Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Phía Tây, Có Phải Là Vườn Eden* Không?

21/07/202423:12:00(Xem: 1633)

iStock-1208191602
Hình Istock.com

 

Berlin, ngày 26 tháng 12, 1964

 

Trước ngày ấy, tôi chưa bao giờ biết sợ. Là nỗi hãi hùng thật sự.

Vào buổi sáng lạnh buốt của tháng mười hai này, trong khi chúng tôi đang chạy xe lên đường dốc Filderstrasse, nỗi lo sợ thấm vào từng mảng thịt của thân thể tôi, đã bị bầm tím vì những miếng gạch được cho là để tránh đạn, khi tôi đang co rúm dưới cái vỏ bọc bằng tôn. Một nỗi lo sợ mạnh hơn cả nỗi buồn vì đã rời xa cha mẹ, anh tôi, bạn bè tôi, mà không được ôm lấy họ, cũng không thể nói rằng tôi yêu họ đến chừng nào.

Nói cho họ biết về dự định điên rồ này ư? Đó là điều không thể, họ sẽ tìm bất kỳ phương cách nào để ngăn cản tôi.

Nỗi lo sợ ấy vượt qua cả tình yêu tôi dành cho Rolf hơn ba năm nay rồi. Nỗi đam mê choáng ngợp, chuyên nhất, dung hợp, đã chịu đựng sự chia ly không cưỡng lại được bởi Bức tường đã được xây đúng vào đêm 12 rạng ngày 13 tháng 8, 1961. Chỉ gần một tháng kể từ khi tôi gặp anh chàng xuất sắc kia, hăng máu mà cũng hơi gàn, làm lu mờ tất cả những kẻ khác.

Nhưng khi chúng tôi đã chọn giải pháp bỏ trốn, nỗi lo sợ hầu như đã chiếm hết tất cả những việc khác, tôi đã không chịu phần thua và quyết định hồi tưởng lại bằng tất cả những tế bào trong cơ thể mình. Bị kẹt cứng trong cái cốp xe hôi hám này, tôi hồi tưởng lại từng hình ảnh những lúc bên nhau, lắng nghe lại từng lời nói, sống lại từng sự vuốt ve, từng hơi thở, từng nụ hôn, để nỗi kinh hoàng qua một bên và chỉ nghĩ đến thời cơ thuận lợi này do định mệnh mang đến.

Thật vậy, từ một năm nay, những cư dân thành phố Berlin phía Tây được phép đến thăm gia đình họ ở khu vực phía Đông vào dịp các lễ lạc cuối năm. Thế nên Rolf qua mừng lễ Giáng Sinh với ông bà ngoại của anh, và nhà họ thì gần nhà gia đình tôi. Nhờ vậy mà anh và tôi đã quên nhau, khi anh ở lại bên nhà họ. Anh ấy hai mươi tuổi, còn tôi thì mười tám. Chúng tôi biết ngay mối liên hệ này sẽ kéo dài suốt đời.

Hai ngày trước, khi anh mới đến, Rolf đã kéo tôi ra riêng để nói rằng anh sẽ tranh thủ cơ hội do ý trời xếp đặt này để mang tôi đi xa, ra khỏi thành phố ngục tù của tôi.

-  Anh thấy ngày càng thật khổ sở, Anna ạ, anh không thể nào tiếp tục sống như thế nữa. Anh rất cần em. Ngay bây giờ.

Kế hoạch của anh ấy thật là hợp lý: anh ấy sẽ giấu tôi phía sau cốp xe Austin-Healey, một chiếc xe dạng rất thấp mà anh vừa mới mua bên Áo và đã tháo kính che gió ra. Chúng tôi chỉ cần đi qua bên dưới rào chắn, trong khi mấy tên cảnh sát nhân dân Vopo*2/ thì bận lo kiểm tra giấy tờ như thường lệ. Rolf đã tính toán nhiều lần, tính đi tính lại, anh lại còn xì bớt hơi các bánh xe: như thế cái xe sẽ không vượt quá 90 cms bề cao. Anh chỉ cần cúi đầu xuống, nhấn mạnh vào cần tăng tốc, thế là chúng tôi sẽ qua bên kia địa phận đất Mỹ! Một "bờ thành" nhỏ làm bằng gạch sẽ bảo vệ tôi khỏi những lằn đạn có thể xảy ra. Và rồi sau đó là tự do...

