Hôm nay,  

Một Kỷ Vật Vô Giá

27/03/202114:43:00(Xem: 3398)
Nguyen Manh San
Đức Mẹ Bồng Chúa Giêsu



Bất cứ ai sống trên đời, không nhiều thì ít, đều có những kỷ niệm đặc biệt vui buồn in sâu trong tâm trí. Một trong những kỷ niệm này cũng là khi mình từng được lãnh nhận những món quà xem như những kỷ vật tinh thần vô giá được lưu trữ từ đời này đến đời nọ cho con cháu sau này. Người viết hôm nay cũng không thoát khỏi trường hợp đã nói như trên và xin chia sẻ cùng bạn đọc:
Làm sao quên được thời gian cách đây hơn 17 năm, khi tôi còn đang làm nhiệm vụ tình nguyện là một Tuyên Úy Trại Tù Liên Bang (Certified Federal Prison Chaplain), cho Tổng Giáo Phận Thành phố Oklahoma City, bang Oklahoma (Catholic Archdiocese of Oklahoma City, Oklahoma)? Lúc đó tôi đã viết một bài tường thuật đăng trên báo chí, về câu chuyện của một thanh niên người Việt tên là Lê Thanh Hùng, bị kết án tử hình đầu tiên tại tiểu bang Oklahoma, can tội cố sát một người bạn thân từng kết nghĩa với mình, xem nhau như anh em ruột thịt lúc hai người còn tạm cư trong trại tỵ nạn ở Malaysia.
Nội dung bài viết lúc đó, tôi chỉ nhằm mô tả lại những hành động diễn biến xảy ra giữa hai người bạn thân này xích mích rồi đánh nhau vì cho nhau vay mượn tiền bạc. Sự việc cuối cùng dẫn tới một người bị đâm trúng tim chết và một người bị kết án tử hình.
Cũng trong bài viết, tôi đã nêu lên một vài yếu tố khách quan về pháp lý của hành động cầm dao đâm chết người vì tự vệ, tuy nhiên, sau gần 10 năm, chính phạm - người bạn cầm dao đâm bạn mình - đã bị hành quyết về tội cố sát tại trại tù McAlester, Oklahoma.
Có thể nói chính xác là trong suốt thời gian gần 10 năm đương sự sống trong tù, tôi là người thường xuyên đến thăm nom, an ủi tinh thần và ngay cả trước ngày anh tạ bị hành quyết, anh cũng đã yêu cầu tôi hiện diện, để nhờ tôi, với tư cách là một Thầy Sáu cầu nguyện xin Thiên Chúa thương xót tha thứ mọi lỗi lầm cho anh vì anh biết dù vô tình hay cố ý thì anhï vẫn là kẻ có tội. Hơn thế, người tử tội có thể cũng muốn nhìn thấy tôi vào giây phút biệt ly cuối cùng trong cuộc đời trần thế. qua mũi chích thuốc độc tiễn anhï giã từ cõi đời phù du. Tôi đã nhớ là chính trong giây phút đau thương này, người tử tội cho tôi biết là anh vẫn giữ vững niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa vì biết chắc rằng Ngài là Đấng thấu hiểu mọi sự đã biết rõ anhï không hề có chủ ý giết người mà nguyên nhân do sực bắt buộc phảiá tự vệ..
Tôi nhận thấy không cần thiết phải nhắc lại các chi tiết sự việc đã xẩy ra có liên quan đến vấn đề pháp luật của người thanh niên tử tội vì câu chuyện này đã được giới truyền thông trước đây phổ biến rộng rãi. Nhưng tôi sẽ xin kể lại một phép lạ xẩy ra cho đương sự và một giai thoại mang tính khá khôi hài có tính châm biếm mà đương sự đã nói với tôi trước giờ phút lâm chung.
Vâng, nói về phép lạ xẩy ra cho đương sự, cần nói ngay là thật vô cùng kinh ngạc vì tôi được thấy tận mắt, chứ không phải thấy trong giấc mơ – điều mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho con người ở dưới trần gian.
Trước 2 tuần lễ ngày đương sự bị hành quyết, khi tôi vào thăm, anh đến quỳ gối dưới đất, trong đôi tay anh cầm một cuộn giấy dài bằng hai gang, bên ngoài cuộn giấy được gói kín bằng giấy gói quà hoa mầu hồng. Anh trịnh trọng trao gói quà cho tôi và nói:
