Hôm nay,  

Sinh Hoạt Giáo Dục Cộng Đồng Qua Zoom - Khoá Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm 32 Hè 2021 – Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California

16/08/202115:00:00(Xem: 2054)

 

A group of people on stage

Description automatically generated with medium confidence
Tu Nghiệp Sư Phạm 32 - Hè 2021 Lễ chào quốc kỳ Việt-Mỹ



Mùa hè năm 2020 là thời điểm nghiêm trọng nhất trong đại dịch Covid toàn cầu. Cũng như hầu hết các sinh hoạt cộng đồng khác, Khoá Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm (TNSP) hằng năm của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (BĐDCTTVN) không thể thực hiện được như ba mươi mốt lần trước. Phải đợi đến mùa hè năm nay, vào hai ngày cuối tuần thứ Bảy và Chủ nhật, 7-8 tháng Tám, 2021, khi tình hình dịch bệnh đã có phần thuyên giảm nhờ đa số mọi người đã được chích ngừa, Khoá TNSP lần thứ 32 mới được tổ chức dưới hình thức “hybrid”: Lễ khai mạc và bế mạc được tiến hành tại chỗ và được trực tiếp truyền đi trên Youtube, còn các lớp huấn luyện và tu nghiệp được thực hiện qua hệ thống Zoom. 

Lễ Khai Mạc diễn ra trọng thể tại hội trường của đài truyền hình SBTN. Mọi nghi thức cổ truyền từ trước đến giờ trong khoá TNSP một lần nữa lại được tiến hành. Thầy Nguyễn Văn Khoa, trưởng khối Huấn Luyện & Tu Nghiệp, thành viên hội đồng quản trị của BĐD, long trọng giới thiệu nghi thức chào cờ Việt-Mỹ, mặc niệm và  dâng hương lên bàn thờ quốc tổ. Sau các nghi thức khai mạc, thầy Vũ Hoàng, chủ tịch BĐDCTTVN và trưởng ban tổ chức Khoá TNSP, đọc diễn văn chào mừng các quan khách hiện diện trong buổi lễ cùng tất cả các khoá sinh tham dự đang theo dõi qua Youtube.

Trong số quan khách đến tham dự buổi lễ khai mạc có Soeur Magdalena Trần Nữ (Hiệu trưởng Trung tâm Việt ngữ Thánh Linh), cô giáo Huỳnh Thị Ngọc (TTVN Hồng Bàng), cô Michelle Đỗ (đại diện dân biểu tiểu bang Janet Nguyễn), bà Bùi Mỹ Dương (ái nữ của nhà giáo Bùi Văn Bảo), Bác sĩ Đinh Thái Sơn, giáo sư Phạm thị Huê cùng phu quân là kỹ sư Long, các thầy cô trong CLB Hùng Sử Việt, kỹ sư Bùi Đức Uyên (Viện Nghiên Cứu Lịch Sử & Văn Hoá Việt Nam), cô Bùi Phong Thu (hiệu trưởng TTVN Hồng Bàng), cùng nhiều thầy cô giáo Việt ngữ khác từ các trung tâm quanh vùng.

Hai vị khách mời danh dự phát biểu về giáo dục và chương trình Việt ngữ tại California là giáo sư tiến sĩ Phạm thị Huê (Orange Coast College) và giáo sư tiến sĩ Natalie Trần (California State University, Fullerton). Giáo sư Huê cũng như giáo sư Natalie đã nói lên cảm tưởng, nhận định của mình về vai trò quan trọng của giáo dục nói chung và việc giảng dạy Việt ngữ tại các hệ thống trường lớp ở Nam California và một số tiểu bang khác. Giáo sư Natalie Trần còn giới thiệu những hoạt động mà bà đang tiến hành, trong đó việc tìm kiếm một tiếng nói chung, một giáo trình chung cho các chương trình giảng dạy Việt ngữ ở các cấp, đặc biệt là chương trình song ngữ hoà nhập (dual immersion) ở bậc tiểu học tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ, là một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện thời. 

 

A picture containing person, indoor, person

Description automatically generated
LỄ KHAI MẠC KHOÁ TNSP (theo chiều kim đồng hồ): Thầy Vũ Hoàng, GSTS Phạm Thị Huê, GS Nguyễn Khoa Diệu Quyên, GSTS Natalie Trần

 

Các diễn giả khác trong buổi khai mạc gồm tiến sĩ Renae Bryant (học khu Anaheim, rất duyên dáng trong chiếc áo dài Việt Nam màu xanh biển), thầy Nguyễn Văn Lành (trưởng Khối Kỹ thuật), tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh cùng phu quân là TS Nguyễn Viết Kim, và luật sư Nguyễn Quốc Lân. Mỗi vị nói lên cảm tưởng của mình từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu trung vẫn hướng về lý tưởng và mục tiêu chung nhất, đó là các sinh hoạt khác nhau trong việc giảng dạy tiếng Việt và văn hoá Việt, từ phạm vi giới hạn trước đây là các trung tâm trong cộng đồng, nay ngày càng vươn ra xa, thâm nhập hệ thống giáo dục chính thống ở Hoa Kỳ, từ tiểu học, trung học lên đến đại học.

