Hôm nay,  

Niềm Vui Giáng Sinh và Hy Vọng Vươn Lên

10/12/202112:52:00(Xem: 2189)

xMas
Tôi thích vui, lúc nào tôi cũng thích vui. Tôi thích nghe tiếng cười của trẻ thơ, thích nghe chim hót líu lo buổi sáng, thích nghe tiếng đàn dương cầm buổi chiều, và thích nghe người khác kể chuyện vui.

Tôi thường đến thăm viện dưỡng lão vào buổi tối, sau giờ làm việc mới có thì giờ thăm người bệnh. Nhiều người bệnh nằm một chỗ, họ vẫn thở, vẫn nghe người khác nói chuyện, hiểu mọi người nói gì, và nhìn qua cửa sổ thấy trời xanh mây trắng, nghe tiếng mưa rơi, nhưng có nhiều người không nói được, chỉ nghe radio, có người nằm trên giường bệnh từ ngày này qua ngày kia, từ năm này qua năm khác.

Viện dưỡng lão, nhà thương buồn lắm quý vị ơi, buồn vì bệnh nhân cũng là con người, cũng thích bay nhảy, thích đi đứng nhưng vì bệnh không đi được, không nói được. Nếu người nào bị đục một cái lỗ ở cổ để truyền máy thở không khí, hoặc đục một cái lỗ ở bụng để cho thức ăn vào cũng không nói được, nhất là khi muốn nói mà không nói được. Ở những xứ độc tài có miệng nói được mà không nói được vì sợ bị bắt bớ bị giam cầm hay sợ mất việc làm.

Tôi thăm viện dưỡng lão cùng với những người bạn trẻ như Calvin Cao, Thu Vân, Thanh Thảo và Peter Nguyễn. Những người bạn trẻ này rất đồng cảm, họ cũng biết rằng người nằm đó là người Việt Nam, họ thông cảm với nỗi khổ của người bệnh, họ thương người bệnh nên mới chịu khó làm việc này.

Mùa Đông mặt trời đi ngủ sớm, hơn 5 giờ chiều trời đã tối, gió lạnh, tôi thông cảm với cái lạnh của người ở trong viện dưỡng lão hoặc nhà thương, ở những nơi này buổi tối buồn lắm, buổi tối chỉ có người bệnh và y tá, bác sĩ. Thân nhân bệnh nhân thăm viếng ít hơn vào mùa Hè, hay mùa Xuân, nhất là những ngày lễ ai cũng đi mua sắm, mua quà tặng cho thân nhân của mình. Vì vậy người nằm trong viện dưỡng lão sẽ cô đơn hơn, lắng tai nghe từng tiếng bước chân của người đi trên hành lang bệnh viện, hay viện dưỡng lão. Mỗi lần vào thăm đồng hương của mình, nhìn ngoài cửa thấy mất đi một bên tên, tôi biết người này đã vào bệnh viện cấp cứu hoặc ra nhà xác.

Nỗi buồn của người cuối đời, đâu ai hiểu nổi, vào viện dưỡng lão rồi thì chỉ còn mấy bước nữa là đến nhà quàn rồi ra nghĩa trang, đâu có ai tránh khỏi cảnh này. Chỉ có người may mắn ngủ một giấc rồi đi luôn, thật là phúc đức, một giấc ngủ êm đềm không bao giờ thức dậy, nhưng có bao nhiêu người có được phúc này.

 

Tôi rất phục những người làm việc ở viện dưỡng lão, suốt ngày nhìn người gần đất xa trời, các bác sĩ, y tá vẫn tươi cười. Hình như đó là sự tự nhiên, họ được huấn luyện cười với bệnh nhân, dù bệnh nhân có nhăn nhó, có khó khăn thế nào thì cũng phải cười, cười như liều thuốc bổ cho người bệnh.

 

xMas-1

Người già rất cần sự quan tâm, chăm sóc và trò chuyện.

