Hôm nay,  

Làm Nghề Truyền Thông Vui Lắm

02/10/202015:55:00(Xem: 3157)

 

Làm  nghề nào cũng vậy, vui có, buồn có, nhưng làm nghề truyền thông vui nhiều, buồn ít, học về truyền thông như báo, radio, tivi phải học 4 năm trong trường đại học, sau đó thực tập ở tòa báo, hay ở radio, tivi một năm trước khi ra trường, còn học ở trường phải  thực tập ở báo của trường, phải là biên tập viên của trường ít nhất 4 năm, nghĩa là tuần nào cũng phải có bài xuất hiện ở  tờ báo, viết đủ loại, phóng sự, điều  tra phóng sự, sinh hoạt cộng đồng, lúc tôi học ở  Fullerton College, tôi cộng tác với báo Hornet, rồi lên Cal State Fullerton là biên tập viên, biên tập viên của báo TiTan Newspapers 2 năm liên tục, báo này nhật báo, tờ này đã xuất bản trên 75 năm, xuất bản mỗi ngày trên 40,000 số báo, bây giờ số sinh viên tăng báo cũng xuất bản cũng phải tăng số, báo của trường không quảng cáo nhiều, bài vở nhiều, nhiều sinh viên viết cùng một đề tài, sau đó chủ nhiệm  chọn lựa đăng  bài xuất sắc nhất, thí dụ một ký giả phụ trách lấy tin tức của bót Cảnh Sát như : Fullerton, Anhiem, Garden Grove, Brea, 6 sinh viên viết tin tức các bót Cảnh Sát, chủ bút chỉ lựa một bài  đặc biệt nhất để đăng mà thôi, nhiều người cặm cụi viết bài nhưng không được đăng, bài không được đăng thì sinh viên đó phải tìm đề tài khác, phải nhiều bài được đăng mới được điểm A, là sinh viên nên sự cạnh tranh ráo riết giữa bạn với bạn, giữa người biên tập viên với nhau. Chẳng hạn một buổi sáng, một sinh viên của trường mang súng vào lớp bắn loạn xạ, sinh viên bị thương, nhưng cô sinh viên mà hung thủ định bắn chết lại không chết vì cô này vừa  thấy hung thủ bước vào cửa đã chui xuống bàn núp để người khác bị trúng đạn.
  

Cô sinh viên chia tay với bạn trai, sinh viên vì người tình bỏ đi hăm dọa giết, cuộc tình này kéo dài nhiều năm từ trường trung  học, 6 sinh viên được cử đi làm phóng sự, giới hạn chữ viết là 1000 chữ, 4 tấm hình, một hình của hung thủ, một hình của bạn gái hung thủ, và hai tấm hình lúc hung thủ đưa súng lên, và lúc hung thủ bị bắt, 6 sinh viên làm báo miệt mài điều  tra làm phóng sự, cuối cùng chủ bút của Hornet là một sinh viên sắp ra trường, chọn bài dễ dàng với sự góp ý của giáo sư ngành báo chí,  giáo sư là cố vấn của tờ báo này cuối tuần bài được chọn là sinh viên báo chí người Việt Nam, vì chỉ thêm một chi tiết là hung thủ đã từng ở nhà thương tâm thần, ít có ai biết được điều này, nhờ đến thăm gia đình của hung thủ và hỏi thêm chi  tiết và đời sống của hung thủ ngày như thế nào có bệnh không? Ở đây vì yêu mà tự tử, vì yêu mà vác súng đến bắn chết người yêu không có nhiều, chia tay một cuộc tình dễ dàng lắm, uống rượu, trượt tuyết, cầu nguyện thế là xong một cuộc tình êm ả, dễ thương, không biết làm sao mà trường tôi năm nào cũng có bắn nhau vì cuộc tình tan vỡ, và khi tôi chuyển lên Cal State Fullerton lại hằng năm có sinh viên tự tử trên lầu cao nhảy xuống đất, có sinh viên bắn giáo sư chết tại văn phòng, lạ thật phải không thưa quý vị?

