Hôm nay,  

Nhật Ký Tuần Lễ "Cấm Túc" Thứ Tám

15/05/202018:18:00(Xem: 3605)

Dieu Huong 01

Thứ hai 4 tháng 5


Lệnh "cấm túc tại gia" đã bước sang tuần thứ 8 ở California, một trong vài lợi ích trông thấy là  không khí quang đãng hơn, không còn bị cùng lúc vài chục ngàn chiếc xe ,thay phiên nhau, làm ô nhiễm không khí.


Chim chóc kéo về nhiều hơn, vào tận sân nhà kiếm ăn vì không còn cảnh các ông bà cụ mỗi ngày ra các công viên với cả ổ bánh mì lớn, nuôi chim trời nhiều hơn là nuôi chính mình. Người ta cũng thấy những ngôi nhà ở gần các triền đồi có những đàn dê núi kéo về thành phố kiếm thức ăn vì thành phố trong cảnh "Shelter In Place" order khá hoang vắng hơn. Trong trí óc của các động vật hoang dã, hình như rừng thưa đang được nới rộng đến tận bãi cỏ nhà con người.


Khó có thể tưởng tượng là nhiều mặt của đời sống sẽ mãi mãi thay đổi ngay cả sau khi người ta đã tìm ra được thuốc chủng ngừa ngăn chận Coronavirus.


Chẳng hạn các công ty sẽ cho phép nhân viên, nhất là "white collar worker" làm việc từ nhà nhiều hơn. Điều này kéo theo hệ quả những big office building sẽ ngăn nhỏ ra cho nhiều Công ty thuê. 

Chẳng hạn không còn những hàng cubicle san sát. Hay gần đây, với xu hướng "open workspace”, người ta sẽ không còn bị mùi eau de cologne nồng nặc của ai đó xông vào mũi mình cả ngày ở nơi làm việc.


Chẳng hạn khóa học mùa thu niên khóa 2020-2021 của hệ thống California State University sẽ chỉ có lớp học online, tất cả lớp học thường lệ trong giảng đường sẽ bị hủy bỏ, ngoại trừ một số lớp Biology trong phòng thí nghiệm, có số lượng sinh viên ít hơn hai mươi người.


Thứ ba 5 tháng 5 


Vào ngày này hàng năm, người Mễ Tây Cơ đều ăn mừng ngày kỷ niệm chiến thắng trước quân đội Pháp 5 tháng 5 năm 1862 (còn được gọi là ngày “Battle of Puebla Day”). Sáu ngàn  người lính chuyên nghiệp Pháp thúc thủ trước hai ngàn quân Mễ Tây Cơ. Trận chiến kéo dài chỉ một ngày, 500 quân Pháp thiệt mạng, gần 100 quân Mễ hy sinh, Pháp rút quân tháo chạy.  Chi tiết này đủ để Mexicans (nhất là những người Mễ Tây Cơ sống ở Mỹ, đại đa số làm những nghề lao động chân tay)  kỷ niệm lễ này long trọng hàng năm để làm sống lại lòng tự hào dân tộc của họ ngay cả trong thời kỳ COVID-19, khi lệnh "Shelter in place" vẫn còn hiệu lực. 


Hàng năm, ở các thành phố lớn (như San Jose/ California) có rất đông người Mỹ gốc Mễ , hay những người Mễ Tây Cơ di dân lậu sinh sống, cảnh sát địa phương luôn tăng cường tuần tra để ngăn chận những chiếc xe cũ kỷ mở radio volume hết cỡ, treo lá cờ Mexico màu xanh lá cây, trắng, đỏ chạy quá tốc độ, phun khói mờ mịt làm ô nhiễm môi trường, và xâm phạm quyền “tự do yên tĩnh” của người khác; và cũng để giải tán những ông Mễ uống rượu nơi công cộng một cách bất hợp pháp. Chuyện này như một chuyện "recurrent" hàng năm, "đến hẹn lại...xảy ra" làm phiền lòng nhiều người. Cũng như rất nhiều người Mỹ bản xứ, chúng tôi luôn luôn tránh đến San Jose vào ngày Cinco De Mayo.

