Hôm nay,  

Giới thiệu Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến

01/11/202116:09:00(Xem: 1504)

 

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

(Giới thiệu Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến - truyện dài 315 trang của Phan Tấn Uẩn )

--

Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến gồm nhiều dật sự. Dật Sự (軼事)là việc  xẩy ra không còn tìm biết được nữa. Đó là những câu chuyện xoay quanh Đại Học New Hardy xuất hiện như một huyền thoại tại Nam Thường. Tôi là một sinh viên được New Hardy cấp học bổng, đào tạo thành ký giả qua khoa báo chí của trường nầy và được viện trưởng Trần Văn, sau nầy là Ricard chỉ định làm ký giả thường trực. Trong Dật Sự, tôi đã viết những câu chuyện về các nhân vật thành lập như viện trưởng Ricard Trần Văn, cố vấn Thibault, trưởng đối ngoại Emily Như Hiền, con tàu viễn dương Hardy , ngôi làng trung lập độc đáo và tạp chí Văn Cầm trực thuộc New Hardy.Về những người may mắn được New Hardy mời hợp tác, rời bỏ Hóa Châu cổ kính để tham gia vào những sinh hoạt văn hóa mới lạ trong New Hardy, có Nghi-ông là cha tôi, Phùng Bích - người bạn gái thuở thiếu thời , sau nầy trở thành người vợ yêu quý của tôi – và cụ Nguyễn Hiến , một học giả uyên bác của văn học Nam Thường. Cụ là editor-in-chef của báo Văn Cầm. Với tư cách là người của New Hardy, tôi phải khách quan trong các nhận định. Nếu người đọc thấy nội dung khác với chủ trương trung lập của New Hardy, thì đó là phóng sự của các nghiên cứu sinh quốc tế . Những câu chuyện trong Dật Sự hầu hết đều xuất hiện trên báo Văn Cầm.  

 

            Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến là một tác phẩm pha trộn đủ các thể loại, từ hồi ký, tùy bút, ký sự, phóng sự, hư cấu đến các ghi chép chuyên ngành, tùy theo tính chất của từng câu chuyện. Nhưng dù câu chuyện thuộc thể loại nào, tôi cũng vận dụng tối đa yếu tố văn học để câu chuyện phù hợp với báo Văn Cầm. Hơn nữa theo trào lưu hiện đại một tác phẩm văn chương có thể là một pha trộn đủ thể loại, người đọc cần được biết đến để không phải ngạc nhiên.

            Chúng tôi vẫn nghĩ rằng, một cuốn sách được người đọc chú ý chỉ khi nào nó làm bật ra những câu hỏi.

***

            Thời chiến tranh ủy nhiệm, có một Đại Học Quốc tế hiện diện ở Nam Thường nhưng không mấy người biết, vì trường chỉ phục vụ nghiên cứu sinh quốc tế hậu đại học, hầu hết nghiên cứu về chiến tranh ủy nhiệm xẫy ra tại Nam Thường.Trường được biết đến do một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh (The Legend of New Hardy) dùng cho sinh viên tham khảo. Sau  chiến tranh, New Hardy không còn hiện diện ở Nam Thường. Lấy cảm hứng từ bản Việt Dịch “Huyền Thoại New Hardy”, chúng tôi viết lại theo dạng văn học. Đó là nguyên nhân tác phẩm Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến ra mắt bạn đọc .Tác phẩm là một pha trộn các thể loại, từ tùy bút, bút ký, hồi ký đến hư cấu hoặc tư liệu chuyên ngành. Ngay cả, yếu tố thời gian cũng hư hư thực thực không rỏ rệt. Đây là kỹ thuật viết văn mới phù hợp với thời kỳ văn chương mở rộng phạm vi..

            Tin tổng quan về trường New Hardy rất hạn hẹp.Dạy tại New Hardy là  những giáo sư xuất thân từ các Đại Học nổi tiếng thế giới. Một số giáo sư Giao Thường dạy tại trường đều mang tên Pháp hoặc tên Mỹ vì họ đều đã thay đổi quốc tịch.Điều nầy càng làm người khác không chú ý đến New Hardy. Hardy là tên một tiểu bang của đại cường Bắc Mỹ. Đại Học New Hardy giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

            New Hardy do một tập thể tư nhân Giao Thường thành đạt muốn đóng góp xây dựng xã hội. Họ góp vốn thành lập , ngoài New Hardy, còn có  tạp chí Văn Cầm với chủ bút là một người Nam Thường ,một cơ sở xuất bản gồm nhà in, phát hành sách báo, kinh doanh văn hóa phẩm dưới bảng hiệu Đông Việt nổi bật trên thị trường nhưng người ta vẫn tưởng chủ nhân là người địa phương.

Tâm điểm của những câu chuyện trong The Legend of New Hardy là ngôi làng có tên là làng Trung Châu, một làng trung lập được xây dựng cho nhu cầu của những nghiên cứu sinh quốc tế. Còn phải chú ý đến con tàu Hardy, tài sản của cố vấn Thibault trong ban lãnh đạo Trường New Hardy.

            Mọi hoạt động của New Hardy đều có bảo hiểm, trong đó quan trọng nhất là bảo hiểm chiến tranh. Đây là loại bảo hiểm áp dụng cho các cơ sở hoạt động trong ngành văn hóa được  quốc tế công nhận , chẳng hạn phải thông qua định chế Liên Hiệp Quốc như UNESCO…Trước khi chính thức hoạt động, New Hardy mời phái đoàn UNESCO vào điều tra, xác minh để cấp chứng nhận. Mọi phí tổn do bảo hiểm quốc tế đóng góp. Nội dung bảo hiểm chiến tranh tùy thuộc  các điều khoản  thỏa thuận ký trên hồ sơ giữa hảng bảo hiểm và New Hardy. Bảo hiểm chiến tranh giải quyết vấn nạn do chiến tranh phá hoại gây ra. Đối tác nào tham gia loại bảo hiểm nầy phải có qui mô lớn được chính phủ sở tại xác nhận.Các hảng bảo hiểm quốc tế không nói chuyện trực tiếp với phía đối địch phá hoại.Họ chỉ biết tự động chi trả bảo hiểm để đền bù thiệt hại cho đối tác mua bảo hiểm. Luật pháp quốc tế bảo vệ quyền lợi cho họ.Trừ trường hợp không được cọng đồng quốc tế công nhận, còn hầu hết phải thực thi theo trách nhiệm. Có trường hợp bảo hiểm quốc tế phải kiên trì chờ hơn bốn chục năm mới giải quyết xong...