-Trước ngày con phải bị từ giã cõi đời này, con có một chút quà bé nhỏ kính tặng Thầy để tỏ tấm lòng biết ơn sâu xa đối với Thầy. Trong nhiều năm qua, Thầy đã tận tình hy sinh thời gian quý báu
nhất của Thầy để vào trại tù thăm nom an ủi con thường xuyên vào những ngày nghỉ cuối tuần, liên tục gần 10 năm nay. Ngoài việc Thầy đã trực tiếp giúp đỡ con về mặt tinh thần tôn giáo, Thầy còn trực tiếp đóng vai trò trung gian, thay mặt gia đình con để giới thiệu và liên lạc với các luật sư bào chữa cho tội phạm hình sự của con nữa. Con không biết nói gì hơn, xin Thầy hãy vui lòng nhận món quà bé nhỏ này của con, tượng trưng cho lòng biết ơn của riêng con và của gia đình con và cũng để mỗi lần Thầy nhìn vào món quà kỷ niệm bé nhỏ này, Thầy sẽ nhớ đến con trong lời cầu nguyện đặc biệt riêng của Thầy cho con.
Tôi rất rất xúc động khi mở gói quà ra, nhìn thấy đó là một bức tranh thêu hình Đức Mẹ Bồng Đức Chúa Giêsu tuyệt đẹp. Tôi hỏi anh làm cách nào mà anh có bức hình tuyệt đẹp như thế này để tăng tôi?
Anh cho biết cách đây khoảng 6 tháng, anh đã có ý nghĩ muốn tặng cho tôi một món quà mang ý nghĩa sâu đậm để tặng tôi làm kỷ niệm trước ngày anh sẽ phải lìa cõi đời này, thì bất chợt anh nghĩ đến việc vẽ một bức tranh hình Đức Mẹ Bồng Đức Chúa Giêsu sẽ hàm chứa một ý nghĩa cao quý nhất. Thế rồi ngay sau khi anh vẽ xong, anh lại muốn thêu lên hình vẽ để hình Đức Mẹ và Đức Chúa Giêsu trong tranh trông sống động hơn. Vì trong trại tù này chỉ giam giữ những tù nhân lãnh án chung thân hay án tử hình, nên luật lệ ở đây rất nghiêm khắc khiến anh thiếu mọi vật liệu để thực hiện ý muốn. Anh tự hỏi nếu thêu thì anh lấy đâu ra những sợi len và đôi que đan và cho dù anh có được đầy đủ những vật dụng này để thêu thành bức tranh thì cũng chưa chắc gì anh đã thực hiện được ý định này. Nếu có người cai tù (Jailor) nào trông thấy anh làm điều này thi chắc chắn họ họ sẽ ngăn cấm tức khắc, tuy vậy, trong thâm tâm, anh vẫn quyết tâm và cố gắng nghĩ ra mưu kế, tìm tòi tất cả các vật dụng nào khả dĩ có thể dùng để thực hiện cho bằng được ý muốn này.
Trước tiên anh đã phải xé chiếc áo tù vải mầu cam của anh và từ từ gỡ từ mảnh vải áo ra những sợi chỉ nhỏ thay thế cho sợi len, dùng đôi đũa làm que đan và để tránh không bị những tên cai tù hay anh em tù nhân khác nhìn thấy sẽ tố cáo anh nên anh phải làm trong đêm khuya gần sáng trong lúc mọi người trong tù đang ngủ say để rồi – Trời không phụ lòng người có tâm – anh đã hoàn tất bức tranh vẽ thêu tay trong gần 3 tháng trời. Sau cùng anh nhờ một tù nhân chung thân khác trong trại tìm cho anh được một vài cây bút chì mầu để anh tô đậm lên những nét vẽ hình Đức Mẹ Bồng Đức Chúa Giêsu cho nổi bật.
Nếu những ai đã từng quen biết anh tử tội này ở ngoài đời trước khi anh bị ngồi tù thì đều biết rõ anh chỉ là một chuyên viên sửa máy vi tính cho một hãng điện tử ở tiểu bang Illinois, nay có dịp được nhìn thấy tận mắt bức tranh này do chính tay anh vẽ và cũng do chính tay anh thêu trong tù (hình đính kèm) thì tất phải vô cùng kinh ngạc và tin rằng đây là một phép lạ hy hữu của Thiên Chúa đã ban cho anh một tài năng đặc biệt, để anh hoàn thành một bức tranh vẽ thêu kỳ diệu, mà ngay cả những họa sĩ nổi danh chưa chắc đã vẽ và thêu thành một bức tranh tuyệt tác như thế này. Búc tranh nói lên được ý nghĩa cao trọng tình mẫu tử của Đức Maria bồng Đức Chúa Giêsu, nhất là bức tranh được hoàn thành trong một hoàn cảnh thiếu mọi vật dụng để thực hiện kể cả sự tự do để thực hiện ước mơ của người tử tội trong lao xá có nhiều quy định nghiêm khắc chuyên giam giữ những tội nhân lãnh án chung thân và tử hình.
