Hôm nay,  

Nhật Ký "Cấm Túc" Tuần 29

09/10/202009:38:00(Xem: 2559)

Thứ hai 28 tháng 9


Các hành khách trên chuyến máy bay ngày 27 tháng 9 của American Airlines (AA) từ Jacksonville, Florida đến Dallas, Texas đã có dịp hiếm có, nghe lời chào tạm biệt rất khác thường, có pha nỗi nghẹn ngào của cô tiếp viên hàng không Breaunna Ross, 29 tuổi, là nhân viên của AA từ hơn hai năm qua. Cùng vời mười chín ngàn nhân viên của American Airlines(trong đó có hơn tám ngàn tiếp viên hàng không, và 1,600 phi công) cô bị mất việc vì hậu quả của đại dịch cúm Tàu. 

Sau chuyến bay này, Cô sẽ trả lại tất cả thẻ ra vào phi trường, thẻ nhân viên  cho văn phòng của AA ở Dallas. 

Như mọi hãng hàng không khác, việc kinh doanh của AA bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đại dịch cúm Tàu, AA đã bị mất năm tỷ dollars thu nhập chỉ trong sáu tháng đầu năm 2020. Việc sa thải nhân viên nằm ngoài ý muốn của tất cả mọi người nhưng đó là cách duy nhất để AA có thể sống còn sau đại dịch.


blankblank

                                             Courtesy of Breaunna Ross


Ngoài những chi tiết về thời tiết của nơi đến, cảm ơn hành khách đã chọn chuyến bay của AA, chúc mọi người có một ngày bình an..., phần còn lại là lời chào cuối cùng (the final goodbye) của Breaunna:


"...Việc làm này là một lối thoát cho tôi khi tôi không thoải mái, không có niềm vui trong công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp Đại học. Đây là một công việc cho tôi nhiều cơ hội, một công việc mà tôi yêu thích vô cùng, tôi đã có dịp đi đến nhiều nơi mà trước đó tôi không hề nghĩ có một địa điểm như thế tồn tại..."


Cảm thông với cô tiếp viên hàng không vào ngày cuối cùng trong công việc mà cô yêu thích, các hành khách trên chuyến bay hôm đó khi ra khỏi máy bay đều đều có một lời chúc may mắn đến Breaunna.


Thậm chí, một hành khách còn đưa cho cô một tờ giấy có những dòng chữ viết tay rất cảm động:


-Cảm ơn đã chia sẻ một phần tâm tư của cô với chúng tôi. Tôi đã hiến tặng (online) tổ chức từ thiện "Make a wish list" một số tiền với tên của Cô.  Vì Cô, một ngày của em bé nào đó sẽ rạng rỡ hơn. Mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với phần đời kế tiếp của Cô. Cầu mong Cô mãi “bay” cao . 


Khi bạn mở lòng, sẽ có sự chân thành đáp lại. Và Thượng Đế chưa bao giờ bỏ rơi những người tốt trong lúc khó khăn, khốn cùng.

 

Thứ ba 29 tháng 9


Những ngày đầu tháng 10, nếu ai đó có đến các rạp ciné sẽ thấy nhiều đổi thay sau khi các rạp mở cửa lại.


Giữa các ghế ngồi đã được dựng lên Plexiglas dividers (màng nhựa trong suốt) che kín để ngăn ngừa COVID-19 lây lan.

Các bình chứa chất rửa tay khử trùng (hand sanitizer) được đặt khắp nơi, cùng với các thông báo khuyên mọi người đeo khẩu trang, và giữ khoảng cách xã hội 6 feet.

Sau mỗi xuất chiếu, tất cả các ghế ngồi đều được xịt chất lỏng khử trùng (tương tự như hand sanitizer nhưng ở dạng lỏng). 


blank

Noble Theater @ Oklahoma City Museum of Art [Doug Hoke/The Oklahoman]


Cho là như thế vẫn chưa đủ mời gọi khách trở lại rạp coi phim trên màn ảnh lớn, với âm thanh ba chiều, nhiều dịch vụ khác cũng được giảm giá: chẳng hạn bắp rang (popcorn), nước uống soda... Và cả vé vào cửa ở một số rạp cũng được bán ra với giá thấp hơn bình thường.

