Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Phía Tây, Có Phải Là Vườn Eden* Không?

21/07/202423:12:00(Xem: 1635)

iStock-1208191602
Hình Istock.com

 

Berlin, ngày 26 tháng 12, 1964

 

Trước ngày ấy, tôi chưa bao giờ biết sợ. Là nỗi hãi hùng thật sự.

Vào buổi sáng lạnh buốt của tháng mười hai này, trong khi chúng tôi đang chạy xe lên đường dốc Filderstrasse, nỗi lo sợ thấm vào từng mảng thịt của thân thể tôi, đã bị bầm tím vì những miếng gạch được cho là để tránh đạn, khi tôi đang co rúm dưới cái vỏ bọc bằng tôn. Một nỗi lo sợ mạnh hơn cả nỗi buồn vì đã rời xa cha mẹ, anh tôi, bạn bè tôi, mà không được ôm lấy họ, cũng không thể nói rằng tôi yêu họ đến chừng nào.

Nói cho họ biết về dự định điên rồ này ư? Đó là điều không thể, họ sẽ tìm bất kỳ phương cách nào để ngăn cản tôi.

Nỗi lo sợ ấy vượt qua cả tình yêu tôi dành cho Rolf hơn ba năm nay rồi. Nỗi đam mê choáng ngợp, chuyên nhất, dung hợp, đã chịu đựng sự chia ly không cưỡng lại được bởi Bức tường đã được xây đúng vào đêm 12 rạng ngày 13 tháng 8, 1961. Chỉ gần một tháng kể từ khi tôi gặp anh chàng xuất sắc kia, hăng máu mà cũng hơi gàn, làm lu mờ tất cả những kẻ khác.

Nhưng khi chúng tôi đã chọn giải pháp bỏ trốn, nỗi lo sợ hầu như đã chiếm hết tất cả những việc khác, tôi đã không chịu phần thua và quyết định hồi tưởng lại bằng tất cả những tế bào trong cơ thể mình. Bị kẹt cứng trong cái cốp xe hôi hám này, tôi hồi tưởng lại từng hình ảnh những lúc bên nhau, lắng nghe lại từng lời nói, sống lại từng sự vuốt ve, từng hơi thở, từng nụ hôn, để nỗi kinh hoàng qua một bên và chỉ nghĩ đến thời cơ thuận lợi này do định mệnh mang đến.

Thật vậy, từ một năm nay, những cư dân thành phố Berlin phía Tây được phép đến thăm gia đình họ ở khu vực phía Đông vào dịp các lễ lạc cuối năm. Thế nên Rolf qua mừng lễ Giáng Sinh với ông bà ngoại của anh, và nhà họ thì gần nhà gia đình tôi. Nhờ vậy mà anh và tôi đã quên nhau, khi anh ở lại bên nhà họ. Anh ấy hai mươi tuổi, còn tôi thì mười tám. Chúng tôi biết ngay mối liên hệ này sẽ kéo dài suốt đời.

Hai ngày trước, khi anh mới đến, Rolf đã kéo tôi ra riêng để nói rằng anh sẽ tranh thủ cơ hội do ý trời xếp đặt này để mang tôi đi xa, ra khỏi thành phố ngục tù của tôi.

-  Anh thấy ngày càng thật khổ sở, Anna ạ, anh không thể nào tiếp tục sống như thế nữa. Anh rất cần em. Ngay bây giờ.

Kế hoạch của anh ấy thật là hợp lý: anh ấy sẽ giấu tôi phía sau cốp xe Austin-Healey, một chiếc xe dạng rất thấp mà anh vừa mới mua bên Áo và đã tháo kính che gió ra. Chúng tôi chỉ cần đi qua bên dưới rào chắn, trong khi mấy tên cảnh sát nhân dân Vopo*2/ thì bận lo kiểm tra giấy tờ như thường lệ. Rolf đã tính toán nhiều lần, tính đi tính lại, anh lại còn xì bớt hơi các bánh xe: như thế cái xe sẽ không vượt quá 90 cms bề cao. Anh chỉ cần cúi đầu xuống, nhấn mạnh vào cần tăng tốc, thế là chúng tôi sẽ qua bên kia địa phận đất Mỹ! Một "bờ thành" nhỏ làm bằng gạch sẽ bảo vệ tôi khỏi những lằn đạn có thể xảy ra. Và rồi sau đó là tự do...

Nếu như anh thất vọng khi thấy tôi có vẻ hoài nghi, người yêu của tôi không dễ dàng bị thua. Anh lặp đi lặp lại phương án của anh trong từng chi tiết thật nhỏ nhất, cho đến khi tôi chấp nhận thì mới ngừng.



