Hôm nay,  

Paris: Những Ngày Đóng Cửa và Mở Cửa

14/05/202011:41:00(Xem: 3370)


Sau 55 ngày đóng cửa, hôm thứ hai 11/05, Chánh phủ Pháp ra lệnh mở cửa nhưng cẩn thận tùy theo từng vùng do tình trạng và mức độ lây nhiễm. Nước Pháp chia làm hai: vùng XANH chiếm gần hết nước Pháp là nơi sự lây nhiễm hạ thấp quan trọng. Vùng ĐỎ gồm phân nửa nước Pháp phía Đông và hơn phân nửa từ Bắc xuống, với vùng Paris, là nơi lấy nhiễm chưa kiểm soát được.

Trường học mở cửa lại . Tiểu học đi học sớm nhưng theo kết quả điều tra có tới 43% trẻ con được cha mẹ giữ ở nhà vì lo sợ bịnh . Chỉ có 8% cha mẹ đồng ý mở cửa và học sinh đi học lại bình thường, 45% thấy nhiều rủi ro, 33% thấy đó là một quyết định xấu của Chánh phủ .

Sau 2 ngày mở cửa, Pháp còn 348 người chết, số tử vong tăng (26991 người), số bịnh bị lây nhiễm 177 547 người từ lúc dịch Vũ hán phát tán .

Trong thời gian này, đời sống xã hội dĩ nhiên có nhiều thay đổi khá sâu sắc .


Có người than phiền chưa bao giờ thấy cuộc sống vô vị như vậy . Không có mọi quan hệ xã hội . Không có nhà hàng. Không có café . Không có đá banh, đua xe đạp . Không có lễ hội, những lễ hội cộng đồng trong tháng 6 như lễ âm nhạc . Cả lễ hội gia đình như sanh nhựt, cưới hỏi, ma chay, ..cũng không ! 

Đúng là một thế giới kỳ lạ mà chúng ta sống như đang bị phạt kỷ luật . Chỉ vì để bảo vệ an toàn sức khỏe .

Người nghiêm túc thì cho rằng những điều đó là phụ thuộc . Điều quan trọng cho nước Pháp là kinh tế . Kinh tế phải hoạt động lại và phải vững vàng, phát triển phải bắt đầu .

Nhưng vẫn còn phải nghĩ tới đợt nhì của dịch Vũ hán . Phải đối phó với nó . Phải giới hạn phạm vi sanh hoạt . Những gì không thật sự cần mà còn nguy hiểm cho lây lan nên đóng cửa .


Thông điệp chánh phủ nêu rõ 2 mục tiêu: bảo vệ an toàn y tế và cứu nền kinh tế để không bị sụp đổ . Nhưng dân chúng không đơn giản chấp hành chủ trương của Chánh phủ . Dân chúng luôn luôn phức tạp . Nhứt là dân Tây xưa nay không có gì thât sự làm cho họ thấy bằng lòng .

Tướng De Gaulle nhận xét rất đúng: «Tây có hơn 3 trăm thứ phô-mai nên cai trị dân Pháp cực kỳ khó khăn!»

Trong vụ dịch Vũ hán, ở nhà tránh bịnh, Tây không chịu . Đi ra ngoài, bị bịnh thì la làng la xóm .


Chánh phủ vừa mở cửa, một nhóm dân chúng đã họp nhau đưa lên Tòa Án Pháp lý Cộng hòa (Tribunal de Justice de la République, thành lập năm 1993, xử Chánh phủ phạm tội trong thời gian hành xử nhiệm vụ cai trị) 63 đơn khiếu nại Chánh phủ về quản lý dịch Vũ hán gây thiệt hại .

Trong lúc đó cũng  dịch Vũ hán, Chánh phủ ra lệnh đóng cửa, làm cho sản lượng nội địa bị mất 6 điểm, kinh tế suy thoái 27% trong tháng 4 theo đà trước khi bị ảnh hưởng dịch bịnh .


Chuyện vui buồn của Tây trong thời đóng cửa

Theo kết quả thăm dò dư luận trên 1006 người gồm nhiều thành phần xã hội và tuổi tác từ 18 tuổi trở lên do YouGov thực hiện qua mạng từ hôm 20 tới 23 tháng 03 vừa qua, cho thấy một tình trạng tâm lý xã hội chưa từng có của dân Pháp . Tưởng chừng như một thứ ảo tưởng . Đúng  vậy vì có ai tưởng tượng trong hai tháng đóng cửa vừa qua, dân Pháp chỉ ở trong nhà không quá 15 ngày? Có nhiều trường hợp còn ít hơn!