A group of people on a stage

Description automatically generated with medium confidence
LỄ KHAI MẠC KHOÁ TNSP (theo chiều kim đồng hồ): Thầy Nguyễn Văn Khoa, Dr. Renae Bryant, Thầy Nguyễn Văn Lành, LS Nguyễn Quốc Lân

 

Tuy được tổ chức dưới hình thức trực tiếp qua hệ thống Zoom, nội dung chương trình và sự tham dự của khoá TNSP năm nay không vì thế mà kém phong phú hay hào hứng mà trái lại còn có nhiều đặc điểm rất đáng khích lệ. Thoạt đầu, Ban tổ chức khá lo ngại vì số ghi danh còn rất thấp, nhưng cuối cùng tổng số khoá sinh tham dự các lớp đã lên đến 159 người (từ 42 trường hay trung tâm Việt ngữ, kể cả một số khoá sinh ghi tên theo cá nhân). Đặc biệt, nhờ vào phương tiện Zoom, số khoá sinh tham dự, ngoài California và một số tiểu bang khác ở Hoa Kỳ, còn bao gồm sự tham dự của một số thầy cô khác từ Canada, Nhật, Nam Hàn và Đức.

Về chương trình TNSP, có tổng cộng 20 lớp, bao gồm 10 lớp huấn luyện và 10 lớp tu nghiệp, được sự cộng tác của nhiều giáo sư, nhà văn, nhà nghiên cứu và các thầy cô Việt ngữ tại vùng Orange County. Đề tài của các lớp huấn luyện gồm có Quy ước về mẫu tự, Quy ước về dấu thanh, Quy ước về cách viết hoa, Quy ước về dấu chấm câu, Quy ước về I và Y, Văn phạm đối chiếu Việt-Anh, Vui học Việt ngữ, Tập làm văn, Chính tả và ráp vần, Phương pháp dạy Sử Địa Việt Nam. Về phần các lớp tu nghiệp, năm nay có sự tham gia tích cực của tổ chức NRCAL (National Resource Center for Asian Languages) từ California State University Fullerton, bên cạnh các lớp khác, qua các đề tài Đặt câu và tập làm văn, Trở thành giáo viên tiếng Việt, Hội thảo chương trình song ngữ cấp tiểu học và trung học, Nguồn tài liệu giảng dạy tiếng Việt, Tự Lực Văn Đoàn & Phong Hoá Ngày Nay, Phát triển nền tảng ngôn ngữ Việt, Dạy tiếng Việt qua bài hát, Cách điều hành trường Việt ngữ online, Ngôn ngữ học đường, Cách dạy Việt ngữ các cấp online. 



Text

Description automatically generated with medium confidence
 Một câu hỏi trong lớp “Quy ước chính tả - Bảng mẫu tự”


Thành phần ban giảng huấn khá hùng hậu, bao gồm GSTS Natalie Trần (California State University, Fullerton), TS Đỗ Bằng Lăng (California State University, Fullerton), BS Phạm Đỗ Thiên Hương, GS Trần Minh Tâm (Golden West College), GS Trần Ngọc Dụng, GS Trần Chấn Trí (University of California, Irvine), nhà văn Đặng Thơ Thơ (Tạp chí Da Màu, damau.org), GS Aki Tanaka, GS Văn Tường (BĐDCTTVN), GS Đặng Ngọc Sinh (BĐDCTTVN), thầy Nguyễn Văn Khoa (BĐDCTTVN), thầy Vũ Hoàng (BĐDCTTVN), thầy Mai Thái Bằng, GS Nguyễn Khoa Diệu Quyên (Pacifica High School), cô Trần Ngọc Cindy, thầy Robert Nguyễn, cô Đinh Phương Thảo, cô Jenny Trần, cô Tami Trần, thầy Phạm Thanh (TTVN Cộng Đoàn Tustin), thầy Dương Thanh Phong (TTVN Văn Lang San Diego), cô Hứa Trần Kim (TTVN Cộng Đoàn Tustin), cô Đặng Quỳnh Hương (DeMille Elementary School), cô Ellen Vy (DeMille Elementary School), cô Phạm Từ Ái (phụ huynh) và ông Trần Chi Hồng Tiên (phụ huynh).

