Hôm nay,  

Lá Thư Không Hồi Âm - Trái Tim Ăn Năn

08/06/202009:01:00(Xem: 3975)

San Diego, ngày cuối tháng 5 ấm áp của năm 2020

 

Thương gửi em,

 

Chiều nay khi những giọt nắng đang lao xao ngoài song cửa, những tán cây thầm thì trong gió chuyện nhân gian, anh bỗng nhẹ nhàng nhớ đến em, người con gái "vội cất bước quên dấu yêu ngọt ngào" ngày ấy.  Anh trầm mình trong ký ức về “từng góc phố bâng khuâng dịu êm”.  Anh tình cờ biết được một bản tình ca mà tác giả của nó cảm giác rằng nó bị thất lạc khá lâu rồi như chuyện chúng mình vậy đó em:

 

"Lời hát ấy hôm nao miên man, ru em một thời

Từng ánh mắt bao dung đam mê, cho em ngọt bùi"

 

Anh cứ nghe đi nghe lại bài hát như muốn ôn lại những "năm tháng xưa mặn nồng" của hai đứa mình, rồi anh tự hỏi vì sao chúng mình bây giờ là quá khứ của nhau? Anh không trách em, không giận em, không buồn em, anh biết hai chữ nhân duyên giữa hai đứa mình đã nhạt nhòa như hạt mưa đơn côi rơi trên biển vắng.  Chỉ là lúc này, dòng hồi tưởng thiết tha về em tràn về làm anh hiểu - tri âm khó gặp, tri kỷ khó tìm.

 

Vì đây là lá thư anh sẽ không bao giờ gửi cho em, và vì đây cũng chỉ là một thoáng mơ say mà một người mang trái tim hoài cảm như anh khó tránh khỏi có lúc bồi hồi nhớ về một thời anh đã dành trọn cho em:

 

"Anh thiết tha cuộc tình, ân cần gọi nắng cho má hồng

Anh mãi mê nâng niu vai gầy, nào biết tim em nỡ quên vội anh"

 

Có một nốt lặng trong bài hát anh làm anh muốn viết thư cho em: "Anh chúc em yên vui bên người, dù trái tim anh rã rời".  Em có biết không em, tác giả viết lời ca xót xa như là hiểu hết chuyện hai đứa mình và giữ lại tình mình giữa nốt trầm khắc khoải: "bên người". Ngày đó, khi em "bên người", anh biết người ấy cho em "tình nồng chăn gối" và "sẽ cho em một đời nhung gấm". Còn anh đâu có gì ngoài lời chúc phúc cho em, lặng lẽ gửi lại tình mình vào không gian vô định, để mặc cho thời gian làm em thất lạc trong những tháng ngày yên bình sau này của anh.     

 

Anh cảm ơn "trái tim ăn năn" mà em để lại trong chuyện tình của hai đứa mình vì cả anh và em đều biết mình đã từng là tri kỷ của nhau. "Trái tim ăn năn" của em cũng là câu nói không lời mà em để dành an ủi anh vì có lẽ em cũng biết những tháng ngày không em thật sự khó khăn vô cùng đối với anh.  Rồi thì ai cũng phải xuôi theo định luật bất biến của thời gian, phải giã từ quá khứ để bước tiếp kiếp làm người dù thi thoảng một thời đắm say với em chợt trở về trong anh như cơn mưa rào trút xuống giữa ngày mùa hạ.

 

Chuyện chúng mình biết nói làm sao khi hai đứa mình mỗi đứa đi một con đường cách xa nhau vặn dặm.  Anh chỉ có thể mượn "trái tim ăn năn" em để lại làm nơi trú ẩn trong chốc lát để mỉm cười biết rằng mình đã có lúc yêu thương em hết lòng.  Anh cứ thắc mắc hoài vì sao tác giả viết bài hát "Trái Tim Ăn Năn" là một người của thế giới khoa học, của số liệu chính xác và của những kết luận hoàn toàn không thể dựa vào cảm tính?  Đối với anh, đó là một sự diệu kỳ nên thơ mà chỉ có con người khi thật thà yêu nhau mới có thể nói cho nhau nghe bằng ngôn ngữ tâm hồn mà chẳng có bộ môn khoa học nào giải thích được.

 

Anh cảm mến nhà khoa học viết nên bản tình ca luyến lưu những chua xót tình đời để anh nhớ rằng "trái tim ăn năn" em để lại cho anh là dược phẩm mà em là người bác sĩ duy nhất có thể kê toa điều trị chứng bệnh trầm cảm miên man từng bám riết anh sau khi anh phải xa em. 

 

Anh biết lá thư này không thể gửi cho em được vì chúng ta đã có hai cuộc đời tách biệt, và chúng ta cũng có những trách nhiệm phải làm. Hồi tưởng trong giây lát có thể không màng ranh giới nhưng đời sống thì vẫn phải có những giới hạn nhất định để con người không làm tổn thương nhau vì quá khứ không thể quay lại.  Đó cũng là cách mà chúng ta dành sự trân trọng và biết sống cho hiện tại an bình, có phải không em?

 

Dẫu biết lá thư này anh cặm cụi ngồi viết cho "trái tim ăn năn" của em, nhưng anh chỉ có thể dành cho những tâm hồn đồng cảm khác mà thôi.  Biết có mấy ai trong đời được vẹn toàn trăm năm với người tri-âm-tri-kỷ của mình?  Anh chỉ mong, nếu có ai có được một "trái tim ăn năn" và không có được một kết thúc vẹn toàn thì cũng đừng buồn, đừng tuyệt vọng vì đâu đâu cũng có những hạnh phúc giản dị đang đón chờ mình.