Họ cảm thấy thế nào trong vài ngày đầu bị ở trong nhà? Họ sống như thế nào trong tình trạng mà họ chưa bao giờ tưởng tượng có thể có?


Đại đa số dân chúng đi ra ngoài để đi chợ tuy lúc bình thường thì nhu cầu này thật sự không có. Về cảm nhận bị ở nhà là một phản ứng rất khó chịu . Nhứt là trong tuần lễ đầu tiên . Nên có ít nhứt 5% đi ra ngoài hơn 10 lần .

Họ nói họ muốn tuân hành lệnh ở nhà nhưng chỉ năm bảy ngày sau đó, họ bắt đầu muốn tìm cớ cho chính mình để đi ra khỏi nhà . Những người tuổi từ 25-34 có tới 7% có nhu cầu phải đi ra ngoài . Và chỉ đi ra ngoài mà thôi . Còn lớp trẻ hơn, từ 15-24 lại đi ra ngoài ít hơn . Vì bị cha mẹ giữ ở nhà ? Hay vì trường học đóng cửa, chúng không biết đi đâu trong lúc tất cả đều đóng cửa ?

Thật ra cũng còn đa số dân chúng tuân lệnh chánh phủ ở nhà . Số này có khi lên tới 86%, trong suốt 55 ngày cấm trại, chỉ thoát ra lối 5 lần . Đáng khuyến khích là lớp tuổi trên 55 có 69%  tìm cách đi ra khỏi nhà một vài lần nhưng kông quá 5 lần . Cũng vậy, các ông các bà hưu trí, tức già, có tới 90% đi ra khỏi nhà vài lần nói để thở cho nhẹ người !


Nhiều người cho biết họ có nhiều thì giờ nhàn rỗi khi có lệnh cấm  ra khỏi nhà nhưng không biết làm gì ? Những người có thể làm việc ở nhà được nhờ internet (Télétravail) thì đời sống của họ không thấy có gì thay đổi lắm . Có người thắc mắc không biết rồi đây cách làm việc sẽ bị thay đổi luôn hay không ? Vì đây biết đâu sẽ không trở thành một nét mặt mới của nàng Corona ? Nhưng cũng có người không hội nhập được vào chế độ làm việc từ xa (Télétravail) tuy họ biết cách làm việc này rất có lợi, giúp họ tiết kiệm được một số tiền lớn về di chuyển, áo quần, son phần và những chi phí lặc vặc bên ngoài. Còn đi nhà hàng cuối tuần, đi cinéma, hòa nhạc, café, …nay hoàn toàn không còn nữa vì tất cả còn đóng cửa chưa biết bao giờ sẽ mở cửa lại nhưng nhiều người tới nay cơ hồ như bắt đầu quên những thói quen cũ hay nếp sống Paris . Phải chăng vì đó là một hiện tượng cùng khắp nên không còn ảnh hưởng mạnh ở cá nhơn sau thời gian khá dài như một sự mất mát ?

Vậy người Pháp ở nhà và ở không, họ làm gì cho hết thì giờ ?


51% những người không làm việc qua internet được hoặc những người thất nghiệp mà nay không đi kiếm việc làm được, họ nghe nhạc (29%), làm bếp (38%) vì trước đây, họ không có thì giờ hoặc không có đủ thì giờ cho những thú vui nho nhỏ này .

Dầu sao chủ nghĩa tư bản vẫn thắng cuộc !


Còn tình yêu?

Vấn đề sanh tử tuy là thời cấm cửa ! Nhưng chỉ có 8% dân Tây lợi dụng thì giở rổi rảnh và ở nhà không biết phải làm gì mà phải lao vào làm tình . Con số 8% thật ra quá khiêm tốn so với lúc bình thường . Lý do ? Dịch Vũ hán làm cho anh hùng hảo hán đều xìu ?

Cụ thể có 10% tuổi từ 18 tới 24 hăng say sử dụng tận tình thì giờ nhàn rổi sống cho người yêu của mình . Ảnh hưởng dịch Vũ hán khá nặng ở dân Pháp vùng Đông-Nam nên ở đây, họ làm tình ít hơn lúc bình thường . Có người còn tự hỏi không biết rồi đậy hai chúng tôi còn luyến ái với nhau nữa hay không khi dịch Vũ hán hết ?

