Hôm nay,  

Tiểu bang Pennsylvania – Thành phố Philadelphia

18/05/202318:43:00(Xem: 1935)


hung 2
Chuông Tự Do.



Chuông Tự Do

 

Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ.
        Chúng ta hãy tìm hiểu một chút ít về chiếc chuông này.
      Chuông được treo nhiều năm ở gác chuông trên nóc Tòa Nhà Tiểu Bang (State House) của thành phố Philadelphia. Chuông được sử dụng vào thời đó để triệu tập các nhà lập pháp tới họp ở Quốc Hội hay thông báo cho dân chúng biết trong những buổi họp công cộng. Trong năm 1848, vì sự nổi tiếng của chuông, thành phố đã quyết định đem chuông từ nóc chuông xuống tầng thứ nhất và được đặt trong Phòng Họp Quốc Hội (Assembly Room) trong khoảng 1/4 thế kỷ.
      Sau Thế Chiến Thứ Hai chuông được giao cho Cục Công Viên Quốc Gia (National Park Service) ở Philadelphia quản giữ để công chúng đến xem. Chuông được di chuyển từ “Tòa Nhà Tiểu Bang” tới trung tâm “Quảng Trường Quốc Gia Lịch Sử Độc Lập” vào năm 1976. Năm 2003 người ta xây cho nó một căn nhà riêng biệt rộng rãi và khang trang hơn trước được gọi là “Trung Tâm Chuông Tự Do” (Liberty Bell Center) như ta thấy hiện nay trong Quảng Trường này. Chuông có chu vi 12 feet (3,7 mét), nặng 2.080 lb (900kg).

hung 1
Chuông được đặt tại Nhà Độc Lập năm 1770.
 
Chuông được đặt mua từ công ty London Lester Và Pack (nay là Whitechapel Bell Foundry) ở bên Anh năm 1752. Chuông đã được đem về Philadelphia và bị nứt vành ngay lần rung chuông đầu tiên.
      Sau đó, một chiếc chuông thứ hai tương tự được đặt mua thêm, cùng hãng đúc London Lester Và Pack, với điều kiện trả lại chiếc đầu tiên. Nhưng sau cùng Quốc Hội chấp thuận giữ lại cả hai. Chiếc chuông thứ hai sau đó được bán lại cho nhà thờ Công giáo trong thành phố năm 1828. Chiếc thứ hai này về sau cũng bị hư chảy bởi một vụ hoả hoạn của nhà thờ năm 1884.
      Tiếng rung của chiếc chuông này cũng được nhắc tới trong một bức thư của ông Benjamin Franklin gửi cho ông Chaterine Ray đề ngày 16 tháng 10 năm 1755: Chuông được rung lên để đánh dấu ngày lên ngôi của vua nước Anh George III năm 1760, cũng như rung lên để chào mừng “Bản Tuyên ngôn Độc lập” được công bố ngày 4 tháng 7 năm 1776.
      Trong năm 1799, thủ đô Philadelphia phải dời chuông tới Thành phố Lancaster (Pennsylvania) và lưu lại đây chỉ có một ngày. Chuông cũng được rung lên để mời các vị Đại biểu Quốc Hội đến họp.
      Ta cũng nên biết thêm về một sự kiện lịch sử. Tháng 2 năm 1861, Tổng Thống Abraham Lincoln đã đến “Phòng Họp Quốc Hội” ở Philadelphia để đọc một bài diễn văn nhân dịp trên đường đi đến Washington D.C. nhậm chức. Năm 1865, thi hài Tổng Thống Lincoln sau khi bị ám sát cũng đã được quàn tại “Phòng Họp Quốc Hội” này để dân chúng tới nhìn mặt lần cuối trước khi được đem đi mai táng ở Springfield, Illinois. Do thời gian có hạn, chỉ một số nhỏ người có thể đi ngang qua linh cữu. Tuy vậy, cũng đã có khoảng 120.000 tới 140.000 người toại nguyện. Đoàn người xếp hàng vào thăm viếng không lúc nào dài dưới 3 dặm Anh (4,8 km). Chiếc Chuông Tự Do được đặt ngay trước đầu linh cữu và có hàng chữ “Proclaim Liberty throughout all the land unto all the inhabitants thereof” (Tạm dịch: Tự do phải được rao truyền đến tới tất cả mọi nơi và cho tất cả mọi người).
      Năm 1830, chuông được coi như là biểu tượng của Phong Trào Bãi-Nô (Anti-Slavery) và cũng là lần đầu tiên người ta gọi nó làChuông Tự Do”. Trong năm 1835, Tổng thống Franklin Pierce đến thăm Philadelphia đã tuyên bố chiếc chuông này là biểu tượng cho cuộc Cách mạng và nền Tự do của Hoa Kỳ. Ngoài ra chuông cũng là biểu tượng cho “Tự do” trong thời gian Chiến Tranh Lạnh (Cold War) giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản sau Thế Chiến Thứ Hai.
      Đặc biệt, có những sử gia cho là chuông này đã không rung vào ngày “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập” được công bố và ngay cả ngày công bố bản tuyên ngôn đó cũng không rơi vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 như người dân Hoa Kỳ đã công nhận làm Ngày Quốc Khánh, mà lại là ngày 8 tháng 7 năm 1776.
 
hung 3

Hình ảnh cuộc diễn hành năm 1908 để kỷ niệm
việc di chuyển chuông từ Philadelphia tới
Allentown năm 1777.

