Hôm nay,  

Nếu đời không có anh

1/2/202413:55:00(View: 2118)
Truyện

old couple 1

Chị Bông vào diễn đàn Cô Gái Việt đọc bài thơ của chị Hoài Mộng mà ngậm ngùi với những lời thơ thương nhớ  người chồng đã khuất mấy năm nay, không có anh cùng uống trà mỗi buổi sớm mai, không có anh cùng đi chùa những ngày rằm ngày lễ lớn, v.v. Trong diễn đàn còn có chị Hiền Thảo vừa mới mất chồng chưa tròn năm. Chị không bán nhà, không về ở chung với con cháu dù tuổi đã số 8, chị vẫn đang ngỡ ngàng tập làm quen sống một mình trong căn nhà rộng đầy ắp kỷ niệm của hai vợ chồng. Không có anh để hai vợ chồng cùng đi dạo trong khu phố những buổi chiều đẹp, đi ăn ở một nhà hàng cả hai cùng ưa thích. Không có anh những buổi tiệc vui  anh chị khiêu vũ bên nhau trong tiếng hát tiếng đàn.
    Ở tuổi già mất đi người chồng người vợ mới thấm thía sự chông chênh cuộc sống.
    Chị Tuyết cùng “xóm” Dallas Texas với chị Bông, chồng chị bệnh suy nhược thần kinh kém ăn kém ngủ, chị vẫn vui và tự an ủi:
    – Bông ơi, dù anh ấy bệnh, ra vào thấy nhau, nói với nhau vài câu là ấm nhà ấm cửa rồi, còn hơn góa bụa, không có anh, sống thui thủi một mình buồn lắm.
    Nhưng chồng chị Tuyết bị suy nhược thần kinh rồi tiến tới bệnh Alzheimer, anh hoàn toàn là con người khác. Bên cạnh chồng nhưng cuộc đời chị vẫn là “Không có anh”, chị không thể chuyện trò, chia sẻ buồn vui với chồng.
    Cảnh đời trớ trêu của chị Tuyết có chồng bên cạnh cũng như không, còn phải vất vả trông nom người chồng bệnh hoạn. Cảnh đời góa phụ của chị Hoài Mộng, chị Hiền Thảo làm chị Bông ngậm ngùi và chợt nhận ra mình đang may mắn, hạnh phúc hơn họ, vẫn đang có anh Bông bên cạnh, chị phải biết gìn giữ trân trọng hạnh phúc này.
    Chị Bông bỗng dạt dào cảm hứng nhất định sẽ viết một truyện ngắn “Nếu dời không có anh”. Đang ngồi trước máy tính chưa biết sẽ viết những kỷ niệm gì lãng mạn nên thơ cho giống người ta thì anh Bông vừa cắt cỏ sân sau mồ hôi nhễ nhại bước vào nhà, nhìn thấy bình hoa trên bàn chị Bông liền rút ra một cành hoa và yểu điệu trao cho anh Bông:
    – Tặng anh đóa hồng này để anh quên đi những mệt nhọc làm vườn, cắt cỏ nha.
    Giọng anh Bông xìu xìu:
    – Tôi chỉ muốn báo cho bà tin buồn là tôi lỡ cắt trụi mấy cây ớt hiểm mới gieo trồng của bà rồi.
    Chị Bông xót xa nhưng cố dịu dàng:
    – Không sao, mai mốt em mua cây khác về trồng.
    Dù đang mệt sau vụ cắt cỏ sân trước và sân sau rộng mênh mông, anh Bông cũng ngạc nhiên sửng sốt:
    – Tôi đã chuẩn bị tinh thần vào nhà thông báo sẽ nghe bà cằn nhằn đay nghiến và cãi nhau với bà suốt buổi chiều nay, mà lạ chưa, hôm nay bà lãng mạn tặng hoa và hiền từ độ lượng bất ngờ. Chắc bà mới nghe thày Pháp Hòa hay thầy Phước Tiến thuyết giảng hả?
    Chị Bông kể lể:
    – Kinh Phật nào mà hiệu nghiệm lẹ vậy anh. Dạo này em đọc tin chồng các chị bạn trên diễn đàn lần lượt qua đời, đọc những bài thơ chị Hoài Mộng tả nỗi cô đơn của người ở lại, em mủi lòng cho các chị và đã hiểu ra em đang có anh là hạnh phúc hơn các chị ấy. Em sẽ viết truyện “Nếu đời không có anh “ để ca ngợi anh, anh sẽ là nhân vật chính của truyện, anh là bóng mát chở che, là huyền thoại cuộc đời em…