Tiếp theo đây, người viết xin thuật lại một giai thoại mang tính khôi hài lẫn châm biếm của người thanh niên tử tội Lê Thanh Hùng.
Trước 3 ngày anh bị đưa đi hành quyết, tôi vào thăm anh để hỏi xem anh còn cần những điều gì khác mà tôi có thế giúp anh được không, thì anh cho tôi biết có hai điều anh yêu cầu giúp.
Điều thứ nhất, anh yêu cầu tôi mời một vị Linh Mục đến giải tội cho anh vì anh biết tôi là Thầy Sáu không có năng quyền giải tội và điều thứ nhì, anh yêu cầu tôi đến chứng kiến lúc anh bị hành quyết.
Cả hai điều yêu cầu của anh đã được tôi thực hiện trọn vẹn, măc dầu anh không dám yêu cầu vị Linh Mục gỉai tội cho anh có mặt lúc anh bị hành quyết, nhưng vị Linh Mục này cũng tự động hiện diện cùng với tôi trong giờ phút quan trọng đó. Trong gần 10 năm, tôi thường xuyên thăm nom anh trong trại tù nên tôi nhận xét thấy anh là một thanh niên rất thông minh, lanh lợi, có óc sáng tạo và dường như có cả giác quan thứ sáu nữa vì có những điều tôi chưa kịp nói hết cho anh nghe, thì anh đã đoán ra tôi muốn nói gì rồi.
Lê Thanh Hùng cũng rất khôi hài và châm biếm. Tôi còn nhớ đã có nhiều lần anh than phiền với tôi là biết bao nhiêu năm nay, anh thèm ăn phở hoặc bún riêu quá mà không được ăn, vì các phạm nhân chung thân và tử hình trong trại tù, người thân trong gia đình không được quyền mang đồ ăn ở ngoài vào cho tội nhân nên chỉ ăn toàn đồ ăn Mỹ nấu trong trại tù để đề phòng tù nhân ăn đồ ăn nấu bên ngoài có thể bị ngộ độc.
Hôm nay anh cho biết là anh được vị Trưởng Trại (Warden) “báo tin mừng” cho anh biết trước là anh sẽ được cung phụng một bữa cơm biệt ly miễn phí (Free Farewell Meal). Anh muốn chọn cơm Tây, cơm Tầu, cơm Tây Ban Nha, cơm Việt Nam... tùy theo ý anh muốn, nhưng phải ăn trước 24 giờ trước khi bị hành quyết. Vừa nghe anh thuật “tin mừng” này xong, tôi nhớ ngay tới lời anh nói với tôi nhiều lần trước, là anh thèm ăn Phở hoặc Bún Riêu. Tôi liền đề nghị với anh là để tôi yêu cầu họ cung cấp món Phở hay món Bún Riêu cho anh ăn, mà gần 10 năm nay anh không được ăn một trong hai món này. Anh đã trả lời ngay:
-Thầy ơi! Ăn phở chỉ có một món, ăn cơm Tầu có nhiều món, không phải trả tiền, tội gì mà ăn một món?
Tôi thầm nghĩ câu trả lời này thật di dỏm, khôi hài, mà còn mang tính châm biếm nữa. Nói tóm lại, mỗi lần tôi ngắm nhìn vào bức tranh thêu Đức Mẹ Bồng Đức Chúa Giêsu mà anh tử tội này đã trao tặng tận tay tôi, tôi luôn bồi hồi xúc động với cảm giác thấy có một điều gì thiêng liêng ẩn hiện trong bức hình, tưởng chừng như anh thanh niên tử tội này đang đứng trước mặt tôi và trao tặng tôi vậy.
Cho tới bây giờ, với tôi, đây là một kỷ vật vô giá, mà tôi sẽ cất giữ nó trong suốt cuộc đời khi còn tồn tại và còn cho cả con cháu của tôi sau này. Bức tranh này còn được coi như là một cuốn nhật ký ghi lại tất cả những điều éo le, uẩn khúc, trong câu chuyện tình cảm thương tâm đầy nước mắt của người thanh niên tử tội tên Lê Thanh Hùng, người đã tâm sự chuyện lòng của mình cho tôi nghe qua nhiều năm tháng, khi anh còn sống trong tù, nhưng vì là chuyện riêng tư nên tôi không thể nào viết hết ra đây mà chỉ biết xin nguyện cầu Thiên Chúa đón nhận anh về với Ngài trên nước Thiên Đàng.


