Hôm nay,  

Đêm Vu Lan Phương Ngoại

26/08/202116:14:00(Xem: 2506)

 


 Ánh trăng bàng bạc phủ khắp sơn hà, gió thổi qua tàng lá cây quanh vùng làm cho ánh sáng loang loáng rơi trên mặt đất, tạo ra những mảng sáng tối xen kẽ nhau. Dòng ánh sáng chảy từ đỉnh Stone Mountain xuống trông cứ như những dòng sữa từ biển Hương Thủy. Stone Mountain không phải là núi lớn, nó chỉ là một hòn đá liền khối khổng lồ. Người ta ước tính nó đã hai trăm năm mươi triệu tuổi rồi. Nó đã chứng kiến biết bao dâu bể của xứ sở này. Đêm nay cũng như hàng vạn đêm trăng khác, lặng lẽ, tịch mịch đến vô cùng.

 Chợt có tiếng chuông từ đâu đó ngân lên, làn sóng âm thanh lan tỏa khắp đất trời. Dòng ánh sáng của trăng chảy từ trên xuống hòa vào dòng âm thanh bay lên lay động cả ngân hà. Tiếng chuông loang như những vòng sóng âm tan vào không gian cả một vùng ngoại thành đang yên ả ngủ. Thằng Jeffrey lẩm bẩm:

- Quái lạ nhỉ? Giờ này sao lại có tiếng chuông? Mà tiếng chuông cũng không ngân nga thánh thót như chuông nhà thờ của cha xứ Jame Winston. Tiếng chuông này thỉnh thoảng tao cũng nghe nhưng rất lạ, lạ từ thanh âm cộng hưởng của nó và lạ cả về giờ giấc.

 Con Mitchell cười giòn tan, nó vỗ vỗ vai và bẹo má thằng Jeffrey:

- Mày khờ quá! Mày cư ngụ ở đây đã lâu mà hổng biết gì hết trơn! Đó là tiếng chuông chùa Phật giáo chứ không phải chuông nhà thờ cha xứ. Ngôi chùa Hồng Liên cách đây dặm đường do đồng hương của tụi thằng Mai, con Thames đó!

- Thế chùa Phật giáo của tụi Việt Nam có thờ phượng chúa không?

 Con Mitchell cười ngặt nghẽo, nó giơ hai tay lên và kêu trời:

- Trời đất, mầy như thằng bù nhìn vậy, gì cũng hổng biết hết ráo. Chùa Phật giáo thì thờ Buddha chứ sao lại thờ chúa?

- Thế Buddha là ai mà phải thờ?

- Buddha là ông Phật, ông ấy vốn là ông hoàng ở xứ Ấn Độ. Ông ấy sống trong nhung lụa nhưng vì thấy đời là sanh, già, bệnh, chết và toàn khổ não nên mới buông bỏ để đi tìm con đường giải thoát. Ông ấy đã nhiều năm tu khổ hạnh, theo nhiều vị thầy nhưng cuối cùng thấy cũng chỉ sanh thiên làm đế thích là cùng. Ông ấy bèn bỏ cả hai lối phóng túng và khổ hạnh để tu trung đạo. Ông ấy đã thành công, trở thành vị thầy giác ngộ và từ đó đem giáo pháp này chỉ dạy cho khắp nhân gian.

- Sao mày rành quá vậy?

- Tao nghe tụi thằng Mai, con Thames nói thế. Tao cũng đã nhiều lần đến ngôi chùa đó với tụi nó nên nghe được nhiều điều như thế.

- Thế ông Phật là người Ấn Độ, sao bọn Việt Nam lại tôn thờ và còn đến xứ này lập chùa?

Con Mitchell vỗ trán, nó ngao ngán nói:

- Trời! Tao không ngờ mầy lại dốt thế, đầu mày toàn đất sét! Đâu chỉ bọn Việt Nam tôn thờ ông Phật, tụi Miên, Lào, Chệt… cũng đều thờ ông Phật, ngay cả dân da trắng chúng mình giờ cũng rất nhiều người tin Phật và tôn thờ ông Phật. Giáo lý của ông phật đầy từ bi, yêu chuộng hòa bình, bình đẳng và cũng rất trí tuệ, khoa học. Đạo Phật không có cuồng tín, giáo điều, không ép buộc ai bao giờ. Bởi vậy bây giờ đạo Phật được yêu chuộng khắp thế gian này.

