Hôm nay,  

Nhật Ký "Cấm Túc" Tuần 23

27/08/202016:23:00(Xem: 1823)

Thứ hai 17 tháng 8


Từ tâm dịch Victoria ở miền Đông nước Úc, Asher Sanden được phép bay về nhà ở Perth, miền Tây với điều kiện cô phải bỏ tiền tự cách ly 14 ngày trong một hotel gần phi trường.

Ỷ lại ở sức khỏe của tuổi 28, Asher trốn trong một chiếc xe compact được vận chuyển trên một xe truck lớn để đến Perth, thành phố ven biển miền Tây Úc.

Với cách trốn khá thông minh, an toàn đó, Asher đến nhà của người bạn ở Srarbougough. Nhưng đến ngày thứ 10 (vẫn còn trong hạn 14 ngày quarantine), cô bị người có trách nhiệm phát giác "kẻ đào tẩu cách ly", Asher bị Chính phủ Úc phạt ở tù 6 tháng.

Dieu Huong 01
lockdown time in Australia

Chính quyền Úc rất mạnh tay trong việc chống đại dịch cúm Tàu từ việc lockdown, đến tiền phạt rất cao (ít người trả nổi một lần), và cả việc tống giam nửa năm trong tù nếu mức độ vi phạm trầm trọng như trường hợp của Asher Sanden . Phải mạnh tay như thế để Coronavirus khó tìm được nạn nhân mới.


Dù ở rất xa cả về vị trí địa lý lẫn thời gian, nhưng những người có trách nhiệm đương thời ở Úc đã chừng như rất đồng tình với quan niệm giáo dục từ ngàn xưa của người Việt Nam "Thương cho roi, cho vọt. Ghét cho ngọt, cho bùi"


Hơn nữa, đây là thời đại dịch. Dường như không có ai kỳ vọng chuyện bình thường khi COVID-19 vẫn còn đang tung hoành khắp thế giới.

 

Thứ ba 18 tháng 8


Ở cái thị trấn nhỏ xíu, dân số chỉ khoảng 40 ngàn người, ở cực Nam California, giáp giới với Mễ Tây Cơ có một clinic mang họ Việt Nam : "Vo Medical Center".

Đó là nơi được dân địa phương coi như một mái nhà thứ hai vì họ được các bác sĩ ở đây chăm sóc tận tình bằng kiến thức y khoa, và bằng trái tim nhân hậu, dù họ có hay không có bảo hiểm sức khỏe.


blankblank

                               Nguồn: Facebook "Vo Medical Center"


Trong những ngày khó khăn của thế giới, đất nước, và từng gia đình, vì đại dịch COVID-19, những bệnh nhân neo đơn, cơ cực còn được đích thân bác sĩ Giám đốc Vo Medical Center đem thức ăn đến tận nhà.


Bác sĩ Võ Tấn Tiền vẫn còn trong đồng phục của clinic lái xe đến từng nhà bệnh nhân, treo hộp thức ăn ở cửa nhà họ, và cẩn thận nhấn chuông, chờ họ ra nhận thức ăn trước khi ông  qua nhà khác.

Chiếc xe của clinic để chở bệnh nhân trong giờ clinic mở cửa trở thành chiếc xe chở những hộp thức ăn (do vợ chồng bác sĩ Tiền cung cấp tài chính nhờ Christ Community Church nấu)  đến phân phát cho bệnh nhân hay những người nghèo vào buổi chiều.


Calexico được ghép từ chữ California và Mexico là một thị trấn nghèo nhất nhì Hoa kỳ,  nằm ở ranh giới Mỹ-Mễ. Dân cư ở đây hầu hết là người Mễ Tây Cơ, làm việc tay chân, và giống nhau ở chỗ nghèo triền miên, từ đời này qua đời khác.  Họ ở rất đông (nhiều khi ba hay bốn thế hệ ở cùng nhà) trong những mái nhà sát nhau, trông còn nhếch nhác, xác xơ hơn những dãy nhà của người tỵ nạn ở trại chuyển tiếp Bataan 40 năm trước. Nhưng họ an phận, và không có ý chí vươn lên. 


Phải có tấm lòng, một ông bác sĩ Việt Nam mới chọn Calexico làm chốn dừng chân, sinh sống, làm việc.


Từ quê hương Bình Định của vua Quang Trung, Võ Tấn Tiền đến Mỹ cuối năm 1992 ở tuổi 16.

Ông lao vào học và đã bắt đầu sự nghiệp ở các bệnh viện ở New York, Arizona, rồi trở thành Giám đốc Bệnh viện El Centro Regional Center ở Calexico.


