Hôm nay,  

Những Đôi Vai Gầy

11/07/202109:14:00(Xem: 4286)

 

Hoài Thương vốn là một cô bé học sinh chăm ngoan học giỏi, ấy thế mà tự dưng thành tích học tập kì này của nó tụt dốc chóng mặt. Khi thông báo kết quả học tập cho cả lớp, cô giáo chủ nhiệm đã rất bàng hoàng lúc đọc tới cái tên Hoài Thương, còn nó chỉ biết hướng đôi mắt bần thần ra ngoài cửa sổ để trốn tránh ánh nhìn thất vọng của cô giáo. Cô yêu cầu Thương hết tiết học lên văn phòng gặp cô để trao đổi, nó vẫn không nói gì, chỉ im lặng, môi mím chặt.

Sau tiết học, Thương lê những bước chân mệt mỏi về phía văn phòng. Cô bảo nó ngồi xuống ghế và bắt đầu hỏi:

- Thương... Em nói cho cô biết... tại sao em lại bỏ trắng bài thi môn Ngữ Văn? Cả các môn khác nữa, sao em lại để bị điểm kém như thế?

- Em không biết làm. - Nó ráo hoảnh nhìn ra phía cửa sổ.

- Em đang trả lời chống đối cô đấy à? Đề bài vốn rất dễ với em, có gì mà em không biết làm?

- Trước kia thì dễ còn bây giờ thì không ạ. - Vẫn cái giọng đó nhưng dường như có phần chút run lên.

- Đề Văn tả mẹ quá khó với em ư? Khó chỗ nào mà em không làm được?

Giọng Thương dường như mất kiên nhẫn:

- Em không biết làm và cũng không muốn làm bài văn này được không ạ?

Cô giáo sửng sốt trước thái độ của nó:

- Sao em lại nói vậy?... Thương, em có nghĩ đến mẹ em không?… Mẹ em sẽ buồn thế nào khi biết kết quả học tập của em thế này?

Thương im lặng một hồi lâu, hai mắt nó đỏ sọng, nước mắt cũng không kìm được mà lăn dài trên má:

- Mẹ... mẹ em... sẽ không biết đâu cô ạ.- Giọng nó nghẹn ngào rồi lắng hẳn xuống- Vì .. vì... mẹ em... mất rồi.

Cô chủ nhiệm sững sờ trước câu trả lời của nó.

Cô nhìn theo cái bóng dáng bé nhỏ của Thương đi xa dần rồi khuất sau cánh cửa. Phải mất vài phút sau cô mới bình tĩnh lại được. Cô tiếp nhận chủ nhiệm lớp từ đầu năm đến giờ, quả thực cô vẫn chưa biết gì nhiều về học sinh trong lớp, cô có chút tự trách mình.

Ngay hôm sau Thương nghỉ học, cô chủ nhiệm bước vào lớp, lòng cô hơi xót xa khi nhìn chỗ ngồi của nó trống trơn. Lấy lại bình tĩnh, cô hỏi cả lớp:

- Mẹ Thương vừa mới mất, lớp mình có bạn nào biết không?

Những ánh mắt ngạc nhiên và cả những lời xì xào bắt đầu nổi lên, lớp trưởng đứng lên nói:

- Thưa cô, bọn em không biết cô ạ. 

- Đúng đấy cô ạ!- Cả lớp đồng thanh.

- Nhưng mới hôm nọ em còn thấy bạn Thương phụ mẹ bạn ấy bán rau ngoài chợ mà - Một bạn học sinh nói.

- Cô muốn tìm hiểu nguyên nhân. Có bạn nào biết nhà Thương ở đâu không?

Vẫn là những cái lắc đầu, như chợt nhớ ra điều gì, cô chủ nhiệm hướng ánh mắt về phía Nguyên:

- Nguyên, cô thấy hai đứa hay đi học cùng nhau, em biết nhà Thương không?

