Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Nghĩ Đến Cái Chết Là Điều Tích Cực

31/08/202412:50:00(Xem: 1184)
Nguyễn Huỳnh Mai,mùa đông 2023
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai, mùa đông 2023

(trích Nhật Ký Tâm Linh 14: Sống Trong Tỉnh Thức, Cửu Long xb mùa Thu 2024)


Có nhiều người sợ hãi khi nghĩ đến cái chết, nhưng thật ra nếu nghĩ thường xuyên đến cái chết là một việc hết sức tích cực và giúp cho người già rất nhiều.

Mỗi khi nghĩ đến cái chết giúp cho ta thức tỉnh và sống trở lại giây phút hiện tại và quán chiếu xem mình phải làm gì trước khi nhắm mắt lìa đời.

Nghĩ đến cái chết giúp ta dừng lại, xem xét những việc mình đang làm, những gì mình ước mong thực hiện và những tham vọng về tiền tài, chức phận, vật chất để được hưởng thụ.

Khi tuổi về già chúng ta không nên tránh né nghĩ đến cái chết, mà nên nghĩ đến nó thường xuyên và nhất là nên chuẩn bị cho cái chết.

Khi chuẩn bị cho cái chết ta sẽ suy nghĩ chín chắn hơn những gì nên và không nên làm trước khi qua đời và mình sẽ tự giúp tránh những việc vô ích, không có ích cho ai và mất thì giờ, để dành cho những việc quan trọng hơn, có ích lợi hơn cho gia đình, xã hội hay là cho quê hương.

Nghĩ đến cái chết nhiều hơn và thường hơn sẽ giúp ta rất nhiều trong việc hoàn thành những việc hệ trọng mà mình muốn làm cho thế hệ tương lai, cho gia đình, nhất là cho đạo mà mình muốn phục vụ.

 

NGƯỜI GIÀ BIẾT TU VẪN CÓ KHẢ NĂNG THAY ĐỔI

 

Người ta thường cho rằng người già khó thay đổi. Tuy nhiên người già mà biết tu vẫn có khả năng thay đổi.

Sự thay đổi để hiền hơn, dễ dãi hơn, mau hết giận hơn chớ không phải thay đổi ngược lại thành nóng nảy, dễ giận, dễ hờn.

Nói tóm lại là dễ buông hơn. Người già càng buồn giận khó khăn chừng nào càng khổ cho chính mình và cô đơn chừng đó.

Dù già hay trẻ, dù tu nhiều hay tu ít mà thiếu kiên nhẫn, và lúc nào cũng nghĩ rằng mình đúng và thấy người khác sai, thì cuộc sống về già càng vui ít, buồn nhiều và sẽ đi vào ngõ cụt.

Càng nhẹ nhàng với chính mình và nhẹ nhàng với người sẽ giúp cuộc sống về già bình an hơn, tỉnh thức hơn, mới có sức khỏe để vui sống với con cháu, bạn bè và người thân.

 

CON ĐƯỜNG VỨT BỎ CÒN NGẮN HAY DÀI?

01-03-2023. 6 giờ chiều.


Sự buông bỏ của một người muốn tu tập giống như từ từ lột mình như lột một củ hành tây. Lột hết lớp này đến lớp khác cho đến cái nõn bên trong để không còn gì để dấu nữa.

Khi nhìn mình chỉ còn là một cái lõi nhỏ bên trong thì mình có chắc là đã hết chăng? Hay phải bẻ đi cả cái lõi vứt đi để trở về con số không?

Tu, tập và hành bao nhiêu năm nhưng vẫn còn "nghe", "thấy", dù đã thực tập hoài. Phải chăng cái lõi trong cùng vẫn chưa đủ can đảm để bỏ, để vứt nó đi, để trở về sự sáng trong toàn vẹn của thuở mới lọt lòng, chưa biết gì về sự khổ.

Có những niềm đau thương tưởng chừng đã quên đi bao nhiêu lần vẫn trở đi trở lại và phải xóa đi xóa lại, xóa tới xóa lui nhưng nó vẫn còn đó.

Vậy mình phải chấp nhận thực tại như là vì càng xóa nó càng trở lại chăng?

Vậy thì có những điều thay vì cố quên, cố xóa thì mình chấp nhận và trực diện với sự hiện hữu của nó.

