Hôm nay,  

… Hà Nội Mấy Cửa Ô?

08/03/202114:52:00(Xem: 3352)

Trời mưa bong bóng phập phồng

Vú đi lấy chồng con ở với ai ?

  • Con ở với Bà Bà không có vú

  • Con ở với Chú, Chú là đàn ông !

  • (Ý chuyển từ ca dao Việt Nam)


  • “Tôi đứng bên này vỹ tuyến

Thương về năm cửa ô xưa


……..

Nhớ thương biết mấy cho vừa.” (Tạ Tỵ)


Năm cửa ô lịch sử bây giờ chỉ còn Ô Quan Chưởng, à không thêm cái “ô sin” nữa là hai.!

(ý tác giả Bình Phương)


Bạn Kh. Thân,

Nếu nói vậy cũng có thiệt thòi cho ô sin lắm đó, làm ô sin không phải dễ đâu, theo thiển nghĩ của tác giả: có nhiều ô sin dở mà cũng có nhiều ô sin hay, luật cân bằng dĩ nhiên là thế, cứ nghĩ ô sin là người giúp việc nhà đi.

Ở Việt Nam khi xưa “cũng có độ tôi cần ô sin mà sang đây, giá đắt quá không đủ tiền, dâu có dám đụng tới ô sin:

  • Có thứ ô sin chỉ dòm ngó, ăn hại

-    Có ô sin tận tâm với chủ, lo làm sao đi chợ tốn ít tiền mà lại có những bữa ăn ngon cho chủ. Có ô sin quản lý nhà cửa chủ sao cho an ninh, sạch sẽ, trong ngoài vững vàng. Cỡ như tuổi tôi bây giờ đi làm ô sin, hẳn là không chu đáo lắm đâu. Bây giờ, đúng ra là ra ngoại quốc, tôi mới nghe nói và hiểu lờ mờ từ “ô sin”. Hồi còn ở trong nước, cứ gọi là mướn một cô Sen hay một chị Hai giúp việc.

Xưa thật xưa nghe kể có nhiều người lão bộc giúp việc tận tâm với gia chủ, sống với chủ và chết cũng ở bên chủ luôn. Đó có lẽ là cái tập quán lâu đời… Khi xưa có học bài Công Dân Giáo Dục “bổn phận đối với gia nhân” và gần đây hơn chút xíu, thì mời bạn coi lại chương “Bàn việc nhà” trong tác phẩm “Nửa chừng xuân” của Khái Hưng:…

  • Tôi sắp bán nhà đấy, ông Hạnh ơi !

Ông lão hoảng hốt lo sợ:

  • Cô bán nhà ?

  • Phải, tôi bán, ông Hạnh ơi, đó cũng là một sự bất đắc dĩ. Ông tính ruộng vườn không còn, tiền của cũng không thì lấy gì mà chả bán nhà ?

  • Không được, việc ấy tôi xin can cô. Bán nhà đi thì còn đâu là nơi thờ tự cụ Tú, tôi theo cụ Tú từ ngày cụ còn giàu có, nhờ có cụ mà các cháu nhà tôi đều biết dăm ba chữ. Trước khi cụ mất, cụ dối giăng giao cho tôi trông nom Cô và cậu Huy. Việc ấy, tôi nhất định không để tùy ý Cô được !

  • Vậy ông để tôi chết đói sao ?

Người lão bộc cúi đầu ngẫm nghĩ rồi nói:

  • Thế này này, thằng Cả nhà tôi đi lính khố đỏ, tôi được làng cấp cho mấy mẫu ruộng, vậy cũng đủ gạo ăn, chưa cần bán nhà.

  • Mai cảm động, ứa nước mắt, gượng cười đáp lại:

  • Tôi cảm ơn tấm long tốt của ông, nhưng còn việc học của em Huy thì ông tính sao ?

… (trang 36, Nữa chừng xuân)


Ở cái thời kỳ quá xa xôi ấy, con người ta đạo đức, ăn ở với nhau đầy tình nghĩa, không lợi dụng qua
lại, bây giờ đổi đời, tốt tuy cũng có nhưng rất khó thấy. Tìm kim đáy biển may ra được.

Trên cái chặng đường dài gạch nối ấy của cá nhân, gia đình, xã hội và của cả lịch sử, thời gian, tôi mạo muội đi lùi, nhớ lại chuyện gia đình tôi:

Mẹ tôi mất sớm, rất sớm khi tôi được một tháng tuổi. Tháng ba năm đói Ất Dậu, 1945 thời kỳ gay go trong lịch sử cơm gạo việt Nam.