Nếu như anh thất vọng khi thấy tôi có vẻ hoài nghi, người yêu của tôi không dễ dàng bị thua. Anh lặp đi lặp lại phương án của anh trong từng chi tiết thật nhỏ nhất, cho đến khi tôi chấp nhận thì mới ngừng.



- Rồi gia đình của em thì sao nào? tôi cầu may anh sẽ đổi ý chăng.
- Em cứ tin anh đi, anh ấy trấn an tôi. Cái bức tường ấy rồi sẽ không trụ được lâu đâu!  


Sự việc đã được quyết định: ngày khởi hành sẽ là ngày kia.

Dĩ nhiên là tôi hôm trước đó tôi không hề chợp mắt được.

Kế hoạch quá dễ dàng ấy đáng lý ra phải kích thích sự ngờ vực của tôi chứ. Đằng này là không! Tôi dẹp bỏ nghi ngờ và sự lo âu của mình, và lao tới trước. Cũng giống như chiếc xe mui trần yêng hùng đang vụt nhanh trên con đường lát đá này, rồi bao nhiêu lần xe bị lắc mạnh kêu vang trong cái thân chao đảo của tôi là bấy nhiều lần nhắc nhở cảnh cáo:  " Thật là điên rồ! ",  "Các bạn sẽ bị chúng hạ sát mất thôi!"

Từ gần mười lăm phút, chiếc xe đang tiến tới một cách kiên quyết đến Điểm Kiểm Tra Charlie. Hiện giờ có lẽ chúng tôi đang cách chỗ ấy khoảng chừng vài trăm thước, tôi cảm nhận được điều đó khi thấy Rolf hãm bớt vận tốc lại, như thể anh cố tập trung toàn bộ sức lực trước cuộc xung phong cuối cùng. Rồi chiếc Austin lại chạy với vận tốc bình thường, trước khi ngừng hẳn.

Thế là xong. Chúng tôi đang ở đây, ở chỗ này, và không còn cách nào để trở lui được nữa.

Từ chỗ đang ẩn nấp, tôi nghe tiếng vù vù của động cơ bị nghẹt và tiếng những người đàn ông đang nói. Giọng họ vang âm cao, như truyền lệnh. Mỗi giây trôi qua đối với tôi như vô tận. Tại sao chúng tôi không đi tiếp được vậy cà?

ĐỨNG LẠI!

 

Bỗng dưng nỗi sợ hãi biến mất, chỉ còn sự sững sờ hoảng loạn, và toàn thân tôi dấy lên sự đau nhói đang tăng mạnh. Đầu tôi va vào những viên gạch và tôi bị bất tỉnh nhân sự.

Khi tôi tỉnh lại, tôi đang nằm ở lề đường, bên ngoài không khí thoáng mát. Trên mình tôi là chiếc áo choàng bằng dạ thô đen Rolf đã cởi ra và đắp cho tôi, còn anh thì đang nắm tay tôi, đôi mắt đẫm lệ, trong khi nhiều người đàn ông mặc quân phục bao quanh chúng tôi. Ôi, thì ra đây là thiên đường ư? Đúng rồi, tạm gọi như thế: chúng tôi đã sang bên kia bức tường. Bình yên vô sự. Anh ấy đã thành công.

Việc trốn thoát của chúng tôi đã khiến nhiều người bàn tán. Mẹ tôi thì nói đến chuyện ấy trong vô số thư mà bà gởi cho tôi, nhiều tháng sau đó. Còn các con của tôi thì sau này chúng được biết rằng khi đã đến đất Mỹ rồi *3/, cuối cùng, ngay khi Rolf thắng xe lại, trên mặt đường còn in dấu bánh xe kéo dài cả hơn sáu thước!

 

Emsie - Bài ghi lại từ một câu chuyện thật- tháilan dịch-

 

GHI CHÚ

*- Eden: vườn địa đàng-

*2/- Volkspolizei : Cảnh sát nhân dân, Đông Đức (1945-1990) - Cảnh sát viên có biệt danh là Vopo.

