Hôm nay,  

Vui buồn World Cup

02/12/202220:18:00(Xem: 2651)
Tùy bút

worldcup


Khi tôi viết bài này thì giải World Cup Qatar 2022 đang vào đoạn cuối hồi hộp căng thẳng. Dù chưa kết thúc, nhưng biết bao cảm xúc buồn vui đã đến với người hâm mộ (cũng như các cầu thủ) qua từng trận đấu. Tôi xin viết lại những chuyện bên lề xung quanh World Cup của tôi.

 

Canada là xứ sở di dân, nên World Cup nào trong xóm tôi cũng có nhiều nhà treo cờ các quốc gia. Đối diện góc đường nhà tôi là cờ Mexico, cuối xóm có cờ Hàn Quốc, lưng chừng khu hồ nước có cờ Spain, đặc biệt ở đầu xóm là một dòng họ Croatia liền nhau 4-5 căn, không những họ treo cờ ô trắng đỏ Croatia mà cả gia đình, từ đàn ông cho đến phụ nữ, kể cả mấy đứa nhóc tì còn mang tã đều mặc áo thun đội tuyển Croatia, làm rực rỡ chói sáng cả khu phố. Tôi nhìn họ mà vui lây, và có chút ngậm ngùi, biết bao giờ mới được treo cờ vàng ba sọc đỏ ủng hộ đội bóng quê hương? Tuy nhiên tôi cũng được an ủi khi năm nay Canada có mặt ở Qatar nên tôi cũng được treo cờ Canada, dù sao có vẫn còn hơn không.

 

Ngoại trừ những người không quan tâm, còn với dân yêu thích World Cup thì mỗi ngày là một ngày hứng thú, đợi mong. Có buổi sáng sớm tôi đang say giấc nồng đã nghe ông xã lục đục dưới lầu, pha cafe nướng bánh mì chuẩn bị xem trận đầu tiên trong ngày trước khi đi làm. Tôi còn đang uể oải lưỡng lự (vì chúng tôi có thâu lại trên Tivi, để lúc rảnh rỗi có thể xem sau) thì có tin nhắn nhấp nháy trên iPhone, đó là của anh bạn bên Mỹ, ngày xưa chung trại tỵ nạn mà chúng tôi đã từng rủ nhau đi xem tại trại mùa World Cup Italy 1990. Anh ấy nhắn: “Dậy xem đá banh Loan ơi!” Tôi chưa kịp trả lời thì lại có một tin nhắn mới, là anh bạn bên Úc, ngày xưa cũng trong nhóm “cá độ” từ trại, nhắc tôi đừng lỡ trận hay, còn nhỏ bạn học cũ bên Việt Nam cập nhật từng giây từng phút trên Facebook của nó, làm sao tôi có thể an tâm tiếp tục giấc ngủ?

 

Nói nào ngay, bà chị Cả của tôi bên Texas tuổi không còn... trẻ mà cũng sốt ruột từng ngày đấy thôi. Ngày đầu tiên đội Mỹ ra quân đấu với đội Wales, chị ấy có hẹn đi bác sĩ nên không thể xem được. Lúc ngồi chờ tại văn phòng bác sĩ chị ấy nôn nao, phone tôi:

 

– Kết quả sao rồi?

 

– Đang huề 1-1 chị ơi!

 

Tôi nghe tiếng chị thở dài thất vọng, liền hỏi:

 

– Chị lo đội Wales thắng hả?

 

– Đâu có, tao mong cho Mỹ thua đó chớ!

 

Ủa, gì mà ngược đời vậy trời? Công dân Mỹ mà hổng ủng hộ đội nhà là sao!

 

– Dân Mỹ có mấy ai mê bóng đá đâu, đội Mỹ thắng cũng... uổng, thà để cho các đội mà cả dân tộc cả đất nước thổn thức, reo hò khi thắng trận cho xứng đáng.