            Đại Học New Hardy gồm nhiều phân khoa với nhiều giáo sư từ các trường Đại Học nổi tiếng thế giới.Không thấy tên giáo sư nào từ các Đại Học Nga hoặc Tàu, do New Hardy không biết chính xác thực chất nền giáo dục của họ. New Hardy cho rằng họ không có truyền thống tự trị Đại Học. Đúng ra New Hardy là một chi nhánh của Đại Học  Hardy tại Bắc Mỹ. Năm đầu tiên thành lập, chỉ có gần hai trăm sinh viên quốc tế theo học . Giáo sư từ các Đại Học Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc… dẫn sinh viên của họ đến New Hardy.Các vị nầy chuyển tất cả sinh viên của riêng họ trên các Đại Học khắp thế giới tập trung tại New Hardy để hình thành các khóa học. Giống như các Đại Học Âu Mỹ, New Hardy có phân khoa chỉ do một giáo sư sáng lập và chính vị nầy đảm trách giảng dạy. Độc quyền một thầy, một môn.Một học khóa như thế hình thành ở New Hardy có quy mô quy tụ nhiều sinh viên quốc tế là những nghiên cứu sinh hậu đại học.Mỗi năm diển ra hàng chục khóa như vậy của hàng chục giáo sư khác nhau. Thành quả nầy do uy tín của New Hardy một phần, nhưng phần chính lôi kéo các vị khách quốc tế đến đây là do cuộc chiến ủy nhiệm Giao Thường . Họ đến đây là đến với thế giới.Bao nhiêu nhân tài vật lực, tinh hoa của thế giới đều tập trung tại Giao Thường. Trách nhiệm chính của New Hardy là phải làm vừa lòng khách.Những vị khách đã từng làm việc với nhóm sáng lập. New Hardy hiểu rỏ sở thích, cách sinh hoạt, giải trí, gout ăn uống, và những thói quen của khách nên đã lập ra một  chuyên ban nghiên cứu, tổ chức và thực hiện thành công những gì các vị khách ưa chuộng.  Người có sáng kiến thành lập New Hardy là một người Pháp gốc Giao Thường ,tên Ricard, có uy tín lớn trong hàng ngũ giáo sư Giao Thường dạy tại các Đại Học quốc tế nổi tiếng . Ricard còn kêu gọi một số  kiều bào kinh doanh thành công ở hải ngoại cùng đóng góp để hình thành New Hardy.

            Trong hơn ba trăm trang của Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến , tác giả đã gởi gấm những ước mơ viễn vông lãng man của  thời trẻ …



*****

CUỐN TỰ TRUYỆN SĨ QUAN HẬU CỨ

(Trích Chương 16 truyện dài  Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến)

Phan Tấn Uẩn

***

            Trong căn nhà ấm cúng của ba mẹ tôi đã xẩy ra  chuyện buồn không khác gì tấn bi kịch trong gia đình . Trác Lập, anh tôi, không hiểu vì cớ gì bị tống vào trung tâm huấn luyện khổ nhục Địa Khổ. Đây là trung tâm đày đọa những người lính bỏ ngũ hoặc phạm tội. Những người nầy phải chịu nhục hình với nhiều hình thức khác nhau. Ra khỏi trung tâm huấn luyện , bất kể cấp bậc, người lính bị đẫy vào các đơn vị làm bia đỡ đạn,trước sau gì cũng phơi xác trước những loạt đạn đầu tiên của địch quân . Nếu viết hết chuyện rắc rối của Trác Lập phải cần đến một cuốn sách dày. Sau khi biết tin anh bị đẫy vào Địa Khố,cha tôi tìm cách đưa anh về làng Trung Châu ẩn náu. Tốn kém tiền bạc, và công khó, cha tôi tìm được cách đưa anh về đây. Nghi ông cứ tưởng đã giúp Trác Lập yên lành thoát nạn, không ngờ chứng nào tật nấy. Trác Lập tò mò tìm hiểu nhân thân Thibault và lên tiếng khích bác, nói xấu, bắt chước kiểu nói “tên thực dân cuối mùa” của những người không ưa Thibault. Con người như anh không thích hợp sống trong ngôi làng trung lập nầy. Trác Lập có thể gây tai họa cho gia đình nếu cha tôi không chuyển anh ra khỏi làng Trung Châu. Cha tôi nhờ viện trưởng Ricard dàn xếp và cũng do Thibault nễ tình cha tôi nên bỏ qua thái độ hổn láo của Trác Lập. Cha tôi đã nặng lời với anh, đưa anh ra ngay khỏi nhà. Trác Lập lặng lẽ rời khỏi làng sau khi nhận một số tiền do gia đình hỗ trợ.

            Trước đó, chúng tôi không hề biết Trác Lập đã kín đáo tiếp xúc với Ron (tên đầy đủ là Ronald Dickson Woodroof) lúc nào để gạ bán cuốn tự truyện do anh viết. Ron nhờ tôi dịch sang tiếng Anh. Đọc xong, tôi mang tự truyện đến nhà Ron trong làng Trung Châu vào một buổi sáng chúa nhật để thảo luận .

            “ Cám ơn Ron . Nhờ bạn tôi mới biết nhiều điều anh tôi đã giấu kín. Cha tôi đọc xong cuốn tự truyện, gọi anh là  đứa con bất trị. Ông bảo, nó đã bị tên nhà giáo chuyên dụ dỗ con nít, bỏ bùa mê thuốc lú.Tên nầy móc nối các đường dây để Trác Lập duy trì hoạt động bí mật trong các phong trào phản chiến gây bất lợi cho Nam Thường. Đây là nguyên nhân Trác Lập bị Nam Thường đưa vào quân trường Địa Khố...” Tôi cho Ron biết quá khứ của Trác Lập.

            “ Tôi không cần loại thông tin nầy. Bạn không cần phải dịch. Các nội dung khác trong sách nói gì…?” Ron hỏi.

            “ Nói về công việc của một Sĩ Quan điều hành hậu cứ.”

            “ Tại sao đang chiến đấu mà lại điều hành hậu cứ ? ”

            “ Cha tôi bỏ tiền lo lót đưa Trác Lập về hậu cứ, sau khi anh phục vụ chiến đấu một thời gian đủ dài, đây là tiêu chuẩn để người ta cứu xét.”

