Hôm nay,  

Cuộc đụng độ một mất một còn giữa tay súng bắn tỉa Hoa Kỳ và nữ xạ thủ Việt Cộng

20/06/202222:32:00(Xem: 2952)

Tìm hiểu


blank  1


Một cuộc đọ sức sống chết giữa tay súng bắn tỉa trứ danh của TQLC Hoa Kỳ, có biệt danh là Lông Trắng, với nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache. Cuộc đụng độ diễn ra trong khu vực Đồi 55, thuộc B5, Cao nguyên Trung Phần Việt Nam, vào năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam. Tình báo quân sự Hoa Kỳ xác định nữ xạ thủ Apache là mục tiêu số một phải tiêu diệt. Cái tên Apache cho biết, người Việt Cộng gái nầy tra tấn tù binh Hoa Kỳ và VNCH một cách dã man, và thường để cho họ mất máu đến chết. Sở thích của y thị là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm.


Cuộc đụng độ giữa Lông Trắng và nữ xạ thủ Apache


Băng tần truyền hình History Channel, phát đi một loạt tài liệu tựa đề “Bắn tỉa: Những nhiệm vụ gây chết người nhất (Sniper: Deadliest missions) thông qua những lời tường thuật của tay xạ thủ khét tiếng Hoa Kỳ là Carlos Hathcock, và Đại úy Edward James Land, chủ yếu nói về cuộc đụng độ nguy hiểm giữa Hathcock, có biệt danh là Lông Trắng (White Feather) với nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache, xảy ra vào năm 1968 ở Đồi 55 (Hill 55) còn gọi là Núi Đất, phía Tây Nam Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, là khu B5 của Việt Cộng.


Cảnh tượng toát mồ hôi khi hai nòng súng bắn tỉa chỉa thẳng vào nhau, cùng nằm trên một đường đạn. Xạ thủ Hoa Kỳ nhanh tay, bóp cò trước, bắn hạ nữ đối thủ, trong lúc hoảng sợ, chưa hoàn hồn.



2 1

Ngọn đồi 55 (Hill 55)


Ngọn đồi có vị trí chiến thuật, kiểm soát được cả một vùng chung quanh, nên TQLC Hoa Kỳ mở cuộc hành quân chiếm lấy. Việt Cộng chôn mìn dầy đặc cả khu vực. Với sự yểm trợ của Tiểu đoàn 3 Công Binh HK, TQLC phá mìn và tiến chiếm ngọn đồi vào đầu tháng 1 năm 1966. Sư Đoàn 1 BB đã đặt những khẩu đại bác 105mm trên căn cứ đó, đồng thời, Đại úy Edward James Land, điều khiển một tổ bắn tỉa, với xạ thủ trứ danh là Carlos Hathcock, để bảo vệ căn cứ trên ngọn đồi.


Cuộc đụng độ sống chết


Ngoài việc treo giải thưởng 30,000 đồng cho cái đầu của Lông Trắng, Hà Nội còn điều một tổ bắn tỉa vào mặt trận B5, do tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy. Tổ bắn tỉa có nhiệm vụ triệt hạ xạ thủ Lông Trắng.


Carlos Hathcock in 1996  2

Carlos N. Hathcock.          Thiếu tá Edward James Land.


1               Carlos Hathcock marine sniper

Xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng “Apache”.    Xạ thủ Carlos N. Hathcock (Lông Trắng)


“Ngày 1-5-1968, Bộ Tư Lệnh B5 ra lịnh cho trung đoàn 27 bao vây căn cứ Mỹ trên ngọn đồi. Một trung đội 25 người, được giao nhiệm vụ xây dựng công sự, hầm hào chiến đấu. Cấp trên sẽ điều một tổ bắn tỉa vào. Nhiệm vụ của trung đội là vừa gây tiếng nổ quấy phá, vừa bảo vệ tổ bắn tỉa, cách căn cứ Mỹ 1km.


