Hôm nay,  

Nhật Ký Tuần Lễ "Cấm Túc" Thứ Mười

29/05/202016:28:00(Xem: 2845)

Thứ hai 18 tháng 5


Một trong những cuộc đua Marathon nổi tiếng, và lâu đời nhất thế giới dành cho người tham dự từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp từ khắp các quốc gia là Boston Marathon bị hủy bỏ .


Cuộc đua truyền thống dài hơn 26 miles (khoảng 42km) hàng năm chạy qua 8 thành phố của Massachusetts bắt đầu từ năm 1897 chỉ có 15 người tham dự, là một trong 6 cuộc đua Marathon quan trọng nhất thế giới hàng năm. 

Lần đầu tiên trong 124 năm, sự kiện thể thao hàng năm  -có lúc quy tụ đến nửa triệu người quan sát và hơn 38 ngàn vận động viên-  bị hủy bỏ trong năm 2020 vì đại dịch cúm Tàu. Ngay cả trong hai thế chiến (1914-1918 và 1939-1945), Boston Marathon vẫn được tổ chức , và là một truyền thống văn hóa cả trăm năm của Bostonians.


Rất thầm lặng từ y tế, tài chính,  COVID-19 đã tàn phá sang văn hóa, và thể thao.

    

Cùng với cả nước Mỹ, California tăng tốc COVID-19 test miễn phí. Tất cả mọi người(đang có triệu chứng hoặc không) đều có thể lầy hẹn hoặc xếp hàng để được test miễn phí bằng cách lấy dịch từ mũi. Trong vòng 2 ngày, kết quả sẽ được gởi đến bằng phone với  caller ID "CA COVID Team" hoặc bằng email.


Thứ ba 19 tháng 5 


Đám cưới thời Covid-19 của hai nhân viên trên tuyến đầu chống dịch:  Kyle Short, 26 tuổi -Emergency Medical Technician-, và Meagan Herlihy, 25 tuổi -Paramedic- được tổ chức với hình thức "virtual wedding" hôm nay ở Time Square New York live trên chương trình TV mỗi sáng "Good Morning America" (GMA) được cả nước Mỹ cùng chúc mừng.


Cả hai cùng làm việc cho Ambulance Service AMR chuyên cung cấp xe cấp cứu và nhân viên sơ cứu nạn nhân ở hiện trường. Họ gặp nhau trong một ngày  được phân công trực trên cùng một xe cấp cứu từ 3 năm trước. Tháng 4 năm ngoái, họ đính hôn, và dự định kết hôn vào mùa Xuân năm nay.


Đại dịch cúm Tàu hoành hành New York, họ không thể kết hôn như dự tính. Vì cùng là nhân viên ở tuyến đầu chống dịch, họ được hệ thống truyền hình ABC tổ chức "virtual wedding" live .


Chỉ có cô dâu, chú rể mặc áo cưới đứng trước balcony của tiệm cà phê  Hard Rock  nổi tiếng ở Manhattan, đối diện trụ sở của chương trình GMA. Thân nhân của họ, mỗi người một góc, từ nhiều thành phố khác nhau, tham dự từ nhà trong y phục chỉnh tề qua Zoom. 


Ngay cả vị linh mục làm thánh lễ đám cưới cũng đối diện cô dâu, chú rễ qua màn hình. Khác với những cô dâu bình thường, Meagan Herlihy, mặc dù mặc áo cưới màu trắng, nhưng không trang điểm, vẫn xinh đẹp, rạng ngời hạnh phúc. Thứ hạnh phúc phản chiếu từ tâm hồn,  từ những đóng góp tích cực trong suốt thời gian đại dịch hoành hành "thành phố trái táo" .(New York City vẫn có nickname là Apple City) 