  Làm báo hơn nhau vì có kinh nghiệm quen nhiều, muốn quen biết nhiều thì phải học nhiều, học trong trường không chưa đủ, phải học ngoài đời, quen nhiều có nhiều cơ hội lấy được nhiều tin tức, nhưng làm sao cho đừng bị ghét, bị ghét nhiều cũng  rất khó lấy tin tức, vì gia đình nào hay đảng phái chính trị nào cũng có người thân với nhau, nếu một gia đình ghét mình thì nhiều người trong gia đình đó ghét nhưng làm báo cũng không sợ người ta ghét, nếu lòng mình ngay thẳng, nói thật, viết thật những gì mình thấy mình nghe, mình biết dù ai hiểu lầm mình rồi với thời gian họ cũng hiểu mình mà thôi.

  Làm báo may mắn được gặp người mình muốn gặp, lúc vừa định cư ở Hoa Kỳ tôi được gặp Tổng Thống Ron Reagon ở Anheim hồi đó tôi vừa mới định cư ở Hoa Kỳ không bao lâu, tôi được chụp hình chung với Tổng Thống, lúc đó tôi làm cho tuần báo Trắng Đen của ông bà Việt Định Phương, nhiều người địa phương cũng chưa biết  đến tờ báo này lắm, vì là tuần báo xuất bản ở Glendale, sau này tôi làm cho báo Người Việt, vừa làm cho báo Mỹ và báo Việt , báo Mỹ thì bài của tôi xuất hiện nhiều hơn, báo Việt Nam thì mỗi tuần xuất hiện chỉ có một bài .  

Làm cho báo Mỹ lấy tên là An Nguyễn, dễ đọc, dễ gọi hơn, nhưng đồng bào vẫn nhớ tên của tôi là Kiều Mỹ Duyên vì bút hiệu này đồng bào đã quen biết ở VN, lúc làm phóng viên chiến trường đồng hương biết nhiều hơn, học trò Trưng Vương, sinh viên luật khoa, văn khoa biết Kiều Mỹ Duyên nhiều hơn.

Làm nghề truyền thông vui lắm, làm việc tối tăm mặt mũi,  làm nghề nào cũng vậy,  muốn thành công phải say mê, như người nghệ sĩ say mê ánh đèn sân khấu, phải hát hoài hát mãi mới tiến bộ và thành công, nghề làm báo cũng vậy phải viết nhiều, làm radio cũng phải gặp gỡ nhiều, là truyền hình cũng phải đi nhiều, quen nhiều, nghiên cứu nhiều, trước khi đến một buổi họp phải biết nhân vật nào quan trọng nhất hiện diện trong buổi họp đó, phải biết tiểu sử của người đó, tốt nghiệp đại học nào, đảng phái nào, sinh ra và lớn lên trong gia đình như thế nào, chẳng hạn khi đến đại hội hành trình Emmous, người làm truyền thông phải tìm hiểu Đức cha Wiilliam Skystad sinh ở đâu, từ đâu đến, gia đình như thế nào, lúc đó ngài là Phó chủ tịch  Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ hành trình Emmous, hơn 300 linh mục Việt Nam từ khắp các quốc gia về đây hội tựu ở Orange County, ban tổ chức không  mời báo chí, báo Việt Nam cũng như báo ngoại quốc, cũng như đại  Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ gồm 118 vị Hồng Y, giám mục , chỉ có 16 linh mục trong hội đồng giám mục, là Đức Ông đứng đầu của Department of Communication, và Linh mục Anthonay Đào Quang Chính, giám đốc mục vụ di dân và di cư của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ tham dự đại hội ở Hollywood, California.

