Tiểu bang Pennsylvania – Thành phố Philadelphia

18/05/202318:43:00(Xem: 774)


hung 2
Chuông Tự Do.



Chuông Tự Do

 

Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ.
        Chúng ta hãy tìm hiểu một chút ít về chiếc chuông này.
      Chuông được treo nhiều năm ở gác chuông trên nóc Tòa Nhà Tiểu Bang (State House) của thành phố Philadelphia. Chuông được sử dụng vào thời đó để triệu tập các nhà lập pháp tới họp ở Quốc Hội hay thông báo cho dân chúng biết trong những buổi họp công cộng. Trong năm 1848, vì sự nổi tiếng của chuông, thành phố đã quyết định đem chuông từ nóc chuông xuống tầng thứ nhất và được đặt trong Phòng Họp Quốc Hội (Assembly Room) trong khoảng 1/4 thế kỷ.
      Sau Thế Chiến Thứ Hai chuông được giao cho Cục Công Viên Quốc Gia (National Park Service) ở Philadelphia quản giữ để công chúng đến xem. Chuông được di chuyển từ “Tòa Nhà Tiểu Bang” tới trung tâm “Quảng Trường Quốc Gia Lịch Sử Độc Lập” vào năm 1976. Năm 2003 người ta xây cho nó một căn nhà riêng biệt rộng rãi và khang trang hơn trước được gọi là “Trung Tâm Chuông Tự Do” (Liberty Bell Center) như ta thấy hiện nay trong Quảng Trường này. Chuông có chu vi 12 feet (3,7 mét), nặng 2.080 lb (900kg).

hung 1
Chuông được đặt tại Nhà Độc Lập năm 1770.
 
Chuông được đặt mua từ công ty London Lester Và Pack (nay là Whitechapel Bell Foundry) ở bên Anh năm 1752. Chuông đã được đem về Philadelphia và bị nứt vành ngay lần rung chuông đầu tiên.
      Sau đó, một chiếc chuông thứ hai tương tự được đặt mua thêm, cùng hãng đúc London Lester Và Pack, với điều kiện trả lại chiếc đầu tiên. Nhưng sau cùng Quốc Hội chấp thuận giữ lại cả hai. Chiếc chuông thứ hai sau đó được bán lại cho nhà thờ Công giáo trong thành phố năm 1828. Chiếc thứ hai này về sau cũng bị hư chảy bởi một vụ hoả hoạn của nhà thờ năm 1884.
      Tiếng rung của chiếc chuông này cũng được nhắc tới trong một bức thư của ông Benjamin Franklin gửi cho ông Chaterine Ray đề ngày 16 tháng 10 năm 1755: Chuông được rung lên để đánh dấu ngày lên ngôi của vua nước Anh George III năm 1760, cũng như rung lên để chào mừng “Bản Tuyên ngôn Độc lập” được công bố ngày 4 tháng 7 năm 1776.
      Trong năm 1799, thủ đô Philadelphia phải dời chuông tới Thành phố Lancaster (Pennsylvania) và lưu lại đây chỉ có một ngày. Chuông cũng được rung lên để mời các vị Đại biểu Quốc Hội đến họp.
      Ta cũng nên biết thêm về một sự kiện lịch sử. Tháng 2 năm 1861, Tổng Thống Abraham Lincoln đã đến “Phòng Họp Quốc Hội” ở Philadelphia để đọc một bài diễn văn nhân dịp trên đường đi đến Washington D.C. nhậm chức. Năm 1865, thi hài Tổng Thống Lincoln sau khi bị ám sát cũng đã được quàn tại “Phòng Họp Quốc Hội” này để dân chúng tới nhìn mặt lần cuối trước khi được đem đi mai táng ở Springfield, Illinois. Do thời gian có hạn, chỉ một số nhỏ người có thể đi ngang qua linh cữu. Tuy vậy, cũng đã có khoảng 120.000 tới 140.000 người toại nguyện. Đoàn người xếp hàng vào thăm viếng không lúc nào dài dưới 3 dặm Anh (4,8 km). Chiếc Chuông Tự Do được đặt ngay trước đầu linh cữu và có hàng chữ “Proclaim Liberty throughout all the land unto all the inhabitants thereof” (Tạm dịch: Tự do phải được rao truyền đến tới tất cả mọi nơi và cho tất cả mọi người).
      Năm 1830, chuông được coi như là biểu tượng của Phong Trào Bãi-Nô (Anti-Slavery) và cũng là lần đầu tiên người ta gọi nó làChuông Tự Do”. Trong năm 1835, Tổng thống Franklin Pierce đến thăm Philadelphia đã tuyên bố chiếc chuông này là biểu tượng cho cuộc Cách mạng và nền Tự do của Hoa Kỳ. Ngoài ra chuông cũng là biểu tượng cho “Tự do” trong thời gian Chiến Tranh Lạnh (Cold War) giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản sau Thế Chiến Thứ Hai.
      Đặc biệt, có những sử gia cho là chuông này đã không rung vào ngày “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập” được công bố và ngay cả ngày công bố bản tuyên ngôn đó cũng không rơi vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 như người dân Hoa Kỳ đã công nhận làm Ngày Quốc Khánh, mà lại là ngày 8 tháng 7 năm 1776.
 