Có một hạn chế làm một số người không vui là soda không được refill tự do như trước(vì sợ lây lan dịch bệnh). Nhưng như vậy cũng là một cách bảo vệ các khán giả mê nước ngọt tránh được bệnh tiểu đường.


Ở khắp thế giới, tất cả mọi người đều cố gắng làm hết sức mình để tồn tại, ống còn cho qua cơn đại dịch.

Mỗi người đều có thể góp sức nhỏ nhoi của mình cùng nhân loại bằng cách đơn giản: đeo khẩu trang ở nơi công cộng, tuyệt đối giữ khoảng cách xã hội hai mét (6 feet), và rửa tay thường xuyên.


Giáo sư Jennifer A. Doudna, người vừa được giải Nobel Hóa học năm 2020 cũng đang lãnh đạo một trung tâm nghiên cứu COVID-19 ở Đại học Berkeley, miền Bắc California. Mỗi ngày trung tâm này thử nghiệm cả ngàn mẫu gene từ các bệnh nhân Coronavirus đã bình phục.

Trong lúc các vết nhăn trên trán các nhà khoa học mỗi lúc mỗi hằn sâu, tóc của các nhà lãnh đạo bạc trắng trong việc chống đại dịch, bạn nở lòng nào vô tình hay cố ý không mang face mask ở nơi công cộng? 


Thứ tư 30 tháng 9


Taylor Pikkarainen, 27 tuổi, là một cô y tá có lòng với tất cả mọi người, nhất là đối với các bệnh nhân cúm Vũ Hán.

Cô tình nguyện qua New Jersey suốt hai tháng, làm việc trong một bệnh viện chuyên điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Coronavirus.


Taylor bình yên trở về nhà ở Minnesota, để tiếp tục cống hiến, lần này không phải là khả năng chuyên môn, mà là một phần thân thể của mình.


Taylor biết chuyện qua bà chị dâu của mình, là bạn của mẹ Bodie Hall, một em bé mới 20 tháng đã bị suy thận. Cha mẹ của Bodie tìm đủ mọi cách để tìm một người hiến thận có đầy đủ chỉ số tương đương với em. Bodie sinh ra với hội chứng thận hư bẩm sinh, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vì cơ thể của em thải ra quá nhiều protein trong nước tiểu, dẫn đến suy thận.


Nhìn hình của Bodie nhỏ xíu, tội nghiệp trên trang thỉnh cầu người hiến thận cứu con mình của ông bà Hall, chỉ mất nửa giờ suy nghĩ, Taylor quyết định ghi tên vào danh sách thử nghiệm để hiến thận cho em bé Bodie.

Là một y tá, cô biết sẽ không có 100% an toàn trong cuộc giải phẫu, nhưng sẽ không có nguy hiểm đến bệnh thận sau này xảy đến với một người chỉ còn có một quả thận. 


Không có bút mực nào tả được sự mừng rỡ của cha mẹ Bodie khi họ nhận được một cú điện thoại từ bệnh viện cho biết đã tìm được người hiến thận, có đủ điều kiện, và các chỉ số sức khỏe thích hợp với Bodie.


blankblank

                  Taylor and Bodie - Courtesy of Gloria Hall (Bodie’s Mom) 

 

Cuộc giải phẩu đưa thận của Taylor vào thân thể nhỏ xíu của Bodie được ấn định đúng vào ngày sinh nhật thứ 27 của Taylor. Sau một cuộc giải phẫu kéo dài sáu tiếng đồng hồ, cả người cho lẫn người nhận quả thận được đưa ra khỏi phòng mổ với tình hình sức khỏe ổn định.


Taylor được về nhà chỉ sau ba ngày nằm bệnh viện sau cuộc giải phẫu hiến thận. Bodie thì phải "thường trú" ở bệnh viện lâu hơn, nhưng đến nay em bé lên....22 tháng đã trở về đời sống bình thường với cha mẹ. Chỉ khác một điều là em đã có một quả thận mới, dù khỏe mạnh, nhưng... già hơn em đến 20 năm, nên em phải uống một loại thuốc đặc biệt suốt đời giúp cơ thể của em sống bình yên với một quả thận “từng trải” hơn em rất nhiều .