 

Ừ hen, chị nói cũng có lý, vậy khi nào Canada đấu, em cũng sẽ ủng hộ đội... đối phương.

Thực ra kể từ World Cup năm nay, tôi đã thề với lòng, sẽ xem với tinh thần vô tư khách quan. Bởi vì kinh nghiệm của những mùa trước: hễ tôi ủng hộ đội nào là đội đó... thua tơi tả, hễ tôi theo ai thì người đó... rớt đài. Đó là chưa kể "cái miệng ăn mắm ăn muối" nói mấy chuyện xui xẻo là trúng phóc, nên tôi im lặng cho yên lành.

 

Kỳ này, tôi chọn kiểu xem mới, đó là kiểu "gió chiều nào theo chiều đó", tức là khi trận đấu bắt đầu, xem đội nào hùng hổ tấn công, ghi bàn trước thì theo ủng hộ, vậy mà tôi vẫn bị Argentina và Germany cho té vỡ mặt khi bị đội yếu thế hơn thắng ngược, đau hơn bị bò đá.

 

Hổng biết những người khác xem World Cup thế nào, chứ tôi còn phải lo chuyện cơm nước nhà cửa (chả lẽ đi order take out suốt một tháng trời, coi sao đặng?), không thể ngồi dán mắt vào chiếc Tivi như khi xưa rảnh rang bên Việt Nam. Nay tôi vừa xem vừa làm việc nhà, như luộc miếng rau, kho nồi thịt, nấu nồi cơm, nói chung là cứ chạy ra chạy vào từ nhà bếp ra phòng khách như con thoi.

 

Mà kỳ lạ nghen, hễ tôi có mặt thì không có trái banh nào lọt lưới, mà hễ tôi vừa bước ra bếp lấy ly nước, dĩa trái cây, hoặc thăm chừng cơm nước, thì y như rằng ở ngoài này có bàn thắng. (Hình như chúng... kỵ rơ tôi thì phải?) Tôi chỉ được xem phút ghi bàn khi tivi chiếu lại mà thôi. Tôi đã thử vài lần, ngồi xem lâu hơn bình thường, cũng chẳng có tỉ số nào, ông xã bèn bảo tôi thử đi ra bếp lấy snacks xem sao, và lại xảy ra... y chang, tức là có bàn thắng!

 

Lần khác, tôi quyết chí ngồi xem nguyên vẹn một trận đấu, các món ăn vặt và nước uống đã chuẩn bị sẵn trên bàn, cơm nước đã order xong xuôi, tôi chỉ việc toàn tâm toàn ý theo dõi bóng đá, và kết quả trận đó là tỉ số hòa 0-0!

 

Mà thôi, khi quả bóng lăn thì chuyện gì cũng có thể xảy ra, miễn sao chúng ta được thưởng thức những bữa tiệc buffet bóng đá đầy đủ cảm xúc. Sự kiện bốn năm mới có một lần, các trận đấu mang trọng trách quốc gia, là thể diện của dân tộc, nên ý nghĩa vô cùng quan trong. Bởi vậy người ta mới book vé bay qua tận nơi để ủng hộ đội nhà, để khóc để cười cuồng điên theo từng khoảnh khắc trên sân cỏ. Người xem qua Tivi cũng hò hét không kém những người trên đấu trường. Ông xã tôi đã làm sẵn schedules ở chỗ làm (chàng là boss nên tự book hai ngày 17-18 tháng 12 nghỉ để xem trọn vẹn hai trận chung kết). Còn tôi, năm nay dưới Christmas Tree nhà tôi trống trơn, không có một gói quà nào, vì tôi... bận xem bóng đá mỗi ngày, xem xong còn phải tất bật dọn dẹp nhà cửa rồi chạy đi làm, chẳng còn thời gian và tâm trí đi shopping. Tôi đã quyết định năm nay tặng quà Giáng Sinh bằng... tiền mặt cho đỡ nhức đầu, ai chịu thì chịu, hổng chịu thì... ráng chịu!

