Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Phía Tây, Có Phải Là Vườn Eden* Không?

21/07/202423:12:00(Xem: 1632)

iStock-1208191602
Hình Istock.com

 

Berlin, ngày 26 tháng 12, 1964

 

Trước ngày ấy, tôi chưa bao giờ biết sợ. Là nỗi hãi hùng thật sự.

Vào buổi sáng lạnh buốt của tháng mười hai này, trong khi chúng tôi đang chạy xe lên đường dốc Filderstrasse, nỗi lo sợ thấm vào từng mảng thịt của thân thể tôi, đã bị bầm tím vì những miếng gạch được cho là để tránh đạn, khi tôi đang co rúm dưới cái vỏ bọc bằng tôn. Một nỗi lo sợ mạnh hơn cả nỗi buồn vì đã rời xa cha mẹ, anh tôi, bạn bè tôi, mà không được ôm lấy họ, cũng không thể nói rằng tôi yêu họ đến chừng nào.

Nói cho họ biết về dự định điên rồ này ư? Đó là điều không thể, họ sẽ tìm bất kỳ phương cách nào để ngăn cản tôi.

Nỗi lo sợ ấy vượt qua cả tình yêu tôi dành cho Rolf hơn ba năm nay rồi. Nỗi đam mê choáng ngợp, chuyên nhất, dung hợp, đã chịu đựng sự chia ly không cưỡng lại được bởi Bức tường đã được xây đúng vào đêm 12 rạng ngày 13 tháng 8, 1961. Chỉ gần một tháng kể từ khi tôi gặp anh chàng xuất sắc kia, hăng máu mà cũng hơi gàn, làm lu mờ tất cả những kẻ khác.

Nhưng khi chúng tôi đã chọn giải pháp bỏ trốn, nỗi lo sợ hầu như đã chiếm hết tất cả những việc khác, tôi đã không chịu phần thua và quyết định hồi tưởng lại bằng tất cả những tế bào trong cơ thể mình. Bị kẹt cứng trong cái cốp xe hôi hám này, tôi hồi tưởng lại từng hình ảnh những lúc bên nhau, lắng nghe lại từng lời nói, sống lại từng sự vuốt ve, từng hơi thở, từng nụ hôn, để nỗi kinh hoàng qua một bên và chỉ nghĩ đến thời cơ thuận lợi này do định mệnh mang đến.

Thật vậy, từ một năm nay, những cư dân thành phố Berlin phía Tây được phép đến thăm gia đình họ ở khu vực phía Đông vào dịp các lễ lạc cuối năm. Thế nên Rolf qua mừng lễ Giáng Sinh với ông bà ngoại của anh, và nhà họ thì gần nhà gia đình tôi. Nhờ vậy mà anh và tôi đã quên nhau, khi anh ở lại bên nhà họ. Anh ấy hai mươi tuổi, còn tôi thì mười tám. Chúng tôi biết ngay mối liên hệ này sẽ kéo dài suốt đời.

Hai ngày trước, khi anh mới đến, Rolf đã kéo tôi ra riêng để nói rằng anh sẽ tranh thủ cơ hội do ý trời xếp đặt này để mang tôi đi xa, ra khỏi thành phố ngục tù của tôi.

-  Anh thấy ngày càng thật khổ sở, Anna ạ, anh không thể nào tiếp tục sống như thế nữa. Anh rất cần em. Ngay bây giờ.

Kế hoạch của anh ấy thật là hợp lý: anh ấy sẽ giấu tôi phía sau cốp xe Austin-Healey, một chiếc xe dạng rất thấp mà anh vừa mới mua bên Áo và đã tháo kính che gió ra. Chúng tôi chỉ cần đi qua bên dưới rào chắn, trong khi mấy tên cảnh sát nhân dân Vopo*2/ thì bận lo kiểm tra giấy tờ như thường lệ. Rolf đã tính toán nhiều lần, tính đi tính lại, anh lại còn xì bớt hơi các bánh xe: như thế cái xe sẽ không vượt quá 90 cms bề cao. Anh chỉ cần cúi đầu xuống, nhấn mạnh vào cần tăng tốc, thế là chúng tôi sẽ qua bên kia địa phận đất Mỹ! Một "bờ thành" nhỏ làm bằng gạch sẽ bảo vệ tôi khỏi những lằn đạn có thể xảy ra. Và rồi sau đó là tự do...

Nếu như anh thất vọng khi thấy tôi có vẻ hoài nghi, người yêu của tôi không dễ dàng bị thua. Anh lặp đi lặp lại phương án của anh trong từng chi tiết thật nhỏ nhất, cho đến khi tôi chấp nhận thì mới ngừng.



- Rồi gia đình của em thì sao nào? tôi cầu may anh sẽ đổi ý chăng.
- Em cứ tin anh đi, anh ấy trấn an tôi. Cái bức tường ấy rồi sẽ không trụ được lâu đâu!  


Sự việc đã được quyết định: ngày khởi hành sẽ là ngày kia.

Dĩ nhiên là tôi hôm trước đó tôi không hề chợp mắt được.