Sau cùng, người viết xin hẹn tái ngộ với bạn đọc trong một số báo khác để được tiếp tục kể lại những kinh nghiệm sống trong thời gian phục vụ tha nhân. Chân thành cảm tạ độc giả quý mến củả nguyệt san đã có rất nhiều sự khích lệ đối với người viết.

***

AN INVALUABLE SOUVENIR

By Deacon Nguyen M. San

 

Whoever lives in this world would have some special memories imprinted in his mind. One of these memories may include receiving some spiritual gifts whose impact carries for generations.  The writer of this story is not an exception to this rule, and he sincerely

wanted to share it with you:

 

It was an unforgettable period of time, more than 17 years ago, when working as a volunteer Certified Federal Prison Chaplain for the Catholic Archdiocese of Oklahoma City, Oklahoma, 

I wrote a report published on newspaper regarding the story of a man named Le Thanh Hung who was the first Vietnamese sentenced to death in state of Oklahoma. He committed a crime of killing his friend, who had been very close to him and considered as his brother by blood since the time they stayed in a Malaysian refugee camp.

The content of the article then was focusing on the motives, and relationship between the two men leading to the crime. One lent money to the other, then fighting among them broke out. Defendant Le used a knife to attack his friend and stabbed deeply to his heart.  His friend passed away and Le was sentenced to death.

In the article I also pointed out a number of objective legal issues of using a knife for self-defense; however, nearly 10 years after the killing, the person who used a knife to stab his friend was executed at McAlester prison, Oklahoma for his crime.