 

Đâu phải tự dưng mà một màn quảng cáo World Cup của hãng Adidas có một slogan: “When football is everything, Impossible is nothing”, và có câu chuyện dzui:

 

Hai cha con trên đường đi xem một trận đấu World Cup 2022, gần tới sân thì ông bố chợt nhớ là đã để quên vé ở nhà, nên sai con trai chạy nhanh về nhà lấy. Cậu bé về tới nhà thì nghe tiếng mẹ và một người đàn ông lạ trong phòng ngủ. Cậu vội cầm tấm vé rồi chạy ra sân bóng thì thầm với bố, vừa thở không ra hơi vừa lắp bắp thông báo với bố rằng mẹ có bồ. Ông bố thở phào: “Mày làm bố hết cả hồn, bố cứ tưởng mày không tìm thấy vé cơ chứ!”

 

Dĩ nhiên đó chỉ là câu chuyện giải trí, nhưng những “fan cuồng” cũng thấy mình ở trong đó: khi xem World Cup thì các chuyện khác... tính sau.

 

Chuyện bên lề linh tinh còn dài, tôi có thể viết cả đêm nhưng tôi phải đi ngủ để sáng mai tiếp tục vui buồn theo quả bóng xứ Qatar. (Trời còn có bữa sao quên mọc/ Tôi chẳng ngày nào bỏ... WorldCup).

 

Chẳng bao lâu nữa World Cup sẽ khép lại, còn nhiều bất ngờ thú vị. Ai buồn ai vui, ai thất vọng nhảy cầu tự tử, ai hớn hở thắng cá độ là chuyện của họ. Với tôi, đội nào giành chức vô địch cũng xứng đáng vì tất cả các đội đã cố gắng hết tài năng sức lực, và chúng ta đều hiểu, trong bất cứ cuộc thi đấu nào, chiến thắng vinh quang luôn có sự góp mặt của “thần may mắn”.

 

