Hôm nay,  

Thời Hoàng Kim

17/12/202121:53:00(Xem: 2904)
FRIENDS
Hình minh họa. (nguồn: https://1000logos.net

 

Hàng xóm thân thiết của tui là hai ông bạn già: Một ông Mỹ và một ông ba tàu Chợ lớn.Tụi tui sở dĩ thân tới bây giờ là ban đầu có ban hành “Luật hàng xóm” đàng hoàng chớ hổng phải cái kiểu rượu vào lời ra cuối cùng là vác chai nện nhau đâu. Bây giờ tui xin được tiết lộ bộ luật của tụi tui cho các chiến hữu tham khảo nha:

 

Ba điều không làm: 1/ Không ép uống; 2/ Không ép nghe theo quan điểm riêng của mình; 3/ Không nói mà không có bằng chứng (chính vì điều lệ này mà tụi tui kết nạp thêm bác Google vào cuộc).

 

Ba điều phải làm: 1/ Tôn trọng sở thích, xuất thân, chuyện riêng tư của bạn nhậu; 2/ Biết dừng khi nồng độ cồn và tốc độ của cái lưỡi chuẩn bị lên cao trào; 3/ Nên giới hạn nói chuyện với…vợ hàng xóm.

 

Còn nữa tụi tui dù sao cũng như là một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thu nhỏ chớ bộ, vậy phải sống sao cho hoà hợp để mấy xừ cảnh sát được thảnh thơi.

 

Bộ ba tụi tui nói dzậy chớ toàn dân xịn đó; Xừ John tốt nghiệp đại học kinh tế sau khi trở về từ cuộc chiến tại Việt Nam. Xừ Hinh từng là chủ hai tiệm vàng, sau 75 hú hồn còn giấu được hai hộp dưới gầm giường, chớ không thì cháo hổng  có mà húp. Tui là tệ nhứt, tốt nghiệp một khoá huấn luyện phi công ở Mỹ dzậy mà hổng hiểu sao rớt một phát ngay trại tù cải tạo mới ghê chớ. Tình bạn của tụi tui mà hổng có “Luật hàng xóm” thì chắc chắn tiêu diêu miền cực nhọc lâu rồi (nhứt là trong cái dzụ bầu cử tổng thống Mỹ vừa rồi). Túm lại là tự do ngôn luận thì có nhưng xúc phạm nhân quyền thì không được. Chẳng hạn như tụi tui tha hồ chửi Tập Hí hay Trọng lú hoặc Bảy đần nhưng không được phép nói tụi Tàu ác, dân Việt ma giáo hay bọn Mỹ ngu.Tụi tui có quyền tự hào dân tộc mình nhưng không được phép chà đạp dân tộc hàng xóm.

 

Thường thường tụi tui họp “Hội nghị thượng đỉnh” hai, ba tuần gì đó một lần, nhưng dạo này vì COVID-19 tấn công dữ dội nên ai về nhà nấy cố thủ thà chết không chịu hy sinh… đi họp. Sau bao nhiêu tháng xa cách, mấy ông bạn già  và cả tui cũng tụ lại vì ai cũng được chích choác đầy đủ nên yên tâm mở miệng mà không cần đứng xa sáu feet. Công nhận tuổi hoàng hôn mà còn có bạn tri kỷ thì coi như bình minh cuộc đời vẫn còn tươi đẹp lắm. Trong buổi trà dư tửu hậu, tụi tui đề cập đến chuyện những thời hoàng kim của các đế quốc xa xưa. Trong lúc cao hứng tui hùng hồn hỏi:

 

– Hai ông có biết thời hoàng kim của nước Việt nam là vào lúc nào hông?

 

Đến đây tui cũng xin giải thích thêm là tụi tui toàn dùng tiếng Việt trong các buổi họp mặt vì xừ Hinh sinh ra ở Chợ Lớn, bà già gốc Sài Gòn khu Bảy Hiền, đậu Tú tài hạng bình hẳn hoi, xừ John lấy dzợ Việt, người Cần Thơ, từ năm một ngàn chín trăm hồi đó, xừ ăn mắm nhiều quá nên thích nghiên cứu nghệ thuật ăn uống Việt nam rồi từ từ nghiên cứu tùm lum tà la, kết quả là nói chuyện với xừ John tôi phải rất cẩn thận đừng có mà để xừ lôi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ra mà dí vào mặt thì tiêu đời.

 

Xừ John hắng giọng ra vẻ quan trọng nói:

– Theo sự tìm hiểu của tui (viết nguyên văn vì vợ xừ người miền Tây mà), đó là triều đại nhà Lý,Trần.

 

Xừ Hinh rụt rè bày tỏ ý kiến:

 

– Còn tui thấy vào thời Viêt Nam Cộng Hoà vì hồi đó Việt Nam đâu có thua gì Đại Hàn. Hồi đó nhà tui còn được ăn súp vi cá thay cơm!

 

Tui cười:

 

– Mấy cha sai hết trơn rồi, đó là thời kỳ sau 1975, lúc lũ bố khỉ mẹ khỉ và đàn lũ khỉ vào giải phóng... rồng vàng.

 

– Ủa sao kỳ dzậy? Hai ông hàng xóm cùng trợn mắt la lên làm như tui đang khủng bố mấy chả không bằng.

