Hôm nay,  

Nhà Văn Nữ Pháp Gốc Việt – Linda Lê

09/01/202208:31:00(Xem: 3419)

Chân dung văn học

 

Linda Le
Nhà văn Linda Lê


Có phải chăng quá sớm để viết về cuộc đời và tác phẩm của Linda Lê, một nhà văn nữ của Pháp gốc Việt. Linda Lê đang ở tuổi ngoài ngũ tuần, đang trong dòng triều cương của sáng tác, còn nhiều chuyển hóa, còn nhiều bước đi mới khám phá chính mình và thế giới.

 

Báo Libération của Pháp có bài phác họa chân dung tư tưởng của nhà văn Linda Lê, tác giả của nhiều tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp và nhận được nhiều giải văn chương có uy tín trên văn đàn của Pháp: Les Trois Parques (Bá Số Phận), Colomnie (Vu Khống), Autre Jeux avec le Feu (Lại Chơi Với Lửa), Lame de Fond (Sóng Ngầm), Oeuvres Vives.

 

Theo báo Libération cá tính của Linda Lê thích cô độc, nhất định từ chối không muốn có con. Trong tác phẩm của Linda Lê, hình ảnh của một xứ sở cấm kỵ xa xưa, một người cha bị bỏ rơi, một người mẹ khuôn phép hay một người đàn bà hờ hững. Có những câu chuyện huyễn hoặc siêu thực mang cùng một sắc thái như trong các tác phẩm của Shakespeare, hay hàm chứa hoang tưởng, ảo ảnh và hội chứng trầm cảm.

 

Cuộc dời Linda Lê là một chuỗi dài của hạnh phúc đan xen với đau khổ, của tin yêu trộn lẫn với giận hờn, giữa những phút giây thiên đường hôm qua và địa ngục hôm nay. Linda Lê sanh tại thành phố Đà Lạt sương mù lãng mạn, năm 1963. Mẹ của Linda, một phụ nữ Việt Nam thuộc tầng lớp cao, bẩm sinh quốc tịch Pháp. Cha của Linda là người Việt thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn mẹ, mặc dầu ông là kỹ sư đương thời. Năm 1968 chạy giặc Mậu Thân từ Đà Lạt xuống Sài Gòn. Trên đường chạy nạn, lúc ấy Linda mới có 5 tuổi đã nhìn thấy nhưng xác chết của trẻ thơ bên đường vì bom đạn chiến tranh. Hình ảnh đau thương của đất nước khắc sâu vào tâm trí của cô mãi mãi về sau này. Có lần Linda Lê đã phải thốt lên trong một trang viết: Từ đó tôi có cảm tưởng trong tôi có một xác em bé đang chết, Việt Nam quê hương tôi giờ này sao như xác chết của một trẻ thơ. J’ai l’impression de porter en moi un corps mort. C’est surement, le Vietnam que je porte comme un enfant mort. Thật là một định mệnh nghiệt ngã và tuyệt vời, vận nước nổi trôi đã gắn liền với số mệnh, thân phận của người con gái với tâm hồn nhạy cảm quá sớm. Nhưng đó cũng là nguồn cảm xúc dâng tràn mỗi khi cô viết về người cha của cô bị bỏ quên ở lại cùng quê hương Việt Nam.

 

Chạy giặc từ Đà Lạt xuống Sàigòn, theo truyền thống gia đình bên ngoại, Linda Lê theo học các trường Pháp. Chính ở Sài Gòn năm 1969, Linhda Lê phát hiện đời sống tình cảm của cô có gì bất ổn. Những nguyên nhân thời cuộc bên ngoài làm sự quan hệ giữa cha và mẹ của Linda trở nên lỏng lẻo  và tồi tệ. Lúc đó Linda Lê đã sớm thấy mình bị rơi từ thiên đường Đà Lạt xuống hố thẳm của địa ngục Sài Gòn.

 

Rồi chuyện gì phải đến đã đến. Hai năm, sau 30-4-75 Linda cùng mẹ và 3 chị em gái di cư sang Pháp vào năm 1977. Ở Pháp cũng như ở Sài Gòn, Linda Lê vùi mình trong văn chương, nghiền ngẫm tư tưởng các văn hào, triết gia Pháp. Phải chăng dó là một đam mê thiên phú, hay đó chỉ là cuộc chạy trốn chính mình – ego escape hầu để quên đi quá khứ của mình ở đó sừng sững hình ảnh của người cha bị phản bội tàn tệ, bị bỏ quên cùng quê hương Việt Nam cấm kỵ không được nói đến.

