Hôm nay,  

Những Đôi Vai Gầy

11/07/202109:14:00(Xem: 4285)

 

Hoài Thương vốn là một cô bé học sinh chăm ngoan học giỏi, ấy thế mà tự dưng thành tích học tập kì này của nó tụt dốc chóng mặt. Khi thông báo kết quả học tập cho cả lớp, cô giáo chủ nhiệm đã rất bàng hoàng lúc đọc tới cái tên Hoài Thương, còn nó chỉ biết hướng đôi mắt bần thần ra ngoài cửa sổ để trốn tránh ánh nhìn thất vọng của cô giáo. Cô yêu cầu Thương hết tiết học lên văn phòng gặp cô để trao đổi, nó vẫn không nói gì, chỉ im lặng, môi mím chặt.

Sau tiết học, Thương lê những bước chân mệt mỏi về phía văn phòng. Cô bảo nó ngồi xuống ghế và bắt đầu hỏi:

- Thương... Em nói cho cô biết... tại sao em lại bỏ trắng bài thi môn Ngữ Văn? Cả các môn khác nữa, sao em lại để bị điểm kém như thế?

- Em không biết làm. - Nó ráo hoảnh nhìn ra phía cửa sổ.

- Em đang trả lời chống đối cô đấy à? Đề bài vốn rất dễ với em, có gì mà em không biết làm?

- Trước kia thì dễ còn bây giờ thì không ạ. - Vẫn cái giọng đó nhưng dường như có phần chút run lên.

- Đề Văn tả mẹ quá khó với em ư? Khó chỗ nào mà em không làm được?

Giọng Thương dường như mất kiên nhẫn:

- Em không biết làm và cũng không muốn làm bài văn này được không ạ?

Cô giáo sửng sốt trước thái độ của nó:

- Sao em lại nói vậy?... Thương, em có nghĩ đến mẹ em không?… Mẹ em sẽ buồn thế nào khi biết kết quả học tập của em thế này?

Thương im lặng một hồi lâu, hai mắt nó đỏ sọng, nước mắt cũng không kìm được mà lăn dài trên má:

- Mẹ... mẹ em... sẽ không biết đâu cô ạ.- Giọng nó nghẹn ngào rồi lắng hẳn xuống- Vì .. vì... mẹ em... mất rồi.

Cô chủ nhiệm sững sờ trước câu trả lời của nó.

Cô nhìn theo cái bóng dáng bé nhỏ của Thương đi xa dần rồi khuất sau cánh cửa. Phải mất vài phút sau cô mới bình tĩnh lại được. Cô tiếp nhận chủ nhiệm lớp từ đầu năm đến giờ, quả thực cô vẫn chưa biết gì nhiều về học sinh trong lớp, cô có chút tự trách mình.

Ngay hôm sau Thương nghỉ học, cô chủ nhiệm bước vào lớp, lòng cô hơi xót xa khi nhìn chỗ ngồi của nó trống trơn. Lấy lại bình tĩnh, cô hỏi cả lớp:

- Mẹ Thương vừa mới mất, lớp mình có bạn nào biết không?

Những ánh mắt ngạc nhiên và cả những lời xì xào bắt đầu nổi lên, lớp trưởng đứng lên nói:

- Thưa cô, bọn em không biết cô ạ. 

- Đúng đấy cô ạ!- Cả lớp đồng thanh.

- Nhưng mới hôm nọ em còn thấy bạn Thương phụ mẹ bạn ấy bán rau ngoài chợ mà - Một bạn học sinh nói.

- Cô muốn tìm hiểu nguyên nhân. Có bạn nào biết nhà Thương ở đâu không?

Vẫn là những cái lắc đầu, như chợt nhớ ra điều gì, cô chủ nhiệm hướng ánh mắt về phía Nguyên:

- Nguyên, cô thấy hai đứa hay đi học cùng nhau, em biết nhà Thương không?