 

Tui từ từ rót cho mình một ly đế hiệu Ông Già sản xuất tại... Mỹ, tợp chút xíu thưởng thức hương vị, nheo mắt ngắm nghía sự thắc mắc lẫn bất bình của hai ông hàng xóm.Vì đã ký kết vào luật nên hổng ai dám hối tui nói khi tui chưa muốn nhưng cuối cùng tui cũng lên tiếng. Câu đầu tiên tui hỏi có quốc gia nào gọi là hùng cường mà giáo sư đi... chăn bò, nuôi heo không? Hai ông lắc đầu lia lịa. Tui hỏi tiếp rằng có đế quốc nào “giàu” đến nỗi mướn hẳn một ông đại tá đạp xích lô chở mình đi phố không? Còn nũa có đất nước nào giàu mạnh trên thế giới này mà người đạp xích lô, vá lốp xe đạp, thợ sửa ống cống biết đọc sách Triết, tốt nghiệp đại học không? Còn nữa nha! Tui quay qua xừ John người thông kim bác cổ nhất trong nhóm hỏi tiếp rằng ông đọc khá nhiều sách, vậy thì tìm giùm tui có quốc gia nào “thái bình” đến nỗi nhà giam không hề có bọn đầu  trộm đuôi cướp, phạm pháp mà lại toàn các vị có học hành có kiến thức và có nhân cách vào trong đó ngồi không? Hai ông bạn tri kỷ đã đoán ra được phần nào thâm ý của tui nên xừ Hinh gật gù cười tiếp:

 

– Ừa đúng gồi! Hổng có đất nước nào giàu như Việt Nam hồi đó đi tàu ra biển... du lịch mà mang cả đống vàng với hột xoàn.

 

Xừ John ngẫm nghĩ một lát rồi cũng hồ hởi tham gia theo kiểu...Mỹ:

 

– Tui phục nhứt là sau năm 75, toàn đầy tớ nhân dân và... đàn heo được sống chung trong những biệt thự cao cấp. “Chiện” đó thiệt chưa có một quốc gia giàu mạnh nào trên thế giới này làm nổi.Còn nữa, dân ăn hàng quán toàn được các mệnh phụ phu nhân, giáo sư, dược sĩ phục vụ tận tình.

 

Tui chợt ngậm ngùi nhớ lại hồi mới ra tù theo thằng bạn cùng đơn vị đi học nghề sửa xe đạp. Đối diện “tiệm” sửa xe của tui là “nhà hàng” bán bún riêu của một bà thiếu tá chế độ cũ. Đúng như lão John nói, tuy ngồi bán bún riêu trong góc hẻm, cung cách quý phái, lời ăn tiếng nói của bà làm cho thực khách thật sự mến phục. Tui lại lan man nhớ đến ông anh họ từ một đại uý từng tốt nghiệp trường Võ Bị Đà Lạt thế mà vào thời hoàng kim ấy đi lang thang các nẻo đường rao: “Ai bán răng vàng bạc vụn không?” Ông đi rao bán ngang qua chỗ tui ngồi vá xe, hai anh em ôm nhau khóc, tui móc hết tiền lẻ trong túi đãi ông một chầu bún riêu. Bà thiếu tá thương tình, mua một tặng một. Ba người ngồi tâm sự với nhau cuối cùng cả ba đều rơi nước mắt.

 

Rồi tui hỏi hai ông bạn già có biết bo bo là cái quái gi không? Xừ John lật đật lấy xeo phôn hỏi bác Google: Nguồn Vietfarm nói rằng đây là một loại hạt quý rất bổ dưỡng và có tác dụng chữa bịnh, giá thành hiện nay cũng không rẻ. Xừ Hinh chợt nhó ra vỗ trán nói ngay:

 

– Tui hiểu cha nội rồi, ý ông nói là bo bo mà quý mẹ gì. “Thời hoàng kim”sau 75, dân Việt Nam ăn món đó thay cơm, ăn đến nỗi đẻ ra thằng con đặt luôn tên trong nhà cho nó là thằng Bo Bo.

 

Cả ba cùng cười ha hả, cười ra nước mắt. Tui lại “ca ngợi” tiếp thời hoàng kim ngày cũ:

 

– Hồi đó chắc ông Hinh còn nhớ, chợ trời la liệt toàn những đồ quý hiếm, những của gọi là “gia bảo” người ta cũng đem ra bán, có đất nước nào trên trái đất này mà chợ trời bán toàn đồ thật, đồ quý, đồ xịn với những cái giá bèo bọt dở khóc dở cười như thế không?

 

Nói đến đây tui rưng rưng nhớ lại má với chị Hai của tui đi cầm sợi dây chuyền mặt cẩm thạch mà bà cố truyền lại, để có tiền đi thăm nuôi hai cha con tui. Chị Hai kể lại là lúc đó má tay cầm sợi dây mà khóc sướt mướt.

 

Ba cái “chiện” này hồi đó từ trẻ sơ sinh đến ông già sắp xuống lỗ ai mà hổng biết, dzậy đó mà cuối cùng ai cũng quên, hoặc là cố ý quên. Tui không có ý nhắc cho mấy người sống thời hoàng kim đó nhớ để họ đau đầu, tuổi của tui cùng những người cùng thời chắc cũng chẳng làm ăn gì được nữa đâu. Ý của tui: những người còn chút Lương tri hãy nhớ lại mà đừng làm những gì tiếp tay cho lũ khỉ rừng phá hoại non sông, xua đuổi rồng vàng. Thôi! Bà dzợ Cần Thơ của xừ John đang bưng một dĩa gỏi đu đủ chiêu đãi ba ông chính khách về chiều, tui phải ngưng thôi, nói nữa là lát nữa nhìn cái dĩa... láng coóng thì đừng có trách.

 

– Ngọc Thanh Thi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như Ý đã trên bốn mươi, nhan sắc trung bình hay hơn trung bình một tí. Khuôn mặt trái soan, mái tóc dài, cao trên thước sáu đã níu lại được cái dáng đi hấp tấp, nhanh lẹ của cô.
Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng.
Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà...
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.