Nạn đói năm Ất Dậu đó lịch sử quy về hai nguyên nhân:

  • Nhật Bản bắt dân ta trồng đay thay cho lúa gạo.

  • Mỹ lấy cớ cản đường tiến quân thô bạo của Nhật, mang bom dội phá các đường xe lửa, đường bộ, đường thủy của cả nước ta.


Nạn đói 1945 làm hai triệu người chết oan nghiệt;

Nhưng mẹ tôi sinh tôi xong, ít ngày thì người chết vì bạo bệnh. Nhìn tôi khoắc khoải, đau ốm gầy gò bà Nội và bà Ngoại tôi bàn tính với nhau mượn vú, chẳng phải kiếm đâu xa: chị Gái ở mướn cho bà tôi đó, chị có chồng mà chồng chị đi lính xa, rồi mất, chị ở lại làng, sinh một con nhỏ, con còn bú, chẳng may đứa bé bị sài đẹn mất đi. Hai bà góp ý với chị hãy nuôi tôi như nuôi con chị, hai bà tôi vừa nuôi cơm chị vừa trả công, chị lại có tôi hơi giống con của chị thì cũng như con chị, hai bà tôi vừa nuôi cơm chị vừa trả công, chị lại có tôi hơi giống con chị thì cũng như có con… Bà tôi nói khéo như vậy, khiến chị ôm tôi vào lòng, và tôi ngửi thấy mùi sữa tôi sung sướng nằm yên!

Bà tôi đề nghị chị tắm rửa sạch sẽ, bà sắm cho chị đôi guốc mộc và ba bộ quần áo mới… dĩ nhiên chị được ăn nghon hơn và không phải làm việc nhà nữa.

Nói như vậy, chứ chị Gái vẫn là người có lòng tốt, ngoài thời giờ ấp ủ tôi, Chị vẫn phụ bà việc cơm nước, rơm rạ, cám bã nuôi heo, nói gần hơn chị như người trong gia đình.

Tôi lớn lên, quên ưu phiền ba tháng biết lẫy, bảy tháng biế bò, chín tháng lò dò biết đi. Bà dạy tôi gọi chị là Vú và Vú với tôi là Mẹ. Cô Út tôi kể lại là tôi vui ngay ít ngày sau khi có Vú và tôi chỉ biết có Vú thôi. Tối tối tôi ngủ với Vú. Ban ngày Vú làm việc trong bếp, tôi thơ thẩn ngoài sân chơi với mấy cái vỏ ngao, vỏ sò, vỏ hến quanh đâu đó vừa dòm chừng Vú.

Bà tôi được rảnh tay đi chợ Giành, chợ Hồi, cứ đội thúng lên đầu ra ngõ là bà tôi mừng rồi. Bà buôn vải, vải chéo go, vải lanh, vải sồi, vải láng, bà chạy chợ nọ chợ kia như thoi.

Còn Bà Ngoại tôi thì từ thuở con gái bà làm nghề nuôi tằm, dệt tơ và quay tơ, làm lụa; nhưng từ khi con gái chết bất ngờ, khi nghe chim tu hú kêu nhau vang ngoài đồng và những bông lúa vàng chín rũ, nặng trĩu cành thì hóa ra mẹ tôi mất. Nghịch cảnh! Bà Ngoại cho là đổ nghiệp! Và bà chuyển nghề, bà không trồng dâu, nuôi tằm nữa mà bà mua đất trồng bông vải, kéo sợi và dệt lách cách. Xung quanh nhà Ngoại phơi đầy khung căng vải nhuộm, vỏ già hay củ nâu mùi ngai ngái. Bên cạnh là cái cổng xây vòng cung phủ đầy hoa đậu ván màu tim tím đong đưa…

Y hệt ở đây và bây giờ, mỗi khi đi ngang nhà ông Tây nào có cây hoa Glycine trổ bông là lòng tôi trùng xuống, chìm vào dĩ vãng Bắc Việt xa xôi.

Đúng, tất cả xa xôi tồi, và cứ theo lời cô Út tôi kể, khi tôi được ba tuổi Vú tôi cai sữa cho tôi và Vú tôi đi lấy chồng. Cha mẹ ơi, buồn ơi là buồn!! Gọi là buồn so! Buồn một thuở Thái Bình có ai hiểu nổi? Bà tôi giận Vú và hạ quyết tâm phen này không cho Vú gặp mặt tôi nữa. Oái oăm thay, mỗi buổi trưa, mặt trời đứng bóng, tôi lại lăng xăng chạy dọc theo cái dậu cây găng bọc một bên hông vườn, tôi chờ Vú đi chợ về. Khi nào cũng vậy, Vú không quên liệng cho tôi một nắm bỏng (cốm) rang thơm và hơi ngọt y như mùi sữa mẹ. Vú ném nhẹ tay, tôi quen và bắt gọn, không hụt bao giờ. Tôi và Vú có rất nhiều cuộc hẹn như thế… qua hàng rào, Vú xoa đầu tôi trìu mến, còn tôi, tôi nhìn mãi nụ cười đôn hậu chan hòa của Vú!