Kế hoạch quá dễ dàng ấy đáng lý ra phải kích thích sự ngờ vực của tôi chứ. Đằng này là không! Tôi dẹp bỏ nghi ngờ và sự lo âu của mình, và lao tới trước. Cũng giống như chiếc xe mui trần yêng hùng đang vụt nhanh trên con đường lát đá này, rồi bao nhiêu lần xe bị lắc mạnh kêu vang trong cái thân chao đảo của tôi là bấy nhiều lần nhắc nhở cảnh cáo:  " Thật là điên rồ! ",  "Các bạn sẽ bị chúng hạ sát mất thôi!"

Từ gần mười lăm phút, chiếc xe đang tiến tới một cách kiên quyết đến Điểm Kiểm Tra Charlie. Hiện giờ có lẽ chúng tôi đang cách chỗ ấy khoảng chừng vài trăm thước, tôi cảm nhận được điều đó khi thấy Rolf hãm bớt vận tốc lại, như thể anh cố tập trung toàn bộ sức lực trước cuộc xung phong cuối cùng. Rồi chiếc Austin lại chạy với vận tốc bình thường, trước khi ngừng hẳn.

Thế là xong. Chúng tôi đang ở đây, ở chỗ này, và không còn cách nào để trở lui được nữa.

Từ chỗ đang ẩn nấp, tôi nghe tiếng vù vù của động cơ bị nghẹt và tiếng những người đàn ông đang nói. Giọng họ vang âm cao, như truyền lệnh. Mỗi giây trôi qua đối với tôi như vô tận. Tại sao chúng tôi không đi tiếp được vậy cà?

ĐỨNG LẠI!

 

Bỗng dưng nỗi sợ hãi biến mất, chỉ còn sự sững sờ hoảng loạn, và toàn thân tôi dấy lên sự đau nhói đang tăng mạnh. Đầu tôi va vào những viên gạch và tôi bị bất tỉnh nhân sự.

Khi tôi tỉnh lại, tôi đang nằm ở lề đường, bên ngoài không khí thoáng mát. Trên mình tôi là chiếc áo choàng bằng dạ thô đen Rolf đã cởi ra và đắp cho tôi, còn anh thì đang nắm tay tôi, đôi mắt đẫm lệ, trong khi nhiều người đàn ông mặc quân phục bao quanh chúng tôi. Ôi, thì ra đây là thiên đường ư? Đúng rồi, tạm gọi như thế: chúng tôi đã sang bên kia bức tường. Bình yên vô sự. Anh ấy đã thành công.

Việc trốn thoát của chúng tôi đã khiến nhiều người bàn tán. Mẹ tôi thì nói đến chuyện ấy trong vô số thư mà bà gởi cho tôi, nhiều tháng sau đó. Còn các con của tôi thì sau này chúng được biết rằng khi đã đến đất Mỹ rồi *3/, cuối cùng, ngay khi Rolf thắng xe lại, trên mặt đường còn in dấu bánh xe kéo dài cả hơn sáu thước!

 

Emsie - Bài ghi lại từ một câu chuyện thật- tháilan dịch-

 

GHI CHÚ

*- Eden: vườn địa đàng-

*2/- Volkspolizei : Cảnh sát nhân dân, Đông Đức (1945-1990) - Cảnh sát viên có biệt danh là Vopo.

*3/-Theo Wiki: Checkpoint Charlie

Điểm Kiểm Soát Charlie là một  trong những cửa khẩu bắt buộc của Berlin , vào thời chiến tranh lạnh, để vượt bức tường chia thủ đó của Đức quốc, giữa Đông và Tây Đức. Điểm checkpoint này nằm trên đường Friedrichstraße (= đường Frédéric ), giữa quận Mitte ( lĩnh vực  Xô viết ) và Kreuzberg ( lĩnh vực của Mỹ)-

Có lẽ vậy nên phần cuối bài nói đến đất Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng tụng kinh đều đều, vừa tai nhẹ nhàng quen thuộc của chồng tôi ở phòng bên vọng ra làm tôi cảm thấy tâm hồn mình thêm bình an; đứng lên bước ra ngoài hàng hiên của căn airbnb ở tầng thứ 10 cao nhất của building mà chúng tôi được các con mướn cho một tuần lễ nghỉ hè mừng ngày sinh nhật đám cưới 40 năm của chúng tôi, cả tâm hồn theo dòng thác chảy rào rạt kỷ niệm xa xưa…
Ông làm bí thơ, quyền lực trùm một phương, ở triều đình hay ngoài châu quận đều đứng trên vạn người trong thiên hạ. Người ta vẫn bảo ông làm vua một cõi, điều này chẳng phải nói điêu mà thật sự như vậy! Lời bàn tán cũng đến tai ông, ông không nói năng gì nhưng tỏ vẻ hài lòng và mặc nhiên cho là thế. Ông chẳng phải là nhân viên công quyền mà chỉ là người đứng đầu một bang phái nhưng quyền hành của ông phủ khắp, mọi việc lớn nhỏ đều do ông định đoạt, mọi chức vụ cao thấp do ông đặt để...
Trung úy Nguyễn Thanh Long, đã hy sinh 1972 ở Núi dài Châu Đốc. Anh tốt nghiệp Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt. Cùng khóa của anh nhiều người cũng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt...
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.