            “ Tôi muốn biết chi tiết công việc nầy…” Ron yêu cầu.

Tôi kể lại những chi tiết theo nội dung của tự truyện…

            “ Trác Lập về làm sĩ quan điều hành Hậu cứ và quân số của bảy Đại đội Thám kích và tám Trung đội Tình Báo .Đây là một chỗ làm béo bỡ ít ai ngờ tới .Các Đại đội nầy độc lập về tổ chức hành chánh và tác chiến ,chịu sự chỉ huy điều động của Sư đoàn. Tất cả 15 đại đội nầy có một khối quân trang quân dụng hạch toán riêng,có kế toán riêng để báo cáo. Xe của Đại Đội  có một Jeep, một Dodge ,mỗi  trung đội thám báo có một Dodge với tiêu chuẩn xăng dầu kèm theo dồi dào.Chưa kể hàng quân tiếp vụ sung túc cho binh sĩ và gia đình. Khi Trác Lập nhậm nhiệm vụ, trong văn phòng có khoảng 25 đến 30 nhân viên gồm Hạ sĩ quan và binh sĩ. Một dãy nhà riêng biệt cho ban điều hành. Ngồi vào cái ghế của Đại Úy Sĩ quan Điều hành trước đây, Trác Lập gọi các người phụ trách các nhóm công việc hàng ngày trong văn phòng đến họp mặt tại CLB( căn tin). Mọi việc thông qua dễ dàng,chỉ một rắc rối nằm trong cái tổ đời sống nhiều lợi lộc của một thượng sĩ già .Ngồi vào ghế Sĩ quan Điều hành ,kiêm luôn sĩ quan phát ngân cho mấy Đại đội đóng ngoài thành phố, Trác Lập  có thêm khoảng lương phụ trội. Nhiều bất ngờ khác đến với anh ta : một lính kiễng lên văn phòng hớt tóc cho anh và một thợ may lên đo ni tấc may cho Trác Lập mấy bộ quần áo nhà binh. Tên lính còn  đem theo hai đôi giày da bóng loáng.Tài xế và xe đưa đón ngày hai buổi đi làm,nhưng Trác Lập chưa bao giờ lạm dụng làm việc cho cá nhân.Mười lăm đơn vị đặc biệt có quân số xấp xỉ một trung đoàn. Nhu yếu phẩm nhà binh viện trợ càng dồi dào khi cuộc chiến càng leo thang. Quân số tăng nhanh và giảm cũng rất nhanh do qui luật chiến trường. Hễ có tổn thất thì có  bổ sung…”

Ron lên tiếng :

            “  Quản trị Nhân Viên trong quân đội là ngành chuyên môn có quyền lực đáng nễ .Tổng Quản Trị Nhân viên là nơi tập trung mọi quyền lợi thụ hưởng thành quả cống hiến trong đời binh nghiệp của quân nhân mọi binh  chủng . Gia nhập ngành nầy phải học  khóa sĩ quan Tổng Quản trị . SQ nầy biết nhiều chuyện khuất tất ở hậu cứ…”

            “ Đúng vậy.”  Tôi kể tiếp. “ Lý lịch quân nhân chiến đấu rất phức tạp. Có thể một người cùng có tên trong hai ,ba thứ lính,họ nhãy từ sắc lính nầy qua sắc lính khác. Trác Lập từng thấy một tên lính đang ở thám kích,ít lâu sau trở thành địa phương quân,hoặc biệt kich. Sự thay đỗi sắc lính như vậy làm lợi cho ngành kế toán lương bỗng,quân trang ,quân dụng .Về vũ khí, Trác Lập chưa thấy có báo cáo đào ngũ, vậy ta phải hiểu họ đã mang theo vũ khí khi chuyển đổi sắc lính. Nhưng rồi thời thế thay đổi. Cái gọi là béo bỡ của Trác Lập chuyển qua người khác…”

            “Bầu sửa của SQ điều hành hậu cứ ? ” Ron mỉa mai…

            “ Lại có chuyện tìm cách trốn lệnh hành quân bằng những chiêu trò không ai ngờ tới ” Tôi tiếp lời Ron. “ Trác Lập cho biết một số binh lính và  vài sĩ quan  mới  ra trường không chịu đi hành quân, tìm cách ở lại hậu cứ Tiểu đoàn. Con số nhiều quá, có đến vài ba chục người . Thường vụ Đại đội phải đưa họ vào trại  giam chờ đưa tiếp ra đơn vị hành quân. Một tin xấu úp mở đến với Trác Lập, nói rằng,sau hành quân trở về ,ông Thiếu tá  Tiểu đoàn trưởng sẽ cho người thay thế anh. Chắc chắn đã có bọn xấu đâm thọc với  vợ ông ta về Trác Lập, chuyện rất bình thường trong khu tập thể gia  binh  ….

   Trong hai ngày tiểu đoàn hành quân,ở hậu cứ xẩy ra  chuyện binh sĩ tự bắn vào chân tay với mục đích gây thương tích để nằm bệnh viện ,trốn ra trận... Việc này cũng là cái cớ để quy trách nhiệm cho sĩ quan hậu cứ  thiếu kiểm soát, để lính trốn trại. Trong gần 30 người  trốn lệnh hành quân có  hai sĩ quan, một trung sĩ ,còn lại là lính say rượu và lính trẻ hiền  lành.

            Tên  trung  sĩ vô kỷ luật rất hung dữ, nó là thành phần bất hảo giết người. Có lần giữa hàng quân, nó đứng phắt dậy nói khich bác và tỏ thái độ chống đối , Trác Lập nghiêm khắc đến sát nó tát vào mặt  và hỏi  tại sao ăn nói hổn láo với chỉ huy như thế! Nó tĩnh bơ, còn hăm dọa "Thiếu ủy  nhớ cái tát này, nghe chưa ! ".  Trác Lập nhìn thẳng vào mặt nó và quay lưng ra ngoài. Về văn phòng, Trác Lập suy nghĩ nhiều về  chuyện đã xẫy ra. Rất bất ngờ, tên trung sĩ rón rén vào gặp anh xin lỗi. Trác Lập nhìn vào mặt nó một hồi, rồi dịu giọng  bảo nó,có lỗi mà biết xin lỗi là tốt. Nó vừa ra cửa,một thiếu ủy bước vào cho Trác Lập biết anh đã khuyên nó phải vào xin lỗi . Ông thiếu úy nầy trốn hành quân nhiều lần nhưng Trác Lập đã bỏ qua không buộc  tội . Người ta quý mến Trác Lập ,họ cho là người tốt bụng... Trác Lập nghi  ngờ tên trung sĩ chống chính phủ,là người của đối phương cài cắm, vì vài tháng sau Trác Lập nghe tin từ chiến trường  hành quân nó cải vã với sĩ quan  chỉ huy và rút súng bắn chết SQ nầy.”