Trái lại lớp tuổi 55 trở lên, nhiều người chủ trương dành thì giờ tập Thiền . Có 19% trong số này tập trung thì giờ và khả năng gia tăng luyện tập Thiền . Trước đây, chỉ có trung bình 14% mà thôi, tính trên cả nước Pháp . Sanh hoạt này tập trung ở những thành phố lớn, như Paris, Bordeaux, Toulouse, …và ở những gia đình không có con nhỏ, và nhứt là gia đình có trình độ hiểu biết cao .


Lệnh cấm cửa, theo một số người quan niệm, là một kinh nghiệm chua cay nhưng không thiếu mặt phong phú của nó . Nếu phải làm bảng tổng kết cho tương lai thì hãy còn quá sớm . Nhưng có 44% dân Pháp cho rằng nó có mặt tích cực của nó . Nhưng hiện tại người ta chỉ thấy mặt tiêu cực của «cái kinh nghiệm cấm cửa» đang bắt đầu có hiệu lực . 35% người dân than phiền sự cấm cửa làm cho đời sống khó khăn, 33% nói việc ở nhà làm cho người ta khó tránh khỏi bị khủng hoảng tinh thần (stress), 32% la lên có thể điên mất .


Nhưng, đồng thời, có 21% đánh giá việc cấm cửa là dễ chịu vì được cơ hội nghỉ ngơi phục sức, 20% khác hoan nghênh vì ở nhà quan trọng, rất cần cho đời sống gia đình . Tuần lễ đầu ở nhà ảnh hưởng mạnh tâm lý các bà (38%) nhiều hơn ở các ông (27%) . Và lớp tuổi 35-44 cảm thấy khó chịu nên có tới 42% bị stress . Có lẽ vì có con nhỏ không đi học trong lúc cha mẹ phải làm việc . Chỉ có sinh viên là khỏe hơn hết .


Một chàng trai đang yêu tưởng tượng không biết cái hôn đầu tiên sau khi gặp được người yêu sẽ hạnh phúc tới đâu ? Anh chàng ở Paris, dĩ nhiên bị cấm cửa trong nhà .

Còn nàng ở tỉnh, cách Paris hơn 600 km, cũng bị cô lập . Nay Chánh phủ bỏ lệnh cấm nhưng giới hạn không quá 100 km . Đi xa hơn, phải có lý do chánh đáng và khẩn cấp . Mà đi 600 km để gặp bạn tình, hôn một cái cho đã, có phải là lý do được phép hay không ?

Họ nôn nóng như đang bị thiêu đốt . Và chuyện tình của họ đúng là một thiên tiểu thuyết tình yêu thời Corona Vũ hán.

Từ hai tháng nay, họ viết cho nhau, điện thoại với nhau . Theo nhà báo Đoàn Bùi (Le Point.Fr, 6/5/2020), đúng là một chuyện tình lý tưởng, bốc cháy, của cặp này . Quả thật không khác gì chuyện tình thời Trung cổ (Thế kỷ XII) giữa Tristan và Yseult .

Họ yêu nhau say đắm mà chưa từng hôn nhau . Họ nói chuyện với nhau thâu đêm, vừa than thở, vừa bày tỏ sự khao khát với nhau . Giống như thời còn đi học vì còn trốn cha mẹ khi bày tỏ yêu nhau . Có khi chàng phải trùm mền nói chuyện điện thoại với người yêu để ở nhà không ai nghe biết .

Giữa hai người, màn ảnh điện thoại nối kết họ với nhau hoặc ngăn cách họ . Thân thể họ không thể gặp nhau nhưng tư tưởng của họ thì không bao giờ rời nhau .

Ngày thứ hai, 11 tháng 5, họ chỉ còn biết tưởng tượng hôn nhau trong thương nhớ nhau vì thực tế vẫn kẻ Paris, người tỉnh xa .

Nàng tưởng tượng thêm ngày mở cửa sẽ gặp chàng . Hai người trên băng ở một công viên vắng . Có khẩu trang hay không ? Thôi cứ giữ khẩu trang nhưng ta sẽ mở ra .

Chuyện sẽ nói với nhau là truỵện dài không bao giờ có hồi kết .