 Thằng Jeffrey vừa nghe vừa gật gù, “ờ hớ, ờ há”, chợt một tiếng chim đêm kêu lên thảng thốt, nó giật mình hỏi

- Sao giờ này thằng Mai và con Thames chưa đến? Hay tụi nó quên hẹn đêm nay rồi?

Mitchell bảo:

- Không đâu! Tao nghĩ chắc tụi nó kẹt chi đó nên đến trễ thôi.

Vừa nói xong thì có một làn hơi thoảng nhẹ sau lưng, hai đứa quay qua thấy thằng Mai và con Thames. Thằng Mai nói:

- Tao xin lỗi vì đến trễ.

Thằng Jeffrey cự:

- Tao chờ phát mệt, cứ ngỡ tụi bay xù hay quên hẹn rồi.

- Không, tao nhớ chứ, nhưng vì kẹt ghé qua chùa nên đến trễ thôi.

- Mầy đến chùa làm gì vào đêm trăng?

- Ờ, chuyện dài dòng lắm, tao nói vắn tắt thôi nhé! Đêm nay là đêm trăng rằm tháng bảy, người Việt tụi tao có lễ Vu Lan, còn gọi là lễ hiếu, hội hiếu. Ngày lễ này ai ai cũng lên chùa lễ Phật, cầu cho ông bà cha mẹ quá vãng siêu sanh, cha mẹ hiện tiền sống an lạc. Lễ Vu Lan này cũng có thể coi như lễ cha và lễ mẹ của tây phương, tuy nhiên ý nghĩa và mức độ thì sâu rộng hơn, vì không chỉ hiếu thảo với cha mẹ mà còn là tứ ân.

 Mitchell thắc mắc:

- Sao tụi con Nimphon Chandara và thằng Dara Kutunga cũng là phật tử nhưng không có lễ Vu Lan?

Thames nãy giờ yên lặng, nghe Mitchell nói thế nó liền giải đáp:

- Tụi nó là người Khmer và người Sri Lanka . Tuy là cùng đạo Phật nhưng không có tổ chức lễ Vu Lan. Đạo Phật truyền đến đâu thì kết hợp với bản sắc văn hóa và tập quán địa phương ở đó, bởi vậy Phật giáo nam truyền và Phật giáo bắc truyền có những khác biệt. Duy cái căn bản về giáo lý thì giống nhau. Phật tử theo dòng nam truyền không tổ chức lễ Vu Lan nhưng tinh thần hiếu đễ và tứ trọng ân thì như nhau.

Thằng Jeffrey hỏi:

- Mầy có thể cho tao biết một chút về cái lễ hiếu này?

Mai tằng hắng lấy giọng, nó liếm láp những giọt sương trên lá rồi từ tốn:

- Lễ Vu Lan có tích từ ngài Mục Kiền Liên trong Phật giáo. Ngài ấy chứng thần thông và quán xét thì biết mẹ ngài đọa địa ngục, ngài đến thăm mẹ, thấy mẹ đói khát thống khổ nên bưng bát cơm đút cho mẹ, khổ thay cơm đưa tới miệng là hóa lửa. Ngài bèn về cầu xin đức Phật chỉ dạy cách cứu mẹ. Đức Phật bảo ngày rằm tháng bảy hãy thỉnh mười phương tăng cùng hợp sức chú nguyện cho mẹ ngài. Ngài có thần thông nhưng không cứu được mẹ, Phật cũng không cứu được. Nhờ thần lực mười phương tăng hợp sức chú nguyện khiến cho tâm niệm của mẹ ngài thay đổi thì ngay lúc ấy mẹ ngài liền thoát khỏi cảnh u đồ. Từ đó mới có ngày lễ Vu Lan vào rằm tháng bảy, đây là âm lịch, lịch căn cứ theo chu kỳ mặt trăng, khác với dương lịch căn cứ theo chu kỳ mặt trời của người phương tây.

Thằng Jeffrey lại hỏi:

- Thế ai đày mẹ ngài Mục Kiền Liên xuống địa ngục?