Thương cũng chỉ biết lắc đầu trả lời:

- Em không biết ạ . Đúng là em chơi thân với Thương, nhưng chưa bao giờ bạn ấy kể về gia đình cả. 

- Thôi được rồi! Các em chuẩn bị vào lớp đi.- Cô chủ nhiệm bước ra khỏi lớp mà trong lòng không thôi lo lắng cho Thương. 

Còn về phía Hoài Thương, sau khi về nhà nó ôm di ảnh của mẹ mà khóc nấc lên, trong lòng nó hiện tại toàn chỉ toàn là sự suy sụp và nỗi căm hận. "Mẹ ơi, con xin lỗi ... con xin lỗi...", những tiếng nấc nghẹn ứ trong họng, hai hàng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt non nớt nhưng đã hằn lên sự lo toan, vất vả. "Mẹ mất, chúng con sống sao nổi hả mẹ? Bố đã bỏ chúng con đi, bây giờ đến mẹ cũng rời bỏ chúng con… Con và em biết sống thế nào đây?...", nó khóc rồi thiếp đi lúc nào không hay. Trong cơn mơ hình bóng mẹ chập chờn xuất hiện, mẹ đưa tay ra muốn đón hai chị em nó vào lòng, nhưng hai đứa càng chạy theo thì bóng mẹ lại càng xa hơn, xa mãi rồi tan biến, xung quanh hai đứa nhỏ là bóng tối không một lối thoát. Giật mình tỉnh dậy, thì ra đó chỉ là mơ. Bên ngoài trời đã tối, nó đặt di ảnh mẹ lên bàn thờ rồi đứng dậy bật điện, thứ ánh sáng yếu ớt được thắp lên trong ngôi nhà cấp 4 xập xệ và ẩm thấp. 

Ngày trước bố nó làm bốc vác, chở hàng thuê cho người ta, còn mẹ thì đạp xe đi bán rau ở ngoài chợ. Nó còn nhớ như in cái hồi đó, hồi mà nhà còn đủ bốn người, mỗi lần chở hàng mà bị bắt phạt là y rằng về nhà bố nó lại càm ràm cả buổi tối: "Cả ngày bê vác cả tấn hàng mới kiếm được vài đồng bạc lẻ mà bị thu phạt chở hàng cồng kềnh hết sạch rồi... Khổ thế đấy... Hai đứa bây ráng học giỏi thì mới thoát nghèo con ạ… Nghèo như bố mẹ thì cả đời sống nhục...". Và rồi bố nó mất trong một vụ tai nạn khi đang đi chở hàng. Mẹ con nó cũng chỉ nghe về vụ tai nạn của bố qua lời người ta kể lại, người ta nói thấy bố chở cả xe hàng lao nhanh phía trước còn người ta rượt theo phía sau, và rồi bố nó lao vào một chiếc xe tải, bố ngã xuống xung quanh toàn là máu. Hơn lúc nào hết, nó thèm được nghe mấy câu càm ràm của bố như mọi khi, thật là chua xót! Bố mất, mẹ nuốt nước mắt vào trong tần tảo chăm lo cho hai chị em nó, đôi vai vốn đã gầy của mẹ nay phải thay bố gánh vác hết việc nhà. Tiền bán rau chẳng được bao nhiêu, ngôi nhà ba người bữa no bữa thiếu nhưng mẹ chưa bao giờ than khổ hay ghét bỏ hai chị em nó. Hiểu được nỗi vất vả của mẹ nên hai chị em đều rất ngoan ngoãn, Thương còn đòi nghỉ học đi làm thêm phụ mẹ kiếm tiền, nhưng dĩ nhiên mẹ nhất quyết không đồng ý. Mẹ nó nói chỉ có học mới giúp người ta thoát khỏi cái nghèo cái khổ, bố mẹ sống nhục nhã như vậy đủ rồi, nếu nó bỏ học thì sau này đời nó cũng khổ như bố mẹ nó vậy. Thương oà khóc ôm lấy mẹ, nó hứa sẽ học thật giỏi để sau này mẹ và em có cuộc sống tốt hơn. Nó còn nhớ rõ ngày hôm ấy, ngày mà cả mẹ cũng rời xa hai chị em nó là một ngày trời mưa tầm tã, mẹ đội mưa cố bán cho hết mấy mớ rau còn sót lại để có tiền nộp học phí cho hai đứa con nhỏ. Bà dắt chiếc xe đạp cũ kĩ, hai bên hông xe là hai cái sọt còn sót lại vài mớ rau, bà dắt xe đi khắp con phố mong rằng sẽ có người mua cho bà chỗ rau đó. Lúc sang đường bà bị một chiếc xe máy đi quá tốc độ đâm phải, người phụ nữ tử vong tại chỗ bên chiếc xe đạp đạp đã bẹp dúm. Không một lời xin lỗi, không một sự trả giá thích đáng nào hết, cái chết của người phụ nữ xấu số ấy đổi lại chỉ là một khoản tiền bồi thường nhỏ. Còn cậu thanh niên đã lạng lách đánh võng gây ra vụ tai nạn, cậu ta chỉ bị thương nhẹ, và cũng không có lời giải thích thoả đáng nào cho việc cậu ta không phải ngồi tù vì những chuyện đã xảy ra. Trùng hợp thay, cậu thanh niên đó là con trai của Giám đốc công an tỉnh, sự trùng hợp này thật khiến người ta phải hoài nghi về hai chữ "công bằng". 