 

Năm 1981, Linda Lê tốt nghiêp lớp 12 tại trường trung học thời danh Henri IV ở Paris. Năm sau đó Linda được nhận vào học văn chương tại đại học Sorbonne. Tài năng văn chương của Linda được phát hiện rất sớm. Từ lúc cô còn tuổi vị thành niên, cô được sự hâm mộ và dẫn dắt của các vị giáo sư ngay bậc trung học. Chính những vị giáo sư này đã đưa Linda vào đại học Sorbonne. Những năm thập niên 80 những tác phẩm của Linda Lê đi theo một tiến trình căn bản và mạnh mẽ. Từ “Un Si Tendre Vampire” (Về một con dơi ác độc trìu mến) năm 1985 đến “Les Evangiles du Crime”( Phúc Âm của tội ác), xuyên qua các tác phẩm này chúng thấy thấp thoáng ẩn hiện về cái chết và ý nghĩ về một sự tự vận của Linda từ thuở ấy. Cũng trong thời khoảng này, Linda Lê cũng cho ra đời những tác phẩm khác được coi như là thứ yếu: Fuir (1988), Solo (1989)... vì phần nhiều các tác phẩm này không mang được những dấu ấn gì đáng ghi nhớ trong văn nghiệp của Linda Lê sau này.

 

Năm 1995 là năm định mệnh giáng xuống đời cô những tai họa đau xót ngất lịm hồn người. Đó là lúc cô được tin người cha của cô vừa qua đời tại Sài Gòn sau cơn đột quị lúc ông sửa soạn lên đường sang Pháp để tìm lại thăm cô và gia đình. Người cha muôn vàn thân yêu ấy trong suốt 20 năm, cha con không gặp lại nhau dù chỉ một lần. Tuy thế hai cha con không ngừng liên lạc thư từ chặt chẽ với nhau, có những đồng cảm về thân phận, hoàn cảnh của nhau và cùng tin yêu sâu sắc. Liền sau đó Linda Lê quyết định về Việt Nam để tiễn người cha mình đến nơi an nghỉ cuối cùng và cũng để thăm lại quê hương.

 

Với một nội tâm đầy xúc đông, và phẫn uất dường ấy làm sao Linda Lê chịu đựng nổi những đau đớn sau cái chết nghiệt ngã của người cha. Sau ngày trở lại Paris, Linda Lê rơi vào thế giới ảo giác, vây hãm bởi những mặc cảm tội lỗi, ý nghĩ về một sự tự tử. Đối với Linda Lê cái chết của người cha của cô còn có ý nghĩa cái chết của của một thần tượng đời cô, người đã thông hiểu nội tâm của cô. Sự ra đi của người cha đã để lại cho Linda một thế giới trống rỗng, không có niềm tin – un monde sans dieu. Sau đó Linda Lê đã phải nhập viện bịnh tâm thần. Đó là khoảng thời gian của hai tâp truyện  “VOIX/ Tiếng Nói” và “Lettre Morte/ Thư Chết”. Cả hai tác phẩm này đều miêu tả sự khổ lụy tận cùng của Linda khi nghĩ về người cha xấu số bị ruồng bỏ và chết với nỗi oan khiên không nguôi. Linda tin rằng trong lòng người cha luôn có hình ảnh của cô cũng như tiếng nói của người vẫn còn vang vọng đâu đây bên cô. Cũng như hình ảnh của những bức thư còn xanh màu mực.

 

Một thời gian sau đó Linda Lê xuất viện và dòng đời cứ tiếp tục trôi chảy thầm lặng. Linda Lê tiếp tục viết với những dằn vặt: “Les Trois Parques” năm 1997, và “Autre Jeu avec le feu” (Lại Chơi Với Lửa) năm 2002. Năm 2003 Linda Lê thực hiện Personne (Không Còn Ai) nói lên sự trống vắng, cuộc đời chan chứa cô đơn của người con gái vừa đúng 40, không còn cha, không còn quê hương, không chồng, không con...