Cũng chuyện tình thời cấm cửa

Êm đẹp hay đổ vỡ! Như một công thức tóm tắc được ít nhiều tình trạng của những cặp tình nhơn ở Pháp lúc này, sau gần 2 tháng cấm cửa . Nếu phần đông  trong những cặp này (60%), bị cấm cửa ở nhà không có rủi ro hay có gì không hay cho họ hoặc sẽ cho phép họ gặp lại nhau, gần lại với nhau thì cũng không phải là trường hợp bình thường cho tất cả (Điều tra của Ifop) .

Vì vậy, đối với tỷ lệ một cặp hơn trên 10 cặp, tình trạng cấm cửa ở nhà không giúp họ sống thật sự hạnh phúc . Nên có 4% trong số này nghĩ tới tan rã, chia tay với nhau . Nhứt là giới trẻ . Đối với họ, sự cô lập là liều thuốc độc, chớ không phải là keo sơn để gắn bó với nhau . Có 12% trong số này từ chối sống chung  với nhau như vậy nữa nếu chẳng may có cấm cửa trở lại . Chính các bà có ý này rõ hơn hết và chỉ muốn mình sống cô lập riêng với chính mình mà thôi . Các bà không muốn cảnh lo cho con cái, chia nhau việc nhà như kẻ nấu cơm, người rửa chén, rồi lại đưa đến cãi nhau .

Sống gần nhau suốt ngày, chạm mặt nhau lịch kịt lại không phải không có hậu quả xấu . Còn thêm nỗi lo lây nhiễm virus Vũ hán . Tất cả tự nhiên tới với họ, từ lúc nào, không ai biết cho đến khi cả hai đều không ai còn muốn làm tình với nhau nữa . Thậm chí một cử chỉ âu yếm với nhau thôi, cũng không. Trông thấy nhau sao mà ngán quá . Như gặp phải cơm nếp mắc mưa vậy !

Với thanh niên độc thân (25–35 tuổi), hiện tượng ngán làm tình lại trở thành trầm trọng hơn, có tới 87% . Tuy những người này thường vi phạm lệnh cấm cửa dễ dàng . Tức việc họ sáp lại với nhau khá dễ dàng !


Lại cũng chuyện tình thời dịch Vũ hán

Ở ngoại ô Đông-Bắc Paris, trong một chung cư, cập vợ chồng trẻ có với nhau 2 đứa con nhỏ học mẫu giáo nay nghỉ học . Cha mẹ của chúng cũng nghỉ làm việc, ở nhà tránh bị lây bịnh Vũ hán .

Một hôm, vợ đi chợ, chồng ở nhà giữ con . Đi chợ không xa lắm nhưng mất nhiều thì giờ vì chợ chỉ cho một nhóm mươi người vào. Khi tất cả ra hết, họ mới cho nhóm khác vào tiếp . Nên đi chợ trong thời cô lập mất rất nhiều thì giờ và dễ làm cho người ta cau có.

Chị vợ kéo xe đi chợ về trông thấy 2 đứa nhỏ có vẻ đói bụng mà bếp lạnh tanh trong lúc anh chồng nằm ở ghế dài bấm máy tỉnh bơ.

Chị vợ cáu tiết, hét lên, mắng anh chồng vô tích sự . Và tiến tới giựt máy ném đi .

Anh chồng nổi đóa, bèn đứng lên, cung tay thoi vào mặt chị vợ vài quả . Chị vợ đổ máu mủi, bầm mặt . Vì anh chồng vốn người to lớn, làm an ninh cho một xí nghiệp . Không biết có nghề võ hay không nhưng anh đánh khá chuẩn .

Chị vợ tung ra, vừa la, vừa chạy tới bót cảnh sát thưa chồng tội sát nhơn .

Lập tức cảnh sát tới ngay, bắt anh chồng dẫn về bót . Làm biên bản, bảo 2 người về, đừng gây nhau và đánh nhau nữa . Dĩ nhiên anh chồng đã thật sự hối hận . Biết lỗi ở mình hoàn toàn . Nhưng chị vợ không chịu cho anh chồng về nhà .

Bây giờ người đau khổ là cảnh sát . Ở bót không có chỗ nhốt . Mà không thể nhốt trong tình hình này . Tù còn được chánh phủ thả ra cả chục ngàn, cả tù khủng bố .