Cho đến một ngày bà tôi hiểu, bà chạy ra trước tôi và bà nhanh tay lượm được nắm cốm, bà ném trả lại và dắt tay tôi vô nhà, bà lau mặt cho tôi và ân cần cho tôi một cái bắp nếp mới nướng còn âm ấm. Tôi vùng vằng giận dỗi, ngồi bệt xuống chiếu manh, bà nói gì đó lảm nhảm mà tôi không thèm nghe, tôi cố sức nhoài bàn chân nhỏ bé đẩy ra xa, thật ra xa cái bắp ngô bà cho, cứ y tôi là tôi muốn thẩy nó cho con Cún đang chờ. Tôi không them bắp, tôi chỉ muốn nắm cốm mềm thơm của Vú tôi thôi.

Buổi tối ngủ cạnh Bà, Bà một tay quạt, một tay xoa xoa cái lưng tôi đầy rôm sẩy, tôi vẫn còn hờn, tôi nắm được bàn tay khẳng khiu của Bà, đưa lên cao, sờ trong bóng tối, cái bàn tay Bà cứng đơ, nhăn nheo quá, khô khốc không mùi vị. Tôi trào nước mắt, tôi thèm hai bàn tay mềm mại, mát rượi và êm như lụa của Vú, Bà không biết tôi khóc, Bà cứ quạt đều đều và cứ xoa xoa… thưa dần, thưa dần cho đến lúc Bà ngủ quên, cái quạt rơi xuống cái bạch trên mình tôi, tôi chụp ngay và thảy lẹ ra ngoài mùng… Thời gian vẫn trôi nhanh về đều đều và mình không có một phương tioện nào đặng đuổi theo hay nắm bắt.

Ở thơi điểm năm 1950 lịch sử bấy giờ người pháp ra sức tấn công Bắc Việt, họ quyết tâm bình định vùng thuộc địa, lập đồn bót bao quanh các nơi đã chiếm được, rồi cứ lan dần ra (gọi là vùng tề). Quê chúng tôi Thái Bình, Nam Định.. làng nào cũng có chùa thờ Phật và có đình thở Thành Hoàng; Chùa thì người pháp chưa tiện để mắt tới nhưng Đình có nhiều cây cao bóng cả um tùm như mít, muỗm, những cây gạo rậm rạp, họ muốn khai quang không cho các ông Việt Minh tụ họp.



Có một hôm trời làm mưa to gió bão, thì đúng lúc ô bi đại bác từ bót Diêm Điềncâu lên, đâu không trúng lại trúng vô một góc đình làng tôi, làng Nghĩa Chỉ Hạ, Thụy Anh, Thái Bình. Những ngày tang thương vừa tạm nguôi, các cụ bô lão cho hạ mấy cây gạo và mấy cây nhãn già lấy cây gỗ sửa đình.

Những ngày tháng tiếp theo, đúng là “quân hồi vô phèng”, một số người khác lấy cớ, lấy cây làm vật cản đường tiến của giặc pháp vô làng, họ đốn hạ nốt cây nhãn còn lại: uổng quá, còn đâu là con đường làng rộng thênh thang, một bên là hang tre trúc rợp bóng, một bên là những cây nhãn lồng, mùa nhãn sắp đến, hoa vàng rực rỡ, hàng nhãn bị chặt trụi đi rồi, còn lại chỉ một bên hàng tre chỏng gộng đứng vô duyên một mình, ngày đêm than vãn kẻo kẹt, chúng than vãn con người, chúng đang thì thầm tiếc nuối, còn đâu

“Trúc biếc xanh xanh là Pháp Thân

Hoa vàng rợp rợp là Bát Nhả” (Thơ Thiền)

Chúng oán than gì nữa?

Chúng cay cú cái chiến thuật “đồn bót phòng thủ châu thổ sông Hồng của De Lattre de Tassigny năm 1950-1951 làm rối beng các tỉnh vùng châu thổ, một thuở yên bình đã mất.

Mảnh đất Việt Nam rung chuyển vì chiến tranh, chúng ta là những hạt cát lăn qua lăn lại trong cái tổng thể chao đảo đó.