Xướng ngôn viên chương trình GMA, Michael Strahan, làm MC cho đám cưới đặc biệt này từ văn phòng cua GMA. Các chuyên viên kỹ thuật đã giúp đưa hình ảnh của Kyle và Meagan lên màn ảnh khổng lồ ở Manhattan trong 15 phút airtime của hệ thống truyền hình ABC


Họ không thể có một đám cưới truyền thống trong thời đại dịch, nhưng đã có một đám cưới rất đặc biệt, chỉ có cô dâu, chú rể, không có khách mời, nhưng có cả chục triệu người Mỹ cùng tham dự đám cưới qua màn hình.


blank


Có những điều đặc biệt được người ta nhớ suốt đời không phải vì bề ngoài hào nhoáng mà vì hoàn cảnh xã hội, và bản chất tốt đẹp của người trong cuộc.


Xin cảm ơn những đóng góp thầm lặng của họ, và "Đường dài hạnh phúc cầu chúc..... cho Mr. and Mrs. Short"


Thứ tư 20 tháng 5


Như chuyện hàng tuần trong thời... mắc dịch, bên cạnh các cơ sở thương mại từ tạm thời đóng của do lệnh "shelter in place" đến âm thầm đóng cửa vĩnh viễn, các Công ty lớn sau  một thời gian dài chịu đựng với không có thu nhập, chi phí vẫn phải trả, đã thay nhau khai phá sản, vì không thể trả nổi nợ.


Từ Anh, Rolls-Royce, lần đầu tiên từ 30 năm qua, đã phải cắt giảm hơn 9 ngàn nhân viên, 1/6 của tổng số nhân lực toàn cầu.


Ở Bắc Mỹ, Victoria's Secret (chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ lót của phái nữ rất đẹp và nổi tiếng khắp thế giới) thông báo sẽ đóng cửa viễn 250 tiệm (trong tổng số 1,100 tiệm đang hoạt động ở Mỹ và Canada trước khi Coronavirus tấn công Châu Mỹ). Buồn hơn là họ đang xem xét đóng cửa thêm nhiều tiệm khác trước cuối năm.


Không những ở Mỹ mà các hãng máy bay ở khắp thế giới như  Avianca Airline của Columbia(đã ở trong ngành hàng không một thế kỷ), hay Virgin Australia and Flybe của Úc cũng khai phá sản .


Trong khi đó, công ty cho mướn xe Hertz (có trụ sở chính ở Florida) đã liên tục sa thải nhân viên từ trung tuần tháng 4 đến giữa tháng 5. Gần phân nửa số nhân viên của Hertz, hơn 14 ngàn người bị mất việc khi Hertz đóng cửa rất nhiều chi nhánh cho thuê xe ở khắp các phi trường toàn nước Mỹ. 

Hertz khai phá sản để "tái cấu trúc". Để trả cho các khoản nợ đến hạn,  Hertz  bán rất nhiều xe đời  2018, 2019, và 2020. 

Như một hệ quả tất yếu, tất cả các dealers bán xe cũ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.


Kinh tế cũng như sức khỏe đã và đang bị tổn thương nặng nề, chìm đắm trong đường hầm đen tối, và có lẽ chỉ thoát khỏi đường hầm khi nào người ta tìm được vaccine ngăn ngừa COVID-19. Cầu mong đó không phải là một hành trình dài thăm thẳm.


Thứ năm 21 tháng 5


Theo khuôn mẫu của Domino Park ở Brooklyn của New York, San Francisco của California cho vẽ các vòng tròn "social distance" ở 4 công viên: Mission Dolores, Little Marina Green, Washington Square và Jakson Playground .


Mỗi vòng tròn có đường kính 10 feet, cách nhau 8 feet được vẽ bằng một loại sơn trắng đặc biệt trên cỏ xanh nhắc nhở mọi người giữ khoảng cách ít nhất là 6 feet. Mỗi gia đình, mỗi nhóm người chỉ được sử dụng một vòng tròn vào  ngày lễ Memorial Day, mở đầu mùa hè ở Mỹ.