 

During his stay in prison of nearly 10 years, I was the one who frequently visited with him and consoled him, even at the time preceding his execution; he particularly asked me to be present on the day of execution so I coud pray for him.  As a Deacon I would pray God to love him and to forgive him of all faults he had committed. He recognized that intentionally or accidently he had committed a vicious crime. Moreover, as a prisoner under sentence of death like him, he wanted to see me at the last minute of his life when receiving a cocktail of toxic substance via a shot to his vein taking him out of this temporary world. I remembered that it was during this painful moment, he let me know that he was still a strong believer in God. As he knew for sure that God understood all what had happened, that he did not intend to kill and that he acted in self-defense. 

I realize that it is not necessary to repeat the details of what had been discussed related to the legal issue of his death sentence as this story has been widely publicized on news media. But I would like to present in this article a miracle occurred to him and a sarcastic story before his execution.

 

Well, it was a marvelous miracle that I fully experienced, it was not a dream - something that only God can give to people on earth.

 

Two weeks before his execution, I came to visit with him.  He kneeled down in front of me, he hold on his hands a roll of paper about 16 inches long, wrapping paper decorated with pink flowers covering the paper roll.  He respectfullly offered me  that gift and said:

  • Before the day leaving this world, I have a small gift to you for greatly appreciating your deeds. Over the past ten years, you had spent time visiting me in prison during the weekends and consoling me.  Besides helping me in religious and spiritual matters,

you had acted as my family’s representative in contact with defense attorneys to plead my cause. I don't know what to say, please accept this little gift showing my own gratitude and that of my family; when looking at this little souvenir you will remember me in your special prayers for me.

 

I was very touched when opening the package, it was a beautiful embroidery picture of Our Lady holding Jesus. I asked him how he got this beautiful picture to give me.

 

He said that about 6 months ago, he had a thought of giving me a gift bearing a special meaning in order to mark my special service offered to him before the day he would have to leave this world. Suddenly he thought about drawing a picture of Our Lady holding Jesus, which would mean a noble cause.  After he finished drawing, he wanted to embroider the picture of the Our Lady and Jesus to make it more attractive. The prison camp where he stayed was reserved for prisoners serving life sentence and those under death sentence; thus, the discipline was very strict. He lacked most of the tools and materials to implement his plan. He wondered if he wanted to knit, where the threads and the knitting sticks would come from. Even though he had all of these tools and threads he was not sure he would have achieved this task. If the jailer saw him doing this, they would have stopped his works. However, he still decided to do so and came up with bright ideas and explored all the possibilities.

First of all, he had to tear his orange uniform and slowly removed small threads from it to use them as wool fibers and converted chopsticks into knitting rods.  For hiding his activities in embroidery from jailers and other fellow inmates he had to do the works late into the night while everyone in the prison was asleep – After three months of hard working on the picture he had achieved his goal of finishing the art works.  In the end he asked an inmate serving life sentence to find some color pencils so he could use those to highlight the drawing marks of the picture of Our Lady holding Jesus.

If those who had known him before he was jailed, it was clear to them that he was just a computer technician working for an electronic company in Illinois. If they had a chance to look at this painting (photo attached), which was drawn and embroidered by his own hand while he was in the prison, they would have been amazed and believed that this had been a marvelous miracle which God blessed him. Even distinguished artists might not be able to produce such an embellished painting. The painting depicts the sacred meaning of the motherhood of Our Lady Mary toward Jesus.  It was so distinguished that the painting was accomplished in an awkward situation where tools, materials and freedom of the artist were lacking. 

 

Following the above, the writer would like to tell a sarcastic story of Le Thanh Hung, a prisoner under death sentence.

Three days before his execution, I came to visit him to see whether he may need something that I can help.

First, he asked me to invite a catholic priest to hear his confession because he knew that a deacon is not authorized to hear confession; and second, he requested my presence to witness his execution.  Both of his requirements have been answered by me, although he did not dare to have a priest present at his execution.  Nevertherless, both the priest and me were present at this crucial moment.  For nearly 10 years, I have frequently visited him in prison, I realized that he was a very bright, smart, and full of incentive person; and it seemed that he aslo has sixth sense. Sometimes I had not finished the talk I meant to share with him, he had already predicted what I wanted to say.