Rồi cha tôi từ Phú Thọ trở về làng, thấy tôi quá bạc phước, có mẹ mẹ chết, có vú vú đi lấy chồng, có bà lần lượt bà Nội, bà Ngoại cũng ra đi; nhân dịp có chuyến di cư vĩ đại năm 1954-1955 Cha tôi mang tôi vào Nam, đi xa thật xa, rời bỏ hẳn quê hương ngút ngàn… có đầy hoa đậu ván tim tím, có những cây hoa soan ra trái từng chùm vàng đậm y như những chùm nho.

Vào Sài Gòn, tôi sống ở đó, vẫn nghe ì ùng súng đạn nổ khắp bốn vùng chiến thuật quê hương miền nam, vì 20 năm liên tiếp, kể từ sau hiệp định Genève, cộng sản không ngừng tấn công lấn chiếm.

Năm 1975 một cuộc đổi đời không tiền khoáng hậu xảy ra và bạn cũng thấy đó, chúng ta phải rời bỏ quê hương lánh nạn độc tài để đi tìm Tự Do.

Với hành trình biệt xứ này, bạn và chúng tôi kẻ ở Mỹ, người ở Pháp, Đức, Úc, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan… rải rác khắp năm châu, khắp mặt địa cầu.

Dĩ nhiên là hai bàn tay bắt vào cuộc sống mới, chúng ta lo tìm mưu sinh cơm áo gạo tiền… nhưng có lúc nào mà chúng ta dứt điểm quên được Việt Nam quê hương ta ?

Nơi đó có gì đã xẩy ra ?

Bạn đã thấy và tất cả chúng ta đã thấy: bản chất lưu manh và hiện tượng cộng sản xô bồ, làm sao không thấy được dù là người dửng dưng nhất. Một người bạn hơi dửng dưng hay làm bộ không quan tâm đến, khi tàu Trung Cộng mang dàn khoan HD 981 xâm nhập vào hải phận Việt Nam đã bảo tôi rằng: “kệ nó, bây giờ chúng nó có đổ săng dầu phóng hỏa luôn cái biển đông đi, tôi cũng không thèm để ý tới.

Nhưng rồi bạn ấy cũng ra vô internet coi, để xem nay Việt Cộng làm gì, mai Trung Cộng làm gì, mưu mô trên mảnh đất cha ông mình.

  • Chúng nó đang làm gì nhỉ ? Chúng nó đang đàn áp người dân để lấy đất bán chia nhau tiền.

  • Chúng nó đang nhận chìm các quyền tự do căn bản của con người. Chúng nó đang làm thoái hóa xã hội Việt Nam, về mọi phương diện… nhất là đạo đức cổ truyền.

  • Chúng nó đã và đang dâng đất của tổ tiên cho tàu và vân vân…


Nhưng đến đâu rồi bạn nhỉ, Kh. thân mến tôi điện đến bạn và tôi đang viết và hình như bạn vừa điện thoại cho tôi ? Bạn vừa kể về chuyến đi Việt Nam của bạn. Ô, may phước cho bạn quá, bạn đã gặp lại Vú nuôi ngày nhỏ của bạn ư ? Sung sướng quá, tôi xin chia vui với bạn và cám ơn vì bạn luôn theo rõi ngòi bút của tôi. Bạn là một trongnhững động lực thúc đẩy khuyến khích tôi đủng đỉnh bước đi, lúc ẩn lúc hiện, lúc nhặt lúc khoan, bạn giúp tôi bước đi, không ngừng, quay phải rồi quay trái, bước tiến rồi bước lùi, lùi rồi tiến; bây giờ, tôi nên quẹo ngả nào? A tôi thấy lối đi rồi! 

Từ kỷ niệm của bạn, tôi mường tượng được hết cả hoài niệm của tôi một cách chu đáo, trước mắt tôi, đang hiện ra cả một khung trời tuổi mộng mơ, ấu thơ, rất êm đềm của Vú nuôi tôi, và tôi. Cả hai như đang kết vào nhau, quấn quit rồi lại rời ra, tôi suy nghĩ và tôi có dịp so sánh…

Đúng, bạn ơi, bà Vú tôi cũng là một ô sin mà ngày xửa ngày xưa đó, người ta chưa có cái từ ngữ đó để gọi.

Bà ô sin vô vàn yêu quí, thiêng liêng của tôi, may mắn cho tôi và cũng là may mắn cho bà, ở vào cái thời điểm bà xuất hiện, con người xã hội còn có đạo đức, có Tự Do… người có thể ôm tôi bằng vòng tay thân ái và khi xong duyên nợ, người nhẹ nhàng buông tôi ra… mỉm cười nhìn tôi tự bước đi như nhìn một thành quả người đã trồng tỉa gặt hái xong xuôi.