Nhiều đồng hương hãnh diện về linh mục Anthony Đào Quang Chính, tốt nghiệp cao học Berkley, miền Bắc Cali, tiến sĩ giáo dục, đại học Houston, Texas, linh mục chính xứ nhà thờ Đức Mẹ La Vang ở Houston, xuất bản sách bằng tiếng Anh năm 1999. Tập truyện Mái Ấm Gia Đình xuất bản năm 2000 rất nổi tiếng. Linh mục Anthony phụ trách chương trình Mái Ấm Gia Đình cho đài truyền hình và radio của dòng Chúa Cứu Thế, Long Beach.



  Không có báo chí truyền thông Á Châu nào được mời, tôi được mời vì tôi đã xin trước, tôi thích nhất câu này: "GÕ CỬA, CỬA SẼ MỞ, TÌM SẼ GẶP", gặp Đức cha Wiiliam ở đại hội hành trình Emmous, tôi hỏi :

- Thưa Đức Cha, bao giờ Đức Cha trở lại Califonia?

- Sang năm đại hội Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ họp ở Hollywood.

- Thưa Đức Cha, cho con vinh hạnh được tham dự?

 Đức Cha nói :

-  Tôi sẽ mời bà.

Thế rồi, thời gian qua rất nhanh, 9 tháng sau, một cú điện thoại từ xa xưng là Đức Ông Fay, đứng đầu cơ quan truyền thông gọi tôi và hỏi:

- Hội đồng giám mục sẽ họp ở Cali trong 3 tháng tới, bà có tham gia không?

Tôi trả lời ngay không do dự: 

- Dạ, dạ, tôi hân hạnh được tham dự. 

Thế rồi tôi phải điền vào đơn, ghi số an ninh xã hội, để cho Cảnh sát tư pháp điều tra lý lịch, không khác gì trước khi gặp Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi cũng làm như thế. Họp hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, họp hội được chính quyền bảo vệ an ninh rất chặt chẽ, không khác gì gặp Tổng Thống Hoa Kỳ, hay gặp Đức Đạt La Đạt Ma, phải làm đủ thủ tục giấy tờ, tôi rất hồi hộp vì đây là lần đầu tiên ở Hoa Kỳ được tham dự đại hội tôn giáo lớn như thế này. Trước cổng khách sạn ở Hollywood, Cảnh Sát gác, trên trời có trực thăng bay lượn, qua phòng tiếp tân, xét thủ tục giấy tờ, hôm đó quá hồi hộp tôi thức dậy từ 4 giờ sáng lên đài SBTN, đợi chuyên viên truyền hình, phải gắn điện cho máy quay phim, lên freeway xe chạy ào ào tôi mừng lắm, nhưng khi trên xa lộ chỉ còn 10 miles là tới nơi họp thì lại kẹt xe, khi đến nơi thì trễ, tất cả đều vào phòng họp đã trễ như vậy rồi còn bực mình chuyện khác, bảng ghi danh của tôi, tôi gỡ ra để vào bóp  vì cố gắng bản hiệu lên tivi không đẹp, vì thế không có bảng tên, Cảnh Sát ngăn lại, tôi phải đỗ tất cả đồ trong bóp ra để có bản tên, vào phòng họp trễ, Đức Ông đưa một miếng giấy: Đức Cha bảo 10 giờ giải lao Đức cha sẽ tiếp tôi, tổng cộng có 9 người, 8 ký giả là Mỹ, chỉ có một mình tôi là Mỹ da vàng, đi đến đâu mà không có ký giả người Mỹ gốc Việt tôi tiếc lắm, vì đây là cơ hội để gặp các vị lãnh  đạo tôn giáo lớn nhất nước Mỹ và cũng là cơ hội học hỏi về tôn giáo.