Những vòng tròn trắng nổi bật trên bãi cỏ non xanh tươi giúp hạn chế dịch bệnh lây lan, cũng nhắc nhở trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình nhớ bổn phận mình tôn trọng an toàn nơi công cộng.


blank


Đây là thử nghiệm đầu tiên ở các thành phố phía Bắc của California. Nếu thành công, vòng tròn "giữ khoảng cách xã hội 6 feet" sẽ được áp dụng trong tất cả công viên của tiểu bang giúp người dân vẫn được ra công viên chơi ngay cả lúc California chỉ mới bắt đầu giai đoạn 2 trong bốn giai đoạn với nhiều yêu cầu cụ thể cho từng ngành nghề trước khi "shelter in place" chấm dứt.


Cho mãi đến khi đại dịch Vũ Hán hoành hành, những tiện ích công cộng ở Mỹ như công viên, public rest area là chuyện bình thường, không ai thấy quý.

Bây giờ được ra nằm dài trên cỏ ngắm trời xanh không ngờ lại trở thành một hạnh phúc, mặc dù chỉ có được một diện tích riêng của một vòng tròn đường kính 10 feet. 

Hy vọng là sau đại dịch, người ta sẽ trân trọng hơn những phúc lợi xã hội bình thường chung quanh đời sống  mà lúc mất rồi mới thấy quý.

Thứ sáu 22 tháng 5


Nhật ký hôm nay xin ghi lại những nét đẹp, và cả một chuyện không hay trong giới chính quyền ở Châu Âu


Công Chúa Sofia của Thụy Điển tạm thời trở thành một Medical Assistant  sau khi đã qua một khóa huấn luyện online chi tiết cho nhân viên bệnh viện. Cô Công chúa trẻ trong độ tuổi 30 đã đến bệnh viện mỗi ngày trong thời gian Coronavirus hoành hành Châu Âu làm những việc không liên quan đến y tế như làm việc trong nhà bếp, việc chùi rửa, và khử trùng các thiết bị nhỏ trong bệnh viện Sophiahemmet in ở thủ đô Stockholm.

blank


Thủ tướng Hòa Lan Mark Rutte không thể thăm thân mẫu của mình trong những tuần cuối cùng của bà cụ ở một viện dưỡng lão vì ông không muốn vi phạm lệnh của Chính phủ: không cho ai vào thăm thân nhân ở các trung tâm an dưỡng của người già. Bà cụ qua đời ở tuổi 96 một mình với hạnh phúc đã để lại cho đất nước hoa Tulip một ông con trai Thủ tướng gương mẫu, thường đi làm bằng xe đạp (với một số cận vệ cùng đạp xe với ông), đã nêu một tấm gương sáng cho người Hòa Lan. Xin gởi một cành hoa hồng vàng từ California trong tâm tưởng tiễn Bà Cụ về với Chúa. 

blank


Cùng thời điểm, cố vấn cao cấp Dominic Cummings  của Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phá luật, lái xe chở gia đình travel 260 miles từ Luân Đôn đến Durham đi thăm cha mẹ (vẫn khỏe mạnh) trong khi vợ ông đang có COVID-19 positive test. Sự kiện này làm người dân xứ sương mù giận dữ. Họ biểu tình kêu gọi ông Cummings từ chức. Hình như ông quên đi là không thể kêu gọi người khác tuân theo luật lệ trong khi bản thân mình thì ngang nhiên phá luật


Thứ bảy 23 tháng 5 


Chính phủ Kuwait ra luật rất nghiêm nhặt nếu bất kỳ ai ra đường không có khẩu trang sẽ bị phạt 16 ngàn dollars và 3 tháng trong tù. Đây là hình phạt khắt khe nhất thế giới tính đến hôm nay.


Rất đáng quan ngại khi sau một tuần 1/3 tổng số học sinh của Pháp trở lại trường,  có thêm 70 trường hợp nhiễm cúm Vũ Hán xuất phát từ các trường học.