            “ Hậu cứ còn gì nữa không ?” Ron có vẻ suy nghĩ và hỏi.

            “ Còn chuyện mất  quan tài ở  nhà xác Bệnh viện!” Tôi nói.

            “ Trời ! Chuyện ly kỳ ! ” Ron xoay người tập trung lắng nghe. Tôi kể tiếp…

            “…Mùa hè năm đó, Trác Lập theo dõi  các Đại đội Thám Kích đang tham gia  chiến trận, thương vong không đáng kể. Có một bình nhì quân dịch tên X. tuổi còn nhỏ  vừa ra đơn vị tác chiến  thì tử trận....Mọi thủ tục hậu sự  đã hoàn tất  và đã  điện thư về  gia đình tử sĩ. Thông thường nếu quá một tuần, linh cửu  vẫn còn ở nhà xác thì  bắt buộc phải đưa ra nghĩa trang mai táng.  Nhà xác luôn nặc mùi xác chết, nên  các quan tài  khi tẩm liệm xong phải được bọc tôn  kẽm, nơi đặt lính cửu phải luôn đốt nhang  trầm nghi ngút  để  làm át mùi tử khí  đang phân hủy. Nơi đặt linh cửu có tên gọi là  Nhà Vĩnh Biệt  cũng là nơi  chờ chuyển thi hài về với thân nhân giá đình bằng máy bay hoặc xe tải quân sự.Khi có hành quân theo chiến dịch thì đơn vị phải cắt cử người cảnh giữ để bàn giao linh cửu cho gia đình nhận và đơn vị phải lo xe chở thì hài và thân nhân về quê quán hoặc lo  máy bay quân đội cho họ . Nếu thân nhân không đến nhận, thì cho mai tang thi hài ở nghĩa trang . Đơn vị phải nhanh chóng kịp thời hoàn tất thủ tục tài chánh cho thân nhân tử sĩ : tử sĩ phải có tiền tử tuất, mai táng, các  phụ cấp tử  sĩ hàng tháng ...tức là làm trọn gói trợ cấp lâu dài...cho các đối tượng chính sách…

            Nói về hậu sự của tử sĩ  X. Chuyện thật bất ngờ, mới vừa tẩm liệm xong, lính cửu được bọc tôn kẽm để chờ trong vòng một tuần nếu gia đình thân nhân không đến nhận thì hài thì đơn vị sẽ chôn cất. Đơn vị đã cắt cử chuẩn úy Th. mới ra trường túc trực  nhang  khói  lính cửu trong thời gian vài ngày để chờ thân nhân. Gia đình tử sĩ  nhận được điện thư báo tử ,người Mẹ và  ông chú ruột đã kịp đến đơn vị để làm thủ tục nhận thi hài. Hôm đó nhằm ngày thứ bảy cuối tuần, họ đã có mặt tại đơn vị  đại đội TK lúc 10 giờ sáng và  đến văn phòng gặp Trác Lập  để làm các thủ tục hành chánh phụ cấp..., nhưng  chúng  tôi chưa dẫn  họ đến nơi  đặt lính cửu tử sĩ.

      Bất ngờ khoảng mười một giờ sáng, một  tin rúng động xẩy ra : " quan tài tử sĩ X. đã bị mất". Ông Thượng sĩ  già thường vụ  Đại đội TK nơi  có tử sĩ X. cùng  với Trác Lập trong văn phòng điều hành kín đáo bàn tỉnh cách giải quyết vụ việc .Nếu Đại đội THDSĐ và Văn phòng BTLSĐ biết được chuyện nầy cả bọn Trác Lập sẽ bị chết chùm. Họ cùng nhau giải quyết vấn đề bằng cách mời bà mẹ và người chú ruột của tử sĩ đi ăn cơm trưa. Ăn xong bố trí họ nghỉ  ngơi  chờ  đợi ở ngoài phố cách xa văn phòng  của Trác Lập . Khi xong việc, Trác Lập cho xe đón họ vào lãnh trợ cấp các loại và đi thăm mộ tử sĩ.Đầu giờ chiều , hai hạ sĩ quan phụ trách mai táng và Trác Lập cùng đi liên hệ với Đội quản lý nghĩa trang quân đội . Họ trình bày  tình huống  cấp bách phải xin một phần mộ vô  danh  thay thế  mộ tử sĩ X..  Nghe được câu chuyện, người sĩ quan già phụ trách Quản lý nghĩa trang vui vẻ hiến kế : ông ta sẽ kiếm một ngôi mộ vô danh có sẳn trong nghĩa trang rồi điền tên tử sĩ binh nhì quân dịch X. số quân, tên cha mẹ quê quán , nơi ở để ông ta ghi vào sổ bộ. Ngôi mộ vô danh nầy chính là mộ của một tử sĩ của quân đội Miền Bắc. Trác Lập đã kịp làm ngay tấm bia mộ cho tử sĩ X. chuẩn bị đặt vào ngôi mộ vô danh. Thiếu tá chỉ huy trưởng chở theo hai thân nhân gia đinh ra  thăm  mộ  tử sĩ X..  Một  Thượng sĩ thường vụ đại đội ra đón  thân nhân gia đình và cho biết hôm nay đơn vị sẽ dựng bia mộ để gia đình khấn vái vong linh tử sĩ. Nói chưa dứt lời, hai thân nhân lăn đùng ra  kêu khóc, thảm thiết.Một lúc sau,họ lui ra đứng một bên để người của nghĩa trang đặt bia mộ. Trác Lập nói lời chia buồn với thân nhân  và thông báo mời họ về  văn phòng để nhận toàn bộ tiền trợ cấp tử tuất và  15 tháng lương của tử sĩ. Thông thường phải đợi chờ vài ngày mới làm xong thủ tục hành chánh. Nhờ sự  tận tình của các cấp dưới  trong ngày chủ nhật và trong buổi sáng thứ hai đầu tuần ,hồ sơ trợ cấp tử sĩ đã  hoàn tất. Bà mẹ đang ngồi  với người em chồng bên ngoài hàng ghế  khách, được mời vào phòng để biết  kết quả tài chánh. Số tiền được lãnh tất cả là  150.000 đồng, tiền  Miền Nam (tương đương hơn 70 ngàn dollar) . Đặc biệt Trác Lập cũng báo cho họ biết thủ tục trợ cấp hàng tháng ,ba tháng lãnh một kỳ tại  tỉnh lỵ của bà . Trác Lập  đã hoàn tất hồ sơ đưa cho bà về nộp tại Tỷ Cụu Chiến binh tỉnh lỵ. Vì số tiền này quá lớn ,  anh ta căn dặn họ phải hết sức cẩn thận lúc lên xuống xe. Người hạ sĩ quan phụ trách tài chính đưa họ lên Ban Tài chánh Kế  toán ĐĐTHD SĐ  lãnh tiền. Hai thân nhân tử sĩ đã trở lại phòng làm việc của Trác Lập để nói lời cảm ơn. Bà mẹ tử sĩ chỉ có một con trai duy nhất vừa chết trận.Số tiền đã xoa dịu nỗi đau của người mẹ tỉnh lỵ nghèo khó.” Tôi ngừng đọc xem phản ứng của Ron.