Đến 10 giờ, Đức Cha William đến thẳng chỗ tôi đứng, đến tiếp báo chí, Đức cha rất niềm nở, bên cạnh Đức cha là Đức Hồng Y Frances George, (sau này làm Đức giám mục ở Chicago) và Đức cha Mai Thanh Lương, ngồi vào ban chủ tọa tất cả là Đức Cha, bảo vệ an ninh cho đại hội đồng giám mục Hoa Kỳ không khác gì bảo vệ cho Tổng Thống Hoa Kỳ mỗi lần du hành.

Vấn đề an ninh của các yếu nhân vô cùng quan trọng,  nguyên thủ của các quốc gia như Tổng Thống, Thủ Tướng, lãnh đạo tôn giáo như Đức Đạt La Đạt Ma, không những là lãnh đạo tinh thần mà là nguyên thủ quốc gia lưu vong, theo ban giáo quốc tế nước nào cho định cư thì nước đó phải là an ninh của các vị đó, ngày xưa ở VN tôi đã nhìn những phái đoàn Tổng Thống, nghị sĩ Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, đến VN đều được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, đến gần những yếu nhân này không phải là dễ, nếu không là  ký giả được chính phủ cấp thẻ báo chí làm sao đến được gần các yếu nhân này để phỏng vấn, các vị lãnh đạo tinh thần cũng được kính trọng và được bảo vệ cẩn thận.

  Ở Oange County khi Đức Cha Mai Thanh Lương được tấn phong ở nhà thờ Saint Columbus, các nẻo đường đến nhà thờ đều bị đóng, sau khi  họp báo ở giáo phận Orange County, Đức ông phụ trách về báo chí hỏi tôi:

- Bà có đến tham dự lễ tấn phong của Đức cha Mai Thanh Lương không?

  Tôi trả lời:

 - Dạ có, nhưng thiệp mời tôi để ở văn phòng.

Đức ông đưa cho tôi thiệp mời ngay tức khắc, vì có thẻ báo chí do Sheriff cấp nhưng không có thiệp mời thì cũng không được vào nhà thờ Saint Columbus.

Làm báo đến nhiều nơi mà nhiều người không đến được, được gặp nhiều nhân vật quan trọng mà nhiều người không được gặp, cho nên tôi rất yêu nghề này. Tôi cũng hối hận là xin để gặp Đức Giáo Hoàng đến miền Đông, đã được ban tổ chức chấp nhận nhưng cuối cùng không đi được vì lý do hình như máy bay sao đó, không còn nhớ, và không đến thẳng tiểu bang mà tôi muốn đến, cho đến bây giờ nhiều khi nghĩ lại, tiếc quá, tiếc quá. Tôi có cơ duyên gặp được nhiều vị lãnh đạo tôn giáo cũng nhờ nghề làm báo, gặp được Đức Cha, chủ tịch hội đồng Giám Mục Cộng Hoà Liên bang Đức, mà hằng năm tôi viết thiệp chúc Noel, chúc Tết v.v. ngài chúc lại bằng chữ viết chính tay của ngài. Càng có địa vị quan trọng thì sự tế nhị của các ngài càng nhiều, như hứa thì làm, hẹn thì đến, và rất nhiều ưu điểm nữa mà tôi có cơ hội học từ những người nổi tiếng trong xã hội. 

  Kỷ niệm về những lần phỏng vấn các vị lãnh đạo tôn giáo thì nhiều lắm, tôi đã từng phỏng vấn các vị lãnh đạo cao nhất  Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành v.v. Tôi sẽ viết tiếp tục trong những số tới. Nhờ làm báo tôi học được rất nhiều điều hay của những vị lãnh đạo tinh thần: lòng đại lượng, tính khiêm nhường, kiến thức uyên thâm, và nhiều nữa, xin quý đồng hương đón đọc trong những số tới.