Đem tạm gởi một chỗ tiếp cư nào đó ? Nếu là các bà thì có sẵn . Nhiều và đầy đủ tiện nghi . Chưa có dự bị này cho các ông . Trong tình trạng khẩn trương này, cũng chưa có một thứ Hội bảo vệ đàn ông . Hay Hội Nhơn quyền cho đàn ông !

Một cảnh sát viên vội nhớ tới Bà Brigitte Bardot, Hội trưởng Hội Bảo vệ súc vật, điện thoại bà xin gởi tạm anh chàng này vài hôm.

Nhưng bà Brigitte Bardot từ chối !

Không biết có ai tôi nghiệp cho anh chàng trong thời buổi đầy khó khăn của dịch Vũ hán hay không ?

Thôi thì kiếp sau, xin các ông đừng làm đàn ông nữa !



Nguyễn thị Cỏ May



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi dịp tết đến xuân về, trên bàn thờ tổ tiên cùa các gia đình VN hay trên bàn phòng ăn đều không thể thiếu một khay hay một mâm hoa quả. Người ta thường nói đến “mâm ngũ quả”. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ước muốn những điều tốt đẹp, tươi tắn, đầy hương thơm đem lại bình an cho gia đình. Người ta chọn những quả ngon, quí, đặc biệt trong địa phương hay trong mùa, đặt cho nó nhiều ý nghĩa, và đem chưng trên bàn thờ cách nào cho đẹp, không cứ chỉ giới hạn có 5 thứ quả mà thôi
Chả là ông bà có ba người con, cô gái đầu lòng rồi đến hai cậu con trai. Cô con gái lập gia đình theo chồng qua Texas làm việc từ mấy năm nay. Hai thằng con trai còn đang học Đại Học ở xa, thằng anh hết năm nay là ra trường còn thằng út mới lên năm thứ hai. Mùng Một Tết vào ngày thường nên bà đã tưởng là Tết năm nay lại chỉ có hai ông bà già nên đã buồn héo cả người.
Ở Đào bang, hoa đào bạt ngàn, trái đào nhiều không đếm xuể. Hoa đào có nhiều loại: Đào thắm, đào phai, đào bạch, đào đơn, đào kép, đào nhiều màu… Mùa xuân hoa đào nở rực hồng cả một góc trời của Hoàng Hoa trang nói riêng của Đào bang nói chung, cảnh tượng đẹp như cõi thiên thai. Trái đào cũng có rất nhiều loại: Đào vàng, đào trắng, đào tiểu, đào đại, đào lông, đào láng, đào vườn, đào rừng… Trái đào đủ độ già ăn giòn, chua chua ngọt ngọt ngon hơn là đào chín. Mùa xuân hoa đào nở, mùa hạ trái đào rụng, những nhà vườn chuyên môn thì hái bán, những người trồng tài tử thì… trái rụng đầy đất. Nếu mùa xuân hoa đào tạo ra cảnh quan thiên thai thì mùa hạ đào rụng, chín nhũng ra, côn trùng kéo đến trông bầy nhầy như “ Địa ngục”. Thế mới biết thiên đường với địa ngục không hai, cũng từ một tâm niệm mà ra.
Thận Nhiên là một trong những nhà văn thành danh ở hải ngoại vào cuối thiên niên kỷ trước. Cuốn tiểu thuyết “Những ghi chép ở tầng thứ 14” được Văn Đoàn Độc Lập trao giải Sách Hay bộ môn Văn, năm 2018. Gần đây, từ lối viết hiện thực anh chuyển sang siêu hư cấu, mà hai truyện “rất ngắn” đăng trên Việt Báo Xuân Nhâm Dần vừa qua là điển hình. Nhà văn Thận Nhiên đến với Việt Báo lần này với một truyện “chớp”, trong đó cảm xúc như một tia chớp, nhoáng lên rồi tắt ngúm, nhưng để lại dư ảnh đậm đà trong tâm tư người đọc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