Ngày 10-5-1968, tổ bắn tỉa từ Hà Nội đến, đã vào vị trí. Năm tay bắn tỉa với 5 khẩu súng Hungary, đã vào vị trí ở suối Lăng Gô. Bộ đội đào công sự dưới những bụi tre trụi lá vì bom khai quang. Ngày đầu tiên ra quân thắng lợi, nhưng đạn pháo Mỹ rải “liên thanh” không ngừng.” (Trích. Hồi Ký Quảng Trị-Quân sự VN.Net)


Về phía Hoa Kỳ, sau khi Hà Nội đưa đội bắn tỉa vào Nam, thì tất cả xạ thủ đều mang lông trắng trên mũ, để đánh lừa đối phương. Việc làm nầy rất nguy hiểm, đe dọa tánh mạng của những người mang lông trắng, vì lông trắng là mục tiêu hàng đầu phải tiêu diệt. Hôm đó, Hathcock và trợ thủ là John Roland Burke, bị xạ thủ VC theo dõi và bám sát ở khu vực Đồi 55.


Hathcock nhìn thấy tia sáng, phản chiếu do ánh mặt trời, phát ra từ ống nhắm sau một bụi tre. Hathcock nhanh tay bóp cò trước, viên đạn xuyên qua ống nhắm trên thân súng, đi vào mắt, giết chết nữ xạ thủ ở khoảng cách 500 yards (457m).


Trường hợp nầy cho thấy 2 tay bắn tỉa đã nhắm đúng vào nhau, nhưng trời hại tên VC gái, vì tia sáng lóe lên do phản chiếu ánh mặt trời. Dù sao, Hathcock cũng hú hồn, hú vía vì thoát chết trong cái tíc tắc.


Trong cuộc phỏng vấn của John Plaster, Hathcock cho biết: “Chỉ huy tổ bắn tỉa ở Đồi 55, là một phụ nữ có biệt danh là Apache, vì đã có thành tích tra tấn tù binh Mỹ và VNCH, để cho họ mất máu rồi chết. Thiếu tá Edward James Land thêm vào: “Tình báo quân sự Mỹ đã xác định, mục tiêu số một phải tiêu diệt, là nữ xạ thủ bắn tỉa VC, có biệt danh là Apache, nổi tiếng về việc tra tấn tù binh một các tàn bạo, giống như bộ lạc sắc tộc da đỏ Apache, thường hay lột da đầu binh sĩ Mỹ.


Năm 1995, người thành lập Toán Đặc nhiệm HQ/HK SEAL, Team Six, ông Richard Marcinko, tường thuật rằng, Hathcock có cho ông biết, Apache có sở thích là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm.


Một nhiệm vụ khó khăn


 9fa4afc0e7019de60f36f410659f4caa

Bắn tỉa Việt Cộng gái Apache


Ba ngày trước khi mãn thời hạn ở Việt Nam, Hathcock tình nguyện thi hành một nhiệm vụ, mà chi tiết không được cho biết, trước khi chấp nhận thi hành. Anh ta phải bò một khoảng cách 1,500 yards (1km374) để giết một tên tướng Việt Cộng. Phải cố hết sức bò không nghỉ, không ăn, không ngủ suốt 4 ngày 3 đêm, tiến từng inch một, với lớp ngụy trang phủ cả thân mình. Ở một chỗ gần bụi tre, xuýt bị con rắn lục mổ, nhưng vẫn tiếp tục tiến tới, hạn chế tối đa mọi rung động chung quanh. Cho đến khi viên tướng ra khỏi lều, Lông Trắng nã một phát, trúng ngay giữa ngực. Anh ta phải bò ngược trở về, vì VC bắt đầu lục soát khu vực.


Sau nầy, anh hối hận về việc ám sát hôm đó, vì quân VC tức giận, trả thù bằng một cuộc tấn công mãnh liệt, gây thương vong khá cao cho binh sĩ HK trong căn cứ.


