu làm, phần vì lương thấp, mức tối thiểu, hồi đó 5 đồng một giờ, nhưng lý do chính là vì nó buồn. Bãi đậu xe nằm dưới hầm tối, không nhìn thấy người qua lại, nếu ở ngoài trời cũng sau lưng nhà cao tầng. Không ai làm chỗ đậu xe ở khung cảnh xinh đẹp, nơi ấy dành cho hàng quán. Đi học ban ngày, tôi làm thêm ban đêm là việc thích hợp, có thể thỉnh thoảng ngồi học bài. Nhân viên trong phiên gác trước tôi là cô gái bằng tuổi hoặc cùng lắm lớn hơn một hai tuổi, nhưng không hiểu sao cô vẫn có thói quen gọi tôi là em và xưng chị.
Anh cho xe dừng lại nơi góc đường rồi đi bộ về phía căn nhà. Tuyết đang rơi dầy đặc trắng xóa cả bầu trời, đúng là một White Christmas như nhiều người mong muốn. Những ánh đèn màu trang hoàng trước sân các nhà nhấp nháy vui tươi như đang mừng đón Chúa Hài Đồng giáng trần. Anh bước lên bậc thềm gỗ, bước rón rén đến cửa sổ nhìn qua tấm rèm mỏng, hơi giật mình sựng lại khi thấy ba mẹ con cô ấy đang dọn bữa ăn đêm Noel. Hẳn là họ vừa đi lễ về, anh thầm nghĩ. Nhìn đứa con trai mười ba tuổi và đứa con gái mười một tuổi giúp mẹ sắp xếp bày biện thức ăn trên bàn, anh thoáng chút xúc động và an tâm vì các con đã lớn, có thể đỡ đần mẹ trong nhiều việc nhà, anh cũng thấy bớt đi mặc cảm tội lỗi của mình.
Chuyện xảy ra trên một chuyến xe Greyhound. Xe đò Greyhound có vẽ con chó sói xoải cẳng phi nước đại bên hông là thứ nối liền các thành phố bên Mỹ và Canada. Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng ngự trên những chuyến xe xuyên liên bang này. Tôi cũng đã từng xuôi ngược với Greyhound. Từ Montreal qua Washington D.C. thăm bạn bè dân thủ đô nước Mỹ như các ông Dzương Ngọc Hoán, Nguyễn Tường Đằng. Từ Vancouver qua Portland thăm ông Từ Công Phụng. Từ Seattle về Vancouver sau khi cưỡi du thuyền đi Alaska thăm mấy chú gấu tuyết. Nói như vậy để thấy tôi cũng có chút kinh nghiệm khi chen vai thích cánh cùng những người không có hoặc ngại lái xế riêng.
Hai chữ giang hồ không mấy xa lạ trong đời sống của mỗi người đều thường đề cập trong thơ, văn, điện ảnh… và cũng là câu nói thường tình với cá nhân, nhóm người trong xã hội. Tác phẩm Thủy Hử ban đầu là Giang Hồ Khách Truyện, sau lấy tên là Thủy Hử vì “căn cứ địa” Lương Sơn là vùng đầm, hồ nên Thủy Hử (bến nước). Truyện nầy qua bản dịch của La Thần và Á Nam Trần Tuấn Khải, gồm 3 cuốn, năm 1973, sau đó với Tử Vi Lang nên rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Trong truyện Thủy Hử của của nhà văn Thi Nại Am (1296-1372) ở Trung Hoa vào triều Nguyên-Mông (1295-1368), kể về câu chuyện của Tống Giang triều nhà Tống, nổi dậy kéo theo “giang hồ hảo hán” gồm 108 người đến núi Lương Sơn. Gọi là anh hùng Lương Sơn Bạc.
Ở Sơn Tây, tôi là khách lạ nhưng mang tâm trạng sâu đậm như người trở về nguồn cội. Đầu tiên tôi tìm mua tấm bản đồ tỉnh lỵ nhưng không ai bán, họ chỉ dẫn địa điểm Thành Cổ rồi theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc của hình vuông ấy là sẽ tìm ra mọi nơi. Hướng Nam đối diện với phố Quang Trung còn gọi là Cửa Tiền, Cửa Hậu ở hướng Bắc có phố Lê Lợi và nếu đi thẳng đến cuối đường sẽ gặp sông Hồng, hướng Đông là Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ và cuối cùng hướng Tây hay Cửa Hữu có phố Ngô Quyền.
Buổi sáng cuối tuần, mùa đông chớm về với những cụm mây xám nhạt, lơ lửng trôi trên bầu trời California, không khí se se lạnh, tôi và Hoàng ngồi ngoài hàng hiên quán Coffee Lovers của Thành phố Hoa vàng nhìn trời hưu quạnh. Bên hai ly cà phê sữa nóng và dĩa bánh Patechaud, Hoàng nói chậm dãi, nhỏ nhẹ, kể cho tôi nghe về quê ngoại của Hoàng thời niên thiếu.
Theo thông lệ trước đây, hằng năm vào đầu tháng 9, CVKer 65 Bok Thân có tổ chức buổi tiệc gây quỹ cho địa phận Kontum. Năm nào Bok Thân cũng thành công mỹ mãn, gởi về quê nhà nhiều số tiền lớn lao dùng cho các hoạt động bác ái của địa phận. Sau dịch cúm Tàu phù, kinh tế trì trệ, dân chúng cũng ngại đám đông nên Bok Thân phải uyển chuyển tổ chức 2 năm một lần; lần này là Đêm Tình Thương lần thứ Sáu.
Memphis là thành phố lớn của tiểu bang Tennessee, nổi tiếng là một trong những cái nôi của dòng nhạc Blues & Jazz của nước Mỹ. Cách đây 4 năm, tôi lái xe đến thăm Memphis chỉ để được nghe nhạc Blues “nguyên chất” tại B.B King’s Blues Club, một trong những “việc đáng làm trong đời” đối với những người mê nhạc Jazz. Nghe nhạc Jazz ở Memphis sẽ thấy được dòng nhạc như chảy trong huyết quản của người da đen ở Miền Nam Hoa Kỳ. Vào đầu tháng 10 năm nay, tôi trở lại thành phố Memphis, nhưng đó không phải là đích đến của chuyến đi. Memphis có phi trường chỉ cách Tu Viện Mộc Lan khoảng hơn một tiếng lái xe. UH, một cô bạn đồng tu đã từng cùng học với một vị thầy, cùng sinh hoạt trong một nhóm Phật tử ở Quận Cam California được chấp nhận vào ni đoàn, làm lễ xuống tóc xuất gia tại Mộc Lan. Tôi cùng một nhóm bạn nhận lời mời đến dự sự kiện trọng đại của một đời người này.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.