 

Có những người không chỉ đem nụ cười đến với viện dưỡng lão mà còn đem tiếng đàn, tiếng hát cho bệnh nhân. Linh mục, mục sư, thượng tọa, sư cô thì đến cầu nguyện cho họ, nói chung ai đến viện dưỡng lão cũng mong đem đến sự tốt lành cho người bệnh.

Tối hôm qua, chúng tôi đến viện dưỡng lão, trên đường về, Thảo đưa cho tôi xem hình của một bà cụ nằm ở trong viện dưỡng lão Garden Grove Park, bà cụ là tài tử điện ảnh ngày xưa rất nổi tiếng, rất nhiều người ái mộ bà. Tôi nhìn qua điện thoại thấy một phụ nữ rất đẹp, đang chạy trên cánh đồng cỏ xanh, nụ cười thật tươi, tà áo bay bay trong gió, người phụ nữ rất hạnh phúc, không ngờ bây giờ bà nằm trong viện dưỡng lão không người thăm viếng? Thôi thì cầu nguyện cho sự bình yên của bà cụ vậy.

Có một lần tôi gặp một Dân biểu Mỹ, ông cũng đến thăm viện dưỡng lão ở đường Blackbird, thành phố Garden Grove. Tôi hỏi ông:


– Ông vào thăm người thân của ông phải không?

Sỡ dĩ tôi hỏi như thế vì nếu đi thăm bệnh nhân với tư cách là Dân biểu của liên bang thì ông sẽ đi một phái đoàn, có tiền hô hậu ủng, có thư ký, có chánh văn phòng, có người chụp hình, nghĩa là có phóng viên đi theo, nhưng khi đó ông đi với vợ của ông, chắc chắn là thăm người thân.


Ông Dân biểu trả lời:


– Chúng tôi đi thăm mẹ của chúng tôi.

Hai vợ chồng ông đi về hướng nam của tòa nhà, tôi đi về hướng bắc, gặp một y tá tôi nói:


– Tôi vừa gặp Dân biểu Ed Roy vào thăm mẹ của ông.


Một lát sau, ông giám đốc điều hành chạy ra hỏi tôi ông Dân biểu đi về hướng nào. Tôi chỉ về hướng nam. Bất cứ nơi nào, bất cứ ở đâu, người ta cũng rất tôn trọng các vị Dân biểu, nhất là Dân biểu liên bang.

 

Mọi người đều có tâm sự riêng, người ở viện dưỡng lão thì nhiều lắm, nếu có thì giờ ngồi nghe họ kể chuyện thì tha hồ viết bài. Bác sĩ giám đốc điều hành thường dặn tôi tặng quà cho bệnh nhân, và nhớ những thứ gì ngọt hay mặn quá thì đừng tặng vì sợ bệnh ăn vào bị cao mỡ, cao máu, cao đường, ba bệnh này nhiều người mắc phải. Ăn uống cũng là vấn đề, nếu không kiêng cữ thì cũng thảm lắm.


Nếu mọi người chỉ ăn rau, trái cây, ít ăn đường, thì tốt biết mấy. Sức khỏe vô cùng quan trọng, quý đồng hương chưa từng vào bệnh viện, viện dưỡng lão, hãy vào thăm một lần, sẽ thấy mình may mắn hơn nhiều người, hạnh phúc hơn nhiều người vì còn đi đứng được, còn ăn uống được là hạnh phúc lắm rồi!

Khi còn ở Việt Nam, tôi cũng thường đến thăm cô nhi viện, viện dưỡng lão, nhà thương nhưng tôi không thấy người bệnh cô đơn như ở xứ người. Có lẽ ở Việt Nam người bệnh nào cũng có thân nhân thăm viếng thường xuyên, sự cô đơn không thê thảm như ở xứ người.