 

Với một ý nghĩ thật là ngộ nghĩnh, Linda Lê cho hay cô đang chuẩn bị  xuất bản một bức thư gửi cho đứa con mà Linda Lê  đã và sẽ không bao giờ có. Từ năm 15 tuổi, cô đã chia sẻ ý nghĩ không muốn có con với người bạn trai của mình. Cô sợ mang thai, sợ cho con bú vì ngại rằng từ bầu vú của cô sẽ tiết ra tia sữa đắng, truyền nỗi cô đơn của mình cho đứa con vô tội. Như  vậy có con không khỏa lấp được nỗi buồn mà còn làm cho cô thêm mặc cảm  tội lỗi. Trong những năm gần đây, Linda Lê cũng có bạn trai thành khẩn chia sẻ với cô mong cô có con với lý lẽ khi Linda có con, ngoài ý nghĩ mình là người đàn bà, Linda còn là một bà mẹ bảo vệ nuôi nấng con. Có con sẽ mang lại cho cô hạnh phúc, niềm hy vọng về tương lai, tất cả sẽ làm cho cô thấy thanh thản, dịu dàng. Nhưng Linda Lê đã đáp lại bằng cuộc sống lứa đôi không nhất thiết phải có con mới tồn tại.

Cũng trong cuộc đời lứa đôi tình cảm, Linda Lê đã chọn một chỗ đứng cho mình trong dòng văn học của Pháp đặc thù Linda Lê, thoát ra ngoài mẫu mực giềng mối của Simone De Beauvoir, một Feminist Existentialist. Nhưng chưa bao giờ Linda cảm thấy cô đơn trong dòng văn học Pháp hiên tại. Trái lại cô được các giới  trí thức và báo chí văn học Pháp tích cực  chia sẻ với cô. Tác phẩm của Linda Lê, chẳng những được trọng vọng tại Pháp, được nhiều giải văn học tầm cỡ của Pháp, mà còn được dịch sang Anh ngữ, Đức ngữ...  và Việt ngữ.

 

Hôm nay đầu năm dương lịch 2022 ở tuổi ngoại ngũ tuần Linda nghĩ gì về thân phận con người trong chiến tranh và sau chiến tranh? Nhất là thân phận người Việt tỵ nạn chiến tranh, sống lưu vong cùng khắp thế giới trong hơn 45 năm qua? Chúng ta và Linda Lê có chung một vùng đất đứng, chung một tâm trạng, tư cố hương, nhớ về quá khứ, quê hương, và những người thân yêu còn hay đã khuất. Cám ơn Linda đã thể hiện tuyệt vời tâm hồn và suy tư của người Việt tỵ nạn. Hy vọng trong tương lai Linda Lê sẽ phản ảnh nhiều hơn nữa lên văn đàn nước Pháp và thế giới niềm đau thống thiết của cộng đồng Việt Nam, của nhân loại nạn nhân chiến tranh.  

 

Nghĩ cho cùng, trường hợp Linda Lê, trường hợp đặc thù văn học nghệ thuật với hiện tượng Thụ Tinh Chéo – Cross Fertilization – Linda Lê mượn ngôn ngữ xứ người, ngôn ngữ Pháp, để miêu tả nội tâm của chính mình, của cộng đồng Việt Nam khi nghĩ về hậu quả và hệ lụy của chiến tranh. Phải chăng Linda Lê cũng chỉ là nạn nhân của Hội Chứng Hậu Chiến – Post-Traumatic-Stress-Disorders-Syndromes – cũng như hàng triệu người Việt khác đang sống trong nước hay đang sống lưu vong trên cùng khắp 92 vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế giới.

 

– Đào Như

(Oak Park, Illinois)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.
Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình...
Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.
Chị Bông gọt sát vỏ bưởi vỏ chanh, nấu nước lấy tinh dầu gội đầu. Xem mấy Youtube và bạn bè chỉ dẫn chị Bông đã từng làm theo, từ dễ cho đến khó: nào gội đầu bằng baby shampoo ít hóa chất để bảo vệ da đầu trẻ em thì cũng tốt cho da đầu người lớn, nào hạn chế nhuộm tóc, hạn chế gội đầu xấy tóc thường xuyên, nào massage đầu với dầu ô liu, nào massage đầu với dầu dừa rồi quấn khăn lại ủ tóc 15 phút, công phu và khó chịu như thế chị Bông cũng kiên nhẫn làm đến hết chai dầu ô liu xong hết cả hũ dầu dừa organic cũng chẳng thấy kết quả gì mà hình như tóc càng rụng thêm...
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.