 
Cũng có thêm một câu chuyện khá lý thú về chiếc chuông này là vào ngày 11 tháng 9 năm 1777. Trước khi quân Anh tấn công chiếm Philadelphia, thành phố đã phải dùng tất cả chuông để nấu đúc thành súng đạn. Để tránh chiếc Chuông Tự Do bị cùng chung số phận với những chiếc chuông khác, người ta đã di chuyển nó đi “tỵ nạn” tới thành phố Allentown. Chuông được đem trở lại vào tháng 6 năm 1778 sau khi quân Anh rút khỏi thành phố Philadelphia.  
 
Vài sự kiện khác của chuông,
 
Chuông “Tự do” được di chuyển bằng xe lửa đi khắp nơi trên đất Mỹ. Xe lửa đã dừng lại tại nhiều thành phố để mọi người chiêm ngưỡng. Hàng triệu người có cơ hội nhìn thấy nó và cũng có vài triệu người được hôn nó. Nó cũng hiện diện tại những lễ hội hay hội chợ quốc tế như biểu tượng cho Tự do của toàn cầu.
      Trong khoảng thời gian từ năm 1885 đến năm 1915, Chuông Tự Do đã thực hiện 7 chuyến du hành. Có một lần đặc biệt, chuông dừng lại thành phố Biloxi thuộc tiểu bang Mississippi. Ở đây, Tổng Thống của “Liên Minh Miền Nam” (Confederacy) trong chiến tranh Nam-Bắc là Jefferson Davis đã đọc một bài diễn văn tỏ lòng chiêm ngưỡng ý nghĩa của chuông này, kêu gọi sự thống nhất và đoàn kết quốc gia.
      Sau Thế Chiến Thứ Hai, và sau nhiều lần thảo luận tranh cãi, thành phố Philadelphia đã đồng ý chuyển nhượng Chuông Tự Do và Toà Nhà Độc Lập, đồng thời cùng với một số tòa nhà cổ khác trong khu vực, cho Chính Phủ Liên Bang. Quốc Hội Liên Bang chấp thuận năm 1948. Ba năm sau, “Quảng Trường Quốc Gia Lịch Sử Độc Lập” được thành lập và được kết hợp trong việc điều hành những tài sản lịch sử ở đây cùng với cơ quan “Cục Công Viên Quốc Gia”. Ta cũng nên biết thêm, từ ngày đó, ba “blocks” đường được dọn quang để thành lập Quảng Trường Lịch Sử này.
      Sau khi xem chiếc Chuông Tự Do, chúng tôi tới một khu lịch sử khác: Khu kỷ niệm của 13 Tiểu Bang Thuộc Dịa Đầu Tiên gia nhập chính thức Liên Bang Hoa Kỳ sau ngày tuyên bố độc lập.
 