Thằng Mai cười khanh khách, tiếng cười của nó lay động cả ánh trăng, những dòng tơ sáng từ không trung buông xuống dường như cũng lả lướt lay, dòng sữa ánh sáng tuôn chảy từ đỉnh Stone Mountain lấp lánh trên triền đá. Bóng trăng lung linh giữa đêm khuya. Mai thôi cười, nó nhìn cái mặt ngờ nghệch khờ khờ của thằng Jeffrey:

- Chẳng có ai đày bà ấy cả, chẳng ai có quyền đày hay đưa kẻ khác lên. Đọa hay thăng do chính từ bản thân người ấy. Những hành động, nói năng và suy nghĩ của người ta làm cho người ta đi xuống hay đi lên. Trong Phật giáo hay nói:” Tâm tạo tác. Tâm chủ tể” là vậy!

Thằng Jeffrey bảo:

- Mơ hồ và khó hiểu quá, tâm là gì mà ghê gớm vậy?

Con Mitchell cắt ngang:

- Thôi, đủ rồi, đêm trăng này chúng ta hẹn nhau để vui chơi chứ không phải để truyền đạo.

Nói xong nó lôi ra chai “Ông già chống gậy” rót đầy cái ly nhỏ và làm nghe cái ót ngon lành. Những đứa khác lần lượt tự rót lấy mà uống. Sau vài ly thì thằng Joshua nhảy tưng tưng, đôi chân nó dẻo như thằng Michael Jackson, nó khuấy động làm cho cả đám hứng thú lây. Cả bọn nhảy nhót rập rờn dưới ánh trăng. Thằng Johnson cất giọng techno cao vút, âm thanh từ cổ họng nó vọt ra nghe lành lạnh đến rờn rợn cả vùng Stone Mountain. Không gian tịch mịch càng làm cho chất giọng tenor của nó nghe rõ đến tận chót làn hơi. Âm giọng của nó quyện vào sợi tơ trăng, dòng sữa trắng. Dòng ánh sáng trăng chảy xuống càng tha thướt thì dòng âm thanh bay lên càng sắc bén, cả hai dòng sáng và âm quấn quýt quyện chặt nhau như hai lưỡng cực cứ xoay chuyển bất tận. 

 Thằng Mai dìu con Thames nhảy nhót đến rũ rượi ra, nó tợp thêm một ly “Ông già chống gậy” nữa khi ngồi bẹp xuống tựa lưng vào tảng đá, bất chợt nó khóc tu tu:

- Lúc sống tao quá buông lung phóng túng, mặc kệ những lời khuyên nhủ, bất chấp giới cấm nên khi chết bị đọa làm ma bơ vơ lạc lõng, đã bao lâu rồi cũng không còn nhớ được nữa, chẳng biết khi nào mới có thể đầu thai để đi tái sanh. Tao hối hận lắm!

 Thằng Jeffrey đến bên vỗ vai an ủi:

- Mầy đừng có buồn quá, tụi mình đều chung cảnh ngộ như nhau, bởi vậy mới gặp nhau và tụ lại dưới chân hòn Stone Mountain này. Tụi mình tuy khác giống nòi, khác văn hóa nhưng giờ thì những chuyện ấy chẳng có ý nghĩa gì nữa. Chúng mình vất vưởng bụi bờ đồng hoang, may có chỗ này tạm nương náu cũng ổn được bấy lâu nay. Tụi mình còn may mắn hơn những đứa lang thang vật vạ trong thành Ất Lăng, mà tụi nó dữ dằn ghê gớm lắm, quen thói bắt nạt kẻ yếu, não hại người ta. Nhóm thằng cổ đỏ Robin. Carpenter… Con Liza, Esther… vô cùng kinh khủng. Tụi nó quen thói kỳ thị người khác. Tụi nó vất vưởng kể từ thời nội chiến đến giờ vẫn chưa tan, những ngôi nhà hoang, những nhà xưởng tàn lụi là hang ổ của bọn chúng. 

 Thằng Mai quất ly nữa, ngửa mặt nhìn trăng, nó cả quyết:



- Ở đây cũng yên ổn nhưng không thể ở mãi được! Chúng ta phải đi đầu thai để thoát khỏi cảnh giới này!

 Thằng Jeffrey ngờ vực:

- Bằng cách nào?

- Mình phải chuyển đổi tâm niệm, phải tìm cách giải thoát, vừa tự lực nhưng cũng cần sự trợ lực của chư Phật và quý thầy. Đó là lý do tao thường đến chùa nghe kinh thính pháp là vậy.

- Mầy là ma Việt, làm thế được. Tao là ma Mỹ làm sao tao đến chùa Việt được?

- Ma việt, ma Mỹ, ma đen, ma trắng gì cũng vậy thôi! Mầy không thấy giờ có rất nhiều vị tỳ kheo da trắng đó sao.