 

Như trong lúc này, khi cả thế giới đang hoang mang vì dịch bệnh, anh lại nghĩ đến "trái tim ăn năn" của em để thấy cuộc sống vẫn có những giây phút tuyệt vời dù chỉ là hồi tưởng. Và hồi tưởng ấy dịu dàng cho anh niềm lạc quan để vượt qua những bất an vì "trái tim ăn năn" của em không còn là niềm đau trong anh nữa. Ngược lại, đó là tâm dược nhẹ nhàng tưới mát trái tim anh để anh hiểu rằng, sự sở hữu chỉ là phép tính tạm bợ ở chốn nhân gian huyễn hoặc này.  Còn một thời anh được ở lại bên em để mình là tri kỷ của nhau thì vẫn còn đó trong giai điệu dập dìu thương nhớ mà tác giả gọi tên là "Trái Tim Ăn Năn"…

 

Thương chúc em bình an,

 

Anh của một thời xa nhớ

Tâm Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày cuối tuần nào cũng như ngày hội, đường phố khu thủ đô tỵ nạn nầy đông khách lạ lùng. Thiên hạ các vùng chung quanh đổ xô đến, thi đua cùng với du khách từ những tiểu bang khác về. Nam thanh nữ tú thướt tha. Áo quần màu mè đủ vẻ đủ dáng. Những tiếng cười dòn tan yêu đời khắp chốn...
Chiếc xe hơi chạy trên con đường hẹp, uốn lượn, hai bên là những cánh đồng lúa mì hầu hết đã được gặt xong, đây đó những bó rơm, cỏ khô được cuộn tròn nằm rải rác, những cánh rừng thưa xanh ngắt, những bụi cỏ lau màu tím hồng phất phơ trong gió, những trang trại với hàng chục con cừu, bò, và cả ngựa đang thong dong gặm cỏ, những căn nhà, quán rượu, nhà thờ…hầu hết được xây bằng đá đã xỉn màu vì thời gian, với những cửa sổ bằng kính có khung sơn trắng và kiến trúc đặc thù của vùng Yorkshire...
Kéo dài được hai năm, cuối cùng thì hắn cũng quyết định bỏ trường để về nhà đi buôn. Đây là một việc cân não mà hắn đã dằn vặt vật vã suốt một thời gian dài. Hắn là sinh viên giỏi, vốn được tuyển thẳng vào trường sư phạm, thật tình mà nói thì hắn muốn vào Bách Khoa chứ chẳng phải sư phạm, chọn sư phạm vì được miễn học phí nên miễn cưỡng chấp nhận...
Em yêu dấu: Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”...
Suốt cả tuần nay Tokyo chỉ có một ngày nắng, hôm nay mưa đã tạnh thì khăn gói về vùng Kyoto/Osaka. Hai tuần nữa khi về lại đây thì những cây đào mượt mà nầy chỉ còn những cành cây cằn cỗi, phủ đầy rêu, trơ trụi. Vì thế mà chuôi kiếm của người samurai thường khắc cánh hoa đào để biểu tượng cho cuộc đời hào hùng, đẹp đẽ mà ngắn ngủi, đầy bất trắc.
Thành phố đầu tiên chúng tôi dự tính đến thăm là Thành phố Philadelphia, một thành phố đã từng là thủ đô của Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu lập quốc mà nay nó đã trở thành cố đô. Sau đó chúng tôi sẽ đi thăm một vài di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh đặc biệt của Tiểu bang Pennsylvania nếu thời gian cho phép...
Thầy ngồi trên kia, sau cái bàn rộng, chỉ có một quyển sách mỏng trước mặt và không thấy ông mở ra. Như thói quen, ông không viết bài, viết dàn bài trên bảng, phấn với bảng ít khi ông dùng tới, có thể tất cả đã được sắp xếp chuẩn bị chu đáo và có lớp lang trong đầu ông. Đúng vậy, ông vẫn từ tốn nói theo những ý nghĩ dường như vẫn có sẵn trong tâm trí. Ông nói không vấp váp, từ từ, lôi cuốn và thuyết phục. Ông có một « schéma » trình tự đi tới, đi tới không hề áp đảo...
Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do, để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển. Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơi!
Ở xóm tôi, từ đầu xóm đến cuối xóm, hầu như nhà nào cũng có người đi vượt biên. Nhưng không phải ai cũng may mắn đến bờ tự do, bởi nếu đếm số người “đi không về và cũng không bao giờ đến” ở xóm cũng cỡ hai chục mạng người, trong đó có cô bạn rất thân yêu của tôi và một gia đình mất một lúc sáu người, đó là gia đình Bà Già Gân...
Tôi nhớ dạo còn nhỏ, ba tôi thường hay kể về chuyện “chạy giặc” cho anh em tôi nghe. Đại khái là vào những năm 1944-1945 ở Đà Lạt cũng rơi vào tình trang chiến tranh như mọi nơi khi sự hiện diện của hai quân đội Pháp lẫn Nhật trên mảnh đất Hoàng Triều Cương Thổ của nhà Nguyễn...
Kim Thánh Thán là một văn nhân nổi tiếng vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, trong gia tài văn chương của ông có một bài tản văn nổi tiếng mà người yêu thích văn chương xưa nay đều biết. / Jin Shengtan was a famous writer in the late Ming and early Qing dynasties. In his literary legacy, there is a famous prose that all lovers of literature know.
Tôi không phải cậu trai học giỏi nên mãi đến năm mười ba tuổi tôi mới thi đậu vào trường Bưởi. Tôi thi đậu nhờ bố tôi chạy chọt nhờ vả người quen, chứ sức tôi thì tôi biết mình chẳng bao giờ được vào học cái trường trung học danh tiếng ấy...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.