Taylor đúng là một tia sáng huyền diệu màu xanh soi sáng cuộc đời đang bị nhuộm đen bởi đại dịch. Cầu mong có nhiều tấm lòng như Taylor để tất cả mọi người thấy "bể khổ cuộc đời" dễ chịu, bình yên hơn.


Thứ năm 1 tháng 10


Sau biến cố không tặc ngày 11 tháng 9 ở miền Đông Hoa kỳ do quân khủng bố Al-Qaeda gây ra, ngành hàng không dân sự của Mỹ đã được chính quyền liên bang trợ giúp để có thể sống còn.

Lúc đó, chỉ có tiểu bang New York và các hãng máy bay, đặc biệt là American Airlines và United Airlines (có 4 chiếc máy bay bị cướp) cần được hỗ trợ. Thiệt hại vật chất được hàn gắn nhanh chóng, chỉ còn lại nỗi đau tinh thần.


Vào thời điểm hiện tại, trong đại dịch, cũng như cả thế giới, kinh tế nước Mỹ bị kẻ thù vô hình, nguy hiểm Coronavirus tấn công gián tiếp, dai dẳng. Sự trợ giúp của liên bang trải dài cho 51 tiểu bang , và tất cả mọi ngành nghề, mọi người dân. “Chiếc bánh cứu trợ” đã bị chia thành nhiều lát mỏng, không đủ cho “người khổng lồ hàng không” hồi phục nhanh chóng như sau biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Những trợ giúp này dù nhiều nhưng không đủ để ngành hàng không dân sự sống còn trong thời đại dịch, dẫn đến tình trạng vài chục ngàn người làm cho các công ty máy bay mất việc.


Tình hình hoạt động của các chuyến bay nội địa ở Mỹ chỉ ở mức chưa đến 25% của trước đại dịch. Người Mỹ mất việc do COVID-19, và nếu đang may mắn có việc làm cũng không vững tin là công việc mình ổn định như trước. Du khách ngoại quốc cũng không đến Mỹ trong lúc này do Coronavirus tấn công cả thế giới, biên giới các quốc gia đóng cửa, thì lấy đâu ra khách cho các hãng máy bay? Thêm vào đó, ngay cả những người có dư thừa tiền bạc và thời gian để đi chơi, cũng không dám đi vì sợ nhiễm bệnh.

Giải pháp của ngành hàng không, của đa số ngành nghề như một phương trình vô định.


Vấn đề như một phương trình chỉ có nghiệm số hài lòng mọi người sau khi đại dịch bị khống chế bằng thuốc chủng ngừa.  


Hình như ở trên cao, Hằng Nga cũng buồn theo loài người nên hôm nay là ngày rằm tháng 8 Trung thu, mặt trăng lẽ ra phải tròn xoe với màu vàng huyền ảo, nhưng mặt trăng đã bị mây mù che kín. Chị Hằng cũng không nỡ nhìn nhân loại đang chịu đựng đại dịch qua tháng thứ 7 với nhiều thua thiệt, mất mát.


Thứ sáu 2 tháng 10


Bác sĩ Anthony Fauci , giám đốc Viện Nghiên Cứu Bệnh Truyền Nhiễm Quốc gia ((NIAID) đã chia xẻ một vài chuyện riêng của gia đình trong thời đại dịch với người Mỹ qua một cuộc phỏng vấn để họ tùy nghi quyết định việc đoàn tụ gia đình trong dịp Lễ Thanksgiving năm nay.


Ông bà Fauci có ba cô con gái tuổi từ 28 đến 34, ở ba nơi khác nhau, rải rác khắp nước Mỹ. Từ lúc đại dịch phát sinh, cả ba cô con gái đều đang ở những vùng có tỷ lệ người nhiễm cúm Vũ Hán khá cao, không dám về thăm cha mẹ vì sợ mang vi khuẩn về truyền cho cha mẹ .