 ORANGE COUNTY, 30/9/2020 

KIỀU MỸ DUYÊN 

(kieumyduyen1@yahoo.com)

 


blank

Kiều Mỹ Duyên gặp gỡ phu nhân Tổng Thống Anwar Sadat.


blank

Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.


blank

Kiều Mỹ Duyên gặp gỡ Đức Đạt La Đạt Ma ký sách tặng ký giả Kiều Mỹ Duyên


Kieu My Duyen 02

Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Cha William Skytad (Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ) và Đức Cha Mai Thanh Lương



blank

Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Khâm Sai Sứ Thần tòa thánh Vatican, Đức Cha Nguyễn Văn Tốt ở tòa nhà Khâm sai, ở Costa Rica

Kieu My Duyen 03Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Cha Anthony Đào Quang Chính, giám đốc mục vụ di dân và di trú của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ (2003- 2007), ở tòa giám mục Orange County, tham dự đại hội ở Hollywood, California.




20201001_113613.jpg

 

Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, trong đại hội HĐ giám mục Hoa Kỳ tại Anaheim, Convention Center



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.
Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình...
Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.
Chị Bông gọt sát vỏ bưởi vỏ chanh, nấu nước lấy tinh dầu gội đầu. Xem mấy Youtube và bạn bè chỉ dẫn chị Bông đã từng làm theo, từ dễ cho đến khó: nào gội đầu bằng baby shampoo ít hóa chất để bảo vệ da đầu trẻ em thì cũng tốt cho da đầu người lớn, nào hạn chế nhuộm tóc, hạn chế gội đầu xấy tóc thường xuyên, nào massage đầu với dầu ô liu, nào massage đầu với dầu dừa rồi quấn khăn lại ủ tóc 15 phút, công phu và khó chịu như thế chị Bông cũng kiên nhẫn làm đến hết chai dầu ô liu xong hết cả hũ dầu dừa organic cũng chẳng thấy kết quả gì mà hình như tóc càng rụng thêm...
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ...
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người. Nhớ ngày xưa còn bé, như muôn vạn đứa trẻ khác trên đời này, gã cũng mong chờ, nao nức tết để được lì xì, được mặc áo mới, được đi chơi thoải mái mà không bị la, được nghỉ học và không phải học bài…
Gần nửa thế kỷ rồi, mà giờ đây, nhắc tên Nguyên, trong trí nàng hiện lên hình ảnh nhà Hường, êm đềm, thân thiết. Lệ thường, khi nàng đến, Hường lôi tuồn tuột nàng vào phòng học. Ngang qua phòng khách, “giang sơn” của bạn bè anh Hưng, nàng liến thoắng chào hỏi các anh...
Ông bóc tờ lịch cuối cùng của năm 2023. Giao thừa bước vào 2024 đã qua năm phút, ông hồi hộp chờ chuông điện thoại reo. Từ năm Canh Thìn 2000 đến nay Giáp Thìn 2024, đã hai mươi bốn năm, mỗi năm ông đều nhận được hai cuộc điện đàm từ Paris vào giao thừa tây lịch và giao thừa âm lịch...
Tôi may mắn hơn nhiều người Việt sống bên ngoài Việt nam là được sống trong một thành phố không cần biết tiếng Anh vì mọi dịch vụ đều có người Việt phục vụ đồng hương. Dịch vụ mới nhất tôi nghe được trong chiều ba mươi từ người bạn bị mất việc hôm tháng trước, anh giao hết cho dịch vụ trương bảng nhận khai thuế nhưng có làm thêm dịch vụ xin tiền thất nghiệp, nghĩa là lo khâu xin việc mỗi tuần ở những hãng xưởng khác nhau theo yêu cầu của Sở thất nghiệp TWC để được hưởng tiền thất nghiệp hàng tuần nhưng bảo đảm không ai gọi đi làm đâu mà sợ. Tiền thất nghiệp cứ chuyển vào tài khoản nhà băng người thất nghiệp mỗi tuần, không phải lo gì hết ngoài việc trả cho dịch vụ vài chục bạc. Nghe xong không biết nên vui hay buồn với cộng đồng mình vào một chiều cuối năm ở hải ngoại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.