    Anh Bông khua tay:
    – Thôi, bà đừng viết về tôi văn hoa, lãng mạn, bay bổng như thế tôi chả hiểu nổi, bà hãy viết những điều thường tình thực tế, mới đúng và sống động.
    Chị Bông mừng rỡ:
    – Ý kiến anh hay đấy, em sẽ suy nghĩ….
    – Dễ ợt. Bà còn suy nghĩ gì nữa. Nếu như tôi chết trước bà. “Nếu đời không có anh”, ai sẽ đổ xăng đầy bình xe cho bà? tôi dám chắc rằng bà chưa hề biết xe bà đang chạy dùng loại xăng gì, bà càng không biết ra cây xăng đổ xăng thế nào dù bà theo tôi đi đổ xăng hàng trăm lần, nhưng lần nào bà cũng ngồi đợi trong xe và nghênh mặt ngắm trời mây xa xăm không hề nhìn thực tế trước mặt tôi đổ xăng.
    Chị Bông trách:
    – Ai bảo mấy chục năm nay anh cứ tài lanh đổ xăng giùm xe em. Mà sao anh đổ xăng nhanh thế, có khi em chưa nghĩ ra một câu thơ anh đã xong rồi. Bởi thế em không biết đổ xăng cũng là tại anh.
    – Còn nữa nè “Nếu đời không có anh”, ai cắt cỏ vườn nhà cho bà. Bảo đảm bà không biết cách nổ máy cắt cỏ luôn.
    Chị Bông chống chế:
    – Em đã thử vài lần mà máy không chịu nổ. Đành thôi.
    Anh Bông lại tiếp:
    – “Nếu đời không có anh”, tôi thề rằng buổi tối bà không dám ra vườn sau một mình vì sợ ma dù buổi tối bà thích ngồi trong nhà hé màn cửa ngắm vườn trong ánh trăng hay trong ánh đèn solar tỏa sáng mơ màng khắp khu vườn.
    Chị Bông không thể chống chế được nữa:
    – Tại em nhát gan mà, vậy có kể thêm “Nếu đời không có anh” ai sẽ chở em đi chơi xa, chạy xe trên những xa lộ đường dài mà em chỉ thích ngồi ngắm cảnh bên đường và không bao giờ dám lái xe không anh?
    – Kể luôn chứ, vụ này mới hấp dẫn, hôm ấy xe đang chạy trên highway đi Houston vào một ngày đầu Xuân với tốc độ 70 mile/ giờ, bỗng bà la toáng lên “Dừng xe lại, dừng xe lại”.Tôi hết hồn tưởng bà có chuyện gì khẩn cấp, hóa ra bà đòi dừng lại để… xuống xe chụp hình với cánh đồng hoa dại rực rỡ bên đường. Bà có mấy tấm hình khoe bạn bè còn tôi suýt đâm xe vào thành cầu. Nếu tai nạn xảy ra thì người ta tưởng là tự tử chứ nào biết tôi ngừng xe gấp cho vợ xuống chụp hình, hái hoa.
    Chị Bông biết lỗi:
    – Em rút kinh nghiệm vụ này rồi.
    Anh Bông vẫn hăng hái tiếp:
    – Còn nhiều vụ khác nữa “Nếu đời không có anh” thì…
    – Thôi, thôi, thế đủ rồi, anh mà kể thêm chắc em viết thành truyện dài nhiều tập “Nếu đời không có anh” luôn đó..
    Chị Bông cảm động nhìn chồng:
    – Bây giờ em sẽ viết truyện này. Các chị ấy tiếc nhớ “ Không có anh”  với những kỷ niệm đẹp như thơ. Còn em chẳng cần tìm kiếm hình ảnh nào lãng mạn của chúng ta, em sẽ viết nếu đời không có anh với tất cả trần trụi đời thường anh vừa kể đó.
    Anh Bông cắm cành hoa hồng vào bình:
    – Trả lại bà cành hoa màu mè lãng mạn không đúng lúc nè. Tôi thích thực tế mà, phải chi bà rót cho tôi uống ly nước lạnh còn đỡ mệt, còn sung sướng hơn.

