Hôm nay,  

Hình hài hư hao

03/12/202213:18:00(Xem: 2899)



Cổng chính chùa KL 1
Cổng chính Chùa Khánh Lâm.

 

Nhân chuyến về thăm ba má bệnh, tôi ghé thăm ngôi chùa xưa ở chốn làng quê ngày trước. Dân quanh vùng xưa nay quen gọi tên thông dụng là Bàu Lương, chẳng có mấy ai gọi tên chữ Khánh Lâm.

Chùa được tổ Toàn Tín khai sơn vào năm Tân Sửu đời Cảnh Hưng 1781, năm 1941 được vua Bảo Đại sắc tứ và đến 1952 thì Pháp dội bom phá hủy hoàn toàn. Năm 1955 hòa thượng Tấm Ấn từ tổ đình Hưng Khánh đứng ra tái thiết lại.

 

Kể từ đó tồn tại cho đến năm 2001 với dáng vóc cổ tự rất đẹp và hài hòa giữa chốn đồng quê. Chùa gồm chánh điện, hai dải đông và tây lang, phía sau là nhà trù, sân cát (giếng trời) ở giữa có trồng cây ngọc lan thơm ngát. Chùa lợp mái ngói âm dương, đầu những máng xối gắn những con cá hoa long, mỗi khi trời mưa nước từ miệng các con cá tuôn ra xối xả trắng cả những giấc mơ. Trước chùa là một cánh đồng xanh ngắt, những bầy cò trắng chao lượn làm cho cảnh vật đẹp đến nao lòng và thanh bình không sao tả nổi. Năm 2001 thì chùa bị phá để xây mới, với vốn tiền ít ỏi nên thiết kế và chất lượng công trình thật tệ, vừa xấu vừa kém chất lượng. Tất cả những hình ảnh cũ của chùa bị phá bỏ, điều này làm đau lòng rất nhiều những Phật tử gần xa quanh vùng.

 

Tôi đến viếng chùa vào một buổi chiều của tháng mười, nhìn vườn chùa hoang phế cỏ dại mọc cao đến bụng, chùa mới xây lại đã xuống cấp trầm trọng, nước dột hoen ố tứ tung, nhện giăng mắc khắp nơi, bụi bặm rác rưới tùm lum. Bàn thờ Phật cũng bụi bặm trông buồn làm sao! Mấy năm nay vị thầy đương trụ trì khắc khẩu và xung đột với các Phật tử quanh vùng làm cho số người đến chùa càng ngày càng ít đi.

Tháp tổ dòng Lâm Tế đời 40 1
Tháp Tổ dòng Lâm Tế đời thứ 40.

 

Tôi vào lễ Phật mà lòng thấy ngậm ngùi thê thiết. Tôi vạch cỏ đi dạo vườn chùa thấy còn hai cổ tháp của tổ đời thứ 40 và 41, có lẽ hai cổ tháp này là những di vật còn nguyên vẹn chưa bị tàn phá bởi bàn tay con người, duy dấu ấn thời gian thì không thể nào khác được, rêu phong phủ kín, cỏ dại ngập đầu. Chùi sơ tấm bia ở một cố tháp tôi còn đọc được dòng chữ: “Lâm Tế tứ thập nhất thế sắc tứ Khánh Lâm trụ trì Thiện Nguyên xà lê bảo tháp” (thật sự thì có sự trợ giúp của bạn bè chứ vốn chữ Hán của tôi chỉ còn đọc được lõm bõm: “Lâm Tế tứ thập nhất thế”). Tôi ngẩn ngơ trước bảo tháp của các tổ, lòng bùi ngùi tưởng nhớ dĩ vãng xa xưa, nhìn cảnh vật và con người hiện tại thì thấy buồn vô hạn. Lững thững nhổ cỏ dại và bẻ bỏ những cây dại mọc các kẽ quanh tháp. Tháp đối diện bên kia thì bia ghi: Lâm tế tứ thập thế… Hai ngôi bảo tháp nằm hai bên chánh điện với những trụ biểu đắp nổi búp sen, lân; Bình phong thì đắp nổi rùa chở cuốn thư… Vòng ra ngoài cổng mới mở, tôi đi xem cổng chính bị khóa đã lâu, dây thép ràng kỹ đã hoen rỉ. Ngày xưa trước mặt chùa là cánh đồng xanh ngắt, giờ bị những đại gia hãng đá granite xây xưởng lấn sát cổng chùa. Con đường mòn trước chùa hầm hố ao tù nước đọng và rác rưới dơ dáy. Cả chánh điện và cổng chùa bí bách đối diện với bức tường cao nghễu nghện của xưởng đá granite. Chùa xưa đã mất hình hài, mất cả khung cảnh thiên nhiên thuở ban đầu, dẫu biết thế gian vô thường, sự thay đổi biến dịch trong từng phút giây, nhưng ở đây sự can thiệp thô bạo của con người đã phá hủy những hình bóng thân thương của một thời.

Cổ tháp chùa KL 1
Cổ tháp.

 

Bảng hiệu Khánh Lâm tự còn nguyên trên cổng chính nhưng giờ chỉ có lưng nhà máy đá Granite nhìn, con đường mòn trước chùa giờ cũng quạnh quẽ hoang vu, chẳng còn ai đi qua lối cũ. Hình hài ngôi chùa sắc tứ xưa giờ đã biến mất, chỉ còn hai ngôi tháp cổ may mắn chưa bị xâm hại nhưng không biết trong thời gian tới liệu có còn nguyên vẹn. Xứ mình giờ hai chữ trùng tu hay tu bổ là đồng nghĩa với làm mới di tích, một sự phá hoại đầy vô minh mà cứ ngỡ mình đang giữ gìn bản sắc. Có rất nhiều di tích cổ, tượng cổ sau khi trùng tu khiến người ta cứ liên tưởng đến những cô gái đi sửa nhan sắc.

 

Chùa xưa đã mất hình hài, chuyện xưa đã trở thành dĩ vãng, hồn xưa giờ trôi dạt phương nào?

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Đồ Bàn thành, 10/22)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng.
Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà...
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.