Carlos N. Hathcock sinh ngày 20-5-1942 tại Little Rock, Arkansas, là xạ thủ bắn tỉa TQLC/HK, đạt kỷ lục bắn hạ 93 địch quân trong Chiến Tranh VN. CSBV đã treo giải thưởng cái đầu của anh giá 30,000 đồng, một số tiền rất lớn so với những giải thông thường là 2,000 đồng bạc VN trong thời đó. VC gọi Hathcock là “Lông Trắng” vì anh thường cài cái lông trắng trên chiếc mũ ngụy trang.


Những xạ thủ bắn tỉa Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam


blankblank

Adelbert F. Waldron III và gia đình


Vì lý do bí mật quân sự, nhiều xạ thủ bắn tỉa đã đạt nhiều thành tích, nhưng không được biết đến, trong đó có Adelbert Waldron. Trung sĩ Adelbert F. Waldron III (14/3/1933-18/10/1995) là tay súng bắn tỉa của QĐ/HK, phục vụ trong Sư đoàn 9 Bộ Binh.


Mãi đến năm 2011, Bộ Quốc Phòng HK mới công khai xác nhận kỷ lục đã hạ 109 địch quân trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1969, Waldron được thưởng hai huy chương về thành tích đã đạt.


Những xạ thủ bắn tỉa đã đạt thành tích, như Carlos Hathcock hạ 93. Chuck Mawhinney: 103


Xạ thủ bắn tỉa xuất sắc nhất nước Mỹ


Bi kịch của huyền thoại bắn tỉa giỏi nhất nước Mỹ (P2) - 3 1  Minh Huỳnh Thế's review of Lính bắn tỉa Mỹ: Tự truyện của một huyền thoại  SEAL

Chris Kyle là tay bắn tỉa cừ khôi nhất lịch sử quân đội Mỹ. (Ảnh: Daily Mail).


Chris Kyle là tay bắn tỉa cừ khôi nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. Năm 2003, khi Hoa Kỳ tăng quân số ở Iraq, Chris Kyle, bang Texas, gia nhập Biệt kích HQ/HK (SEAL). Kyle được cử đến một đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ một tiểu đoàn TQLC Hoa Kỳ trên đường tiến đến một thành phố Iraq. Một đám đông ùa ra chào đón họ ở thị trấn. Qua kính nhắm, Chris Kyle thấy một phụ nữ tay cầm một quả lựu đạn tiến về phía lính Mỹ, người phụ nữ đi cạnh một đứa trẻ.


“Đây là lần đầu tiên tôi sắp giết một người, một phụ nữ. Một ý kiến thoáng nhanh trong óc. Một là nhiều đồng đội của tôi phải chết, hoặc tôi phải bắn hạ người phụ nữ nầy”. Cuối cùng, anh ấy bóp cò. Kyle phục vụ trong quân đội đến năm 2009. Theo Ngũ Giác Đài, thì Kyle đã bắn hạ 160 người, trở thành một xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất của QĐ/HK. Trong đó, Kyle ước tính, anh ta đã lấy mạng của 255 người. Riêng trong trận đánh ở thành phố Falulljah năm 2004, Kyle đã hạ 40 địch quân.


Nguồn tin tình báo cho biết, cái đầu của Kyle được quân khủng bố Á Rập Hồi Giáo treo giá 20,000 đô la, và gán cho anh cái danh hiệu là Quỷ dữ (The Devil).


Cái chết bất ngờ của tay thiện xạ cừ khôi nhất nước Mỹ


Chiều ngày 2/2/2013, Chris Kyle và một cựu binh tên Chad Littlefield đã thiệt mạng trong một vụ xả súng ở trường bắn Glen Rose, Texas. Cảnh sát bắt giữ nghi phạm Eddie Ray Routh, 25 tuổi, ở cách hiện trường 150km.