- Rồi gia đình của em thì sao nào? tôi cầu may anh sẽ đổi ý chăng.
- Em cứ tin anh đi, anh ấy trấn an tôi. Cái bức tường ấy rồi sẽ không trụ được lâu đâu!  


Sự việc đã được quyết định: ngày khởi hành sẽ là ngày kia.

Dĩ nhiên là tôi hôm trước đó tôi không hề chợp mắt được.

Kế hoạch quá dễ dàng ấy đáng lý ra phải kích thích sự ngờ vực của tôi chứ. Đằng này là không! Tôi dẹp bỏ nghi ngờ và sự lo âu của mình, và lao tới trước. Cũng giống như chiếc xe mui trần yêng hùng đang vụt nhanh trên con đường lát đá này, rồi bao nhiêu lần xe bị lắc mạnh kêu vang trong cái thân chao đảo của tôi là bấy nhiều lần nhắc nhở cảnh cáo:  " Thật là điên rồ! ",  "Các bạn sẽ bị chúng hạ sát mất thôi!"

Từ gần mười lăm phút, chiếc xe đang tiến tới một cách kiên quyết đến Điểm Kiểm Tra Charlie. Hiện giờ có lẽ chúng tôi đang cách chỗ ấy khoảng chừng vài trăm thước, tôi cảm nhận được điều đó khi thấy Rolf hãm bớt vận tốc lại, như thể anh cố tập trung toàn bộ sức lực trước cuộc xung phong cuối cùng. Rồi chiếc Austin lại chạy với vận tốc bình thường, trước khi ngừng hẳn.

Thế là xong. Chúng tôi đang ở đây, ở chỗ này, và không còn cách nào để trở lui được nữa.

Từ chỗ đang ẩn nấp, tôi nghe tiếng vù vù của động cơ bị nghẹt và tiếng những người đàn ông đang nói. Giọng họ vang âm cao, như truyền lệnh. Mỗi giây trôi qua đối với tôi như vô tận. Tại sao chúng tôi không đi tiếp được vậy cà?

ĐỨNG LẠI!

 

Bỗng dưng nỗi sợ hãi biến mất, chỉ còn sự sững sờ hoảng loạn, và toàn thân tôi dấy lên sự đau nhói đang tăng mạnh. Đầu tôi va vào những viên gạch và tôi bị bất tỉnh nhân sự.

Khi tôi tỉnh lại, tôi đang nằm ở lề đường, bên ngoài không khí thoáng mát. Trên mình tôi là chiếc áo choàng bằng dạ thô đen Rolf đã cởi ra và đắp cho tôi, còn anh thì đang nắm tay tôi, đôi mắt đẫm lệ, trong khi nhiều người đàn ông mặc quân phục bao quanh chúng tôi. Ôi, thì ra đây là thiên đường ư? Đúng rồi, tạm gọi như thế: chúng tôi đã sang bên kia bức tường. Bình yên vô sự. Anh ấy đã thành công.

Việc trốn thoát của chúng tôi đã khiến nhiều người bàn tán. Mẹ tôi thì nói đến chuyện ấy trong vô số thư mà bà gởi cho tôi, nhiều tháng sau đó. Còn các con của tôi thì sau này chúng được biết rằng khi đã đến đất Mỹ rồi *3/, cuối cùng, ngay khi Rolf thắng xe lại, trên mặt đường còn in dấu bánh xe kéo dài cả hơn sáu thước!

 

Emsie - Bài ghi lại từ một câu chuyện thật- tháilan dịch-

 

GHI CHÚ

*- Eden: vườn địa đàng-

*2/- Volkspolizei : Cảnh sát nhân dân, Đông Đức (1945-1990) - Cảnh sát viên có biệt danh là Vopo.

*3/-Theo Wiki: Checkpoint Charlie

Điểm Kiểm Soát Charlie là một  trong những cửa khẩu bắt buộc của Berlin , vào thời chiến tranh lạnh, để vượt bức tường chia thủ đó của Đức quốc, giữa Đông và Tây Đức. Điểm checkpoint này nằm trên đường Friedrichstraße (= đường Frédéric ), giữa quận Mitte ( lĩnh vực  Xô viết ) và Kreuzberg ( lĩnh vực của Mỹ)-