- Nghe nói đến chùa phải nghiêm trang, gò bó rất khó phải không?

- Chẳng có gì khó cả, Phật và quý thầy từ bi chẳng bỏ ai. Tuy nhiên mầy đến đó mà phá phách thì mấy ông hộ pháp đập mầy một chùy thì đến má mầy nhìn cũng không ra.

- Mầy là tay chơi, ăn chơi phá tán mà sao lại biết đi chùa, học cái tốt ở chùa? Tao không sao hiểu nổi.

Con Thames đỡ lời cho Mai:

- Nó lúc sống đã là Phật tử rồi cơ mà, nó cũng đi chùa, ăn chay, làm từ thiện nhiều lắm. Tuy nhiên nó lại sống phóng túng, buông thả thậm chí ăn chơi sa đọa quá đáng nên khi chết nó bị đọa. Những chủng tử thiện trong tâm thức của nó không địch nổi những chủng tử ác, phút lâm chung cái niệm hưởng thụ bay bướm đã lôi nó vào ma đạo.

 Mai cất giọng rền rĩ:

- Ma đạo vất vưởng bờ bụi, đồng không mông quạnh, gá nhờ nhà hoang, cây cội… Tuy vậy cũng còn đỡ hơn nhiều so với địa ngục thống khổ và trường cửu. Chữ Vu Lan còn có nghĩa là cởi trói cho tội nhân bị treo ngược. Ngày lễ này để cầu siêu cho tổ tiên cha mẹ quá vãng, cầu siêu cho tất cả tội nhân địa ngục…

 Cả bọn nghe thế rùng mình ớn lạnh, thằng Jeffrey nói:

- Tụi tao không biết đạo lý và lời Phật nên đọa đã đành. Mai, mầy may mắn được biết và có cơi hội giải thoát vậy mà để bị đọa thât tiếc lắm thay!

 Nghe thế con Nimphon Chandara và thằng Dara Kutunga cùng lên tiếng:

- Đâu chỉ mình thằng Mai, còn tao, thằng Dara, con Thames và nhiều người xưng là Phật tử nữa cũng bị đọa nhiều lắm. Cái danh xưng mà chẳng có thực chất nên bị đọa là chuyện thường, trong đạo Phật người ta thường nói:” “Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng”, hoặc “ Ông tu ông đắc bà tu bà đắc”… hổng có chuyện tu giùm hay ai đó có thần thông cứu vớt cho mình.

 Con Mitchell một lần nữa phàn nàn:

- Đêm trăng đẹp như thế này, tụi bay nói chuyện buồn quá, đừng có nói chuyện ấy nữa được không? Vui đêm nay đi, mai làm lại.

 Không có ai hưởng ứng, Mitchell tự rót một ly ngửa cổ uống cạn. Thằng Mai ngồi tựa lưng vách đá nhìn trăng say mê, nó mê ánh trăng từ những ngày còn mang thân phận con người, dường như giữa nó và ánh trăng có mối ràng buộc mơ hồ, những đêm trăng sáng nó thường lên sân thượng nhà nó để ngắm trăng, thì thầm với trăng. Những đêm hè có trăng nó giăng mùng ngủ ngoài trời với ánh trăng. Nó cảm thấy như hòa thân mình vào trong ánh trăng, có lần nó thố lộ với bạn bè là nó mơ ước khi chết sẽ tan vào trong dòng ánh sáng bàng bạc của trăng. Nó sẽ là một tia sáng trong cái ánh sáng vô tận phủ khắp sơn hà và lúc ấy tâm hồn nó sẽ tha hồ rong ruổi trong cõi vũ trụ bao la kia. Nó vốn tên Minh, tên nó cũng có  nghĩa là ánh sáng, một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là dấu hiệu định mệnh sẵn thế thật khó mà biết được. Tụi ma Mỹ đọc chữ Minh thành ra Mai chứ thật sự không phải là Mike. Con ghệ của nó tên Tâm nhưng bọn kia đọc thành ra Thames, cứ ngỡ như ba mẹ con nhỏ lấy tên con sông Thames bên xứ sương mù đặt cho con gái. Hai đứa nó nhập bọn với tụi thằng Jeffrey, con Mitchell, con Nimphon Chandara… và kéo nhau về nương náu dưới hòn Stone Mountain này. Thằng Jeffrey vốn là thằng da trắng, cao to, đẹp trai và hiền lành, khổ nỗi nó chơi thuốc quá liều nên đột tử, lúc sống mê ma túy giờ chết đọa vào ma đạo. Con Mitchell là gái làng chơi, gặp phải khách cuồng dâm bóp cổ chết tức tưởi. Con Nimphon Chandara dân Miên, mê bùa chú thần thông… nào ngờ chết yểu mà vẫn còn mê nên nhập vào ma giới luôn. Bọn chúng vất vưởng và gặp nhau, kết bạn rồi kéo nhau về dưới chân hòn Stone Mountain nương náu. Tuy là ma thất thểu lang thang nhưng nhờ dư phước nên không đến nỗi đói khát, thậm chí thức ăn đối với chúng khá phủ phê.

