Hôm nay,  

Mỗi Năm Mai Vàng Nở

11/02/202123:59:00(Xem: 2365)
 
Moi Nam Hoa Mai Vang No 01

Hình gia đình. Ba nói "Có bạn thì mời về nhà, đừng hẹn hò ngoài đường làm mất danh dự con gái...” 

Mai vàng và mùa Xuân
 
Mai nở ngày xưa trong núi xa
chỉ thơm trong sắc lặng thinh. Và
sẽ thơm như thế không ai biết
trong núi như trời, đất với hoa.
 
Bỗng một ngày xuân, một khách thơ
gặp hoa trong núi, ngẩn ngơ chờ
mai già đến độ ươm nên hạt
mang giống về xuôi, tự bấy giờ.
 
Tôi gặp mai vàng giữa Huế duyên
bỗng nhiên nhớ sự tích hoa quen
vì nhau, xin viết bài thơ lạ
Kể chuyện hoa từ gương mặt em

(Xuân 1982) Thơ Xuân Hoàng
 
Hình ảnh ông đồ già với hoa đào đỏ, mực tàu, giấy quyến, là hình ảnh ước lệ của Tết ngoài Bắc Việt. Thời Tím còn nhỏ, chỉ thấy qua hình ảnh, đọc qua sách vở mà thôi. Miền Nam mưa nắng hai mùa, ấm áp hầu như quanh năm, nên không có hoa đào ngày tết mà chỉ có hoa mai vàng.

Vào dịp Tết, chợ hoa ở trên đường Nguyễn Huệ cũng có cây đào, nhưng rất ít, có lẻ khó trồng. Thay vào đó là những chậu mai gốc đẹp, cành mai, nhánh mai vàng, mai tứ quý. Người miền Nam chỉ thích chọn mua về nhà chưng Tết. Cây mai có chi chít nụ là nụ nhỏ xíu, tròn vo, màu xanh ngọc thạch biên biếc, mơn mởn trên cành thanh mảnh, lơ thơ vài chiếc lá non nho nhỏ màu nâu non ngả vàng.

Mai vàng tượng trưng cho mùa Xuân ở miền Nam, nở ra màu vàng hoàng hậu rực rỡ vào dịp mỗi Tết.

Nhớ, những năm mấy chị em còn nhỏ, có lần được Ba chở bằng xe vespa, ra tận Vũng Tàu. Trên đường đi, Ba ghé một khu rừng nào đó, đậu xe, đem theo cây dao, vào sâu trong rừng để tìm  mấy cội mai. Ba chặt vài nhánh, chở về nhà. Lại nhớ, Ba cặm cụi tỉa nhánh, lặt lá, những cành có rất nhiều nụ. Ba ngâm mấy nhánh mai trong chậu nước lạnh để hãm nụ. Sau đó, cận cuối năm, Ba sẽ ngâm những nhánh mai chi chít nụ vào thau nước nóng, để sang giờ khắc giao thừa, những nụ mai bừng nở, vàng tươi cả bàn thờ, rực rỡ trên bàn phòng khách, mang điềm may mắn suốt năm. Mai vàng khoe sắc cùng mấy chậu cúc vàng, vạn thọ màu cam tươi, mồng gà đỏ rực, màu và sắc Tết trong gia đình Tím ngày xưa.

Như vậy, năm nào nhà Tím cũng có mai vàng mừng Tết. Trên bàn thờ mấy ngày đầu năm rơi đầy những cánh mai.

Màu vàng tượng trưng cho sự may mắn, vinh hiển, cao sang, chỉ dành riêng cho Vua Chúa thời xưa nên rất được tôn trọng. Cành mai vàng xum xuê chưng vào dịp Tết như một thông điệp của mùa xuân, mang về may mắn, vì vậy mà hầu như ở miền Nam, nhà nào cũng phải có cành mai chưng trên bàn thờ cùng với hai trái dưa hấu tròn trỉnh. Mai cũng dễ trồng, thích hạp thời tiết vùng nhiệt đới, sống rất lâu nên nhiều nơi trong rừng rậm, trên núi cao, cũng có rất nhiều cội mai mọc thành rừng. 

Sau lớn lên, Tím thi đậu vào trường Nữ Trung Học Gia Long, hiệu đoàn của trường là bông mai vàng, đặc biệt của miền Nam. Hình bông mai  nhỏ, năm cánh, những nhụy dịu dàng, thêu chỉ màu bên cạnh hai chữ Gia Long, nền màu xanh, nổi bật, rất đẹp, gắn trên cổ chiếc áo dài trắng tinh, là niềm hãnh diện trong suốt 7 năm trung học.