Nhiều người nói với tôi rằng Hoa Kỳ là thiên đàng của tuổi trẻ, địa ngục của người già, tôi không tin như thế nhưng càng ngày tôi thấy câu này rất đúng. Người nào may mắn có con cháu hiếu thảo đến thăm hằng ngày, hằng tuần, nhưng chẳng may con cháu ở xa thỉnh thoảng đến thăm một năm vài ba lần là tốt rồi. Nhiều khi ở cùng một thành phố nhưng con cháu làm việc tối tăm mặt mũi, không có thì giờ để thăm người thân của mình đang đau đớn và cô đơn ở trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.

Tôi cầu nguyện cho chính mình, nếu tôi lúc nào đó ngủ là đi luôn, xin đừng đau đớn, bệnh hoạn, đừng sống vất vơ vất vưởng, không còn trí nhớ, không biết gì hết thì tội quá, tội cho người thân của mình phải thăm nom, chăm sóc cho bản thân mình.

Ông bà mình thường nói: "Phải tu nhân tích đức lắm mới được ra đi một cách nhẹ nhàng, êm ả, không phải người nào muốn ra đi một cách êm thắm mà được đâu!"

Người già, người bệnh có niềm tin ở tôn giáo mãnh liệt lắm. Khi còn trẻ, có nhiều người không tin Phật, Chúa nhưng về già hay khi bệnh hoạn họ thường tin vào tôn giáo, mỗi lời nói của quý vị lãnh đạo tôn giáo đem đến niềm an ủi vô bờ bến cho người bệnh.

 

xMas-2
Sự thăm hỏi của các vị lãnh đạo tinh thần có sức mạnh vô bờ bến. (ST)

 

Tôi mong tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo dành thì giờ vào thăm người bệnh ở khắp nơi trong thành phố, giờ thăm bệnh rất dễ dàng cho người lãnh đạo tôn giáo, chưa một bác sĩ hay y tá nào dám vô lễ với các vị lãnh đạo tôn giáo. Quý vị có thể đến bệnh viện, viện dưỡng lão bất cứ giờ nào, ngày nào, có phòng tiếp khách để cho quý vị cầu nguyện cho người bệnh.


Một bác sĩ giám đốc bệnh viện nói với chúng tôi:


– Cô ơi, bệnh viện cần các thượng tọa, linh mục, mục sư, sư cô đến cầu nguyện. Chúng tôi lúc nào cũng nhiệt thành mời gọi các vị đến.


Bác sĩ Tâm Nguyễn, làm việc thiện nguyện từ lúc còn là sinh viên UCI cho đến khi ra trường trở thành bác sĩ, lúc nào cũng quan tâm đến bệnh nhân ở viện dưỡng lão mà ông là bác sĩ giám đốc.


Người già, người bệnh, người trẻ bị bệnh, ai cũng cần được chăm sóc. Tôi mong ước mọi người được thương yêu, tôi mong mọi người khỏe mạnh để cho đời đẹp hơn, vui hơn. Mong cho thế giới hòa bình để cho mọi người ra khỏi nhà bình yên và trở về bình yên.

 

Mùa Giáng Sinh này, xin gởi đến tất cả độc giả nụ cười của người ở trong viện dưỡng lão, cười thật tươi khi gặp người đến thăm.

 

xMas-3


Người với người có tình cảm với nhau, chúng ta đi đám cưới thì chúng ta vui, mừng cho đôi trẻ, chúc đầu năm sinh con trai, cuối năm sinh con gái, hoặc đầu năm sinh con gái cuối năm sinh con trai. Chúng ta chúc cho đôi trẻ hạnh phúc, phát đạt, và chúng ta chọn câu nào hay nhất chúc mừng mọi người. Đi đám ma thì chúng ta buồn, buồn vì gia đình của người quá cố vắng đi người thân yêu của mình. Chúng ta cầu nguyện cho người quá cố sớm về Niết Bàn hay Thiên Đàng. Một vị bô lão nói với chúng tôi rằng đi đám ma nhiều quá rồi kể từ 65 tuổi trở lại không đi đám ma nữa, nhưng tôi, tôi vẫn đi đám ma và cầu nguyện cho người qua đời được về một nơi nào đó thảnh thơi hơn, hạnh phúc hơn ở với trần gian này. Người nào đến nhà quàn, ra nghĩa trang đều hiền lành, khiêm tốn, lái xe cũng vậy không chạy quá tốc độ ở nghĩa trang, vì lúc đó họ gần với người chết hơn gần với người hiện hữu. Người dự lễ ở chùa hay ở nhà thờ hiền lành hơn, có lẽ nơi đó tôn nghiêm, không ai đùa giỡn ở những nơi chốn tôn nghiêm.