Kẻ giết huyền thoại bắn tỉa quân đội Mỹ chịu án chung thân - Tin tứcCuộc đụng độ một mất một còn giữa tay bắn tỉa Hoa Kỳ và nữ xạ thủ Việt Cộng  – TRÚC GIANG MN | VĂN TUYỂN

Chris Kyle với khẩu súng bắn tỉa


Kỹ thuật bắn tỉa


Cái lợi hại của bắn tỉa là khó phát hiện, khó tiêu diệt, vì nó ngụy trang khéo léo, kỹ thuật ẩn núp kín đáo, và nhất là vì khoảng cách rất xa. Hệ thống vũ khí bắn tỉa rất đặc biệt, và chính xác, đi đôi với khả năng thiện xạ.


Những hình thức ngụy trang


2  blank

blank  blank


Quân đội Hoa Kỳ vừa phát minh một bộ quần áo ngụy trang, tự động thay đổi màu sắc cho phù hợp với màu sắc trong khung cảnh của binh sĩ hiện diện. Ví như con tắc kè tự thay đổi màu da phù hợp với môi trường chung quanh.


Bắn tỉa đi từng cặp, một xạ thủ (Sniper) và một trợ thủ là người quan sát (Spotter) bằng ống dòm, có thể trao đổi cho nhau khi mỏi mắt, vì phải theo dõi không ngừng có khi nhiều ngày. Súng bắn tỉa có ống nhắm được điều chỉnh phù hợp với ống dòm xác định tọa độ mục tiêu, loại ống dòm đặc biệt, có thể trông thấy ban đêm.


Người bắn tỉa đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, có khả năng đánh giá đường đạn đi, bị tác dụng bởi sức hút của quả đất, khiến cho đầu đạn có khuynh hướng hạ dần xuống đất. Đầu đạn cũng bị tác dụng của hướng gió, sức gió, và độ ẩm trong không khí. Việc huấn luyện xạ thủ bắn tỉa rất khó, nên số học viên bị loại thường chiếm tỷ lệ 60%.


Đối với xạ thủ bắn tỉa, mỗi viên đạn hạ một kẻ thù (one shot, one kill), tính ra rất rẻ, một viên đạn chỉ tốn vài đô la là cùng. Quan trọng nhất là gây tâm lý hoang mang, sợ hãi, khiến cho hoạt động của đối phương bị hạn chế hơn. Mục tiêu triệt hạ thường là những cấp chỉ huy, có thể tạo ra hỗn loạn như rắn mất đầu.


Xạ thủ bắn tỉa cũng thường bị săn lùng bởi xạ thủ bắn tỉa của đối phương, vì thế, những hoạt động bắn tỉa không được phổ biến, cho nên, chiến thuật bắn tỉa của HK trong chiến tranh VN ít có người biết đến, như trường hợp của Carlos Hathcock chẳng hạn.


Vụ bắn tỉa giết nhiều người vô tội gây kinh hoàng cả Thủ đô Hoa Kỳ


Ngày 2/10/2002, lúc 5giờ20 chiều, một viên đạn cảnh cáo bắn vào cửa sổ của tiệm bán bông hoa thủ công, Michael’s, ở Aspen Hill, thuộc Montgomery County, Maryland. Không có ai bị thương. Khoảng 1 giờ sau, lúc 6 giờ 30, tại bãi đậu xe của một siêu thị, Ông James Martin, 55 tuổi, bị bắn chết, ông là nhân viên phân tích của NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration). Tiếp theo, chỉ trong 2 tiếng đồng hồ, 5 người nữa bị bắn chết ở nhiều địa điểm khác nhau.


Ngày 3/10/2002, James Buchanan, 39 tuổi, một người làm vườn ở ngoại ô Maryland bị bắn chết. Tại hiện trường, một đầu đạn được thu nhận. Khoảng 1 giờ sau, trong ngày 3-10, Premkumar Walekar, là tài xế taxi bị bắn chết tại một trạm xăng. Nửa giờ sau, bà Sarah Ramos bị bắn chết khi ngồi đọc sách trước cửa nhà. Nạn nhân kế tiếp là bà Lewis Rivera. Cuối ngày 3-10-2002, sát thủ đã giết ông Pascal Charlot, 72 tuổi, khi ông đang thả bộ trên đường phố Washington, D.C..