 

– Nguyễn Thị Thanh Dương

 (Dec. 12, 2023)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mấy người khác đều thay nhau thử bồng nhưng đứa trẻ nhất quyết không chịu và cứ một mực đòi sư Khánh Vân. Sư Khánh Vân gọi chú tiểu Công Sơn lại bế thử thì người ta lại ngạc nhiên thấy đứa nhỏ nín khóc chịu cho bồng. Mọi người đều cười...
Năm tôi lên mười, O Xưa đã trên ba mươi. Ở con đường Nam Giao, thành phố Huế, từ đầu dốc tới cuối dốc, O Xưa đi lên đi xuống hằng ngày giống như một cái bóng, vì hình như O không sống với người. O Xưa sống với ma, người chồng ma của O vô hình, ở đâu đó, trên cây, trong cỏ, trên lá, trong vòm trời, trong bóng mây, O kể lể vậy. Có thể nhìn thấy O Xưa vào buổi sáng, vào giờ công chức đi làm, học sinh đi học và các bà nội trợ Huế ngồi xúm xít bên gánh bún bò ngon nổi tiếng của mụ Dục, bên gánh cơm Hến của mụ Khế, gánh bánh canh từ Nam Phổ của mụ Cau. Buổi trưa, lúc O Xưa đi từ trên con dốc xuống, đầu đội nón thì mấy bà nội trợ đang ngồi lê đôi mách với nhau ở cái quán tre đầu một con hẻm.
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá, vì tháng Hai vẫn là mùa đông, nhiệt độ vẫn ở độ âm dưới zero, tuyết vẫn rơi bao la, vậy tàn đông cái nỗi gì!
Hôm thứ Ba vừa rồi, vợ chồng tôi đến ga NTG đón hai mẹ con người bạn vào chơi trên chuyến tàu Bắc-Nam SE7 dự kiến sẽ đến ga lúc 9h15 AM, Chúng tôi ngồi ở phòng đợi cùng với những hành khách đón tàu xuôi các ga phía Nam...
Tôi đạp xe về nhà với cõi lòng lâng lâng. Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7, 8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát, tiếng hát ngọt ngào của anh đã rót vào trái tim 16 tuổi trăng tròn của tôi những tình cảm bâng khuâng. Anh đi lính, xóm vắng anh, vắng cả những đêm khuya tiếng hát tiếng đàn...
Ở vùng quê người ta vẫn dùng một vài thứ lá như lá vối, lá "ngấy" (không phải lá ngái), lá bò bò, dây lá nhãn lồng (có nơi gọi lá mắm nêm) kiếm từ rừng rẫy về xắt ra, phơi khô trữ từng bao để nấu uống dần thay lá chè (trà). Nước các thứ lá ấy ai cũng dùng được, cả nhà sẽ uống suốt ngày...
Tôi sắp kể một chuyện thật ghê sợ, kể một cách không màu mè. Tôi chẳng mong đợi ai tin chuyện tôi kể cả. Quả vậy, có điên mới mong như vậy, vì chính những giác quan thật của tôi cũng phủ nhận sự hiển nhiên này. Phải.Tôi không điên và chắc chắn là tôi không nằm mơ. Nhưng ngày mai tôi không còn sống, và hôm nay tôi phải cất đi gánh nặng này trong tâm hồn. Mục đích trước mắt của tôi là trình bày một chuỗi các sự việc một cách rõ ràng, ngắn gọn, không bình luận. Bởi hậu quả của nó, những sự việc này đã làm tôi hoảng sợ, đã hành hạ tôi, đã hủy hoại tôi. Sau này có thể ai đó điềm tĩnh hơn, có đầu óc lập luận hơn tôi và không dễ bị kích động như tôi, sẽ hiểu được trường hợp của tôi không có gì khác hơn là luật nhân quả thông thường và rất tự nhiên.
Tuổi học trò là tuổi mang nhiều kỷ niệm khôn nguôi. Chúng ta nghĩ về thuở xa xưa đó như nghĩ về sân đá banh, suối Đốc Học, suối Mu-ri (Maury), thác Nhà Đèn, hồ Piscine, hồ Trung Tâm hay cột đèn ba ngọn, kể cả con chim, con dế, một thứ keo dính chặt trong trí nhớ học trò...
Trực thăng vừa đáp, cánh quạt thổi cát bụi tung mịt trời, cỏ tranh bên dưới ngã rạp, thân dập dềnh như sóng. Thăng nhảy xuống trước tiên, đảo mắt quan sát chung quanh rồi quay người lại giơ tay cho Chinh bám lấy để bước xuống. Cũng chiếc máy truyền tin cũ đeo sau lưng, nhưng hôm nay có vẻ nặng hơn vì gương mặt Chinh đanh lại chứ không nhìn Thăng cười và khẽ gật đầu như những lần đổ bộ trực thăng trước. Chinh mang máy cho Thăng đã ba năm, đeo hạ sĩ gần một năm. Thầy trò đã kề cận, cùng vào sinh ra tử không biết bao nhiêu lần, chưa bao giờ Chinh biểu lộ sợ hãi kể cả những lúc nguy khốn nhất, bị địch vây hãm phải mở đường máu để triệt thoái...
Chiều hôm ấy, một buổi chiều cuối mùa Hè năm 1956, trước cổng trường Võ Tánh Nha Trang, Trọng nhìn theo mái tóc dài thả sau hai bờ vai và tà áo dài trắng, và gọi lớn tên nàng nhưng Thu Nguyệt vẫn lặng lẽ tiếp tục đạp xe đạp, không đáp lại lời kêu gọi của Trọng, ngay cả ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối...
Sau khi đưa được gia quyến sang Tàu, Trần Ích Tắc đã được Nguyên chủ Hốt Tất Liệt cấp một dinh thự tại Ngạc Châu để ở. Nguyên chủ cũng ban cho ông nhiều bổng lộc nên gia đình ông vẫn có một cuộc sống sung túc...
Chị Bông gởi tâm sự cho chị Ngân Bình phụ trách mục “Tình Chàng Ý Thiếp” của một tuần báo. Chị than thở chuyện tình cảm hai vợ chồng già nhà chị lúc nào cũng xung khắc cãi nhau. Ông ấy lát gạch vườn sau chỗ cao chỗ thấp làm chị Bông vấp ngã mấy lần đã không biết điều xin lỗi còn mắng vợ xớn xác. Chị Bông tiết kiệm ngân quỹ gia đình, ở nhà chuyên mặc đồ thừa của con gái thì ông ấy nói quần áo ngắn cũn cỡn, váy màu mè xanh đỏ như bà đồng bóng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.