Như một cơ duyên, khi biết ông muốn mở phòng mạch tư, bác sĩ John Strong (đang có ý định về hưu) đã "cho không, biếu không" bác sĩ Võ Tấn Tiền clinic tư của mình. Chẳng những thế BS Strong còn thỉnh thoảng ghé "Vo Medical Center" giúp vợ chồng bác sĩ Tiền khi công việc quá bận rộn, bệnh nhân quá đông.

Ông thấy được cả tâm và tài của hai bác sĩ người Việt gốc Mỹ trong việc thực hiện lời thề Hippocrates của ngành Y. 

Cả hai vợ chồng bác sĩ Võ Tấn Tiền, và bác sĩ Venus Vy Nguyễn đều không phụ lòng ông John Strong. Ông đã biết"chọn mặt gởi lại.... clinic" của mình.


Ở một nơi xa xôi, hẻo lánh, giáp giới Mỹ và Mễ, lòng từ ái đã kết trái, đem lại hạnh phúc cho mọi người bất kể màu da, nguồn gốc. 


Thứ tư 19 tháng 8


Niên học mới bắt đầu với nỗi lo sợ của các em học sinh hơn là niềm vui được gặp lại bạn bè sau mấy tháng hè. Trường học ở Mỹ đóng cửa từ trung tuần tháng 3 khi Coronavirus theo chân những người Mỹ gốc Tàu, hay những du khách người Trung Hoa đến Hiệp chủng quốc Hoa kỳ. Học sinh, sinh viên có một mùa hè bất thường dài đến gần nửa năm. Đáng lẽ phải vui lắm khi được trở lại trường học, nơi các em có bạn bè cùng trang lứa, có nụ cười trong vắt của người chưa biết đến lo toan.

Nhưng cuối mùa hè năm 2020, hàng triệu học sinh, sinh viên ở Mỹ bắt đầu niên khóa mới trong nỗi lo âu. Cả những em còn nhỏ, không hiểu nhiều về tác hại của COVID-19 cũng biết loáng thoáng là nếu mình không rửa tay, giữ khoảng cách 6 feet với người chung quanh sẽ bị bệnh nặng, đem vi khuẩn về lây lan cho cả nhà, và ai đó nếu không khỏe có thể chết.

 

blank


Hiểu rõ điều đó, Patricia Dovi, và Kim Martin, hai cô giáo lớp một của St. Barnabas Episcopal School  ở DeLand, Florida muốn giúp các em quên đi những sợ hãi, và tìm được niềm vui ngày đầu trở lại trường lớp bằng cách bỏ ra một tuần trước ngày khai giảng, trang hoàng bàn học của các em thành những những chiếc xe jeep nhỏ, đủ màu.


Mỗi bàn học trở thành một chiếc xe jeep, nhìn từ phía trước có đủ kính xe, đèn xe, bánh xe, và cả bảng số. Hai bên của bàn học được dựng hai lớp nhựa dày trong suốt như cửa kính của xe.

Khi ngồi ở bàn học, có windshield bao bọc, các em có thể không mang face mask. Mỗi một bàn học cách xa nhau ít nhất là 6 feet.

Và đó là nơi duy nhất ở trường, các em có thể tháo khẩu trang.


Quả là một sáng kiến hay. Nếu chúng ta đặt mình vào vị trí một em bé sáu tuổi, hẳn là nỗi e dè, sợ hãi sẽ biến mất nếu chúng ta là học trò của một trong hai cô giáo yêu nghề, và thương học trò: cô Dovi  hay cô Martin.


Hơn thế nữa, hẳn là hình ảnh của những chiếc bàn học hình dạng  xe jeep đủ màu tươi thắm, và tấm lòng của hai cô giáo sẽ là ký ức ngọt ngào theo các em suốt cuộc đời.


Thứ năm 20 tháng 8


Nhà thờ North Valley Baptist Church ở Santa Clara vừa bị quận hạt (county) phạt 10 ngàn dollars vì đã cử hành  hai thánh lễ bên trong thánh đường (một vào buổi sáng, và  một vào buổi chiều) chủ nhật tuần qua.


Kể từ ngày 19 tháng 3, vì đại dịch cúm Vũ Hán, tất cả các cơ sở tôn giáo trong tiểu bang California đều không được phép cử hành lễ trong nhà. Đến trung tuần tháng 8, các thánh lễ tôn giáo ở quận hạt Santa Clara chỉ được cử hành ngoài trời với điều kiện mỗi thánh lễ chỉ có nhiều nhất là 60 người, mỗi người đều phải đeo khẩu trang, và phải tuyệt đối giữ khoảng cách xã hội 6 feet.

Thượng đế toàn năng có thể nghe tiếng cầu nguyện từ khắp nơi, đâu cứ phải đến các thánh đường, các cơ sở tôn giáo thì lời cầu nguyện mới được lắng nghe.