            “Tại sao để mất quan tài ?”  Ron hỏi.

            “  Do một chuẩn úy tên Th. bỏ gác. Th. chịu trách nhiệm để mất quan tài tại Nhà Vĩnh Biệt . Anh ta sẽ bị kỷ luật. Trác Lập gọi Th. ra trình bày tình huống. Th. nói,  sáng thứ bảy anh vừa đi ăn cơm trưa chưa được nữa giờ, khi trở lại thấy ở nhà Vĩnh Biệt có đoàn xe  GMC  nhà binh đến rồi quay ra. Th. vào nhà Vĩnh Biệt phát hiện quan tài của binh nhì X. bị mất. Những  người có mặt lúc đó cho Th. biết xe GMC thuộc đơn vị của SĐ  bạn đến nhận xác, nghe  họ cãi nhau về cái tên và số quân trên quan tài , một là của trung  sĩ nhất X. và một là của binh nhì quân dịch X. ..., không biết  tại sao lại có một người đứng ra nói cứ cho quan tài của binh nhì X. lên xe, rồi họ vội vàng  ra đi…”

            “ Kiểu làm việc tắc trách …” Ron lắc đầu.

            “ Nhưng đọc hết tự truyện, tôi thấy Trác Lập cũng có nhiều việc tốt .Cha tôi buồn vì anh nhưng anh cũng là người cương trực.”  Tôi gián tiếp bênh vực Trác Lập trước mặt Ron.

            “ Đó là chuyện riêng của gia đình bạn. Nhưng nếu chuyện cá nhân  phổ biến đến mức trở thành chuyện xã hội, ta cần ghi nhận như một đặc sản của xã hội đó, phải không ?” Ron hỏi tôi.

            “ Có thể như vậy.” Tôi trả lời và kể về đám tang qua phố của một thiếu tá tử trận.

*

*     *

            “Trác Lập đã tìm ra kẻ gây chuyện hiểu lầm, đó  là bà vợ thiếu tá sếp của anh, nghe lời bọn xấu. Chuyện là lâu nay về hậu cứ tiểu đoàn gần hai tháng, Trác Lập chưa hề biết là tiểu  đoàn, ngoài các nhà kho của các Đại đội nằm trong doanh trại, còn có cái kho riêng cất giấu vật liệu và xăng dầu ngoài luồng, ngoài sổ sách của tiếp liệu, tiếp tế. Họ cất giấu nửa làm của riêng nửa mang đi đút lót cho cấp trên  - là các bà vợ của các đại đội trưởng ,tiểu đoàn phó, trưởng ban..... Nhưng chủ yếu là của riêng chưa tẩu tán được...Nhân một dịp Bộ Tổng Tham Muu có chủ trương cải thiện bếp ăn binh sĩ, các hậu cứ phải có vườn rau, chuồng nuôi heo, gà. Khi tiểu đoàn  phải nuôi 20 con heo, Trác Lập mới biết ngoài doanh trại còn có mấy dãy nhà lợp tôn vách ván, ngăn ra cho gia đình vợ con binh si ở,gọi là trại gia binh . Có một dãy nhà không  dùng để ở,mà dùng làm kho  vật liệu xây dựng như cọc sắt hàng rào kẽm gai,xi măng,gỗ váng và nhất là mười mấy thùng xăng 20 lít  ....Đây là  cái kho hàng  ngoài luồng, cộng thêm mấy tên lính trốn hành quân là lính có nghề làm mộc,xây nhà... Trác Lập đã xây ngăn một phần dãy nhà này làm nơi  nuôi heo. Thật ra đây là vùng  cấm địa ,trước đây chưa có sĩ quan hậu cứ nào bước vào,Trác Lập là người đầu tiên  hay lui tới làm bọn chúng khó chịu vì cảm thấy bất an khi anh ta vô tình nêu rõ lý do không nên để các thùng xăng trong dãy nhà gỗ này,nếu xãy ra cháy nổ  thì đi tù cả đám. Trác Lập muốn họ  di dời đến chỗ khác. Vì  đây là nơi an toàn  cất giấu vật dụng bất hợp phá, Trác Lập  gặ phải  chống đối mạnh  từ vợ của  ông thiếu tá  và tôi tớ đàn em, trong đó có trung sĩ coi về quân xa thu vén xăng dầu. Chính tên trung sĩ nầy làm ông thiếu tá hiểu lầm Trác Lập tìm cách xâm phạm quyền lợi gia đình ông.Đang lúc tìm cách giải quyết mâu thuẫn, một buổi chiều vào doanh trại sớm hơn để trực,hai binh sĩ  phụ trách báo cáo quân số của các đại đội chạy đến gặp Trác Lập báo tin  thiếu tá đã tử trận lúc 2 giờ  trưa và chiến trận hiện vẫn đang căng thẳng . Trác Lập liền chạy nhanh vào phòng truyền tin theo dõi diễn biến trận đánh trên bộ đàm và nghe rõ giọng nói của trung tá trung đoàn trưởng thay vì giọng ông thiếu tá TĐT.

            Thiếu tá tử trận, chuyện đâm thọc nói xấu không còn ám ảnh Trác Lập, bây giờ anh ta cần làm những gì  phải đạo đối  với cấp trên.