hung 3

Hình ảnh cuộc diễn hành năm 1908 để kỷ niệm
việc di chuyển chuông từ Philadelphia tới
Allentown năm 1777.

 
Cũng có thêm một câu chuyện khá lý thú về chiếc chuông này là vào ngày 11 tháng 9 năm 1777. Trước khi quân Anh tấn công chiếm Philadelphia, thành phố đã phải dùng tất cả chuông để nấu đúc thành súng đạn. Để tránh chiếc Chuông Tự Do bị cùng chung số phận với những chiếc chuông khác, người ta đã di chuyển nó đi “tỵ nạn” tới thành phố Allentown. Chuông được đem trở lại vào tháng 6 năm 1778 sau khi quân Anh rút khỏi thành phố Philadelphia.  
 
Vài sự kiện khác của chuông,
 
Chuông “Tự do” được di chuyển bằng xe lửa đi khắp nơi trên đất Mỹ. Xe lửa đã dừng lại tại nhiều thành phố để mọi người chiêm ngưỡng. Hàng triệu người có cơ hội nhìn thấy nó và cũng có vài triệu người được hôn nó. Nó cũng hiện diện tại những lễ hội hay hội chợ quốc tế như biểu tượng cho Tự do của toàn cầu.
      Trong khoảng thời gian từ năm 1885 đến năm 1915, Chuông Tự Do đã thực hiện 7 chuyến du hành. Có một lần đặc biệt, chuông dừng lại thành phố Biloxi thuộc tiểu bang Mississippi. Ở đây, Tổng Thống của “Liên Minh Miền Nam” (Confederacy) trong chiến tranh Nam-Bắc là Jefferson Davis đã đọc một bài diễn văn tỏ lòng chiêm ngưỡng ý nghĩa của chuông này, kêu gọi sự thống nhất và đoàn kết quốc gia.
      Sau Thế Chiến Thứ Hai, và sau nhiều lần thảo luận tranh cãi, thành phố Philadelphia đã đồng ý chuyển nhượng Chuông Tự Do và Toà Nhà Độc Lập, đồng thời cùng với một số tòa nhà cổ khác trong khu vực, cho Chính Phủ Liên Bang. Quốc Hội Liên Bang chấp thuận năm 1948. Ba năm sau, “Quảng Trường Quốc Gia Lịch Sử Độc Lập” được thành lập và được kết hợp trong việc điều hành những tài sản lịch sử ở đây cùng với cơ quan “Cục Công Viên Quốc Gia”. Ta cũng nên biết thêm, từ ngày đó, ba “blocks” đường được dọn quang để thành lập Quảng Trường Lịch Sử này.
      Sau khi xem chiếc Chuông Tự Do, chúng tôi tới một khu lịch sử khác: Khu kỷ niệm của 13 Tiểu Bang Thuộc Dịa Đầu Tiên gia nhập chính thức Liên Bang Hoa Kỳ sau ngày tuyên bố độc lập.
 