Thiên tai cháy rừng năm nay tập trung ở miền Bắc California với 562 trận cháy rừng lớn nhỏ. Thống đốc Gavin Newsom tóc đã bạc vì Coronavirus, lại hốc hác thêm vì các trận cháy rừng. Ngoài lính cứu hỏa từ các tiểu bang khác đến giúp, Thống đốc California  đã phải xin “viện binh chữa lửa" từ nước láng giềng Canada, và từ “chuyên viên chiến đấu với cháy rừng” từ tận Australia.

Dù trong "họa vô đơn chí", cũng có "tin vui giữa giờ... gần tuyệt vọng" cho tiểu bang có nền kinh tế lớn hàng thứ 5 trên toàn thế giới khi cả con số nạn nhân mới, lẫn số người bị cúm Tàu chấm dứt cuộc đời  đều giảm từ 10 ngày qua.


Chỉ cầu mong các trận cháy rừng làm ô nhiễm không khí, cũng sẽ "hun khói" Coronavirus, đuổi COVID-19 ra Thái bình dương, bớt tác hại ở đất liền.


Cuối hè, đầu thu, cũng là mùa của những trận bão (hurricane), và lốc xoáy (tornado) kéo về miền Nam và Trung Tây nước Mỹ. Cầu mong khi bão táp ra khỏi đất liền cũng mang Coronavirus ra thả ngoài đại dương. Và cuồng phong, gió lốc sẽ hút Coronavirus theo để đưa vi khuẩn này về các sa mạc, để nhân loại nếu chưa dứt được thì cũng giảm dần đại dịch.


Thứ sáu 21 tháng 8


Một người đàn ông Hồng Kông 33 tuổi bị nhiễm cúm Wuhan vào tháng 3. Chưa đầy 5 tháng sau, đầu tháng 8, ông ta lại bị nhiễm Coronavirus lần thứ hai, lần này hoàn toàn không có triệu chứng. Ông chỉ biết mình có COVID-19 dương tính khi đi qua một hệ thống thử nghiệm ở phi trường.

Chỉ vài ngày sau, một người Bỉ và một người Hòa Lan cũng có positive test với Coronavirus, cũng bị COVID-19 tấn công lần thứ hai.


Sự kiện này làm người ta quan ngại không chỉ vì bệnh nhân COVID-19 không được miễn nhiễm suốt đời như nhiều loại bệnh khác, mà còn vì bây giờ mới là tháng thứ ba của mùa hè; chưa đến mùa thu, với nhiệt độ thấp, và độ ẩm không khí cao là mùa tất cả các loại cúm hoành hành mạnh nhất trong năm.


 Ý, từng là tâm dịch của Châu Âu, và của cả thế giới vào cuối quý I, đầu quý II năm 2020, tuần này đã có chỉ dấu bệnh nhân COVID-19 tăng đều mỗi ngày.  Những người có trách nhiệm ở Ý cho biết tình hình không vui này là do hai nguyên nhân: 50% bệnh nhân mới bị lây nhiễm sau một cuộc nghỉ hè, hầu hết họ là những người trẻ không lưu tâm đến việc giữ khoảng cách xã hội ít nhất là hai thước, và có nhiều lần họ không mang khẩu trang ở chỗ đông người.


Một khảo sát và nghiên cứu mới đây từ trường Đại học Yale cho biết khi người ta ở tuổi ngoài 60, hệ thống miễn nhiễm của phái nam thấp hơn phái nữ. Điều đó cũng được chứng minh qua các bệnh nhân nhiễm cúm Tàu trên 60 tuổi, khi bị nhiễm Coronavirus, đàn ông thường bị bệnh trầm trọng hơn và tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao gấp đôi các bệnh nhân phái nữ.


Một nghiên cứu khác được "The New York Times" phổ biến cùng lúc cũng cho thấy hệ thống miễn nhiễm của nữ giới phản ứng mạnh và nhanh hơn phái nam khi cơ thể bị virus tấn công.


Như thế thì khái niệm "phái mạnh" và "phái yếu" trong trường hợp này có nên được xem xét lại?


Thứ bảy 22 tháng 8


Niên học mới vừa bắt đầu, vào thời đại dịch, đã có nhiều ý hướng trái ngược nhau tùy theo vị trí của mỗi người : học trò, thầy cô giáo, hay cha mẹ.

Chỉ vài ngày đầu của khóa học mùa Thu, trường Đại học Alabama đã có 566 sinh viên bị nhiễm Coronavirus.

Cùng lúc đó, có khoảng 4 ngàn sinh viên, và 600 thầy cô giáo ở  Mississippi bị buộc phải sống cách ly vì có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19.

Gần một nửa nước Mỹ, 25 tiểu bang báo động có khá nhiều trường hợp lây nhiễm từ các trường Đại học chỉ trong tuần lễ đầu tiên của khóa học mùa Thu.