            Cuộc hành quân vẫn đang tiếp diễn, thi thể thiếu tá tiểu đoàn trưởng chưa lấy ra khỏi khu vực giao tranh. Đêm nay, bên nầy chiến tuyến phòng thủ, Trác Lập chờ đến ngày mai, còn bên kia họ đã rút lui trận địa hoặc bố trí trận địa mới để nghênh chiến hay di chuyển đến địa bàn khác để tránh giao tranh.

            Trác Lập nằm trên giường bố xếp nhà binh,suy nghĩ  cộng việc ngày mai phải lo đám tang và nhiều công việc do thương binh  chuyển về. Trác Lập đã khấn vái vong linh người xấu số : "Anh hãy yên tâm an nghỉ! Việc anh hiểu lầm tôi là do vợ anh nói lại theo lời của mấy đứa tôi tớ.Vợ anh cùng tuổi với vợ tôi,nhưng con anh  đông đến 5 đứa còn nhỏ bé, nếu tôi còn làm ở hậu cứ Tiểu đoàn  ngày nào thì  bằng cách nào đó tôi sẽ trình xin đất bên ngoài doanh trại để xây cho vợ con anh một ngôi nhà bằng  vật liệu có sẵn trong kho ngoài luồng của tiểu đoàn . Tôi hứa sẽ làm đám tang Anh hoành tráng  đầy đủ nghỉ thức Phật giáo ."

            Sáng sớm hôm sau gia đình thiếu tá mới biết hung tin.Trong lúc chờ đợi thì hài  chở về hậu cứ,Trác Lập lên gặp Thiếu tá Trung đoàn phó  Chiến Tranh Chính Trị hỏi về công việc  mai táng .Trác Lập gợi ý là đám tang  Tiểu đoàn trưởng lần này không nên làm đơn sơ  như đám tang  của Tiểu đoàn trưởng  năm trước mà gia đình binh sĩ và dân chúng có lời xì xầm không hay. Là Sĩ quan phụ trách CTCT,ông biết ngay việc cần phải làm. Ông nói với số tiền cho đám tang theo quy định của ban tài chánh thì rất ít và hỏi Trác Lập lấy đâu ra để làm đám tang lớn.Trác Lập hiến kế : thiếu tá gọi xuống hậu cứ tiểu đoàn thông báo thiếu tá có buổi họp tại hậu cứ gồm các hạ sĩ quan tiếp liệu, thường vụ tiểu đoàn và sĩ quan  hậu cứ  để nghe chúng tôi  phổ biến lệnh của trung đoàn.

        Buổi họp diễn ra chưa có mặt Trác Lập lúc khai mạc.Khi trung đoàn phó nêu vấn đề tổ chức  đám tang, Trác Lập  rón rén bước vào phòng.Ông trung tá nói chặn đầu ngay :

             “Tiểu Đoàn nào cũng có quỹ  đen  tiền mặt.Nay Tiểu đoàn trưởng  tử trận thì xuất quỹ này  lo đám tang. Cho tôi biết quỹ còn  bao nhiêu ?”

            “ Còn hơn một trăm ngàn đồng.”  Trác Lập trả lời ngay.

            “ Còn  tám mươi hai ngàn.” Thường vụ tiểu đoàn đỉnh chính.Vậy là Trác Lập đã có tiền để thực hiện đám tang như ý định.Đến trưa hôm đó,thì hài vẫn chưa được trực thăng đưa về hậu cứ. Trác Lập  đi thẳng vào nhà của tang chủ gặp bà vợ và người cha của Thiếu Tá , và bàn việc đám tang. Trác Lập báo là Trung đoàn cử anh ra để lo đám tang. Anh nói luôn vì có  Thiếu tướng Tư lệnh đưa tang nên mộ sẽ không chôn ở nghĩa trang quân đội vì ra khỏi 2-3 km thì mất an ninh,nên phải tìm nghĩa trang gần thành phố. Họ hỏi nghĩa trang nào? Trác Lập nói luôn là nghĩa trang Phật giáo  . Về quan tài Trác Lập dự trù mua thứ gỗ tốt giá cao,nghi thức tang lễ Phật giáo,có nhà sư  tụng kính .vân vân.Trác Lập không cho biết đám tang này do tự anh  đứng ra lo mọi việc nhờ moi tiền ở các góc tối nhà binh. Anh ta làm theo lời khấn vái tình cảm đối với vong linh người xấu số, chứ không có lệnh của cấp trên là phải làm hoành tráng. Thấy Trác Lập còn trẻ, cấp bực nhỏ  nên người nhà tang quyến  rất coi thường , họ nghĩ việc nầy phải  là sĩ quan cao cấp làm chứ anh là  Thiếu Úy thì làm được gì. Thật ra,đám tang nhà binh thường rất đơn giản , cứ cho ứng lương và các thứ phụ cấp, rồi đưa thi hài về nhà để gia đình tổ chức theo ý muốn . Gia đình tang quyến nầy đòi hỏi nhiều chuyện quá đáng làm ông Trung đoàn phó rất bực mình và không tiếc lời khuyên Trác Lập chịu đựng vì  bị hành hạ chạy tới lui lo quá nhiều đòi hỏi lặt vặt…

     Trong lúc chờ đợi trực thăng chuyển thi  hài về ,buổi trưa hôm đó Trác Lập cùng ba người trong tiểu đoàn ra phố để chọn lựa mua một cổ quan tài tốt và đẹp nhất. Họ mua chiếc quan tài bề thế với giá sáu mươi hai ngàn đồng -  trị giá bằng  3 tháng lương của một trung ủy có vợ  3 con. Trác Lập  trở về, biết được đã có trực thăng bốc thương binh và thi hài tử sĩ, trong đó có thi hài thiếu tá Tiểu đoàn trưởng ,Trác Lập liền cho người ra phố đưa quan tài về.

   Có thể  quá xúc động vì bất  ngờ chưa  thấy người chết mà lại thấy chiếc xe chở về cổ quan tài lộng lẫy đang vào  cổng nhà, người nhà tang quyến xúm ra la lối,trong đó có ông cha chồng và bà vợ như muốn đòi trả quan tài, đòi mua cái tốt hơn . Ông Thượng sĩ thường vụTiểu đoàn liền đến gần bà vợ nói về giá trị của chiếc quan tài. Cả gia đình im lặng nhưng lại vặn vẹo hỏi tại sao không bói xem ngày,giờ tốt  để đưa quan tài về nhà! Trác Lập không biết trả lời thế nào... sau  đó cũng cho đưa vào nhà. Trác Lập vào Trung đoàn báo cáo công việc khó chịu ở nhà tang quyến. Trung đoàn trưởng bảo Trung đoàn làm gì có tiền ,Trác Lập đề nghị lấy quỹ đen của tiểu đoàn ...