– Kim Loan

Edmonton, Tháng 12/2022

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng chuông chùa đòng vọng, vang xa trong không gian buốt lạnh của một chiều cuối Đông khiến quang cảnh quanh chùa trông thật tịch liêu. Mặt trời nghiêng về phía quê xưa. Những tia nắng mong manh nhẹ nhàng ve vuốt từng phiến đá gầy trước sân chùa.
Đăng lại nhớ chuyện con chó bơi qua sông trong một truyện ngắn của sư Giới Đức. Con chó ở chùa nghe chuông, ăn cơm chay, quanh năm quấn quýt với thầy. Một hôm kia nó nghe mùi thịt nướng bên kia sông nên bơi qua bên ấy, bơi đến giữa giòng thì nghe tiếng sư phụ gọi nên bơi quay về, gần tới bờ thì lại thèm mùi thịt nướng nên lại bơi ngược qua sông, cứ như thế nó bơi qua bơi lại đến khi kiệt sức thì chết đuối giữa giòng.
Tôi vẫn tin rằng tương lai một dân tộc, một đất nước sẽ khá hơn khi những công dân trẻ tuổi đặt câu hỏi này cho bản thân. Bởi vì những bạn trẻ đã tự vấn như vậy sẽ không để cho cuộc sống quí giá của mình trở nên lãng phí.
Khi nó mở mắt tỉnh dậy thì có cảm giác cả thân mình nó bị lôi ngược. Nó cố vùng vẫy nhưng cái đuôi có sợi dây buộc. Nó nhướng mắt nhìn về sau thì thấy hai con tàu màu xanh với những sọc đỏ chạy dọc hai bên lườn đang kéo nó ra khơi. Muosa cũng được hai con tàu khác lôi ngược ra xa. Khi cả thân mình to lớn của nó vẫy vùng dễ dàng trong làn nước biển thì sợi dây buộc ở đuôi được tháo ra. Nó ngoái đầu lại kêu “hoop hoop hoop” liên hồi. Nó không biết nói tiếng của loài người, nó cảm ơn những con tàu đã kéo nó về biển sâu bằng âm thanh của nó.
Vốn đã đóng góp nhiều cho một số tổ chức thiện nguyện hàng năm, đặc biệt là tổ chức "Raise Hope for Congo"(Phi Châu), trong đại dịch Aaron Rodgers đã trích một triệu đồng từ tiền túi của mình để giúp đỡ cho 80 cơ sở thương mại ở sinh quán của anh, thành phố nhỏ Chico ở miền Bắc California.
Vẫn như có sẵn định mệnh cho từng người, không ai chọn lựa được đâu! Ai mà biết được mình sẽ chết vì cái gì, chết lúc nào và chết ra sao? Có lẽ vì đã chứng kiến quá nhiều người chết nên Ái có một cách nghĩ cho riêng mình. Đó là làm việc bằng tinh thần của một người lính. Giường bệnh là chiến trận. Người lính chỉ có một con đường là chiến đấu.
Ngoài sân tuyết lất phất bay, tôn tượng bổn sư bằng đá trắng như hòa vào trong tuyết trắng, những dây cờ ngũ sắc như viền quanh chùa một vòng kiết giới an lành. Trên đường lài xe về, Sơn nghe ca khúc “ Xuân này con không về” mà khóe mắt cay cay. Bản nhạc tha thiết đầy ắp nỗi niềm của những người con xa quê.
Khi Diên chào, bắt tay từ giã Dinh, Dinh nhìn vào mắt Diên – chính lúc đó Dinh cảm nhận được niềm thương yêu vô bờ dâng ngập trái tim chai sạn của chàng. Dinh bịn rịn, không muốn rời tay Diên. Nhưng, Trang đưa tay đón, chiếc xe đò dừng lại.
Tôi lớn lên, quên ưu phiền ba tháng biết lẫy, bảy tháng biế bò, chín tháng lò dò biết đi. Bà dạy tôi gọi chị là Vú và Vú với tôi là Mẹ. Cô Út tôi kể lại là tôi vui ngay ít ngày sau khi có Vú và tôi chỉ biết có Vú thôi. Tối tối tôi ngủ với Vú. Ban ngày Vú làm việc trong bếp, tôi thơ thẩn ngoài sân chơi với mấy cái vỏ ngao, vỏ sò, vỏ hến quanh đâu đó vừa dòm chừng Vú.
Các thiên thần áo trắng làm việc thời đại dịch, ngoài khẩu trang, còn có face shield, blouse, và cả PPE, chỉ có cặp mắt lộ rõ, và họa sĩ Krishnan đã diễn tả được những ánh mắt của từng người trong các bức vẽ các nhân viên tuyến đầu (front line worker) là "những đôi mắt biết nói".
Bà khụy chân xuống nhìn sát vào mặt mẹ, bà thấy đầu Cụ như nghiêng về một bên, hai mắt vẫn nhắm và những giọt nước mắt nữa… và hình như Cụ không còn thở. Bà vòng tay ôm đầu Cụ ngã vào vai mình. Bà yên lặng, vùi cái đầu đã hoa râm của mình vào mái tóc bạc phơ của mẹ. Tiếng Thái Thanh vẫn cất lên: Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…Nước Ơi!
Hãy nghe một bà mẹ trẻ (Christine Derengowski, một người viết báo) an ủi khuyến khích con mình: "Con sẽ không bị phạt, và con sẽ không bị ở lại lớp một. Mà thật ra, chính con là một anh hùng. Con có biết là chưa có một đứa trẻ nào trong lịch sử phải học lớp một ở nhà qua màn hình computer, ngồi trong phòng ngủ, nhìn cô giáo qua màn hình. Con và các bạn của con đã làm nên lịch sử."