Ngày 4-10-2002, Caroline Seawell bị bắn trọng thương khi đang xếp những bao hàng vào xe tải ở Fredericksburg, Virginia, cách D.C. 70 km.


Các vụ bắn tỉa liên tiếp gây kinh hoàng cả thủ đô Hoa Kỳ. Bầu không khí căng thẳng, người lớn không dám ra khỏi nhà, trẻ em được tập dượt kỹ thuật tránh bắn tỉa, như đi khom lưng, di chuyển bằng cách chạy zig zag theo hình chữ chi trong Hán tự. Nhân viên an ninh tìm không ra dấu vết. Sau phát súng, khi cảnh sát đến thì quang cảnh bình thường.


Ngày 7/10/2002, lúc 8 giờ 09 phút sáng, học sinh Iran Brown, 13 tuổi, bị bắn vào bụng trên đường đi đến trường Benjamin Tasker, ở Bowie, Maryland. Rất may mắn, học sinh sống sót. 


Trong vòng một tuần tiếp theo, 3 nạn nhân bị bắn chết ở Virginia, trong đó có ông Dean Meyers, một cựu chiến binh bị bắn trúng đầu khi đang đổ xăng.


Tổng cộng 10 người chết, 3 bị thương.


Thái độ ngạo mạn tự đưa đầu vào cửa tử


Giết người vô tôi mà chưa bị tóm, khiến cho tên sát nhân trở nên ngạo mạn, ngông cuồng, trêu ghẹo chọc tức cảnh sát, và vì đó mà tự đưa đầu vào rọ. Trong vụ giết người, tên sát nhân viết giấy để lại “Hãy gọi ta là thượng đế” (Call me God). Trong vụ bắn học sinh Iran Brown, sát thủ viết giấy để lại “Con cái các vị không còn được an toàn ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào”. Trên giấy còn in dấu tay của hắn.


Tên sát nhân còn gọi điện thoại đến trêu chọc cảnh sát. Qua điện thoại, hắn khoe khoang sự thông minh của hắn trong vụ cướp của giết người, ở một tiệm rượu thuộc Montgomery, Alabama, trước kia, mà cảnh sát vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Chính tiết lộ nầy dẫn đến việc hắn bị tóm cổ. Trong lúc điện đàm, cảnh sát theo dõi tìm vị trí điện thoại, nhưng hắn tinh ranh, cúp máy trước khi có thể bị phát hiện.


Trở lại vụ cướp tiệm rượu ở Alabama, nhân viên an ninh thu thập được dấu chỉ tay của thủ phạm, đem đối chiếu với dấu tay trên tờ giấy để lại, trong vụ bắn học sinh Iran Brown. Hai dấu tay được đối chiếu với hồ sơ căn cước, thì thủ phạm chính là  Lee Boyd Malvo. Truy ra, phát hiện Malvo sống chung với Muhammad. Nhưng còn khó khăn là cả hai đều vô gia cư, không có địa chỉ.


Địa bàn truy lùng tên sát nhân là những nơi thường có người vô gia cư. Sáng ngày 24-10-2002, Muhammad và Malvo bị bắt trong khi đang ngủ trong xe. Lục soát, tìm thấy khẩu súng bắn tỉa Bushmaster XM15 cùng với cái giá súng 2 chân. Sau khi bắn thử, thì đầu đạn giống hệt như đầu đạn đã bắn vào ông James Buchanan, ngày 3-10 trước kia. Chiếc Chevy Caprice được sửa lại cho thích hợp với việc bắn tỉa.


Báo Bà Rịa Vũng Tàu

Chiếc Chevy Caprice được sửa lại cho thích hợp với việc bắn tỉa.


Trước kia, cảnh sát đã có một lần phát hiện cả hai ngủ trong xe nhưng rồi cho đi, vì lúc đó đang nổ lực tìm chiếc xe Van màu trắng, mà một người đã gọi cho biết tình trạng đáng nghi ngờ của chiếc xe trắng đó.