Thay vào đó, các cô con gái của BS Fauci sẽ dự "Thanksgiving hàm thụ" (virtual Thanksgiving dinner) qua Zoom với cha mẹ của mình. Một trong các cô còn nói với  cha:

"Ba ơi, con biết ba là một chuyên gia y tế. Ba còn trẻ, khỏe, nhưng mà Ba đã 79 tuổi rồi! "


Là cha mẹ, lâu rồi không gặp con, ông bà cũng muốn các con cùng về nhà thăm mình vào dịp đoàn tụ gia đình truyền thống của người Mỹ ở Lễ Tạ ơn cuối tháng 11. Cả ba cô con gái dù rất muốn về thăm cha mẹ nhưng đều không về vì ngại bị lây lan Coronavirus trên máy bay và mang về làm tổn hại sức khỏe của cha mẹ.


Cùng với các Bác sĩ Fauci, các chuyên gia cũng khuyên mọi người: " Không ai có thể khuyên bạn nên hay không nên về đoàn tụ gia đình nhân dịp Lễ Tạ Ơn truyền thống. Tùy từng hoàn cảnh, hãy lưu tâm đến cả hai yếu tố sự lây lan của COVID-19 và sức khỏe thể chất cùng tâm lý của các bậc cha mẹ" 


blankblank


Trên 21 tuổi, mỗi người đều có thể suy nghĩ, cân nhắc lợi hại, và quyết định về lựa chọn của mình. Không có một lựa chọn nào toàn hảo trong lúc chưa có thuốc chủng ngừa. Chỉ có bạn mới có thể quyết định cho sự an toàn của bản thân, và sức khỏe những người thân yêu của bạn. 

Hãy có quyết định đúng với hoàn cảnh riêng của gia đình mình, để sẽ không bao giờ phải hối tiếc về lựa chọn của mình.


Thứ bảy 3 tháng 10


Đức đang đứng thứ sáu trong các nước Châu Âu về số người bị nhiễm Coronavirus, nhưng tuần lễ đầu tháng 10 là một tuần lễ đáng lo ngại vì con số bệnh nhân mới tăng đều mỗi ngày.

Bộ trưởng Y Tế của Đức Jens Spahn đã kêu gọi người Đức, đặc biệt là những người trẻ phải cẩn thận hơn trong mùa thu, mùa mà vi khuẩn cúm luôn luôn hoành hành.


Các thống kê cho thấy con số bệnh nhân gia tăng thầm lặng, đều đều trong tuần lễ gần đây không đến từ các tiệm cắt tóc, các phương tiện giao thông công cộng, hay từ các tiệm bán hàng, các trường học mà đến từ các cuộc hội họp, các đám cưới, và các thánh lễ tôn giáo.


Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ Đức đã ban lệnh giới nghiêm, cắt ngắn giờ mở cửa của rất nhiều quán bar, rượu trên toàn quốc, đặc biệt là ở thủ đô Berlin. Đó là cách tốt nhất buộc những người trẻ bớt la cà, góp phần chủ yếu trong việc làm dịch bệnh lây lan ở Đức vào đầu mùa thu.


blank

Model of Concert Theater when re-opening (Germany)


Tưởng cũng nên biết cho đến bây giờ, ở Đức , các câu lạc bộ, rạp chiếu phim, và các nhà hát, các trung tâm hòa nhạc vẫn chưa được phép mở cửa.


Cùng lúc, Jordan, một quốc gia nhỏ ở phía Tây Châu Á, dân số chưa đến mười triệu người, mà có đến hơn mười ngàn người nhiễm Coronavirus chỉ trong tuần lễ đầu tiên của tháng 10. Lệnh lockdown được ban hành có hiệu lực cuối tuần này, vì sau ngày thứ hai vừa qua có đến 1,824 bệnh nhân mới nhiễm cúm Vũ Hán. Các trường học vừa mở cửa cho niên khóa 2020-2021, đã bị đóng cửa trở lại để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của dân chúng .