 

Năm nay, giữa lúc đại dịch hoành hành, con số người gốc Latin nhiễm bệnh, và thiệt mạng đều chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân, người Mễ coi Coronavirus như... bụi ngoài đường, vẫn "bổn cũ soạn lại" như thường lệ,  vẫn tiếng nhạc Mễ ồn ào làm phiền hàng xóm, vẫn lá cờ ba màu xanh lá cây, trắng, đỏ bay phất phới trong gió trên những chiếc xe cũ kỷ chạy với tốc độ cao, nồng nặc mùi xăng làm ô nhiễm không khí. Và cảnh sát vẫn phải tăng cường tuần hành giữ lại an toàn, và yên tĩnh vốn có của một góc thành phố.


Mới biết, COVID-19 không ngăn chận được Cinco De Mayo, dịp để người Mễ Tây Cơ hâm nóng lại lòng tự hào từ hơn hơn 200 năm trước.


Dieu Huong 02.jpgThứ tư 6 tháng 5


Nhật ký hôm nay xin dành cho một chút màu hồng  trong màu xám triền miên của đại dịch.


Trong một ngày đi mua thực phẩm từ chợ Safeway ở thành phố Bend, tiểu bang Oregon, cô Rebecca Mehra nghe nghe tiếng la "help, please"  từ một chiếc xe đang đậu trong bãi đậu xe của chợ. Cô tiến đến gần, cửa xe từ phía bên hành khách hạ xuống thấp hơn, một bà cụ trong độ tuổi ngoài 80 đưa cho cô một tờ giấy $100, và một tờ giấy, với đôi mắt nhòa lệ :


"Xin giúp chúng tôi mua thực phẩm theo danh sách này. Chúng tôi đã lớn tuổi, thân nhân lại  không sống quanh đây. Chúng tôi không dám vào chợ vì chúng tôi thuộc nhóm tuổi dễ bị lây, và dễ thiệt mạng vì COVID-19. Xin giúp đỡ, rất mang ơn." 


Rebecca Mehra đặt thực phẩm của mình vào xe, quay lại chợ và mua tất cả mọi thứ trong danh sách bà cụ đưa cho cô. Mười lăm phút sau, cô  quay lại, đặt những túi hàng trong thùng xe của ông bà cụ, rồi giao lại tiền thừa, và receipt cho bà cụ.


Một lần nữa, đôi mắt bà cụ lại long lanh nước mắt, cảm ơn cô gái không quen biết, vừa vui vẻ giúp mình.


Khi Rebecca dùng trang mạng xã hội Twitter để chia sẻ với bạn bè chuyện này. "Con chim Tweeting" mang thông điệp "người trẻ giúp người già" đi khắp nước Mỹ tạo nên phong trào đi chợ giúp những người già neo đơn trong mùa... mắc dịch từ những sinh viên phải bỏ dở niên học về nhà vì COVID-19.


Thời gian rất quý báu, nhưng đôi khi chỉ cần bỏ ra mười lăm phút như Rebecca Mehra , chúng ta đã góp phần tô thêm màu hồng vào cuộc sống muôn màu, đem lại niềm vui cho người khác.


Thứ năm 7 tháng 5


Để "hồi sinh đất nước", khắp nơi trên thế giới , người ta đã tính đến chuyện mở cửa các cửa hàng, các hãng xưởng. Tránh để một làn sóng lây lan, tổn thất mới càn quét, kế hoạch hồi phục đời sống cũng phải trải qua nhiều giai đoạn, như một em bé sơ sinh, tập lật, tập bò, tập đứng, tập đi, rồi cuối cùng mới có thể chạy.


Cầu mong cho “tiến trình mở cửa" êm xuôi, đúng dự tính của các chuyên gia, và những người có trách nhiệm. Không ai muốn sống trong bốn bức tường cấm túc bằng những đồng tiền Chính phủ Liên bang, Tiểu bang trợ cấp. Vì không ai muốn con cháu mình phải è cổ ra trả món nợ ông bà, cha mẹ của mình đã được cấp miễn phí trong thời kỳ đại dịch.


Người ta sẽ thấy từ cách bài trí đến cách phục vụ của các nhà hàng; các văn phòng làm việc thay đổi hoàn toàn khi những nơi này mở cửa lại sau khi lệnh"cấm túc" được hủy bỏ.