Có lẽ vậy nên phần cuối bài nói đến đất Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà văn Võ Hồng sinh ngày 2/12/1922 (khai sinh ghi 5/5/1921) tại làng Ngân Sơn, quận Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông sớm mồ côi mẹ. Thuở nhở Võ Hồng ng học trường làng, trường phủ Tuy An, trường tỉnh Sông Cầu, rồi trường Collège Quy Nhơn. Năm 1939 khi đang học Đệ Tam, ông cùng bạn bè viết bích báo và ông chọn một trong số những truyện đó gửi cho báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy là tờ báo có nhiều độc giả nhất lúc đó tại Hà Nội.
Bầu trời cuối thu xanh thăm thẳm, cái màu xanh tưởng chừng như bầu trời thông đến tận cùng thế giới. Từng đám mây trắng bồng bềnh, lững lờ trôi, chúng thong dong tự bao đời đời nay giữa trời đất bao la, mặc cho lòng người khúc mắc, mặc cho thế sự điên đảo…
Vô cùng thương tiếc Trung Tá Phi Công Nguyễn Văn Triều
Anh bước vội vào trong toa xe điện. Một chút ăn năn vì anh về muộn. Anh lỡ quên, hôm nay ba mươi Tết! Anh tìm một chỗ ngồi kín đáo và cố thu người sao cho ấm. Anh vụt nhớ, bên nhà giờ này là mồng một Tết. Anh nhớ câu thơ ai viết:“ Đêm xuống bên ni, Ngày lên bên nớ”. Mắt anh đau đáu nhìn ra ngoài trời. Chicago tràn ngập tuyết.
Tuyết! Đấy là cái ám ảnh dai dẳng của tôi trong một thời gian rất dài. Nước tôi không có tuyết, và lẽ dĩ nhiên cũng không có nhiều món đặc trưng khác của Tây, của Tàu, của Châu Phi chẳng hạn, thế nhưng ước mơ của tôi được thấy tuyết tận mắt là tha thiết hơn cả.
Chúng tôi đinh ninh rằng chúng tôi là những người hồi cư sớm nhất, nhưng không phải. Về đến địa hạt Dương Xuân Thượng, chúng tôi biết rằng đã có nhiều gia đình về trước chúng tôi đến cả nửa tháng. Trên con đường núi đưa về chùa, cỏ mọc che cả lối đi. Chú Tâm Mãn đẫn đầu đoàn người hồi cư, có vẻ nóng nảy hơn hơn ai hết.
Nếu một ngày có hai mươi bốn giờ thì trong cơ thể em cũng nhốt đủ hai mươi bốn cái xương sườn. Một ngày kia, có thể gọi là giờ thứ hai mươi lăm, em gặp phải tai nạn làm gãy mất một cái xương sườn. Vào bệnh viện, chụp quang tuyến X và người ta ra tay giải phẫu, thò tay vào chỗ hóc hiểm để bắt tạm cho em một con vít bằng kim loại, hy vọng đôi ba tháng sau em thôi ca cẩm hát hò bản nhạc “chuyện một chiếc cầu đã gãy”.
Thằng bạn kể, khi nó vào thăm Má nó đang ở nursing home, má hỏi: "Mày vừa từ địa ngục về thăm tao đó hả?" Nó vừa dứt tiếng thì trời nổi gió gào, và tối om, và tôi với tên bạn lạc nhau.
Chiều nay, một buổi chiều cuối năm, tôi bắc ghế ra ngồi ngoài hiên, và tuy đây là một ngõ hẻm khi ngẩng lên tôi vẫn thấy được một vài vì sao lấp lánh. - “Những vì sao cuối năm!” – tôi nghĩ vậy. Đồng thời tôi nhận thấy có sự hiện diện của chòm sao thất tinh quen thuộc.
Đang đọc bản tin trên Yahoo News về việc Hoa Kỳ gửi quân tăng cường cho chiến trường Trung Đông, đến đoạn: “…At Fort Bragg, some 3,500 soldiers in the Army’s 82nd Airborne Division were ordered to the Middle East in one of the largest rapid deployments in decades…” bà Phượng thở dài, nhìn chăm chăm vào tấm ảnh của đoàn quân đang di chuyển đến phi cơ quân sự để bị đưa sang Trung Đông.
Có lẽ trong mỗi người Việt chúng ta, ký ức thời thơ ấu thường là những bức tranh sống động nhiều màu sắc, nhất là trong các ngày Tết. Nhắc đến thủa bé, nỗi nhớ trong tôi bỗng trở nên dịu dàng. Hình ảnh ngày nào tuy không rõ nét, nhưng tôi biết ấy là những kỷ niệm đẹp.
Tôi đến thăm anh vào một buổi chiều cuối năm, trong lúc anh ngồi đối diên với tác phẩm phù điêu“Măt Trời Tự Do”-một công trình anh hoàn thành một năm sau khi anh và gia đình đến Mỹ theo diên H.O. Sau khi mời tôi uống với anh một chén trà ấm, anh kể cho tôi nghe “môt góc đời” của anh: - Tôi là lính trận.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.