 Đêm dần về sáng, ánh trăng tan nhòa trong làn sương khói trắng đục, ánh trăng bàng bạc lãng đãng trùm lấy cả vùng ngoại thành Ất Lăng. Cảnh giới sao mà tiêu sái hoang sơ  đến lạ lùng. Người và vạn vật còn chìm trong giấc điệp mơ màng, riêng bọn Mai, Thames, Jeffrey… vẫn vất vưởng cả đêm trường. Một tiếng chim ăn đêm, một tiếng chó sủa vu vơ cũng làm cho cả bọn giật mình. Khi đằng đông bắt đầu có chút le lói ửng hồng, bầu trời đằng tây vẫn xanh ngắt với vầng trăng vàng nhạt. Cả bọn tiếc nuối nhìn vầng trăng lần nữa rồi kéo đi vào bóng tối trước khi ánh bình minh lên.

 Chùa Hồng Liên sau thời công phu sáng, hòa thượng Thanh Đồng Sơn cùng đồ chúng ăn điểm tâm và thưởng trà sen tháng bảy. Một ông tăng trẻ thưa:

- Đêm qua trăng Vu Lan đẹp quá, nghe người ta bảo là  trăng xanh, cảnh vật im lìm lặng lẽ như những đêm trăng khác. Không biết là con tưởng tượng hay liên tưởng đến trăng máu trong mấy phim Ma cà rồng mà con nghe văng vẳng có tiếng ma khóc quỷ cười văng vẳng trong gió.

 Một ông tăng khác cũng thưa:

- Con bách bộ ngắm trăng, không hiểu sao trăng đẹp vậy mà con có cảm giác gai gai rờn rợn cả người, dường như âm khí rất thạnh đêm qua.

 Hòa thượng Thanh Đồng Sơn chiêu ngụm trà, thoáng cười nhẹ như một gợn sóng trên mặt hồ thu, vẻ mặt an lạc và bình thản:

- Các con cảm nhận đúng, tuy nhiên các con chưa nhận thấy được những gì đã xảy ra. Đêm qua là đêm trăng tròn tháng bảy, chùa mình cũng như các chùa bắc tông đều khai kinh Vu Lan, cầu siêu cho vong nhân quá  vãng, cầu sinh cho người sống, cầu hòa cho thế gian. Thầy ở xứ này đã nửa thế kỷ qua nhưng chưa từng thấy trăng Vu Lan nào đẹp như  thế. Trong lúc tụng kinh, thầy thấy nhiều vong đi lại trong sân và vùng quanh, một số vào chánh điện ngồi yên nghe kinh. Không chỉ vong Việt, còn có vong trắng, vong đen và những vong gốc châu Á. Tuyệt nhiên bọn họ không có quậy phá hay gây phiền nhiễu. Sau khóa lễ, đại chúng về hết, các con vào thiền thất, thầy một mình kinh hành dưới trăng, lúc ấy cả một vùng mây và sương khói hòa với ánh trăng tan, không gian ngoại thành trở nên một cảnh ngoạn mục lạ lùng chưa từng thấy bao giờ, có điều chỉ trong vài phút là sự diệu ảo tan biến mất. Thầy vẫn giữ chánh niệm, nhìn biết sự vật hiện tượng nó như thế, không khởi tâm mong cầu hay nhận xét, từng bước chân an lạc tỉnh thức. Chợt có sáu bảy hình nhân với vóc dáng cả Việt lẫn Mỹ xuất hiện và chắp tay chào thầy, sau đó bọn họ lặng lẽ lui và đi về hướng hòn Stone Mountain.