Tóm tắt vài nét về Muhammad và Malvo


blank  Lee Boyd Malvo (trái) và John Allen Muhammad

Virginia to send snipers to Maryland for trialA collective timeline of the DC Sniper from 2002 to 2019


John Allen Muhammad sinh ngày 31-12-1960, bị xử tử ngày 10-11-2009. Muhammad tên là John Allen Williams, đến năm 1987 thì cải đạo, theo Hồi giáo, và đến năm 2001, thì đổi họ lại thành Muhammad. Việc bắn tỉa gây kinh hoàng tại thủ đô HK, được hắn xem như một cuộc thánh chiến của Al-Qaeda và Taliban Hồi giáo.


Năm 1979, Muhammad gia nhập Vệ Binh Quốc gia của bang Louisiana. Năm 1986, tình nguyện nhập ngũ. Muhammad là tay thiện xạ về súng M-16, đã được cấp bằng thiện xạ. Bị giải ngũ năm 1994 với cấp bậc trung sĩ. Vì can nhiều tội hình sự về gian lận.  Hắn sống trong trại vô gia cư với Malvo như cha con.


       Lee Boyd Malvo Biography  1


Lee Boyd Malvo sinh ngày 18-12-1985, con của bà Una Sceon James, sống trên đảo Antigo. Ở đó, Una gặp Muhammad và sống với nhau như vợ chồng. Sau đó, Una vượt biên sang Florida, bỏ Malvo ở lại sống với Muhammad. Năm 2001, Malvo nhập cư Floria trái phép, bị bắt và Muhammad đóng tiền thế chân 1,600USD nên được thả ra. Cả hai sống trong trại vô gia cư với giấy tờ giả là hai cha con. Chính Malvo đã đánh cắp khẩu súng bắn tỉa Bushmaster XM15 tại một cửa hàng bán súng ở bang Maine.


Lúc 9 giờ tối, giờ địa phương, ngày 10/11/2009, tại nhà tù Greenville ở Richmond, bang Virginia, tên bắn tỉa cuồng sát John Allen Muhammad đã bị hành quyết bằng cách chích thuốc độc, trước sự chứng kiến của nhiều thân nhân của nạn nhân trong phòng quan sát.


Ông Nelson Rivera chồng của nạn nhân Lori Ann cho biết: “Tôi đến đây để xem gương mặt của hắn ta biểu lộ như thế nào, trước cái chết của chính hắn.” Bảy năm sau sự kiện kinh hoàng, khi John Allen Muhammad dùng súng bắn tỉa hạ sát 10 người, làm bị thương 3 người, trong 3 tuần lễ liên tiếp, nay đến lúc hắn phải đền tội.


Tòng phạm là Lee Boyd Malvo, 17 tuổi lúc gây tội ác, nên được xử theo luật của vị thành niên, bị kết 6 cái án chung thân liên tiếp, mà không được hưởng ân xá.


Kết luận


Trong quân đội, binh chủng nào cũng cần có những đội bắn tỉa, để làm nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ những địa điểm cách xa mục tiêu, dùng đạn công phá để phá hủy phi cơ, đài phát tuyến, nguồn cung cấp xăng dầu, nước uống…Các binh chủng gởi người tới trường huấn luyện bắn tỉa, trường nổi tiếng nhất Hoa Kỳ là USMC (USMC là United States Marine Corps). Xạ thủ bắn tỉa là người cô độc trên con đường đi tìm con mồi của mình, cần phải có kỹ năng cao độ về thiện xạ, quan sát và lẩn tránh. Khả năng làm việc độc lập, tự đưa ra những quyết định đúng đắn. Một sĩ quan huấn luyện viên nói: “Không có cái đầu lạnh thì đừng mong trở thành lính bắn tỉa”.


Trúc Giang MN

(Minnesota, 10-6-2022)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.