Con đường tu học, càng đi sâu càng thấy khó. Những lúc thấy tâm nhẹ nhàng bình an là lúc ta tự dối mình để an hưởng cái xa hoa của sự an lạc.

Viết về đạo không phải là những đoản văn hay bay bướm, êm tai, dễ ngủ mà viết về đạo cần những nét dao bén ngọt, cắt từng đoạn ruột, banh da xẻ thịt để tìm cội nguồn của sự khổ, những gì đã khiến con người phải ngụp lặn trong đau khổ, thức trọn những đêm thâu, tìm ra vì sao cái khổ có thể làm tim ta rướm máu, đau thắt từng cơn và đầu muốn tung, óc muốn bể, đến thân xác rã rời như bị dập nát tan tành.

Khi nào vứt được cái nõn, cái lõi của củ hành đi, vứt bỏ cái Ta đi thì mới thoát khổ chăng?

Đoạn đường này còn ngắn hay dài?

Nguyễn Huỳnh Mai


Kính mời độc giả đọc thêm sách tại http://nguyenhuynhmai.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi lắng nghe, ngạc nhiên nhiều hơn thương cảm. Một người như Tầm mà bị lường gạt về lãnh vực 'xương máu' của mình. Tôi có thể hiểu và cảm thông an ủi trong mọi hoàn cảnh đau buồn, thất vọng của người thân chung quanh. Nhưng tôi lại rất vụng về khi phải đề cập đến mọi giao cảm đối với những con số. Tôi không có duyên phận và chung đường với nó. Nên tôi chỉ biết yên lặng, chờ đợi.
Lúc xưa thật xưa, người Việt Nam ta có tục lệ bầy cỗ Trung Thu vào dịp tết trăng tròn tháng 8 âm lịch. Cỗ này thường để dành cho trẻ con, vừa vui Trung Thu, vừa ăn bánh vừa ngắm trăng tròn, sáng tỏ. Thường cỗ này gồm phần lớn là bánh Trung Thu, bánh dẻo bánh nướng và rất nhiều thứ trái cây, trái cây chánh là bưởi, bưởi hồng đào ngọt và tròn xoay như một vầng trăng. Ăn bưởi xong, có thể sâu hột trái bưởi, phơi khô đi sem sém, và có thể đốt hạt bưởi từng sâu như đốt nến, đèn cầy.
Tường Vi sinh ra lớn lên từ miền “quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo hè thời thiếu cơm”. Trước 1975, ba Vi có chức vụ lớn trong quân đội, làm việc tại Đà Nẵng cuối tuần mới ra Huế. Gia đình Vi ở bên kia bờ Sông Hương nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, khu nhà vườn rộng mênh mông có bến sông sau, trước ngõ trồng hàng loạt hoa Tường Vi. Mẹ rất thích loại hoa này, nên đặt tên Vi giống loài hoa. Vi có bốn chị em gồm hai em trai (Vinh, Lộc) và gái út (Tường Như), Vi là chị đầu đàng. Năm 13 tuổi vì thi rớt nên phải học trường tư thục Bồ Đề đến năm lớp tám, ba Vi từ Đà Nẵng dẫn theo người thanh niên về Huế giới thiệu tên Sơn, ra Huế học đại học luật khoa, sẽ dạy kèm chị em, làm gia sư ăn ở trong nhà luôn. Vì tò mò hỏi mạ
Sau này, mỗi khi muốn kết bạn với ai, tôi thường nghĩ về Bi, về lúc Bi cầm tay tôi cho con Nâu ngửi với sự trấn an vô tư của trẻ con thời khó khăn nhất. Chúng tôi không có đồ chơi, không có không gian lớp học năng khiếu, thi tài, không có những cuộc chạy đua đồ đạc mới hay chôm đồ đạc của nhau trong lớp học. Chúng tôi chỉ có bàn tay, con Nâu, đường đất đỏ về nhà và một bờ sông nguy hiểm.