Sống rồi chết, không ai thoát khỏi cái chết, có người thoát khỏi bệnh, không bệnh nhưng ngủ rồi đi luôn, nhưng có người bệnh từ năm này qua năm khác, có người nói vì cái nghiệp của họ phải nằm một chỗ, tôi cũng tin như thế nên cầu nguyện cho người quen và người không quen, chúc cho mọi người cái nghiệp nhẹ nhàng để ra đi thanh thản hơn.

Mong những người giết người, bạo động, thù hận trở nên hiền lành, có lòng quảng đại, đừng hại ai, thì đời sống trên trần gian này sẽ là thiên đàng. Tôi cầu nguyện hằng ngày không phải đợi đến ngày lễ hay Tết, cầu nguyện như một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của tôi, mỗi lần gặp chuyện buồn, tôi cầu nguyện, mỗi lần thăm người bệnh tôi cầu nguyện, mỗi lần nghe có người qua đời tôi cầu siêu cho họ, lời cầu nguyện vô cùng huyền nhiệm, tôi nghĩ như thế. Đến tuổi này tôi không cần danh không cần lợi nhưng tôi vẫn thích làm việc, vì nhu cầu cho cuộc sống hằng ngày, vì nhu cầu làm việc xã hội, nếu không có tiền thì làm sao làm được những việc mình muốn làm, làm việc như một nhu cầu cần thiết của con người, cũng như cầu nguyện, quý đồng hương thử cầu nguyện một cách chân thành thì sẽ thấy những việc mình mơ ước sẽ thành hiện thực.

Sống có niềm tin vào Đấng Tối Cao, đời sống sẽ vui hơn, có bệnh sẽ hết bệnh. Hãy giúp những người xung quanh theo khả năng của mình, hãy giúp những người khốn khó hơn mình vì mình được may mắn hơn họ.

Mong rằng tình yêu tha nhân của quý đồng hương sẽ bao dung hơn, mình thương yêu người, người sẽ thương yêu mình.

– Kiều Mỹ Duyên

(Orange County, 8/12/2021)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.
Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình...
Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.
Chị Bông gọt sát vỏ bưởi vỏ chanh, nấu nước lấy tinh dầu gội đầu. Xem mấy Youtube và bạn bè chỉ dẫn chị Bông đã từng làm theo, từ dễ cho đến khó: nào gội đầu bằng baby shampoo ít hóa chất để bảo vệ da đầu trẻ em thì cũng tốt cho da đầu người lớn, nào hạn chế nhuộm tóc, hạn chế gội đầu xấy tóc thường xuyên, nào massage đầu với dầu ô liu, nào massage đầu với dầu dừa rồi quấn khăn lại ủ tóc 15 phút, công phu và khó chịu như thế chị Bông cũng kiên nhẫn làm đến hết chai dầu ô liu xong hết cả hũ dầu dừa organic cũng chẳng thấy kết quả gì mà hình như tóc càng rụng thêm...
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ...
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người. Nhớ ngày xưa còn bé, như muôn vạn đứa trẻ khác trên đời này, gã cũng mong chờ, nao nức tết để được lì xì, được mặc áo mới, được đi chơi thoải mái mà không bị la, được nghỉ học và không phải học bài…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.