Bên cạnh các lớp TNSP, những khối khác trong ban tổ chức cùng phối hợp nhịp nhàng với ban giảng huấn để hoàn thành mọi công việc. Trước hết phải kể đến Khối Kỹ thuật do thầy Nguyễn Văn Lành phụ trách cùng một số thầy cô như thầy Lại Đình Thăng và thầy Nguyễn Hồng Chi, lo những chi tiết nhỏ nhất về cách sử dụng hệ thống Zoom sao cho khỏi bị gián đoạn hay trục trặc trong lúc giảng viên thuyết trình. 

Không kém phần quan trọng và hiệu quả là Khối Phụ trách lớp học do GS Trần Minh Tâm phụ trách, bao gồm 16 thầy cô thiện nguyện viên cùng có mặt trong các lớp Zoom, giúp giới thiệu, điểm danh, điều hợp phần hỏi đáp trong lớp cũng như nhắc nhở các khoá sinh trong từng lớp điền mẫu đánh giá lớp học, giảng viên và những sinh hoạt khác trong toàn khoá. 

Cũng không thể không nhắc đến Khối Hành chánh do cô Liên Hương phụ trách (cung cấp chứng chỉ hoàn thành Khoá TNSP cho các khoá sinh tham dự) và Khối ẩm thực (Đối với các thầy cô và thiện nguyện viên đến làm việc tại chỗ, ban tổ chức cung cấp hai bữa ăn sáng và trưa rất chu đáo cho cả hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật). 

Trong suốt hai ngày diễn ra Khoá TNSP, một số thầy cô trong ban tổ chức đã có mặt ở đài SBTN (xin đặc biệt cám ơn ban giám đốc đài SBTN đã ưu ái cung cấp địa điểm và nhân lực cho Khoá TNSP năm nay), mang theo máy điện toán cùng nhiều dụng cụ kỹ thuật khác để làm việc hay thuyết trình tại chỗ, trong khi một số giảng viên khác thuyết trình từ xa đến qua hệ thống Zoom. 

Buổi Lễ Bế Mạc của Khoá TNSP 32, hè 2021, cũng được tổ chức tại chỗ ở đài SBTN và truyền đi trực tiếp trên khắp thế giới. Nếu buổi khai mạc có tính chất long trọng và trang nghiêm thì hôm bế mạc không khí có vẻ trầm lắng, đọng nhiều tâm tư, tình cảm của những thầy cô trong ban tổ chức. Một lần nữa, thầy Nguyễn Văn Khoa và thầy Vũ Hoàng ngỏ lời cám ơn tất cả các thầy cô đã góp phần đem lại thành công cho toàn khoá học. Cử toạ đã cùng xúc động theo thầy Vũ Hoàng khi ông nhắc lại một số chi tiết đầy cảm xúc trong suốt hai ngày vừa qua.

A picture containing person

Description automatically generated
Tổng kết Khoá TNSP 32 - Hè 2021 - TS Rebecca Le & GS Nguyễn Khoa Diệu Quyên


Có mặt trong buổi bế mạc là Soeur Magdalena Trần Nữ, TS Nguyễn Lâm Kim Oanh, TS Nguyễn Viết Kim, cô Vũ Ngọc Diệp, thầy Dương Thanh Phong và phu nhân là cô Phượng Bảo, Huỳnh Trâm Anh, cô Loan Anh, cô Hồng Xuyên, cô Nguyễn Ngọc Trúc và KS Bùi Đức Uyên, cùng tất cả các thầy cô kháctrong ban tổ chức làm việc đến giờ phút cuối của khoá TNSP.

Tiếp đến, GS Nguyễn Khoa Diệu Quyên và thầy Nguyễn Văn Khoa đã học hai lá thư tiêu biểu nói lên cảm tưởng về Khoá TNSP năm nay từ hai cô giáo, lá thư thứ nhất đến từ Boston, Massachusetts, và lá thư hai từ xứ Nam Hàn xa xôi gởi về. Sau đó cô Diệu Quyên đã cùng TS Rebecca Lê trong Khối Phụ trách lớp học, lần lượt tường trình những số liệu kết quả từ các lớp học vừa mới kết thúc, kể cả những lời góp ý xây dựng chân tình của các khoá sinh đối với giảng viên, nội dung lớp học và phần kỹ thuật trong toàn khoá.