13 Tiểu Bang Thuộc Địa Đầu Tiên
 
Trong khu vực Quảng trường Lịch sử này gồm cả một khu kiến trúc có 13 cột cờ đại diện của những tiểu bang đầu tiên được cắm trước 13 gian phòng nhỏ kế tiếp nhau, không có cửa. Mỗi gian phòng tượng trưng cho một tiểu bang. Trước mỗi gian phòng có một tấm bảng lớn bằng đồng đúc gắn trên nền xi măng, trên đó có ghi vài chi tiết của tiểu bang như: tên tiểu bang, ngày gia nhập liên bang, tên thủ đô dân số tiểu bang lúc gia nhập. Bên trong mỗi phòng có treo một tấm bảng huy hiệu (logo) biểu tượng cho tiểu bang ấy.
      Chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về hoàn cảnh đất nước Hoa Kỳ sau khi giành được độc lập hoàn toàn từ tay người Anh.
      Sau khi “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập” được công bố ngày 4 tháng 7 năm 1776, Vương Quốc Anh liền mở một cuộc chiến với 13 Thuộc Địa Đầu Tiên. Cuộc chiến này được kéo dài từ năm 1776 đến năm 1783. Chung cuộc, cuộc “Chiến Tranh Cách Mạng” của những người dân thuộc địa đã đạt được chiến thắng cuối cùng nhờ sự trợ giúp của nước Phổ, Hoà Lan và đặc biệt là Pháp. Vương Quốc Anh đã phải ký Hiệp Ước Paris 1783 công nhận Hợp Chủng Quốc là một quốc gia độc lập và rút toàn bộ quân đội Anh ra khỏi những thuộc địa cũ này.
      Khi Hợp Chủng Quốc thành hình, quyền hạn thật sự còn nằm trong tay của các Thuộc Địa, chính quyền Trung Ương chỉ được đại diện bởi Quốc Hội gồm những đại biểu của 13 Thuộc Địa gửi tới họp. Quyền hạn của các Thuộc Địa lớn hơn quyền hạn của Trung Ương, như Quốc Hội không có quyền thu thuế mặc dù Quốc Hội có quyền thay mặt các Thuộc Địa tuyên chiến, ký kết các văn bản ngoại giao, bổ nhiệm các đại sứ.
      Càng ngày những nhu cầu về ngoại thương, các thuộc địa nhận thấy cần phải có một chính phủ Trung Ương mạnh nên đã đồng lòng mở một hội nghị để bàn về vấn đề này. Vì lý do đó, bản Hiến Pháp Hoa Kỳ được thành hình và thông qua ngày 17 tháng 9 năm 1789 dựa trên nguyên tắc “Tam quyền phân lập rõ ràng gồm Lập Pháp, Hành Pháp Tư Pháp.
      Những thuộc địa cũ được công nhận chính thức thành tiểu bang do sự xin gia nhập Liên Bang của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ theo thời gian tính sau đây:
 
Delaware                     12-07-1787                   
Pennsylvania                12-12-1787
New Jersey                  12-18-1787           
Georgia                        01-02-1788   
Connecticut                  01-08-1788                   
Massachusetts              02-06-1788
Maryland                      04-28-1788
South Carolina              05-23-1788
New Hampshire            06-21-1788
Virginia                        06-25-1788
New York                      07-26-1788
Carolina                       11-21-1789
Rhode Island                 05-29-1790
 
Rời thành phố Philadelphia vào lúc trời cũng đã xế chiều, chúng tôi lái xe ra xa lộ theo hướng thành phố Atlantic City thuộc Tiểu bang New Jersey và dự định ở lại thành phố ấy qua đêm nay rồi sau đó sẽ quay trở lại Tiểu bang Pennsylvania để tiếp tục cuộc hành trình theo dự định vào sáng sớm ngày mai.
 