            Có tiếng còi xe trước cổng nhà,đó là chiếc xe cứu thương  chở thi hài của Tiểu đoàn trưởng nằm trên băng ka . Bên ngoài sân chật người hàng xóm đứng xem .Bên trong phòng sau, nhóm  người nhà đòn vào tắm rữa thì hài. Trác Lập quan sát kỷ xem vết thương nào đã quật ngã Tiểu đoàn trưởng. Phía màn tang trên mặt bên phải  đã bị một viên đạn xuyên thũng qua nón sắt bảo vệ! Viên đạn không trổ ra phía màn tang bên trái. Như vậy nó đã nằm ngay trong bộ não. Khi thi thể  sạch được đặt lên chiếc  ghế bố,với bộ quần áo vét  sĩ quan đã soạn sẵn,Trác Lập nói với bà vợ  "chị nên tự tay phụ giúp mặc đồ cho anh.” Chị ta  dừng khóc và đến mặc áo cho anh. Khuôn mặt xác chết qua hai ngày đã ngã sang màu vàng nghệ - báo hiệu đến thời điểm sắp phân hũy !  Chị vợ vào lấy son phấn của mình  tô lên mặt chồng lần cuối.

         Năm nhà sư khai kinh làm lễ nhập quan.Thi hài nằm trong quan tài, trên là lớp vãi sô  bên dưới là một lớp tro xơ dừa có hoạt tính khử mùi và lớp trà lài . Còn mấy bao trà lài để  chờ bên ngoài sẽ dùng tiếp khi nhập quan đóng nắp quan tài thì đổ đầy và chèn chặt hai bên.

      Với nghi thức tụng kinh đám tang, các  kinh bộ vãng sanh A DI  ĐÀ, ĐỊA  TẠNG , THỦY SÁM,được các nhà sư thay nhau tụng ngày,đêm, về khuya thì cài bằng cát sét  tự động tụng đến sáng.

       Tối hôm đó khách đến viếng tang.Chào tiễn biệt có vợ chồng ông tướng tư lệnh đứng bên linh cửu lần cuối.

         Sau đám tang, Trác Lập được điều động trở lại Ban 1 Trung đoàn làm sĩ quan quân số chính thức  …”

            Nghe xong câu chuyện đám tang qua phố, Ron có nhận xét về Trác Lập :

            “Trác Lập năng động. Làm được việc.”

            “ Bạn nhận xét chính xác.” Tôi trả lời Ron. “ Trác Lập thiếu úy làm nhiệm vụ của một đại úy…Còn một vài câu chuyện đáng chú ý khác bạn có muốn tôi kể tiếp không ? ”

            “ Cứ kể hết , biết được càng hay.”

            Tôi kể tiếp,chuyện một đại tá bị thương nặng được chuyển vào bệnh viện quân y giải phẫu…

*

*    *

            Nghe danh Trung Tá Ch., Trác Lập liên tưởng đến một sĩ quan chỉ huy có gương mặt dữ dằn,không khác một Trương Phi trong truyện Tàu.Ông Ch. đến thay trung tá Tr.  Lúc nầy Trác Lập ở văn phòng làm việc theo chức năng của một sĩ quan Tổng Quản trị . Anh ta sẽ đến trình diện chỉ huy trưởng mới.. Đem theo một chồng giấy tờ, công văn định trình CHT duyệt ký, Trác Lập lên trực thăng bay  đến  cứ điểm hành quân vào một buổi chiều  chiến trường yên ả…Hầm chỉ huy mới làm xong còn nguyên màu đỏ tươi của đất ba zan đựng trong các bao cát chồng xếp lên nhau. Các công sự  chiến đấu cũng vừa mới hoàn tất. Đây là công sức mồ hôi của những lao công đào binh chuyển tải đạn và đào hầm  tạo nên  các công sự dưới quyền điều khiển của Trung đội trừng giới thuộc Đại đội Chỉ huy Cộng vụ của Trung đoàn. Vị trí đóng quân là ngọn đồi  sát Quốc lộ, phía đông là triền dốc, sâu bên  dưới là một thung lũng nối liền với dãy núi xanh, phía tây là con đường Quốc lộ tiếp giáp với chân ngọn núi đá . Đường quốc lộ có xe cộ lưu  thông, có một chốt gác kiểm soát cho xe qua để bảo đảm an ninh cho tuyến đường.

            Trác Lập dạo quanh tìm hiểu , làm quen các khu vực sinh hoạt trong căn cứ .Buổi chiều, trực thăng đáp xuống. Chỉ huy trưởng ,trung tá cố vấn ,hạ sĩ quan thông dịch viên và một lính Mỹ  mang máy truyền tin , họ ra khỏi máy bay trong đám bụi đỏ quay cuồng như lốc xoáy và bước nhanh vào cứ điểm. Nhà bếp đang sửa soạn bữa cơm  chiều trên một  bàn dài với hai dãy ghế đủ cho 30 sĩ quan trong đó có Cố vấn và Trác Lập là thành viên  mới.Đêm  tối không có tiếng đại bác và tiếng súng nhỏ, căn cứ bình yên như đang hưởng thú vui cắm trại.Chỉ huy trưởng đã tắm rữa xong. Trác Lập vào ra mắt. Ông đang mặc bộ pyjama. Lần đầu đối diện với CHT, Trác Lập bình tĩnh đứng bên bàn làm việc. Ông đẫy chồng hồ sơ trình duyệt qua một bên, quay sang hỏi Trác Lập về những chuyện lùm xùm ở hậu phương. Trác Lập cứ theo thực tế trả lời chân thật chuyện đã xẩy ra.

            Sau lần nói chuyện ngắn ngủi ấy, ông Ch. tỏ ra tin tưởng Trác Lập.Trung tá Ch. là người sống sót qua nhiều trận đánh ,có vết thẹo chí tử nơi gò má .Chiến trận mùa hè, Trác Lập chứng kiến ông hai lần bị thương thoát chết sau khi được thăng cấp Đại tá tại mặt trân.