*3/-Theo Wiki: Checkpoint Charlie

Điểm Kiểm Soát Charlie là một  trong những cửa khẩu bắt buộc của Berlin , vào thời chiến tranh lạnh, để vượt bức tường chia thủ đó của Đức quốc, giữa Đông và Tây Đức. Điểm checkpoint này nằm trên đường Friedrichstraße (= đường Frédéric ), giữa quận Mitte ( lĩnh vực  Xô viết ) và Kreuzberg ( lĩnh vực của Mỹ)-

Có lẽ vậy nên phần cuối bài nói đến đất Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng tôi cùng cười vui vẻ tìm đường ra khỏi cổng chùa Thiên Trù tức “chùa Ngoài” để rồi tiếp tục cuộc hành trình vào chùa Hương Tích tức “chùa Trong”...
Anh nhớ rõ buổi sáng hôm đó, anh đang chăm chú theo dõi viết bài bài thi Dictée Francaise do thầy Trương Thành Khuê đọc, bỗng nhiên ngửi thấy mùi cứt, cả lớp ngẩng đầu nhìn qua bệ cửa sổ thấy có 4 người tù đẩy một chiếc xe có hai thùng phân của nhà lao Phan Rang, theo sau là môt tên lính mang súng và tay cầm roi da. Cả thầy Khuê và các bạn đều nhìn ra cha của anh, một trong 4 người tù ấy. Anh cúi xuống và tiếp tục viêt bài thi. Cuối giờ thi, nước mắt anh hoen ố bài Dictée. Thấy vậy thầy Khuê lấy tờ giấy chậm (buvard), chậm khô bài thi Dictée. Cha của anh cũng là giáo viên, có thời ông là bạn láng giềng thân thiết của thầy Khuê. Đến lúc ra về, các bạn Long Địch Trạnh, Trần Nhât Tân, Trần Văn Thì... đang đứng đợi anh bên ngoài véranda, các bạn đến an ủi và vổ về khích lệ khuyên anh cứ tiếp tục thi.
Hai đứa cùng lớp từ tiểu học. Nhà Quỳnh Lâm ở gần sân vận động. Nhà tôi ở đường Quang Trung, gần trường Chấn Hưng. Hai đứa đến trường Nữ Tiểu Học từ hai hướng khác nhau. Vậy mà vẫn cứ đi vòng, để cùng đến lớp. Hai đứa vẫn thường tắm chung trước khi rời nhà. Quỳnh Lâm mặc mấy áo đầm kiểu trong báo Thằng Bờm, Thiếu Nhi. Ba tôi bảo thủ, cho tôi diện những kiểu đầm xưa lắc, xưa lơ. Có năm, kiểu áo đầm xoáy, tay cụt rất thịnh hành. Chị Thanh Tâm xin Mạ ra tiệm Ly Ly may cho tôi một áo. Nhưng Ba bắt phải cải biên, tức là phải dài quá gối (đâu còn thuộc họ mini jupe nữa đâu), và tay phải dài che cùi chỏ.
Người con gái ngồi bất động như thế đã từ lâu lắm; dễ chừng có cả tiếng đồng hồ rồi. Trời biếc xanh, lác đác những khóm mây bông gòn trắng nõn, biển xanh thẫm phía trước, sóng dạt dào xô nhau vỗ vào ghềnh đá tung bọt trắng xóa dưới chân. Tất cả như cùng cuốn hút nàng vào cái bao la mịt mùng bí mật. Ở một góc nhìn từ bên sườn dốc đá, thấy nàng nhạt nhòa trong nắng như một phần của núi non đã hóa thạch từ ngàn năm trước. Người con gái, như tượng đá, mong hoài một điều không bao giờ xảy ra; một ước mơ không bao giờ thành sự thực; hay nàng đứng chờ trông một người đã mịt mù bóng chim tăm cá?
Ngày Hiền Phụ hay là Ngày Lễ Cha (Father’s Day) rơi vào ngày Chủ Nhật thứ 3, tháng 6 hàng năm tại Hoa Kỳ, được Tổng Thống Lyndon Johnson chính thức công nhận là ngày lễ quốc gia từ năm 1966, sau đó Tổng Thống Nixon ký thành luật, ban hành năm 1972. Theo lịch sử Hoa Ký, vào năm 1909, bà Sonora Smart Dodd lúc đó 27 tuổi, sau khi nghe diễn thuyết về ngày Lễ Mẹ tại đền Spokane tiểu bang Washington, bà nảy sinh ý muốn có một ngày đặc biệt để tôn vinh người cha, vì cha cũng xứng đáng được tôn vinh như mẹ. Tư tưởng này xuất phát từ lòng can đảm, sự hy sinh và tình thương dành cho các con của cha bà là ông William Smart. Vợ chết ngay khi sinh đứa con thứ 6 vào năm 1898, ông William Smart đã ở vậy, một mình nuôi 6 đứa con ở một nông trại miền Đông tiểu bang Washington Hoa Kỳ.