Chỉ cần coi TV một lúc nào đó trong ngày, chúng ta sẽ thấy bàn làm việc của tất cả mọi người bây giờ có thêm chai hand sanitizer, có thêm hộp Clorox wipes thay chỗ cho chiếc bình nhỏ có mấy bông hoa dại vừa hái ở bãi đậu xe đầu ngày. 


Cho đến lúc nào có vaccine phòng ngừa Coronavirus, cafeteria, staff rooms ở các hãng, xưởng, công ty sẽ vắng vẻ đìu hiu, không còn ngào ngạt mùi cà phê trong tiếng chào nhau buổi sáng của mọi người. Đồng nghiệp sẽ họp hành qua Zoom, qua chatting, không còn kéo nhau đến conference room như trước đại dịch. Và có thương nhau, xin đứng cách xa nhau ít nhất là 6 feet.


Employees Handbook của các công ty đều được thêm một phụ trang mới (appendix)về những yêu cầu mới trong thời đại COVID-19.


Dieu Huong 03.jpg.pngThứ sáu 8 tháng 5


Để hạn chế di dân bất hợp pháp đến Mỹ, từ hai năm trước, chính phủ Liên bang đã thông báo bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2020, tất cả hành khách dùng đường hàng không nội địa phải xuất trình real ID card thay vì bằng lái xe như trước. Khi đại dịch COVID-19 tấn công nước Mỹ, thời điểm bắt đầu dùng real ID khi lên các chuyến bay trong vòng nước Mỹ được đẩy lùi lại một năm. Thời hạn mới là ngày 1 tháng 10 năm 2021. 


Tất cả văn phòng DMV đều đóng cửa từ ngày 27 tháng 3 năm 2020 để ngăn ngừa đại dịch lây lan. Hôm nay chỉ có 25 văn phòng chính ở các thành phố lớn dọc theo chiều dài của tiểu bang vàng mở cửa để giải quyết  việc ở công sở bận rộn nhất nước Mỹ vì hầu như ai cũng là chủ một cái xe để di chuyển. 


Tạm thời, để kiểm soát được số người có mặt trong văn phòng, bảo đảm 6 feet social distance, 25 văn phòng này chỉ phục vụ cho khách hàng đã lấy hẹn online. Không có chuyện tự nhiên “drop in” xếp hàng chờ đến phiên mình như "ngày tháng cũ".


Bình thường, ngay cả đã lấy hẹn online, bao giờ đến bất cứ văn phòng nào của DMV cũng là dịp được tôi luyện lòng kiên nhẫn. Tưởng tượng phải đến văn phòng DMV trong lúc Coronavirus vẫn còn hoành hành thì không những lòng kiên nhẫn mà hệ thống miễn nhiễm của cơ thể cũng có dịp được thử thách.


Để giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm Vũ Hán đến mức tối đa, để hạn chế số người đến văn phòng DMV, cả ngàn kiosque của DMV được đặt trong hệ thống các chợ  Safeway, Lucky.... để người dân có thể đóng thuế đăng bộ xe hàng năm, nhận sticker mới mà không cần phải đến văn phòng DMV.


Xấu đi hay tốt hơn, cuộc sống đã và đang thay đổi cho đến lúc nào tìm được thuốc chủng ngừa COVID.  Và con người không có lựa chọn nào khác hơn ngoài phải "trôi theo dòng đời".


Thứ bảy 9 tháng 5 


Đại dịch cúm Tàu phát xuất từ Vũ Hán, theo chân những hành khách gốc Vũ Hán, gốc Tàu gieo rắc đại họa từ Châu Á, qua Châu Âu, Châu Đại dương,  đến Châu Mỹ, và cuối cùng là Châu Phi.


Cuối tháng tư, đầu tháng 5 năm 2020, tâm dịch từ Châu Âu chuyển qua Châu Mỹ. Ở Bắc Mỹ,  Hoa kỳ, và Mễ Tây Cơ  bị tổn thất nặng nề cả về sinh mạng lẫn kinh tế. Vùng Nam Mỹ, Ba Tây  chịu đựng nhiều nhất, số người thiệt mạng vì Coronavirus đã lên hơn 10 ngàn người tính đến hôm nay.