Thương cũng chỉ biết lắc đầu trả lời:

- Em không biết ạ . Đúng là em chơi thân với Thương, nhưng chưa bao giờ bạn ấy kể về gia đình cả. 

- Thôi được rồi! Các em chuẩn bị vào lớp đi.- Cô chủ nhiệm bước ra khỏi lớp mà trong lòng không thôi lo lắng cho Thương. 

Còn về phía Hoài Thương, sau khi về nhà nó ôm di ảnh của mẹ mà khóc nấc lên, trong lòng nó hiện tại toàn chỉ toàn là sự suy sụp và nỗi căm hận. "Mẹ ơi, con xin lỗi ... con xin lỗi...", những tiếng nấc nghẹn ứ trong họng, hai hàng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt non nớt nhưng đã hằn lên sự lo toan, vất vả. "Mẹ mất, chúng con sống sao nổi hả mẹ? Bố đã bỏ chúng con đi, bây giờ đến mẹ cũng rời bỏ chúng con… Con và em biết sống thế nào đây?...", nó khóc rồi thiếp đi lúc nào không hay. Trong cơn mơ hình bóng mẹ chập chờn xuất hiện, mẹ đưa tay ra muốn đón hai chị em nó vào lòng, nhưng hai đứa càng chạy theo thì bóng mẹ lại càng xa hơn, xa mãi rồi tan biến, xung quanh hai đứa nhỏ là bóng tối không một lối thoát. Giật mình tỉnh dậy, thì ra đó chỉ là mơ. Bên ngoài trời đã tối, nó đặt di ảnh mẹ lên bàn thờ rồi đứng dậy bật điện, thứ ánh sáng yếu ớt được thắp lên trong ngôi nhà cấp 4 xập xệ và ẩm thấp. 

Ngày trước bố nó làm bốc vác, chở hàng thuê cho người ta, còn mẹ thì đạp xe đi bán rau ở ngoài chợ. Nó còn nhớ như in cái hồi đó, hồi mà nhà còn đủ bốn người, mỗi lần chở hàng mà bị bắt phạt là y rằng về nhà bố nó lại càm ràm cả buổi tối: "Cả ngày bê vác cả tấn hàng mới kiếm được vài đồng bạc lẻ mà bị thu phạt chở hàng cồng kềnh hết sạch rồi... Khổ thế đấy... Hai đứa bây ráng học giỏi thì mới thoát nghèo con ạ… Nghèo như bố mẹ thì cả đời sống nhục...". Và rồi bố nó mất trong một vụ tai nạn khi đang đi chở hàng. Mẹ con nó cũng chỉ nghe về vụ tai nạn của bố qua lời người ta kể lại, người ta nói thấy bố chở cả xe hàng lao nhanh phía trước còn người ta rượt theo phía sau, và rồi bố nó lao vào một chiếc xe tải, bố ngã xuống xung quanh toàn là máu. Hơn lúc nào hết, nó thèm được nghe mấy câu càm ràm của bố như mọi khi, thật là chua xót! Bố mất, mẹ nuốt nước mắt vào trong tần tảo chăm lo cho hai chị em nó, đôi vai vốn đã gầy của mẹ nay phải thay bố gánh vác hết việc nhà. Tiền bán rau chẳng được bao nhiêu, ngôi nhà ba người bữa no bữa thiếu nhưng mẹ chưa bao giờ than khổ hay ghét bỏ hai chị em nó. Hiểu được nỗi vất vả của mẹ nên hai chị em đều rất ngoan ngoãn, Thương còn đòi nghỉ học đi làm thêm phụ mẹ kiếm tiền, nhưng dĩ nhiên mẹ nhất quyết không đồng ý. Mẹ nó nói chỉ có học mới giúp người ta thoát khỏi cái nghèo cái khổ, bố mẹ sống nhục nhã như vậy đủ rồi, nếu nó bỏ học thì sau này đời nó cũng khổ như bố mẹ nó vậy. Thương oà khóc ôm lấy mẹ, nó hứa sẽ học thật giỏi để sau này mẹ và em có cuộc sống tốt hơn. Nó còn nhớ rõ ngày hôm ấy, ngày mà cả mẹ cũng rời xa hai chị em nó là một ngày trời mưa tầm tã, mẹ đội mưa cố bán cho hết mấy mớ rau còn sót lại để có tiền nộp học phí cho hai đứa con nhỏ. Bà dắt chiếc xe đạp cũ kĩ, hai bên hông xe là hai cái sọt còn sót lại vài mớ rau, bà dắt xe đi khắp con phố mong rằng sẽ có người mua cho bà chỗ rau đó. Lúc sang đường bà bị một chiếc xe máy đi quá tốc độ đâm phải, người phụ nữ tử vong tại chỗ bên chiếc xe đạp đạp đã bẹp dúm. Không một lời xin lỗi, không một sự trả giá thích đáng nào hết, cái chết của người phụ nữ xấu số ấy đổi lại chỉ là một khoản tiền bồi thường nhỏ. Còn cậu thanh niên đã lạng lách đánh võng gây ra vụ tai nạn, cậu ta chỉ bị thương nhẹ, và cũng không có lời giải thích thoả đáng nào cho việc cậu ta không phải ngồi tù vì những chuyện đã xảy ra. Trùng hợp thay, cậu thanh niên đó là con trai của Giám đốc công an tỉnh, sự trùng hợp này thật khiến người ta phải hoài nghi về hai chữ "công bằng". 