Ngày nay hả, ô sin có nhiều điểm khác. Bây giờ trong sự việc đi ở mướn, vú em, ô sin giúp việc nhà nhất cử nhất động kê cả việc “xuất khẩu lao động” thì con người trong cuộc, tổ chức hay nạn nhân  đều là vô cùng khổ khác xa lắm!

Vú à, con nghĩ là con người đang lội ngược về thời tiền sử hay cả trước đó nữa, dã man hơn nhiều như việc mua bán nô lệ page 11 trong “paix entre les religions” của hòa thượng Chandaratana, người Theravada thì “việc buôn bán nô lệ con người như con vật, bắt nguồn do người Âu châu tổ chức quy mô từ thế kỷ 15 dến giữa thế kỷ 19, khi họ đóng tàu bè đi khám phá ra những vùng đất mới và những con người mới. Mới đây không phải… không phải người Âu châu, họ tranh giành quyền lực và gây chiến, chiến tranh bắt đầu từ đó”…

Có nhu cầu thì có sáng tạo, có phát triển, sau đó có hậu quả, hậu quả là mấy cuộc thế chiến tương tàn với vũ khí nguyên tử đã xảy ra. Dù là vì sao ? Vì sự tiến bộ lệch lạc kỹ thuật khoa học và nhu cầu chiếm đoạt quá cao mà khiếm khuyết về tiến bộ đạo đức và khiếm khuyết về sự quân bình của mỗi con người với mỗi con người, con người không biết tôn trọng nhau, không biết yêu mến nhân phẩm của nhau… Nhân số địa cầu càng tăng, sự chênh lệch đó càng cao vì người ta giành nhau cái ăn, cái ở, quyền lợi!

Bạn ơi, cứ thế mà đi ngược dòng và chúng ta sẽ ở trong cảnh dằng xé nhau cái ăn, cái ở và cái quyền lực ấy thì chế độ “xuất khẩu lao động” là con người bán con người và con người tự bán mình với kỹ thuật còn tinh vi và khốn khổ gấp vạn lần chế độ nô lệ ngày xưa.

Người đi xuất khẩu được trả lương ư ? – Đó cũng là một kỹ thuật tinh xảo để che đậy.

Bạn bung ra kỷ luật để bảo vệ quyền cơ bản của xuất khẩu lao động ư ? – Đó là chỉ là ma thuật của những bàn tay sắt bọc nhung.

Khi một đứa bé Việt Nam 8 tuổi được xuất khẩu sang Anh Quốc tưới cần sa ma túy, nó hỏi: những cây gì đây ? – Đó là chuyện người lớn, không nên biết tới ! Rồi 12 tuổi nó bị trả về Việt Nam thì nó có cái quyền gì ngoài cái quyền ngu ngơ không hiểu những người lớn ở chung quanh họ muốn làm gì nó.

Còn rất nhiều vô vàn thí dụ khác mà tôi không kể vì bạn đã đã thấy rõ qua báo chí, truyền thanh, truyền hình… như 39 Nngười Việt Nam chết oan mạng trong xe đông lạnh ở Anh vv và vv…


Vú ơi, Vú có biết là Vú còn hơn chán vạn người ta và con vẫn yêu mến Vú vô cùng vì Vú biết và được thể hiện cái bản ngã thiêng liêng, trước Thượng Đế mọi chúng ta đều bình đẳng… trong đạo Phật thì rộng hơn: mọi vật đều bình đẳng đấy Vú ạ ! Mọi con vật con người đều bình đẳng!

Vú ơi, chưa bao giờ con thấy con người lại sợ con người và con người thù hận con người như ngày hôm nay ! Tại có thể vậy mà dịch bệnh sinh ra toàn cầu ? Nguy hiểm quá…

Con muốn đi ngược thời gian trở về với Vú. Lời cầu xin này xem ra ngớ ngẫn hả bạn ? Vậy thì, bạn ơi, bạn và tôi, chúng ta hãy cùng nhau kính lời, kêu mời, thỉnh gọi các đấng quyền năng, các đấng Vị tha, Từ bi, Bác ái, các đấng Lòng lành vô cùng cúi xuống nhìn chúng ta là nhân loại ân cần một lần nữa… A Di Đà Phật!


  • Từ Paris và toàn thế giới đang mùa dịch bệnh

  • Mùa đông 2021 Tết Tân Sữu

  • Con luôn niệm ân thầy Thích Pháp Hòa (Canada)

  • Con luôn niệm ân thầy Thích Minh Thiền (Việt Nam)

(Chúc Thanh)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.