Một ngạc nhiên đáng buồn là theo một cuộc khảo sát ở 28 thành phố lớn trong 20 quốc gia được chọn ra ở Phi Châu, có đến 32% người được phỏng vấn trả lời là họ không biết nhiều về đại dịch COVI-19, chỉ biết đó là một thứ bệnh cúm dễ lây lan, có thể làm chết người. 


Có thể là do thể chất của người Phi Châu tốt, sức đề kháng cao; có thể là do điều kiện thời tiết không thích hợp với sự sinh sôi, nảy nở của Coronavirus, cho đến hôm nay, chỉ có ba quốc gia Ai Cập, Algeria, và South Africa ở Châu Phi bị đại dịch cúm Tàu tấn công nhiều nhất. Con số tổn thất ở lục địa này không đáng kể so với những mất mát ở Tây Ban Nha, Ý, Anh, và Mỹ.  


Dieu Huong 04.jpg.pngChủ Nhật 10 tháng 5


Mother's Day năm nay, đa số mọi người không được ôm Mẹ, không được về cạnh Mẹ. COVID-19 đã tạm thời cứơp mất "vốn liếng yêu thương cho cuộc đời"*** của rất nhiều người, kể cả chúng tôi, trong ngày "từ mẫu" năm 2020. 


Tình hình kinh tế ở Mỹ cũng bị "đại dịch hóa": những công ty lớn có tên tuổi, và truyền thống lâu đời như Neiman Marcus , như  J.Crew nộp đơn phá sản, trong khi các cửa hàng bán lẻ thuộc loại rẻ tiền (discount stores) như : Dollar Tree, Dollar General,  Aldi , Grocery Outlet ... lại làm ăn khấm khá hơn bình thường. Khi người ta không có thu nhập cố định từ paycheck, từ lợi tức đầu tư; áo quần trở thành một thứ xa xí phẩm, sẽ không ai dùng tiền "cứu trợ" từ Liên bang mua y phục mới. Tiền bạc chi tiêu trong thời đại dịch chỉ dành cho thực phẩm, và thuốc men, thuốc khử trùng.  


Rất buồn khi nghe tin Sweet Tomatoes (salad buffet restaurant) sau 42 năm hoạt động đã vĩnh viễn đóng cửa 97 nhà hàng khắp nước Mỹ từ Đông sang Tây. Nhà hàng này đã góp phần vào việc giúp người Mỹ sống khỏe mạnh, và có sức đề kháng cao hơn. Tình hình tài chính không cho phép họ tiếp tục cầm cự để mở cửa sau đại dịch với những yêu cầu mới. Nhà hàng này là một nơi chốn quen thuộc của chúng tôi từ thời sinh viên "cơ hàn" đến tận trung tuần tháng 3 năm nay, trước khi California ban hành lệnh cấm túc một tuần. 

 

Buồn nhất là hơn bốn ngàn nhân viên toàn thời gian bị mất việc khi Sweet Tomatoes đóng cửa. Cầu mong "khi một cánh cửa khép lại, Thượng Đế sẽ mở ra một cánh cửa khác rộng hơn" cho họ, cho tất cả mọi người đã mất việc vì đại dịch cúm Tàu.


Coronavirus không chỉ lấy đi sinh mạng của con người, mà còn lấy đi cả một "nơi chốn đi về" thân thương, gần gũi với chúng tôi gần 30 năm qua.


Nguyễn Trần Diệu Hương

 (Nhật ký tuần này để mừng sinh nhật 21 tháng 5 của Lan Hương)