– Nguyễn Giụ Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ. Khi một người bị khuyết tật từ thuở ấu thời thì họ có thể phát triển một thứ khả năng kỳ diệu đến mức bất khả tư nghì đề bù đắp lại phần bị mất mát. Người chị Thứ Ba của tôi là điển hình như thế. / It appears to be that people can foster an uncanny capacity to adjust to conditions and circumstances that they may not know about. When a person has a disability since childhood, they can have an incredible ability to compensate for the loss. My Third Sister is such an example.
Không hiểu lý do nào ông bà Hai lấy tên Hụi để đặt cho con mình. Lúc còn nhỏ, Hụi trông khôi ngô sáng sủa lắm. Hụi lại ít bị bệnh hoạn và rất chóng lớn. Năm lên bốn tuổi, Hụi đã lớn kịp anh ruột mình là Hùng, lớn hơn Hụi hai tuổi. Hai anh em cũng ham chơi, cũng nghịch ngợm như bao trẻ con cùng trang lứa trong vùng...
Thật ra, cho đến ngày "tan hàng" khăn gói đi tù, Nhạc chưa có một căn nhà cho vợ con chui ra, chui vào. Là một sĩ quan ở đơn vị tác chiến, anh chẳng có phương tiện gì để làm ra tiền, ngoài một đám lính chỉ biết bóp cò, gài mìn và hô xung phong, khi đụng trận. Với số lương trung úy, cộng thêm một vợ, ba con, được khoảng bốn chục ngàn đồng một tháng, mà tiền để xây hay mua một căn nhà nho nhỏ cũng gần hơn triệu bạc, nên Nhạc cứ khất đi, khất lại hoài, với Hậu...
Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
Buổi sáng thênh thang. Nắng dịu dàng vướng trên những ngọn cây. Được nghỉ hai giờ đầu, thằng bé học trò chạy xe qua Phú Nhuận, thả dài lên Tân Định hóng gió. Sài Gòn sớm mai như cô gái vẫn còn ngái ngủ. Tóc mượt mà đen thẫm trên mặt gối trắng tinh. Thằng bé học trò không biết đi đâu. Một tay cầm chắc tay lái chiếc Honda Dame, tay kia thỉnh thoảng lại đưa lên đẩy cặp mắt kính cận cứ chực tuột xuống. Cặp mắt kính thay đã lâu lắm rồi, bây giờ nhìn mọi thứ đã bắt đầu mờ ảo, nhưng chưa dám xin tiền bố mẹ để thay. Con đường Hai Bà Trưng ngập nắng. Chợt một tấm biển quảng cáo phía trên một cửa tiệm đập vào mắt thằng bé học trò. Và nó sực nhớ đã đến lúc phải khám, phải đo xem mắt có tăng độ hay không rồi. Hai con mắt không cận thị bằng nhau, một bên ba độ rưỡi, một bên hai độ bảy mươi lăm. Và cả hai bên nhìn cuộc sống đều nhòe nhoẹt như nhau.
An lớn lên bên cạnh mẹ từ tấm bé, đến khi có trí khôn hiểu biết em cũng chỉ thấy có mẹ. Em không thắc mắc dù trên khai sinh của em tên cha là vô danh. Một đôi lần hiếm hoi lúc mẹ con gần khít bên nhau, rảnh rang như đi hè, ngồi trên bãi biển, trời cao gió mát, biển mênh mông, An vô tình hỏi mẹ vô danh là gì? Mẹ trả lời là không có tên, rồi mẹ cũng giải thích thêm là, ba đi buôn bán xa, tận ngoài Bắc hay đâu đó, bên tàu bên tây, đi lâu quá là lâu rồi, cũng quên liên lạc về nhà nên phải khai như vậy, đặng con có giấy khai sinh đi học...
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút “điểm sáng vui vẻ” trong những tháng ngày u ám đó...
Gia đình tôi có sáu anh chị em. Trước 1975, bố tôi là một công chức, mẹ tôi nội trợ, cho nên cuộc sống rất thanh bạch. Cả nhà theo Đạo Phật kiểu truyền thống gia đình, giống như nhiều gia đình Việt khác. / My family has six siblings. My life was very simple before 1975 because my father was a civil servant and my mother was a housewife. Like many Vietnamese families, my entire family practices traditional Buddhism....
Căn nhà của cha mẹ tôi dựng trên một khu đất rộng, chung quanh có hàng rào, là những cây chè tàu được cắt ngay hàng thẳng lối, có cổng ra vào được xây cao, có bức tường thành bằng quánh bao bọc...
Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa / Cho lòng già nặng sầu thương / Con đi say tình viễn xứ / Đâu có quên tình cố hương...
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.