Vệ binh quốc gia sẽ hiện diện khắp nơi trên đường phố để giữ cho "lệnh nội bất xuất, ngoại bất nhập" được thi hành nghiêm chỉnh.


Bộ trưởng Y tế Saad Jaber còn cảnh báo với Jordanians nếu tình hình không tiến triển tốt hơn, có thể sẽ phải lockdown từ hai đến ba tuần.

"Lockdown" là giải pháp cuối cùng không ai muốn, gây ảnh hưởng rất xấu đến kinh tế, nhưng đó là biện pháp duy nhất để bảo vệ mạng sống con người.


Bạn có thể mất thu nhập, tạm thời mất tự do, nhưng nếu bạn bị mất mạng, tất cả mọi thứ đều kết thúc!


Chủ Nhật 4 tháng 10


Christina Mothiba rời làng quê hẻo lánh của mình ở Laaste Hoop lên Johannesburg, một trong những thành phố sầm uất nhất của South Africa để tìm một đời sống kinh tế tốt đẹp hơn. Ở nhờ nhà của người em, Christina làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Mãi đến 4 năm sau, bà tìm được một công việc part time chuyên lo trà nước, cà phê trong một công ty lớn. Cần cù, và siêng năng, năm 2015, Christina được promoted lên làm nhân viên lo về hành chánh, thư từ của công ty.    


Từ đó, Christina hài lòng, hạnh phúc với đồng lương cố định, dù ít, nhưng đủ để bà gởi về quê nuôi mẹ, một người em trai, và hai đứa con nhỏ ở quê nhà. Không chỉ có thế, Christina còn dành dụm đủ để mua một miếng đất nhỏ ở Laaste Hoop, với ước vọng có thể xây được một ngôi nhà nhỏ làm nơi an hưởng tuổi già sau khi bà về hưu.


South Africa lockdown vì COVID-19 vào ngày 27 tháng 3 năm nay. Một làn sóng sa thải nhân viên tràn qua tất cả các công ty lớn nhỏ, cướp mất công việc ổn định của Christina, và cuốn luôn giấc mơ nhỏ nhoi, gần thành hiện thực của người phụ nữ sắp bước vào tuổi 50.


Không còn lựa chọn nào khác, Christina đành quay về quê cũ. Bà đang dè xẻn từng đồng  để dành cho căn nhà mơ ước của mình chỉ để cả gia đình năm người tồn tại trong "thuở trời đất nổi cơn...đại dịch". Bà biết rồi sẽ có ngày mình quay về quê bởi vì không đâu bình yên như quê nhà, nhưng không phải là một cách trở về vì đại dịch như thế này!


Ở Nam Mỹ, tình hình của Argentina cũng không có chút gì sáng sủa trong thời đại dịch. Quốc gia có đến 45 triệu dân, chỉ có niềm tự hào duy nhất là đội tuyển quốc gia đã hai lần đoạt giải bóng tròn thế giới.


Vốn đã có tỷ lệ người nghèo chiếm đến 35.5% dân số vào cuối năm 2019, Coronavirus tấn công nhân loại, lấy đi hơn 22 ngàn sinh mạng và 3.5 triệu công việc, đẩy tỷ lệ người nghèo lên đến gần 41% dân số.


Con số chưa dừng ở đó theo giáo sư chuyên về nghiên cứu kinh tế Agustín Salvia của trường Catholic University of Argentina (CUA), vào cuối năm nay, con số người nghèo sẽ lên đến tỷ lệ 46% hoặc 47%, nghĩa là gần một nửa dân số Argentina sẽ phải sống dưới mức nghèo đói,chỉ kiếm được hơn 14 ngàn pesos (khoảng $193 dollars Mỹ) mỗi tháng.


Giáo sư Salvia buồn bã chia xẻ với đồng bào của mình:

 "Tôi không thấy khả năng chúng ta có thể trở lại mức nghèo khó 35% (đã là một mức đáng báo động) như trước thời đại dịch trong năm tới (2021)"   


Như thế để thấy những người phải chịu đựng màu xám của đại dịch đã là một ưu đãi của Thượng đế so với rất nhiều người phải sống trong đường hầm màu đen dài hun hút của hiểm họa COVID-19. 


