Hôm nay,  

Hoài Niệm Chiều Ba Mươi Tết

20/02/202118:24:00(Xem: 3142)

A picture containing person, bowed instrument

Description automatically generated

                                  

                                                                             

Anh bước vội vào trong toa xe điện. Một chút ăn năn vì anh về muộn. Anh lỡ quên hôm nay là  ba mươi Tết. Anh tìm chỗ ngồi kín đáo và cố thu người lại sao cho ấm. Anh nghĩ bên nhà giờ này  là mùng một Tết. Anh vụt nhớ câu thơ ai viết: ”Đêm xuống bên ni/ Ngày lên bên nớ”. Mắt anh đau đáu nhìn ra ngoài trời, Chicago tràn ngập tuyết. Chiếc tàu điện cần mẫn lặng lẽ trường mình dưới tuyết lạnh đưa đoàn lữ hành về các vùng ngoại ô phía Tây thành phố Chicago.

Những liễn gấm, những lư đồng sáng choang của chiều ba mươi Tết, và mùi hương trầm quyện vào nhau như một cuộn phim hiện ra đậm đặc từng nét trong trí tưởng của anh. Anh nhớ cây tre nêu trong sân nhà  mỗi chiều ba mươi Tết. Anh nhớ mảnh vải điều hình tam giác mắc trên đỉnh cây tre nêu. Trên mảnh vải điều đó, Cha anh đã vẽ 4 vạch ngang và 5 vạch dọc bằng mực Tàu đen mà ông cụ gọi là “Tứ tung-Ngũ hoành”. Thật sự không ai trong gia đình hay biết “tứ tung ngũ hoành” mang ý nghỉa gì? Họa chăng chỉ có Cha anh mới biết.  Nhưng ông cụ không nói cho ai hay trong lúc ông còn sống. Ông cụ mang theo niềm bí ẩn ấy xuống tuyền đài. 

Anh nhớ mẹ anh vô hạn, người qua đời cách đây mấy năm. Mẹ anh năm nào cũng vậy vào lúc nửa đêm giao thừa bà mặc áo dài thâm đen, đứng trong sân nhà với nắm nhang đưa cao trên đầu. Mẹ khấn vái mười phương. Lời cầu nguyên của bà làm rung động muôn sao trên trời. Bà cầu nguyện sức khỏe cho chồng cho con, cho các con ăn học thành đạt nên người. Lúc ấy mẹ đâu có hay, một trong những đứa con thành đạt của mẹ sau này mãi mê giang hồ dong ruỗi xứ người. Cách đây mấy năm, Cha, Mẹ anh lần lượt qua đời. Anh còn người em gái út năm nay cũng đã ngoài sáu mươi, ở lại với bà con trông nom nhà từ đường của dòng họ và chăm sóc mồ mã nghĩa trang. Người anh cả của anh năm nay cũng vừa ngoài bảy mươi lăm, mấy mươi năm qua anh ấy lập nghiệp ở Nha Trang và sống với gia đình ngoài đó luôn. Tuy nhiên, khi Cha, Mẹ, còn sống hay quá vãng, vào ngày Tư ngày Tết, anh ấy cũng đưa gia đình về Phan Rang. Sau khi Cha Mẹ qua đời, anh ấy thường về để phụ cô em gái chăm lo Từ đường, mảnh vườn còn lại, và mấy sào đất thổ, phần hương hỏa...

Anh về đến nhà muộn. Anh xin lỗi vợ. Chị buồn. Chị nói lẫy:

- Anh cũng biết hôm nay là ba mươi Tết nữa sao?

Anh cúi đầu lặng thinh. Anh nhìn lên bàn thờ cha mẹ anh, nhang đèn đã sẵn. Vợ anh đến bên cạnh anh. Chị ôm vai anh, nói trong giọng ngậm ngùi: 

- Anh vào nhà tắm rửa, thay đồ lễ, mặc khăn đống áo dài. Em bày cổ xong rồi. Anh ra lên nhang đèn rước ông bà, cha mẹ hai bên về ăn Tết. Anh nhớ khấn nguyện với ba mẹ, năm tới vợ chồng minh về Xóm Động, Phan Rang ăn Tết nghe anh...

Nghe vợ nói, anh có cảm tưởng như nghe Mẹ nói với Cha mấy mươi năm về trước. Anh buồn như muốn khóc. Chị an ủi: 

- Anh buồn vì Tết nhất, con cái không thấy đứa nào về hôm sớm với vợ chồng mình phải không anh?  Ở Mỹ mà anh! Các con còn phải lo công ăn việc làm. Với lại các con, còn phải lo tổ chức Tết  cho vợ, cho chồng cho con của tụi nó chớ anh. À, anh...cả ba đứa con vừa điện thư cho biết, tối nay đúng giao thừa các con sẽ chúc Tết ba mẹ. Em nghĩ các con biết điều như vậy là quí lắm rồi...

Anh thầm cảm ơn vợ, anh bước vào phòng tắm. Không hiểu sao, anh gọi với ra nói với vợ:

- Khuya nay em nhớ làm lễ giao thừa chớ em?

- Nhớ chớ anh. Như mọi năm, giao thừa năm nào em cũng làm lễ “cúng sao”, cầu nguyện cho vợ chồng mình được mạnh khỏe, các con các cháu mạnh giỏi lâm ăn thành đạt, như Mẹ làm mấy mươi năm về trước... Anh vẫn nhớ chớ anh?

Đứng trong nhà tắm nghe vợ nói, mắt anh cay sè, cái khăn anh cầm suýt chùi ra khỏi tay. Ngước mặt lên vòi nước, anh tháo nhẹ... Nước tràn lên mắt anh, mặt anh, tràn vao khóe miệng anh.  Anh nghe có mùi mặn mặn,  Mùi mặn của nước mắt. Anh đang khóc.../.