A picture containing text, indoor

Description automatically generated
LỄ BẾ MẠC Khoá TNSP 32 - Hè 2021 được kết thúc với ban tổ chức cùng quan khách đồng ca bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

 

Hướng về tương lai, các thầy cô trong ban tổ chức gợi ý Khoá TNSP năm tới hy vọng sẽ trở lại trong lớp học như trước, nhưng đồng thời cũng sẽ có sự kết hợp giữa sự gặp gỡ trực tiếp và phương tiện kỹ thuật để có thể truyền đi các chương trình của khoá đến những ai từ khắp thế giới muốn tham dự mà không có điều kiện đến tận nơi để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm dạy học tiếng Việt. Nỗ lực của ban tổ chức Khoá TNSP cùng sự tham dự đông đảo của các giảng viên, thiện nguyện viên và khoá sinh trong thời điểm đại dịch chưa đến hồi kết thúc trong năm 2021 đã nói lên được ý chí và tấm lòng của tất cả những người Việt tha hương, dù trong nghịch cảnh, vẫn luôn tha thiết giữ gìn và vun quén ngôn ngữ và văn hoá nước nhà.

 

Trần C. Trí

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi họp chuẩn bị cho ngày liên hoan Tết năm ấy, cô giáo trẻ sung sức là tôi, cao hứng giao cho nhóm lớp trưởng lớp phó lo phần trang trí, mua bánh kẹo, nước uống, còn tôi sẽ nấu một nồi chè bà ba và một hũ đậu phộng rang...
Kể từ năm 1558, con ông Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào cai trị Thuận Hóa, gọi là Đàng Trong. Đàng Ngoài là ngoài Bắc vẫn thuộc quyền của chúa Trịnh. Họ chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Rồi Trịnh Nguyễn đánh nhau suốt 200 năm vẫn không phân thắng bại, con sông Gianh oan nghiệt là đề tài cho bao nhiêu đau thương, bao nhiêu than vãn...
Bà vợ của Martsa đã ra khỏi phòng với thằng bé, còn lại tôi đối mặt với Martsa, không khí trong phòng như cô đặc lại. Toàn bộ sự chú ý của tôi tập trung vào bàn tay phải, tôi nắm chặt cây dao găm. Tôi xua hết ý nghĩ trong tâm trí, chỉ còn trong đầu một ý kiến: giết Martsa để trả thù cho chàng Khampa và cha anh ta...
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường...
Mấy ngày nay John cứ như một cái xác vô hồn, vẫn ăn uống, vẫn đi làm như mọi người nhưng John chỉ làm theo quán tính; toàn bộ mọi hoạt động và nói năng cứ như thể lập trình sẵn trong người máy chứ không hề có mộtc cảm xúc gì về việc mình làm. Đâu phải chỉ tuần này, đã lâu rồi, cái tình trạng này trong John tiếp diễn khi thì lên cao lúc xuống thấp. John thấy đời mình vô vị và vô nghĩa quá, chẳng biết sống để làm gì...
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ...
Có lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn; tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ.
Tôi lái xe về nhà, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn, thương cho Vi và giận chồng của Vi quá, tôi đâm xe thẳng vào garage và xồng xộc đi vào nhà, chồng tôi có lẽ vẫn đang lúi húi trong bếp nên không thấy tôi. Thay quần áo, nằm lăn trên giường, tôi nghĩ đến những lời Thu nói, nếu như tôi lấy phải một người chồng như của Vi?
Đêm đầu tiên về Saigon vì trái giờ nên khoảng 3 giờ sáng tôi đã thức giấc. Háo hức muốn tìm hiểu cuộc sống ban đêm ở Sài Gòn hoa lệ. Tôi trang bị nhẹ với máy ảnh đi lang thang một mình trên đường phố vắng. Ban đầu hơi ái ngại, tôi chỉ định rảo bộ quanh khách sạn ở Q1 cho an toàn. Ra ngoài khách sạn khoảng trăm thước, tôi thấy mấy chị đạp xe chở hàng có lẽ để bán lẻ ở đâu đó trong thành phố...
Trong tận thâm tâm tôi, thầy là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này...
Nằm trên giường tôi vươn vai duỗi chân thật thoải mái làm sao ấy, nhìn lên đồng hồ trên bàn đã 9 giờ sáng, bên ngoài trời Montreal tuyết nhè nhẹ bay trắng xóa thật đẹp. Hôm nay thứ hai đầu tuần, mọi người hàng xóm xung quanh đi làm hết, cả khu nhà yên ắng đến lạ thường, tôi mỉm cười thỏa mãn “mình về hưu rồi mà, phải tự sướng chứ!”
Sau dịp lễ Noel là không khí tháng chạp lấp ló đầu ngõ rồi! Thời tiết mùa đông lạnh lẽo đã dần nhường chỗ cho gió xuân về mơ màng trong sương sớm. Khoảng mùng 5 tháng chạp là mọi người đi tảo mộ đông vui. Đươc gặp bà con, họ hàng nội ngoại chào nhau tíu tít sau một năm tất bật là thấy tết đã sắp sửa cận kề. Tết không chỉ là niềm trông đợi của trẻ thơ mà còn là niềm vui của người lớn. Xưa chừ người ta thường nói vui như tết mà!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.