 Một ông tăng khác lên tiếng:

- Họ chịu về chùa nghe kinh thính pháp, vậy là tốt biết bao. Nếu họ nương tựa nơi an lành này thì tốt hơn vật vờ ngoài bờ bụi đồng hoang.

 Ông tăng trẻ lúc ban đầu gợi chuyện nêu nghi vấn:

- Nếu họ đến nương tựa mà quậy phá thì sao?

 Người kia lý giải:

- Ma cũng có hiền dữ, vả lại ở chùa có hộ pháp, thật sự thì họ có quấy phá thì cũng chẳng hư hao gì!

 Thầy bảo:

- Bọn họ mê mờ đã lâu, tuy không còn thân xác nhưng cứ chấp còn nên cứ vất vưởng như thế. Nếu họ nhận ra sự thật, chuyển đổi tâm niệm thì họ sẽ siêu thoát. Họ sẽ tái sanh vào cảnh giới tương ưng với cái nghiệp của họ. Thầy mong họ hàng ngày về chùa nghe kinh thính pháp, lâu dần ắt sẽ có ngày tỉnh thức và chuyển đổi tâm niệm. Các con còn nhớ tích Quan Công trong truyện Tam Quốc Chí không? Khi sống, ông ấy là võ tướng, chém vô số người, vậy mà khi bị quân đông Ngô chém mất đầu thì sân hận đến độ đêm đêm gây cuồng phong làm kinh hồn dân chúng khắp nơi. Ông ấy bay đi khắp nơi kêu gào:” Trả đầu cho ta, trả đầu cho ta”. Mãi đến khi có một vị hòa thượng can cường, khí phách kim cang, chống tích trượng, chặn ông ta lại hỏi:” Ông đòi người ta trả  đầu cho ông, vậy ai trả đầu cho những người bị ông chém?” Quan Công nghe thế rơi xuống,  tỉnh ra và xin quy y với hòa thượng và tình nguyện đời đời làm hộ pháp trong chùa. Thầy mong những cái vong quanh vùng Stone Mountain này cũng sớm hồi tâm chuyển ý, tỉnh giác. Trong khi bọn họ còn vất vưởng, các con chớ có quên cúng thí thực mông sơn vào mỗi buổi chiều, ấy là phước người mà cũng là đức ta vậy.