Kể cả sau khi ra trường đi dạy, góc nhìn chọn lựa đàn ông của tôi rất giới hạn. Không cần đẹp trai, nhưng không thể xấu. Không quá cao, cũng không thể lùn. Không ăn diện thời trang, cũng không quê mùa. Không nói nhiều, cũng không câm nín. Không cần thông minh, nhưng đừng ngu khờ. Không cần làm anh hùng, nhưng đừng hèn nhát. Nhưng các tiêu chuẩn này không có nghĩa tôi sẽ chọn người trung bình.
Một ngày cuối tháng tám, vợ chồng tôi chở anh chị đi chơi, ăn uống; đang ăn bỗng dưng anh nhìn xa xăm, nói vu vơ như không cần người nghe: - Tôi cần một phương pháp trợ tử! Tôi giật mình lo lắng đưa mắt nhìn chị, nước mắt đong đầy trong hốc mắt, chị nhẹ nhàng tâm sự: - Ai cũng phải đến ngày đó thôi! Anh đã chịu đựng đau đớn mỗi lần lọc thận về, ăn uống không được ngon miệng nữa, ngủ nửa đêm thức giấc vì nóng hay lạnh quá, không được uống quá nhiều nước cho dù có khát cách mấy vì thận đã không làm việc nổi. Anh lại thương chị mỗi khi thấy chị cực giúp anh làm vệ sinh cá nhân. Con cái ở xa, chúng có cuộc sống riêng, đâu thể lúc nào cũng kề cận lo cho cha mẹ mãi được, khi cần chúng có thể đến giúp có hạn mà thôi…
Tuy không còn ở đó nhưng hắn vẫn thường nhớ những chiếc lá vàng trên cây khế nhẹ rơi, giàn hoa giấy rực rỡ cười với nắng trước mưa chiều. Cái máy hát cũ kỹ với băng đĩa nhão vừa hợp với nhạc sến, “tình chỉ đẹp khi còn dang dở…” Hắn gởi gió cho mây ngày bay một đoạn đời hư thực huyền ảo như lời nhạc rả rích từ cái máy hát lớn tuổi hơn hắn lúc bấy giờ khi những toan tính về tương lai chưa có đáp số thì bài toán một với một đã không bao giờ là hai từ khi em lấy chồng.
Chiếc Airbus A380 của hãng hàng không Emirates từ từ đáp nhẹ nhàng xuống phi trường quốc tế Tokyo Narita. Airbus A380 là loại máy bay khổng lồ, có thể chứa trên 500 hành khách, chỗ ngồi rộng rãi, thoải mái và bay rất êm...
Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp...
Hôm nay, tôi lại có dịp ghé vào “cõi riêng” của tôi để lau dọn, quét bụi. Nhìn thùng sách nằm nơi góc phòng, tôi nhớ anh Quang, không dám mở thùng sách ra, rồi chẳng hiểu sao, lại tha thẩn ngồi xuống ngắm nghía những cuốn albums và tủ sách của riêng mình. Tôi nhẹ nhàng lấy ra từng cuốn sách, xem tựa đề, để tâm hồn lại lang thang trôi về quá khứ.
Có nhiều người tự hỏi là tại sao sang đến xứ tự do tạm dung này lại có những chuyện buồn như thế xảy ra cho người đàn ông, thay vì chỉ thường thấy xảy ra cho người đàn bà khi chúng ta còn ở quê nhà. Chắc rất nhiều người trong chúng ta, nhất là phái nam, đều hiểu rõ có nhiều nguyên nhân rất sâu xa, tế nhị, phức tạp, không tiện nêu ra ở đây, nhưng câu chuyện tình buồn được kể lại sau đây là một trong những trường hợp điển hình
…Khi anh tới cổng viện dưỡng lão, trời đã chạng vạng tối, chỉ còn bà mẹ anh và bà thư ký ngồi co ro trên ghế đá… họ đợi anh, bà thư ký vội báo cho anh hay là anh hãy canh giữ, nuôi bà cụ khoảng một tháng, chờ tình hình dịch bệnh tăng giảm ra sao, rồi thành phố sẽ quyết định và nhà già sẽ liên lạc với anh ngay sau đó. Bà thư ký đi khỏi, anh quay lại ngó mẹ và đau lòng thấy bà cụ co dúm như một mớ giẻ rách khô… anh đỡ mẹ ra xe, và nhỏ nhẹ khuyên trấn an: - Mẹ cứ về ở với con ít lâu, coi tình hình ra sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.