Trong khi đó ở Nam Hàn, sau hơn hai tuần không có bệnh nhân COVID-19 mới, đã có thêm 23 trường hợp nhiễm bệnh từ các nightclubs. Một lần nữa, các vũ trường, quán bars, các nơi hát karaoke lại bị đóng cửa để ngăn ngừa làn sóng cúm Tàu lần thứ hai ở nước này.


Ở Bắc Mỹ : Hoa kỳ, Canada, và Mexico kéo dài lệnh phong tỏa biên giới chung cho đến ngày 21 tháng 6. Chỉ những trường hợp khẩn cấp mới được qua lại giữa 3 nước này trong lúc đại dịch đang hoành hành.


Công ty Dược phẩm AstraZeneca (với vốn đầu tư ban đầu từ cả Anh lẫn Thụy Điển) vừa nhận được thêm một khoảng đầu tư khổng lồ hơn 1 tỷ dollars từ Mỹ, để cộng tác với trường Đại học có tiếng của Anh, Oxford, để cấp tốc nghiên cứu và sản xuất thuốc chủng ngừa COVID-19. Nếu thành công, vì bỏ tiền đầu tư nhiều nhất, Mỹ sẽ có 300 triệu liều thuốc đầu tiên, đủ cho 100% người lớn của Mỹ được chích ngừa. 

Cầu mong đây không phải là một đầu tư "đem muối bỏ biển". Cầu mong  AstraZeneca sẽ điều chế được vaccine, tạo ra được điểm tựa cho kinh tế toàn cầu đang rơi tự do, đưa nhân loại ra khỏi cơn ác mộng có thật từ nửa năm qua.


Chủ Nhật 24 tháng 5


Ngày mai (thứ hai cuối tháng 5) là Memorial Day ở Mỹ, để tưởng nhớ tất cả những người lính Hoa Kỳ đã nắm xuống trong các cuộc chiến. Theo thông lệ, chiều nay, chủ nhật trước lễ "Chiến sĩ trận vong" các em Hướng đạo đến các nghĩa trang Quân đội, cứ hai em đến từng bia mộ: một em cắm lá cờ có 7 sọc đỏ, 6 sọc trắng đan nhau theo chiều dài với 50 ngôi sao trắng tượng trưng cho 50 tiểu bang nằm ở góc trên, một em cắm bó hoa tươi .


Truyền thống tốt đẹp đó bị hủy bỏ năm nay vì đại dịch cúm Tàu. Chỉ có cờ Mỹ khổ lớn treo ở lối vào nghĩa trang và vài bó hoa đủ màu những người dân địa phương mang đến để tưởng nhớ những người đã bỏ mình vì Tổ quốc.


Các ngôi mộ nằm yên lặng bên nhau, bất động như tự bao giờ. Nhưng nếu có thật sự có linh hồn, những người mặc áo lính đã cùng góp phần cầu nguyện với Thượng Đế cho đất nước.


blank


Rất nhiều người trẻ tuổi kéo nhau ra biển, tụ họp ở các hồ bơi, với bia, với thức ăn nướng truyền thống của mùa hè, quên đi đại dịch Covid-19 vẫn quanh quẩn với hiểm họa lây lan khá cao.

Đa số mọi người vẫn tuân thủ cuộc sống đang dần hồi sinh, còn rất nhiều hạn chế, nhìn trời xanh qua khung cửa nhà mình.


Có bao nhiêu người trong số họ nhớ tới những người đã nằm xuống cho họ có ngày hôm nay?


Nguyễn Trần Diệu Hương

Trung tuần tháng 5/2020 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như Ý đã trên bốn mươi, nhan sắc trung bình hay hơn trung bình một tí. Khuôn mặt trái soan, mái tóc dài, cao trên thước sáu đã níu lại được cái dáng đi hấp tấp, nhanh lẹ của cô.
Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng.
Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà...
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.