13 Tiểu Bang Thuộc Địa Đầu Tiên
 
Trong khu vực Quảng trường Lịch sử này gồm cả một khu kiến trúc có 13 cột cờ đại diện của những tiểu bang đầu tiên được cắm trước 13 gian phòng nhỏ kế tiếp nhau, không có cửa. Mỗi gian phòng tượng trưng cho một tiểu bang. Trước mỗi gian phòng có một tấm bảng lớn bằng đồng đúc gắn trên nền xi măng, trên đó có ghi vài chi tiết của tiểu bang như: tên tiểu bang, ngày gia nhập liên bang, tên thủ đô dân số tiểu bang lúc gia nhập. Bên trong mỗi phòng có treo một tấm bảng huy hiệu (logo) biểu tượng cho tiểu bang ấy.
      Chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về hoàn cảnh đất nước Hoa Kỳ sau khi giành được độc lập hoàn toàn từ tay người Anh.
      Sau khi “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập” được công bố ngày 4 tháng 7 năm 1776, Vương Quốc Anh liền mở một cuộc chiến với 13 Thuộc Địa Đầu Tiên. Cuộc chiến này được kéo dài từ năm 1776 đến năm 1783. Chung cuộc, cuộc “Chiến Tranh Cách Mạng” của những người dân thuộc địa đã đạt được chiến thắng cuối cùng nhờ sự trợ giúp của nước Phổ, Hoà Lan và đặc biệt là Pháp. Vương Quốc Anh đã phải ký Hiệp Ước Paris 1783 công nhận Hợp Chủng Quốc là một quốc gia độc lập và rút toàn bộ quân đội Anh ra khỏi những thuộc địa cũ này.
      Khi Hợp Chủng Quốc thành hình, quyền hạn thật sự còn nằm trong tay của các Thuộc Địa, chính quyền Trung Ương chỉ được đại diện bởi Quốc Hội gồm những đại biểu của 13 Thuộc Địa gửi tới họp. Quyền hạn của các Thuộc Địa lớn hơn quyền hạn của Trung Ương, như Quốc Hội không có quyền thu thuế mặc dù Quốc Hội có quyền thay mặt các Thuộc Địa tuyên chiến, ký kết các văn bản ngoại giao, bổ nhiệm các đại sứ.
      Càng ngày những nhu cầu về ngoại thương, các thuộc địa nhận thấy cần phải có một chính phủ Trung Ương mạnh nên đã đồng lòng mở một hội nghị để bàn về vấn đề này. Vì lý do đó, bản Hiến Pháp Hoa Kỳ được thành hình và thông qua ngày 17 tháng 9 năm 1789 dựa trên nguyên tắc “Tam quyền phân lập rõ ràng gồm Lập Pháp, Hành Pháp Tư Pháp.
      Những thuộc địa cũ được công nhận chính thức thành tiểu bang do sự xin gia nhập Liên Bang của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ theo thời gian tính sau đây:
 
Delaware                     12-07-1787                   
Pennsylvania                12-12-1787
New Jersey                  12-18-1787           
Georgia                        01-02-1788   
Connecticut                  01-08-1788                   
Massachusetts              02-06-1788
Maryland                      04-28-1788
South Carolina              05-23-1788
New Hampshire            06-21-1788
Virginia                        06-25-1788
New York                      07-26-1788
Carolina                       11-21-1789
Rhode Island                 05-29-1790
 
Rời thành phố Philadelphia vào lúc trời cũng đã xế chiều, chúng tôi lái xe ra xa lộ theo hướng thành phố Atlantic City thuộc Tiểu bang New Jersey và dự định ở lại thành phố ấy qua đêm nay rồi sau đó sẽ quay trở lại Tiểu bang Pennsylvania để tiếp tục cuộc hành trình theo dự định vào sáng sớm ngày mai.
 

– Nguyễn Giụ Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy. Anh nói với chị: Em à, cũng hai năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè...
Lần này, 2023, tôi chọn đi xem Tuy Hòa (Phú Yên) và Qui Nhơn (Bình Định) hai thành phố nhỏ, không mấy nổi tiếng với hy vọng nhìn thấy, cuộc sống tỉnh lẽ vẫn còn đằm thắm hiền hòa, chưa huyên náo chật chội như Hội An, nơi mỗi ngày có cả chục chuyến xe buýt thả nườm nượp khách du lịch xuống bến...
Những ngày cận tết trời Sài Gòn se se lạnh. Cái lạnh mang theo chút nắng hanh làm đẹp hơn bao chiếc áo len buổi sáng những con đường. Khóa học cuối năm chấm dứt bằng đêm văn nghệ toàn trường của đại học sư phạm...
Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết...
Hôm rồi, gia đình chúng tôi bảy người, có đặt bàn tại nhà hàng The Keg (the steak house and bar nổi tiếng ở Canada ) lúc 7.30 pm. Gần tới giờ, chúng tôi phone hỏi nếu chúng tôi đến 7pm được không, họ trả lời ok, và chúng tôi liền chạy xe đến, có mặt trước 15 phút...
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
Đầu tháng 12, nhân dịp vợ chồng người bạn sang Pháp du lịch, chúng tôi hẹn hò nhau, rong chơi Paris vài ngày. Khi cả nhóm đang đi dạo, cười nói xôn xao, điện thoại của tôi reo. Nhìn vào màn hình nhỏ, thấy tên Manager của tôi. Tôi nhíu mày, mình đang nghỉ phép, bà ấy gọi làm gì...
Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là Phở. Mùi Phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở thì nơi đấy có Phở...
Trước đây, trong một bài viết, tôi có nói về mùa đông Canada nói chung và tại thành phố Edmonton của tôi nói riêng, bắt đầu từ tháng mười một cho đến tháng hai năm sau. Nhưng tháng mười một chỉ là cái lạnh đầu đông nên không thấm thía gì với dân Cà Na Điên, tháng mười hai cuối năm bận rộn cho những ngày lễ nên cũng chóng qua, tháng hai thì chỉ có …28 ngày ngắn ngủi, lại vào dịp Tết âm lịch và Valentine ấm áp trái tim, thành ra đối với tôi, mùa đông thực sự chỉ có …tháng một mà thôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.