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 08/02/221

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải lỗi của tôi. Vì vậy, tôi không thể gánh chịu. Tôi chẳng những không làm chuyện này mà còn không biết nó xảy ra như thế nào. Không mất hơn một giờ, sau khi họ kéo con bé ra khỏi giữa hai chân, lúc đó, tôi mới nhận ra có điều gì đó không ổn. Thực là sai lầm. Nó đen đến nỗi làm tôi kinh sợ. Đen nửa đêm, đen Sudan. Tôi có màu da ít đen, tóc đẹp, gọi là vàng lợt, và bố của Lula Ann cũng vậy. Không ai trong gia đình có màu da gần giống màu này. Tar là người gần giống nhất mà tôi có thể nghĩ đến, nhưng tóc của nó không hợp với da. Khác hẳn - thẳng nhưng xoăn, giống như tóc của những bộ lạc khỏa thân ở Úc. Có thể nghĩ con bé là một nhân vật tổ tiên đầu thai, nhưng đầu thai cái quái gì? Các người nên gặp bà tôi; bà theo phe người da trắng, kết hôn với đàn ông da trắng, không bao giờ nói lời nào với bất cứ con cái của bà.
Khi ta làm chuyện gì không phải ta đều sợ người khác chê cười. Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Nhưng cũng có khi ta ngẫm việc đời thì phó mặc, cười hở mười cái răng. Cười hở mười cái răng thì hở cũng hơi nhiều thật, nhưng khi cười có ai kìm hãm được niềm vui bộc lộ. Cười thì cứ thoải mái cho nó muốn hở bao nhiêu cái thì hở, cho thấy nụ cười gắn liền với hàm răng...
Cô bé bỗng nghẹn lời làm Bách ngạc nhiên, anh mở hẳn cửa bước ra ngoài chưa kịp hỏi thêm thì Chinh đã quay ngoắt đi y như lúc nãy để bước lên thang lầu, nhưng lần này cô đứng gần Bách quá, chùm tóc đuôi ngựa của Chinh vùng vằng đã hắt vào mặt Bách, sự dỗi hờn vô cớ làm Bách càng thêm ngạc nhiên...
Chuyện vợ chồng Hạnh-Bằng cãi nhau, rồi goánh nhau (thực ra là chị bị goánh), rồi lại huề nhau vui vẻ “như chưa hề có cuộc… goánh nhau” xảy ra như cơm bữa, riết rồi trong con hẻm này, chẳng ai còn để ý nữa...
Chuyến về quê của tôi chỉ là đi từ Nam ra Bắc, vì tôi là một cư dân của Sài An, tức là Sài Gòn, nói văn vẻ dựa hơi Tràng An một tí. Đối với tôi, thành phố hoa lệ một thời mà tôi đã sinh sống từ thuở thơ ấu đến ngày bạc tóc hôm nay vẫn mãi là Sài Gòn. Và chỉ là Sài Gòn thôi...
Hôm cô tự kết liễu đời mình, cô mặc chiếc áo lụa trắng ra chợ huyện như một thói quen. Ra chợ nhưng cô không mua thức ăn như mọi lần về nấu cho cô và gã bác sĩ bộ đội ăn tối. Đầu óc cô hoàn toàn trống rỗng như tờ giấy trắng tinh, hai chân cô như bị vô thức sai khiến, mắt cô nhìn nhưng chẳng hình ảnh nào đập vào trí óc, và các thứ âm thanh hỗn độn của một buổi họp chợ sáng nghe như những nhiễu âm không qua máy lọc...
Tương truyền đây là những lời thơ Nôm mà vua Quang Trung phê vào sớ tâu của dân làng Văn Chương. Tờ sớ khá dài, trong đó nêu lên sự hư hoại gãy đổ bia tiến sĩ ở văn miếu. Người dân đồ đoán văn miếu bị tàn phá là do quân Tây Sơn trong lúc đánh dẹp họ Trịnh đã gây ra vừa đưa thêm giả thuyết do Trịnh Khải cho người phá hoại để đổ vấy cho Tây Sơn. Điều đáng nói ở đây là khi nhận sớ, vua Quang Trung chẳng những không giận dữ mà còn đích thân dùng chữ Nôm để phê với thái độ cầu thị vô cùng đặc biệt của ngài...
Mấy người khác đều thay nhau thử bồng nhưng đứa trẻ nhất quyết không chịu và cứ một mực đòi sư Khánh Vân. Sư Khánh Vân gọi chú tiểu Công Sơn lại bế thử thì người ta lại ngạc nhiên thấy đứa nhỏ nín khóc chịu cho bồng. Mọi người đều cười...
Năm tôi lên mười, O Xưa đã trên ba mươi. Ở con đường Nam Giao, thành phố Huế, từ đầu dốc tới cuối dốc, O Xưa đi lên đi xuống hằng ngày giống như một cái bóng, vì hình như O không sống với người. O Xưa sống với ma, người chồng ma của O vô hình, ở đâu đó, trên cây, trong cỏ, trên lá, trong vòm trời, trong bóng mây, O kể lể vậy. Có thể nhìn thấy O Xưa vào buổi sáng, vào giờ công chức đi làm, học sinh đi học và các bà nội trợ Huế ngồi xúm xít bên gánh bún bò ngon nổi tiếng của mụ Dục, bên gánh cơm Hến của mụ Khế, gánh bánh canh từ Nam Phổ của mụ Cau. Buổi trưa, lúc O Xưa đi từ trên con dốc xuống, đầu đội nón thì mấy bà nội trợ đang ngồi lê đôi mách với nhau ở cái quán tre đầu một con hẻm.
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá, vì tháng Hai vẫn là mùa đông, nhiệt độ vẫn ở độ âm dưới zero, tuyết vẫn rơi bao la, vậy tàn đông cái nỗi gì!
Hôm thứ Ba vừa rồi, vợ chồng tôi đến ga NTG đón hai mẹ con người bạn vào chơi trên chuyến tàu Bắc-Nam SE7 dự kiến sẽ đến ga lúc 9h15 AM, Chúng tôi ngồi ở phòng đợi cùng với những hành khách đón tàu xuôi các ga phía Nam...
Tôi đạp xe về nhà với cõi lòng lâng lâng. Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7, 8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát, tiếng hát ngọt ngào của anh đã rót vào trái tim 16 tuổi trăng tròn của tôi những tình cảm bâng khuâng. Anh đi lính, xóm vắng anh, vắng cả những đêm khuya tiếng hát tiếng đàn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.