*** Bông Hồng Cài Áo (nhạc: Phạm Thế Mỹ - thơ Nhất Hạnh)



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mùa Đông năm 1975 gia đình tôi dự Lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ rất rõ đêm Giáng Sinh đó, hình ảnh đó cho đến ngày hôm nay, gần 50 năm sau vẫn hiện ra rõ rệt...
Năm 1954 và 2024 là hai năm đánh dấu 70 năm ngày đất nước chia đôi, dòng sông Bến Hải đã làm biên giới giữa hai miền. Miền Bắc thuộc về Cộng Sản, miền Nam là vùng Quốc Gia tự do...
Ông già đi vào phòng ngủ. Hai cái gối ở đầu giường ngểnh cổ nhìn ông. Ông nheo mắt nhìn lại chúng nó. Hình như cái gối của ông còn nhoẻn miệng cười. Còn cái gối của vợ ông thì nheo một con mắt, cái kiểu đá lông nheo của cô gái nghịch ngợm. Ông khẽ lắc đầu. Và ông nhắm chặt hai mắt. Loay hoay một hồi, ông ra phòng khách, nhìn trước nhìn sau. Cái ti vi dán vào vách tường nhìn ông dò hỏi. Ban nãy ông đã tắt tiếng, chỉ để hình nên ông không hiểu nó muốn nói gì.
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” để chỉ một khu dân cư gồm toàn những người theo Ki Tô giáo sống chung, sinh hoạt với nhau chung một niềm tin. Xóm Đạo không nằm giữa lòng đô thị, không phố xá nhà cao cửa rộng, không có tiếng xe cộ ồn ào, không có đường lớn, không chợ búa đồ sộ bán buôn tấp nập…
Thập niên 50 thế kỷ trước, ở quê tôi không hề thấy những Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo, chỉ rải rác vài chùa Phật giáo, đa số là các Thánh thất Cao Đài ở nhiều xã trong quận. Những năm học tiểu học, 1956-61, mỗi năm đi học được nghỉ lễ “Bấc” một tuần, cứ ngỡ là gió bấc...
Không hiểu sao Ông Già Noel lại đọc được tất cả thư của trẻ em trên khắp thế giới! Vậy Ông là ai? Ông có thật hay không? Nhà của Ông ở đâu? Đó là những câu hỏi quá quen thuộc mà các bé vẫn đặt ra, làm cha mẹ của các bé khó trả lời, có chăng là những câu trả lời để tránh làm các bé thất vọng...
Nhà vẫn đơn côi bên bờ sông. Gió về mở hội từng đêm. Đom đóm về thắp đèn. Ánh sáng lập lòe dọi qua cánh màn mỏng ngả màu vàng như quả dưa gang. Mẹ Thời ngồi đó trông ra, chiếc quạt để đầu giường. Bà lấy tay xua xua những con muỗi. Thằng Đắc đã viết gì về chưa con? Chưa mẹ ạ, có gì con sẽ báo. Mà mẹ cũng đừng nghĩ ngợi nữa, tuổi này ta sống thế này có phải vui không? Sau tiếng vui, Thời huýt một đoạn sáo gợi lên những ca từ dí dỏm lắm trong một bài hát, tiếng sáo đi xa tận ngõ, nghe được cả tiếng cá đớp ở con lạch cạnh bờ sân chạy vào. Mẹ Thời thở mạnh một cái, nó buồn hay vui bà đâu biết.
Trên vùng đồng bằng im lặng, những người chăn cừu bước đi một cách nghiêm trang, mang những lễ vật khiêm tốn của mình đến dâng cho Chúa Hài Đồng...
Chị Bông đã chuẩn bị sẵn hai chậu hoa Trạng Nguyên và ổ bánh Giáng Sinh đặt ở tiệm để mang đến nhà sui gia tương lai Brown. Họ trân trọng mời anh chị Bông tới dự bữa tiệc Christmas Eve dinner. Chị Bông ngắm hai chậu hoa tươi đẹp kể với chồng...
Ông Tư và ông Năm có một những ngày tuổi thơ rất xanh màu da trời và rất hồng màu ráng chiều, nghĩa là ở một vùng quê có dòng suối Sầu Đâu và dòng sông Tam Mỹ. Dòng suối chảy vòng vòng qua những làng trên xóm dưới. Dòng suối cạn nên hai đứa bé cởi bò, bơi qua suối trong những ngày mùa gặt, cả khu Đồng Đất ồn ào rộn rịp, ca bài ca gánh gánh gánh gánh thóc về...
... Cũng vì vậy, đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi cứ thấy hình ảnh con đường dài, và muôn dặm bóng cô lữ một khung trời viễn mộng dằng dặc nỗi ưu tư...
Phi trường Heathrow ấm dần trong không khí nhộp nhịp vào những tuần đầu tiên của mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Cứ mỗi lần được đến Vương Quốc Anh, tôi có thêm nhiều kỷ niệm với đất nước có nền văn minh lâu đời này. Câu hát "giấc mơ trở thành hiện thực" ("your dream comes true") được cất lên với giai điệu nhẹ nhàng làm ấm cả không gian trắng như tuyết phủ...