Đào Như

Chicago-

December 14-2010

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Suốt cả tuần nay Tokyo chỉ có một ngày nắng, hôm nay mưa đã tạnh thì khăn gói về vùng Kyoto/Osaka. Hai tuần nữa khi về lại đây thì những cây đào mượt mà nầy chỉ còn những cành cây cằn cỗi, phủ đầy rêu, trơ trụi. Vì thế mà chuôi kiếm của người samurai thường khắc cánh hoa đào để biểu tượng cho cuộc đời hào hùng, đẹp đẽ mà ngắn ngủi, đầy bất trắc.
Thành phố đầu tiên chúng tôi dự tính đến thăm là Thành phố Philadelphia, một thành phố đã từng là thủ đô của Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu lập quốc mà nay nó đã trở thành cố đô. Sau đó chúng tôi sẽ đi thăm một vài di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh đặc biệt của Tiểu bang Pennsylvania nếu thời gian cho phép...
Thầy ngồi trên kia, sau cái bàn rộng, chỉ có một quyển sách mỏng trước mặt và không thấy ông mở ra. Như thói quen, ông không viết bài, viết dàn bài trên bảng, phấn với bảng ít khi ông dùng tới, có thể tất cả đã được sắp xếp chuẩn bị chu đáo và có lớp lang trong đầu ông. Đúng vậy, ông vẫn từ tốn nói theo những ý nghĩ dường như vẫn có sẵn trong tâm trí. Ông nói không vấp váp, từ từ, lôi cuốn và thuyết phục. Ông có một « schéma » trình tự đi tới, đi tới không hề áp đảo...
Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do, để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển. Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơi!
Ở xóm tôi, từ đầu xóm đến cuối xóm, hầu như nhà nào cũng có người đi vượt biên. Nhưng không phải ai cũng may mắn đến bờ tự do, bởi nếu đếm số người “đi không về và cũng không bao giờ đến” ở xóm cũng cỡ hai chục mạng người, trong đó có cô bạn rất thân yêu của tôi và một gia đình mất một lúc sáu người, đó là gia đình Bà Già Gân...
Tôi nhớ dạo còn nhỏ, ba tôi thường hay kể về chuyện “chạy giặc” cho anh em tôi nghe. Đại khái là vào những năm 1944-1945 ở Đà Lạt cũng rơi vào tình trang chiến tranh như mọi nơi khi sự hiện diện của hai quân đội Pháp lẫn Nhật trên mảnh đất Hoàng Triều Cương Thổ của nhà Nguyễn...
Kim Thánh Thán là một văn nhân nổi tiếng vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, trong gia tài văn chương của ông có một bài tản văn nổi tiếng mà người yêu thích văn chương xưa nay đều biết. / Jin Shengtan was a famous writer in the late Ming and early Qing dynasties. In his literary legacy, there is a famous prose that all lovers of literature know.
Tôi không phải cậu trai học giỏi nên mãi đến năm mười ba tuổi tôi mới thi đậu vào trường Bưởi. Tôi thi đậu nhờ bố tôi chạy chọt nhờ vả người quen, chứ sức tôi thì tôi biết mình chẳng bao giờ được vào học cái trường trung học danh tiếng ấy...
Án Tử (Án Anh) là Tướng quốc của nước Tề thời Đông Châu. Ông người thấp nhỏ nhưng trí óc cực kỳ thông minh, đầy mưu lược. Người đánh xe cho ông lại là một người cao lớn, dềnh dàng. Anh này rất hãnh diện vì được làm công việc đánh xe cho vị Tướng quốc tài giỏi này. Thường ngày anh ta hay cầm ngọn roi ngựa trên tay, đi đâu cũng hò hét nạt nộ om sòm...
Chiều nay, Vinh ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố. Đường từ nhà đến trường tiểu học, nơi được chọn làm địa điểm hội họp, phải đi qua chợ Tròn. Quận lỵ nhỏ bé này có hai cái chợ không có tên, để phân biệt người ta gọi là chợ cũ và chợ mới, hay theo hình dạng là chợ dài và chợ tròn. Hai cái tên sau được ưa chuộng hơn nên lâu ngày thành tên chính thức. Chợ Tròn, là một phần của cư xá nhân viên nhà máy, được xây cất hình tròn với mái che vành khăn bằng bê tông rất đẹp, có bán gần đầy đủ các thứ cho nhu cầu ăn uống và tiêu dùng hàng ngày. Chợ tuy nhỏ nhưng nằm ở vị trí thuận tiện, chung quanh là đất trống rộng rãi, phố xá khang trang nên sinh hoạt có phần thịnh hơn chợ dài nằm trên liên tỉnh lộ, cách đó chỉ hơn một cây số.
Ngày 30 tháng 4 lại đến gần, chúng ta lại được đọc những câu chuyện kể hay được viết lại về những chuyến vượt biển hiểm nguy đi tìm cái sống trong cái chết. Những hình ảnh đau thương lại tràn về trong tâm khảm của những thuyền nhân như chúng ta. Riêng tôi, ngoài những lo sợ, những kinh hoàng bị bắn, bị rượt đuổi, tôi xin viết lại một câu chuyện buồn mà vẫn phải… cười, gọi nôm na là chuyện buồn cười...
Mùa lễ Phục Sinh, đám con nít gặp nhau ở nhà ông bà Ngoại, vui mừng tở mở. Đêm nào chúng cũng thức khuya lắc, khuya lơ. Sáng dậy trưa trật, trưa trờ. Mở mắt, mở miệng, như bầy tằm ăn rỗi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.