 Đám tang vỏn vẹn chỉ có hơn chục người đến viếng, những người tới đây đều chép miệng xót thương cho hai chị em còn nhỏ mà đã mồ côi cả bố lẫn mẹ. Nhìn đứa em nhỏ dại ngồi nghịch những gói đường, hộp sữa người tới viếng mang cho mà Thương không cầm được nước mắt. Em nó vẫn còn quá nhỏ để nhận thức về sự ra đi của mẹ và cả sự đau khổ, và cả uất ức mà người chị đang nén lòng chịu đựng. Rồi đây khi lớn lên, em nó sẽ bị bạn bè cười chê là đứa không có bố mẹ, liệu con bé có chịu được những lời đàm tiếu đó không? Sau đám tang mẹ, ngôi nhà vốn đã ẩm thấp tối tăm nay càng lạnh lẽo và cô quạnh hơn. Thương ngồi ôm em nhỏ vào lòng, đôi mắt ngấn nước nhìn lên bàn thờ bố mẹ. Sự ra đi của mẹ là một cú sốc quá lớn giáng xuống cuộc đời nó. Hình ảnh mẹ dường như vẫn đang hiện hữu đâu đây, có thể mẹ đang đứng ở đâu đó ngắm nhìn hai chị em say giấc. Nhiều lần mơ thấy mẹ, nó choàng tỉnh giấc, trong đêm tối ảm đạm, tiếng chân nó loẹt quẹt chạy đi tìm kiếm hình bóng quen thuộc, những tiếng gọi "mẹ ơi" ngắt quãng vọng lại trong xóm lao động nghèo nàn. Ngày mai nó sẽ thôi học, nó sẽ tìm việc làm kiếm tiền để thay mẹ chăm lo cho em gái, gánh nặng bỗng chốc đè nặng trên đôi vai nhỏ bé của một cô bé 17 tuổi. Nó hận kẻ đã gây ra cái chết của bố mẹ nó, nó hận xã hội không công bằng với những người nghèo như giá đình nó, nó hận... Thương hướng nhìn về phía chân trời xa, nơi ánh bình minh đang le lói, nó thầm nghĩ: "Mẹ à! Con sẽ thay mẹ chăm sóc em. Mẹ yên tâm..."


Truyện sáng tác

Tác giả: Tâm An

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.