Còn nhớ cuối năm 1966, sau khi đi chợ hoa đêm trên đường Nguyễn Huệ, chị Ba được người bạn đưa về tận nhà, với nhánh mai đầy nụ, hộp bánh, hộp trà tặng gia đình. Vào ngày mùng 2, anh đã tới chúc Tết, được ba Tím chụp tâm hình chị Ba rót trà mời khách. Tấm hình quí giá còn lại sau khi người khách này đã mất năm 1994.

Moi Nam Hoa Mai Vang No 02

Bạn tới chúc Tết, chính ba chụp cho tấm hình dịp Tết năm 1966, gia đình mới còn giữ tới bây giờ...

Sống ở nước Mỹ, những năm đầu tiên gia đình Tím an cư ở Wingate, tiểu bang N. Carolina. Thị trấn nhỏ xíu xiu chưa tới năm ngàn dân, chạy xe ngang qua, lỡ chớp mắt là huốt con phố chánh. Mùa Xuân mùa Tết không có mai lẫn đào. Cuối năm dương lịch lạnh cóng với bông tuyết lất phất bay, với trời buốt giá. 
 
Một hôm, trên đường đi làm về, bỗng nhiên bắt gặp một khóm cây màu vàng rực rỡ, cả một buị nở tràn những cánh hoa mỏng mạnh, sao mà gợi nhớ tới bông mai quá trời. Vậy là mấy chị em cắt vài nhánh, đem chưng trong nhà, cứ gọi là “mai rừng”. Tên của giống cây có bông màu vàng, nở sum suê vào tiết lập xuân ở Mỹ có tên là Forsythia, thấy nó mọc hoang dã như rừng rậm ở nhiều nơi.

Rồi năm nào, cuối đông, lập xuân… bông “mai rừng” lại nở bừng tươi đẹp không kém, có khi còn tươi tắn hơn mai Việt Nam, vì nó quá sum suê, quá tươi màu rực rỡ. Về sau, gia đình dời về tiểu bang California, trong dịp đi chợ Tết, chợ đêm ngoài phố, thấy họ bày bán từng bó “mai rừng” này. Gọi là mai rừng nhưng hoàn toàn không giống những cành mai thanh thoát của mai Việt, tuy vậy, có nó cũng đỡ nhớ Tết, nhớ quê hương. Và nó trổ bông chi chít chen nhau khoe   sắc vàng tươi sáng nên người ta liên tưởng tới câu chúc tụng “Nhiều May Mắn” trong năm mới.  

Và mai rừng (forsythia) đã được người Việt sống ở hải ngoại tưng bừng đón nhận, chưng trong nhà những ngày đầu xuân thay cho mai Việt.

Mai Việt, mai tứ quý, khi nở ra, cánh hoa mong manh vô cùng, chỉ một thoáng gió lướt qua là những cánh mai đã rời cành, bay theo gió, hay rơi rụng đầy dưới gốc. Giống mai không bền, khó trồng, nở trái mùa vì thời tiết, dần dần ít xuất hiện trong phòng khách của nhiều nhà người Việt ở hải ngoại, thay vào là những bó hoa mai rừng màu vàng rất sáng, tươi rất lâu, rất bền suốt cả tuần lễ, chưng trong độc bình.

Dù là vậy, Tím vẫn thích mai Việt hơn, cho nên đã chăm chút được một chậu mai tứ quý, nở đẹp tuy mau tàn. Chậu mai thương quý này về sau qua tay chị Ba, và chị trồng xuống đất. Năm nào chị chịu khó lặt lá thì cây nở rất nhiều bông, có khi sớm, có khi muộn, nhưng dù trái thời tiết, cây mai vẫn nở đẹp, và được thương yêu hơn những bó mai rừng bản xứ.

Mai rừng (forsythia) ở Mỹ mọc thành bụi, như cây hoang, được người Việt ưu ái mang về nhà chưng, bây giờ đã lan tràn về tận VN, và nghe đâu bán mắc hơn cả mai Việt. Thật đúng là cái gì hiếm thì quý, không cần giá trị thiệt thọ.
 
/*/
 
 
Bài sưu tầm về mai

Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng có năm cánh, nở vào dịp Tết nên đem về nhà chưng để mừng Xuân. Từ đó, hoa mai đã trở thành hoa ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam.
 
Cây mai có nhiều loại. Mai vàng thường thấy nhất. Cành mai có phần thanh mảnh, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm.
 
Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đen sậm, bóng như ngọc.
 
Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp.
 
Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, buông rũ xuống, tỏa hương thơm dịu dàng. Loại mai trắng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.
 
Dù họ nhà mai phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được xem như biểu hiệu sự tinh khiết, thanh bạch, của tri âm, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân miền Nam, cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam không trọn vẹn. 
 
Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nhà vườn trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà.
 
Hoa mai của miền Nam gắn liền với nếp sống cổ truyền của người Việt Nam. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là người Việt Nam cảm thấy ấm lòng như đang ở trên quê hương của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.