            Một buổi chiều ,hai chiếc trực thăng tải thương hạ xuống bãi đáp. Chừng vài chục người được đưa xuống sân đất, có ba  xác chết, Trác Lập thấy đại tá Ch. nặng nhọc đứng dậy, nhưng bàn tay phải  đã bị băng bó, sưng vù ,máu thấm đỏ lớp vãi băng.Xe cửu thương chở họ vào phòng chờ cứu chữa. Một tháng sau,ông Ch. khỏe mạnh trở lại. Tình hình chiến trận yên tỉnh , dân chúng sinh hoạt binh thường,. Để chuẩn bị cho kế hoạch hành quân mới, đại tá Ch., trung tá cố vấn Grand đi thị sát vùng rừng núi. Trên đường về căn cứ,máy bay vòng quanh quan sát mấy điểm cao  chiến lược ở phía Tây nam, trực thăng chỉ huy bất ngờ bị đạn phòng không Miền Bắc ,bắn trúng từ dưới bụng trực thăng xuyên thủng băng ghế xếp. Viên đạn công phá đã xoáy sâu vào mông đít và nằm trong bàn quang đại tá Ch.! Đoàn bay thoát chết và máy bay vội chuyển hướng về căn cứ, báo động cho hậu cứ của Trác Lập để sẵn sàng ứng  cứu. Trực thăng khác chở một đại tá đến ngay hiện trường ,thay đại tá Ch. tiếp tục chỉ huy hành quân.

            Trên chiếc trực thăng bị thương , động cơ vẫn hoạt động  và phi hành đoàn đang chờ người áp tải đại tá Ch. về BV quân Y cấp cửu. Hậu cứ không có ai áp tải Đại tá Ch., Trác Lập tự nguyện chui vào vòng xoáy cát bụi dưới cánh quạt máy bay, người lính  Mỹ da đen xạ thủ ngồi bên hông cửa đưa tay kéo Trác Lập lên. Đại tá Ch. có phần yên tâm vì có Trác Lập bên cạnh. Trác Lập ngồi bệt xuống sàn máy bay, không thắt dây an toàn bên cạnh ông ta đang trong thế nằm ngữa, hai chân bất động. .

Trác Lập theo xe cứu thương vào Bệnh viện Quân y. Vừa đặt brancard tản thương xuống nền nhà ,bác sĩ quân y sơ khám ngay  nạn nhân  và  đưa ngay vào phòng cấp cửu. Trác Lập đứng ngoài phòng chụp quang tuyến X.. Bác sĩ nhanh chóng ra ngoài thông báo cho anh  biết tính trạng hiểm nghèo có thể cắt bỏ một chân sát đến khớp háng, nếu như không nối được động mạch đã bị mất đứt vài centimét và không giải quyết vấn đề máu đông cứng vì vết thương để lâu . Phải can thiệp ngay.  Ca mỗ khó cần nhiều bác sĩ chuyên môn khác nhau,  phải chờ đến hai giờ mới bắt đầu.

    Nằm trên giường đẫy bệnh viện, đại tá Ch. hỏi Trác Lập bác sĩ nói gì! Trác Lập  giấu không chobiết độ khó của ca mỗ. Gia đình đại tá Ch. điện thoại hỏi tình trạng thương tích của ông, Trác Lập nói không can gì cứ an tâm đã có anh bên cạnh. Ca mỗ bắt đầu với nhiều bác sĩ kể cả thực tập ! Khoảng 11 giờ tối một người trong phòng mỗ mang ra đưa Trác Lập một viên đạn 12 .7 ly lấy ra từ vết thương. Viên đạn xuyên phá bằng thép đặc ruột khác với đạn chì bọc đồng. Cả mỗ kéo dài đến 2 giờ sáng, bác sĩ trưởng ca ra ngoài dặn Trác Lập phải chờ 24 giờ sau mới kiểm tra lại vết nối động mạch có tiến triễn tốt không, máu có lưu thông tốt không, khi đó mới kết luận được.Nếu không thành công thì phải tháo khớp xương háng....

   Suốt đêm trong phòng hồi sức, thỉnh thoảng Trác Lập bóp bàn chân bên bị thương so với bàn chân bên kia, dần dần anh thấy nó ấm dần lên , đó là dấu hiệu đầu tiên cho biết tình trạng bệnh nhân sẽ phục hồi .   

         Ba ngày trong phòng hồi sức, các ngón chân của  chân bị thưong đã có cảm giác và các đầu ngón chân có các cử động nhẹ. Bác sĩ quân y cho biết chỗ nối ống động mạch đã tiến triễn tốt, hì vọng sẽ lành lặn. Nhưng đã qua ba ngày , chưa thấy vợ con gia đình đến với bệnh nhân, chỉ một Trác Lập bên cạnh. Trong ba đêm thức trắng trông coi bệnh nhân, có  hai lần Trác Lập phải dùng  băng vãi y tế thấm khô nước mắt chảy dài trên gò má bệnh nhân.Trác Lập nhận ra : người hùng đã khóc. Đến ngày thứ tư, chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn ghé BV Quân Y thăm và ủy lạo đại tá Ch.. Trác Lập trở về đơn vị sau khi trực thăng tiếp tế chở đội phục vụ của trung đoàn đến chăm sốc bệnh nhân…” Tôi đóng lại cuốn tự truyện…

 

            “ Hiện giờ người anh của bạn ở đâu ?” Ron hỏi tôi.

            “ Tôi không rõ. Có thể cha tôi biết.” Tôi trả lời.

            “ Anh ta còn trong quân ngũ không ? ”

            “ Nếu cha tôi không chuyển Trác Lập ra khỏi làng Trung Châu, có lẻ anh ta vẫn còn ở làng nầy.”

            “ Bạn có cho tôi biết nguyên nhân anh ấy rời khỏi làng. Nếu Thibault và Ricard đồng ý cho Trác Lập trở về sống với gia đình, anh ấy có vui vẻ trở về không ?”

            “ Được vậy là diễm phúc của gia đình tôi.”

            “ Thibault bảo tôi tìm một người có khả năng quán xuyến một cơ sở sản xuất đồ gỗ, vì Trung Châu là vùng cận sơn, rất thuận tiện để đặt một nhà máy cưa… Tôi thấy người anh của bạn có khả năng làm việc nầy… ”

            Tôi về gặp cha tôi, vui mừng nói rằng cuốn tự truyện đã cứu Trác Lập…

                                                                                                               PTU

                                                                                                            (6/2021)

             

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.