Tình yêu không phải là thứ ngôn ngữ nói ra, mà là ngôn ngữ để giữ kín! Tôi đã chôn kín hình ảnh đẹp nhất một đời người. Bây giờ người con gái năm xưa đang ở đâu, sống ra sao trong vạn nẽo đường trần hệ lụy. Có còn nhớ cơn mưa bong bóng chiều nào nơi hiên ngôi chùa nhỏ? Có còn tìm thấy những cơn mưa bong bóng bên đời? Hay tất cả đã phôi pha, đã trôi theo những giọt mưa bong bóng một thời đã mất?
Sau khi đội chiếc mũ beret đen lên đầu ông Hậu bước ra ngoài, thấy lòng thoải mái hẳn ra, ở trong nhà này toàn là “luật lệ” ăn cơm đúng giờ, đi ngủ đúng giấc, con dâu “kiểm tra” ông từng tí một “Ủa hôm nay sao ba tắm trễ, tắm vào buổi tối dễ bị cảm lạnh đó ba.” Con trai cũng “để ý” ông từng tình huống: -“Tối qua ba thức khuya quá, 12 giờ đêm con dậy đi tiểu thấy phòng ba còn sáng đèn. Ba nên ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe”. Ông có niềm vui với computer lúc đọc báo xem tin tức, xem you tube mọi đề tài, lúc nghe nhạc, lúc vào group trò chuyện với bạn bè gần xa, ngồi với computer cả ngày cũng chưa chán. Thế mà con cũng… phê phán.
Ờ ờ thì số này đây, nhà này đây, lúc trước kia ông đã lên vài lần mà, ông đâu có lầm, mà nay sao thấy là lạ… hình như chúng đã phá bỏ cây hoa bông giấy phía trước, thay vào đó là một hàng rào thưa trống vắng… đúng là số nhà đó mà. Ông săm săm mạnh bạo đẩy cổng… thì bất chợt hai đứa cháu nội, Hiền và Nghĩa, cũng bật tung cánh cổng chạy ùa ra đón ông, vừa đón ông, vừa như chúng ngăn lối vào, mỗi đứa nắm cứng một bên tay ông, giữ lại, miệng lắp bắp: Nội, nội lên Sài Gòn sau không báo tụi con? - Nội, nội đừng vô nhà, bị… bị má con đi vắng!
Thị trấn ấy vô cùng nhỏ bé. Một con đường chính viền hàng cây phong với vài ba ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Từ đó mọc lan ra những con đường nhỏ, quanh co vào những khu xóm thưa người. Vì vậy khu rừng sau nhà là nơi tôi lui tới thường xuyên. Một tấm bảng với hai chữ “Dead End” gắn trên cây cột gỗ chôn ở bìa rừng. Một lối mòn vắt trên cỏ dại, bò quanh co giữa những tàng cây cao và bụi rậm với dây leo chằng chịt. Tôi thường mò mẫm một mình trên lối mòn ấy cho đến khi đám dây leo vắt ngang, chặn mất lối đi và cỏ dại xóa hết lối mòn. Dọc lối mòn quanh co ấy, thỉnh thoảng có một tảng đá nằm trơ trọi giữa cỏ cây rậm rạp, như thể ai đó đặt sẵn chỗ nghỉ chân cho những kẻ rong chơi. Và rải rác đó đây một loài hoa lạ. Loài hoa có bốn cánh mở ra vào ban mai và khép lại khi chiều xuống. Những bông hoa phảng phất mùi quế. Loài hoa lạ lùng dường như chỉ mọc trong cánh rừng ấy
Có lẽ mưa đã đổ xuống thành phố Paris vào lúc ban khuya nên khi tôi choàng tỉnh dậy lúc năm giờ sáng, ra khỏi giường để bước tới cửa sổ vén màn che nhìn ra ngoài thì thấy trời vẫn còn mưa...
Thời gian qua mau trên những trang nhật ký đọc vội dưới ánh sáng hoàng hôn. Những dòng tình cảm của quá khứ sống lại trong từng con chữ...
Đúng vậy, đời này chẳng có con người nào hoàn hảo, mà cũng chẳng có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo, ai cũng có những điểm tốt điểm xấu, miễn sao điểm tốt nhiều hơn điểm xấu, thì coi như... hôn nhân thành công. Câu này đã có ai nói chưa nà, nếu chưa, thì coi như tôi là người... phát minh ra, nghen! Vậy là tôi an tâm, kể chuyện tốt của anh xã mình cho bà con nghe chơi, theo đúng như lời dạy của ông bà mình “tốt khoe xấu che”. Dại gì vạch áo cho người xem lưng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.