Le Thanh Hung was a humorous and sarcastic man. I remembered that many times he complained to me that he had not eaten pho and ground crab noodle soup for many years and he craved for these dishes.  However, he could not receive them as the strict rules of the prison, where he stayed, did not allow families to bring foods from outside to serve  the prisoners. Those rules were applied to avoid prisoners from potentially eating intoxicated foods prepared by people other than the prison staff. Thus, he had always eaten American foods provided by the prison.  

 

On that day (3 days before the execution) he had been informed good news by the Warden that he would be served with a “Free Farewell Meal”, whatever he preferred to eat either French, Chinese, Spanish, or Vietnamese foods..., but the meal would have to be served 24 hours before the time of execution. Just listening to him about this "great news", I immediately remembered what he had told me several times before that he craved for Pho or ground crab noodle soup. I immediately suggested to him for asking the prison staff to provide him with one of those dishes, which he had not have for nearly 10 years. He replied right away:

  • Deacon! Pho is only one bowl, Chinese meal has several dishes and free of charge, why should I just eat one bowl?

I think to myself that his answer is witty, humorous and also sarcastic.

 

In summary, every time I looked at and contemplating the painting of Our Lady holding Jesus that the prisoner under death sentence gave it to me, I was always sad, touched and felt like something sacred inside this piece of art, and like he was standing in front of me and offering me that precious gift.

Until now it has been an invaluable souvenir for me, I will secure it for the rest of my life and for future generations. This painting is also considered a diary recording all twists and turns in this heart-felt story of a young prisoner under death sentence named Le Thanh Hung; he, who had told me all personal intimate stories in months and years during his stay in prison.  However, those were private and I could not share them with you; I could only pray God for him and wish that God would take him to his kingdom.  

 

Finally, the writer would like to communicate with you again on this magazine to continue sharing remarkable experiences throughout his life during the time he served others. He truthfully thanks all readers of the media who enjoyed reading his articles on magazines or on his two books by encouraging words sent to him.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà Trần đã khởi nghiệp với năm vị vua liên tiếp đều là những bậc anh hùng. Mặt ngoài các ngài đã lập được những chiến công hiển hách, đẩy lùi được mấy cuộc xâm lăng của lũ cường khấu phương Bắc. Mặt trong các ngài lại giỏi việc văn trị, cố gắng lo cho muôn dân được sống trong cảnh no ấm, yên vui. Thời kỳ vinh quang, thịnh vượng đó đã kéo dài gần một trăm năm...
Cầu Hội có dáng “hình thang” thật đơn giản, cao và thông thoáng. Chỉ là chiếc cầu gỗ mảnh khảnh nên nó lại phù hợp, hài hòa với sự êm đềm lắng đọng của cảnh vật chung quanh. Vì cầu Hội cao và thông thoáng nên thuyền qua lại ngược xuôi dưới gầm cầu được dễ dàng. Dưới gầm cầu, bóng núi và mây vẫn lung linh, trôi chảy theo dòng suối mà không bị vướng mắt, hay bị cắt ngang hoặc che lấp...
Tim, mối tình đầu của Lily vừa chia tay, anh ta đã có người yêu khác. Lily đang thất tình đang đau khổ. Tim làm việc ngành tài chính ngân hàng, chàng trai có công việc tốt, đẹp trai, lịch sự đỏm dáng, luôn khéo ăn nói làm vừa lòng mọi người...
Như Ý đã trên bốn mươi, nhan sắc trung bình hay hơn trung bình một tí. Khuôn mặt trái soan, mái tóc dài, cao trên thước sáu đã níu lại được cái dáng đi hấp tấp, nhanh lẹ của cô.
Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng.
Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà...
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.