Nguyễn Trần Diệu Hương

Trung Thu 2020



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những ngày cận tết trời Sài Gòn se se lạnh. Cái lạnh mang theo chút nắng hanh làm đẹp hơn bao chiếc áo len buổi sáng những con đường. Khóa học cuối năm chấm dứt bằng đêm văn nghệ toàn trường của đại học sư phạm...
Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết...
Hôm rồi, gia đình chúng tôi bảy người, có đặt bàn tại nhà hàng The Keg (the steak house and bar nổi tiếng ở Canada ) lúc 7.30 pm. Gần tới giờ, chúng tôi phone hỏi nếu chúng tôi đến 7pm được không, họ trả lời ok, và chúng tôi liền chạy xe đến, có mặt trước 15 phút...
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
Đầu tháng 12, nhân dịp vợ chồng người bạn sang Pháp du lịch, chúng tôi hẹn hò nhau, rong chơi Paris vài ngày. Khi cả nhóm đang đi dạo, cười nói xôn xao, điện thoại của tôi reo. Nhìn vào màn hình nhỏ, thấy tên Manager của tôi. Tôi nhíu mày, mình đang nghỉ phép, bà ấy gọi làm gì...
Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là Phở. Mùi Phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở thì nơi đấy có Phở...
Trước đây, trong một bài viết, tôi có nói về mùa đông Canada nói chung và tại thành phố Edmonton của tôi nói riêng, bắt đầu từ tháng mười một cho đến tháng hai năm sau. Nhưng tháng mười một chỉ là cái lạnh đầu đông nên không thấm thía gì với dân Cà Na Điên, tháng mười hai cuối năm bận rộn cho những ngày lễ nên cũng chóng qua, tháng hai thì chỉ có …28 ngày ngắn ngủi, lại vào dịp Tết âm lịch và Valentine ấm áp trái tim, thành ra đối với tôi, mùa đông thực sự chỉ có …tháng một mà thôi...
Qua Thiền tông, chúng ta có một số chuyện thiền được lưu truyền để nhằm mục đích diễn giải triết lý thâm sâu của đạo Phật dưới hình thức chuyện thiền hay giai thoại về các bậc thiền sư...
Tôi là con nhỏ Bắc di cư, nên hết Hè năm 75 tôi học xong đại học, chuẩn bị đi dạy. Ai dè ngày 30/4 ập đến, tất cả sinh viên miền Nam tạm ngưng việc học, để đi làm lao động công ích, dọn dẹp đường phố, phụ việc đổi tiền, đào kênh…
Có một lần, tôi gặp bài của một tác giả viết về nước Mỹ, rất hay rất cảm động, bà ấy nói về chồng bà và gọi ông là « y của tôi », cái cụm từ thật thân mật, y của tôi, nghe hợp thời hơn chồng tôi, anh tôi, nhà tôi… nhứt là trong trường hợp mà tôi đang muốn nói về chồng của bạn mình, thì còn tiện và hay hơn nữa. Thí dụ: Chồng của bạn Liên, tôi gọi là y Liên, chồng của bạn Dung, thì tôi gọi là y Dung, chồng của bạn Thu, thì tôi gọi là y Thu…
Thế là thiên hạ thoát khỏi cơn đại dịch, tuy nhiên nhiều người vẫn còn sệt, một số giới chức và bọn truyền thông quen lối bé xé ra to và hù dọa cứ tung tin linh tinh. Tất nhiên cũng có những trường hợp tái nhiễm virut nhưng không có gì nghiêm trọng. Dịch đã trở thành bình thường như những loại cúm theo mùa...
Chị Bông vào diễn đàn Cô Gái Việt đọc bài thơ của chị Hoài Mộng mà ngậm ngùi với những lời thơ thương nhớ người chồng đã khuất mấy năm nay, không có anh cùng uống trà mỗi buổi sớm mai, không có anh cùng đi chùa những ngày rằm ngày lễ lớn, v.v. Trong diễn đàn còn có chị Hiền Thảo vừa mới mất chồng chưa tròn năm...