 Đám tang vỏn vẹn chỉ có hơn chục người đến viếng, những người tới đây đều chép miệng xót thương cho hai chị em còn nhỏ mà đã mồ côi cả bố lẫn mẹ. Nhìn đứa em nhỏ dại ngồi nghịch những gói đường, hộp sữa người tới viếng mang cho mà Thương không cầm được nước mắt. Em nó vẫn còn quá nhỏ để nhận thức về sự ra đi của mẹ và cả sự đau khổ, và cả uất ức mà người chị đang nén lòng chịu đựng. Rồi đây khi lớn lên, em nó sẽ bị bạn bè cười chê là đứa không có bố mẹ, liệu con bé có chịu được những lời đàm tiếu đó không? Sau đám tang mẹ, ngôi nhà vốn đã ẩm thấp tối tăm nay càng lạnh lẽo và cô quạnh hơn. Thương ngồi ôm em nhỏ vào lòng, đôi mắt ngấn nước nhìn lên bàn thờ bố mẹ. Sự ra đi của mẹ là một cú sốc quá lớn giáng xuống cuộc đời nó. Hình ảnh mẹ dường như vẫn đang hiện hữu đâu đây, có thể mẹ đang đứng ở đâu đó ngắm nhìn hai chị em say giấc. Nhiều lần mơ thấy mẹ, nó choàng tỉnh giấc, trong đêm tối ảm đạm, tiếng chân nó loẹt quẹt chạy đi tìm kiếm hình bóng quen thuộc, những tiếng gọi "mẹ ơi" ngắt quãng vọng lại trong xóm lao động nghèo nàn. Ngày mai nó sẽ thôi học, nó sẽ tìm việc làm kiếm tiền để thay mẹ chăm lo cho em gái, gánh nặng bỗng chốc đè nặng trên đôi vai nhỏ bé của một cô bé 17 tuổi. Nó hận kẻ đã gây ra cái chết của bố mẹ nó, nó hận xã hội không công bằng với những người nghèo như giá đình nó, nó hận... Thương hướng nhìn về phía chân trời xa, nơi ánh bình minh đang le lói, nó thầm nghĩ: "Mẹ à! Con sẽ thay mẹ chăm sóc em. Mẹ yên tâm..."


Truyện sáng tác

Tác giả: Tâm An

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.