Hôm nay,  

Hạnh Phúc Khi Ta Đi Dưới Cơn Mưa Rào

24/08/202117:51:00(Xem: 2689)

blank

                              

                                                                    

Vào một buổi sáng, mới có tám giờ rưỡi, phòng mạch vừa mở cửa, một ông lão độ ngoài tám mươi, hối hả xin vào gặp bác sĩ để cắt chỉ ở vết thương trên mu bàn tay trái của ông mà bác sỹ may cách đây 6 ngày. Nhìn ông lão có vẻ khẩn khoản, hối hả, ông đến sớm hơn một giờ. Vì bác sĩ cũng không có hẹn với ai trong giờ này, cho nên bác sĩ để ông ngồi vào ghế, băt đầu nghe tim mạch, đo áp huyết của ông và sau đó bác sĩ tháo vết thương ra xem. Bác sĩ nói vào tai ông lão:

-Vết thương khô tốt, lành rồi và tôi có thể cắt chỉ cho ông ngay bây giờ. 

Ông lão ngỏ lời cảm ơn bác sĩ bằng nụ cười và cúi mái đầu bạc, rồi lặng thinh. Tuy vậy ông lão cũng không giấu được ông đang nhấp nhổm, băn khoăn về một điều gì?

Thấy vậy bác sĩ bông đùa hỏi:

-Ông lão sao có vẻ vội thế? Có hẹn với ai ấy à?

-Thưa bác sĩ, vâng...Vâng tôi có hẹn đến ăn sáng với bà nhà tôi...

-Vậy, tôi làm xong nhanh cho ông để ông có thể đi ngay kẻo trễ. Ông có sợ đến trễ, bà ấy sẽ không hài lòng không?

Ông lão nhìn bác sĩ, ôn tồn bảo:

-Không đâu bác sĩ, chúng tôi có hẹn ăn sáng với nhau trong dưỡng trí viện ấy bác sĩ. Bà nhà tôi ở trong dưỡng trí viện. Bà bị bịnh lẫn. Đã hơn 5 năm rồi đó bác sĩ. Bà đâu còn biết thời gian, không gian, ngày và đêm là gi. Bà cũng không nhìn ra tôi nữa, bà cũng không còn biết tôi là ai...

Lặng thinh một hồi bác sĩ hỏi ông lão:

-Như vậy, trong hơn 5 năm qua, mỗi buổi sáng ông cụ lúc nào cũng vào ăn sáng với bà cụ trong dưỡng trí viện?

Với nụ cười hài hòa, ông lão đăt bàn tay mình trên bàn tay của bác sĩ, ông  hồn nhiên bảo:

-Măc dầu đã hơn 5 năm bà không nhìn ra tôi là ai, nhưng tôi lúc nào cũng nhìn ra bà, biết bà là vợ của tôi...

Ông lão đã rời khỏi phòng mạch, bác sĩ vẫn còn cảm thấy hơi ấm của bàn tay của ông lão trên mu bàn tay mình. Nhìn theo ông lão khuất dần sau dãy phố và dòng người, bác sĩ không sao cầm được nước mắt. Áp ống nghe vào ngực, tự nghe tim mình bồi hồi, ngậm ngùi...bác sĩ thầm nhủ: "Trong tình nghĩa vợ chồng ta ước mong mai sau, ta cũng được sống như người. Yêu nhau là chấp nhận tất cả thực tại của nhau, chấp nhận những gì sẽ xảy ra  cũng như những gì sẽ không xảy ra trong đời sống của nhau. Hạnh phúc không phải chỉ được nhìn thấy ở những gì tốt đẹp sẵn có, hanh phúc còn được tìm thấy khi ta chuyển hóa những điều tệ hại đến với ta, thành những điều tốt đẹp. Tư duy về cuộc sống không phải là làm sao sống qua cơn bão tố, mà làm sao ta vẫn thấy được hanh phúc ngay cả khi ta đi dưới cơn mưa rào.../.

Đào Như

Chicago----  


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
Mùa hè một chín bảy hai, cha tôi tử trận ở Long Mỹ, để lại một vợ và bốn con. Mẹ lúc đó mới ba mươi sáu, tôi mười lăm và thằng Thanh vừa bảy tuổi. Sau gần ba tháng bàng hoàng, tang thương mẹ tôi trở lại với cuộc sống cơm áo đời thường với đàn con nhỏ dại...
Ngồi trên bãi biển Nha Trang khi thủy triều xuống cuốn nước xa bờ để lại vạt cát dài màu trắng mịn, và lúc nắng chiều chiếu xiên trên mặt biển gợn sóng lăn tăn, trông như dải lụa dát vàng lung linh đến tận các hải đảo xa mờ mây nước, khách nhàn du sẽ mê mẩn với sắc màu kỳ diệu của buổi chiều tà mà quên hết cảnh huyên náo chung quanh...
Buổi tối hôm ấy, Quân đến nhà Phượng chơi như thường lệ. Sau vài câu thăm hỏi tình hình bệnh của má Phượng, chàng thầm thì...
Mấy nay phân xưởng Debug của hãng máy tính nhận người vô liên tục, hàng hóa đang cần gấp. Hoài Hương lướt web và thấy hãng IMF đang cần nhiều người làm việc, có thể làm bán thời gian hoặc toàn phần...
Hoạt đạp chiếc xe đạp cà tàng đi lang thang trên khắp những con đường Sài Gòn để mua đồ phế liệu...
Tôi thuộc lứa sinh viên “tú tài Mậu Thân, cử nhân Nhâm Tý”, nhưng chỉ được vế đầu, còn đỗ cử nhân thì phải đợi đến… Giáp Dần...
Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến...
Tôi xin kể bạn nghe câu chuyện về hai ngôi làng, một của người Bahnar và làng kia của người J’rai trên vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam, bây giờ được nhập chung là tỉnh Gia Lai-Kontum. Nói rõ hơn một chút, Làng Hồ, ngôn ngữ Bahnar là Kontum; Làng Đuôi, tiếng J’rai là Pleiku...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.