Thị trưởng New York cho là các trường học ở New York sẽ mở cửa lại, các em học sinh sẽ đến lớp như bình thường. Và trung tâm phòng ngừa dịch CDC và thì cho là việc giáo dục các em ở trường, lớp như thông lệ, quan trọng hơn mối nguy lây lan của COID-19. Trường học ở NYC sẽ mở cửa vào tuần tới,  các thầy cô giáo quyết định xuống đường biểu tình, nêu lên nỗi quan ngại về sức khỏe của họ.

Họ thắc mắc các trường học ở Los Angeles (học khu lớn thứ hai nước Mỹ) và Chicago (học khu lớn thứ ba) chỉ dạy online thì tại sao New York (học khu lớn nhất Hoa kỳ) lại phải dạy in person ở trường?


Các thầy cô giáo trẻ đi biểu tình, khiêng theo một biểu tượng của quan tài trên nắp có mấy bông hoa hướng dương có màu vàng của mùa thu để phản đối lựa chọn của những người đứng đầu thành phố trái táo.

Rất sáng tạo, họ cũng thực hiện thêm mô hình của máy chém bằng bìa cứng, dán giấy vàng, và một một bộ xương người màu đen, trắng để nói lên quan ngại của họ.


blank

Cuộc biểu tình của những người hiểu biết, có trình độ, rất trật tự, ôn hòa, ai cũng mang khẩu trang; và dĩ nhiên không có đập phá, hôi của, đã thuyết phục được tất cả mọi người, mang về được hình ảnh một nước Mỹ văn minh, tự do dân chủ trong mắt thế giới.


Không chỉ ở New York, mà khắp nước Mỹ, qua màn hình, người ta thấy, nghe những thầy cô giáo trẻ yêu nghề nhưng không muốn bị nhiễm COVID-19 hòa giọng một cách nhịp nhàng :


"One, two, three, four -- close the classrooms, close the doors!" 

 "Five, six, seven, eight -- we won't go until it's safe!"


Không hiểu những người có trách nhiệm nghĩ gì nhưng những hình ảnh này chạm vào tim óc chúng tôi, và có thể sẽ nằm ở đó lâu dài.

   

Chủ Nhật 23  tháng 8


Để nghe tiếng nói từ cả hai phía, xin hãy nhìn ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc học của các mầm non đất nước như thế nào qua cái nhìn của các bậc cha mẹ, và qua phản ứng của chính các em.


Ở Coweta County, Georgia, bà mẹ trẻ Jana Coombs chứng kiến cậu con trai 5 tuổi của mình bắt đầu cuộc đời đi học bằng những giọt nước mắt.


Niên học mới bắt đầu với cậu bé hoàn toàn online (virtual learning). Em nhỏ chỉ quen với màn hình Ipad, hay computer qua những bài hát, những trò chơi, hay những phim cartoon “Tom and Jerry”, “Toy Story”, “Finding Nemo”... 

Em chưa bao giờ nghe cô giáo dạy online; rồi lại phải làm bài tập (khái niệm hoàn toàn mới với một em bé 5 tuổi). Em bé thật sự bối rối với quá nhiều thứ lạ lẫm đến cùng lúc. Chỉ một mình em trước màn hình vô tri, em úp mặt xuống bàn chảy nước mắt.


Ở đầu bên kia, cô giáo chắc là đang nhìn học trò qua ít nhất là 20 ô nhỏ của Zoom trên màn hình computer, chưa kịp phát hiện ra là một (hay nhiều?) học trò của mình đang khóc. Nhưng bà mẹ thì thấy rất rõ. Jana chụp hình cậu con trai 5 tuổi của mình đang khóc và đưa lên online vào ngày 17 tháng 8. Jana muốn cả nước, cả thế giới biết ảnh hưởng của lối học online đối với các em nhỏ như thế nào!


blank


Nhìn hình em bé một tay cầm viết chì, một tay kéo áo chùi nước mắt, chúng tôi cũng chạnh lòng thương em bắt đầu cuộc đời học trò trong "sương mù" của hoài nghi, với hình ảnh cô giáo mờ nhạt, ẩn hiện qua màn hình.


Đã là học trò, sinh viên, đã có một thời đứng trên bục giảng, chúng tôi hiểu nỗi khổ tâm của cả hai phía thầy và trò.

Chỉ biết thành tâm cầu nguyện thủ phạm chính gây ra bao nỗi niềm, trăn trở cho nhân loại (Coronavirus) sớm bị khống chế hoặc bị cuốn đi vào hành tinh khác để tất cả mọi người có lại nụ cười đã mất từ nửa năm nay, để đời sống được trở về "đường xưa lối cũ" .


Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuối tháng 8/ 2020


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.
Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình...
Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.