"Chiều nay, Khang ngồi bờ đá lắng nghe sóng vỗ lần cuối vì ngày mai anh sẽ ra đi đến nước thứ ba. Khang đang nghe tiếng vọng bao kỷ niệm từ ngày bước vào mê lộ lịch sử, mang tuổi trẻ đi mải miết mà không tìm thấy lối ra trên chính quê hương mình. Khang nhớ ánh nắng chiều thoi thóp quê nhà luôn cho anh ý niệm dở dang, muộn màng số phận cho đến ngày gặp Lĩnh cùng hai đứa học trò trên chiếc sân nhà. Nơi ấy một thời chứa chấp một con người mà linh hồn đã chết nhưng cố bám víu trần gian, tận tụy mãi võ để kéo dài sự sống cho dù mỗi ngày xiêu vẹo, nghiêng ngả trên chính bước đi của mình." -- Một truyện ngắn mang nặng tâm sự hoài niệm một thời trai trẻ nơi quê nhà, của nhà văn Lê Lạc Giao, Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Có xa quê hương đất nước nhiều năm, mỗi khi Tết đến Xuân về, người ta mới cảm nhận không khí chung quanh mình như thiếu thiếu một cái gì rất quan trọng? Không phải vì đất lạ, người không quen biết, không cùng chủng tộc. Cũng không phải vì những đồ ăn, thức uống khi mua về thiếu đi cái hương vị đất nước của quê hương bản quán mà có lẻ chỉ vì... cái không khí chung quanh mình nó khác biệt và cả cái mùi vị của mùa xuân cũng nhiều lạ lẫm.
Tôi bao giờ cũng hình dung Tết gắn liền với đất Bắc, nơi đi trước mùa Xuân phải có một mùa Đông. Mùa Đông ở nơi này mỗi năm mỗi khác, nó có thể lạnh nhiều hay lạnh ít, độ ẩm có thể cao hay thấp, nhưng nhất thiết không thể không có gió bấc và mưa phùn. Không khí se lạnh làm cho con người phải co ro một chút, rùng mình một chút, chính là sự chuẩn bị không thể thiếu để cho ta bước vào cái mốc thời gian mới đối với mỗi người mỗi nhà.
Ông cụ thường ca cẩm anh con trai nuôi mèo từ một con đến cả đàn, từ đời cụ mèo đến chắt mèo trong khi chuyện vợ con chẳng hề nghĩ đến. Nhiều năm trước đám bạn anh phải tranh nhau mà xin mèo về làm thú cưng. Giờ thì họ không muốn xin nữa vì ngại chăm, hoặc dẫu có muốn chăm thì đã đến lúc chăm cháu nội cháu ngoại chứ không đến lượt thú cưng. Thế là lũ mèo của anh hiện tại còn những bốn con, được cái ông cụ thương anh con trai nên anh có việc đi đâu thì lại cặm cụi cho chúng ăn.
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào. Thêm nữa, có một số độc giả có thành kiến với người Tàu -- làm ơn, xin sửa lại, gọi là người Hoa mới đúng và lịch sự hơn – nếu thành kiến, khi đọc, có thể mất vui. Do vậy, trong truyện này, chúng ta đồng ý rằng địa danh Chợ Lớn sẽ được mã hóa thành Đại Lý, một vương quốc cổ trong truyện Kim Dung. Các độc giả không ưa cường quốc phương Bắc xin tưởng tượng rằng Đại Lý chỉ có trong truyện, chớ đừng nhớ rằng nơi này đã bị nhà Minh thâu tóm từ thế kỷ 14.
Cho đến thời đại này, chuyện bói vẫn được tôn trọng, không chỉ trong dân gian, mà còn xảy ra sau lưng sân khấu chính trị, kinh tế. Hầu hết các nhà lãnh đạo ở Đông phương đều xem bói, có khi đã tuyển dụng một thầy bói nổi tiếng để hỏi việc thành bại mỗi lần gặp khó khăn và thầy bói đó chỉ đạo thay vì vị lãnh tụ được lòng tin của dân chúng. Ở Tây phương cũng vậy, ngày xưa họ tin dùng các thầy phù thủy; ngày nay họ dùng những kỹ thuật khoa học để dự đón tương lai. Bất kỳ thứ gì, nếu có chữ “đoán” đều thuộc về dòng họ “Bói”. Bói là những hành động và lời lẽ làm cho “mê” và “tin” một cách “tín” nhiệm. Hầu hết những người có học đều xem bói là mê tín, nhưng cái thứ mê tín này ẩn núp tận xương tủy thần kinh, chỉ chờ đúng dịp sẽ xuất hiện. Từ những chuyện quan trọng như đầu tư kinh doanh, xuất quân viễn chinh, quyết định chính trị, cho đến những chuyện vui chơi: Khi vào một đám đông, bạn chỉ cần bắt đầu xem chỉ tay của một người, lập tức, kẻ lạ người quen kéo đến ngồi chung quanh, chờ đến p
Hồi còn nhỏ, tôi nghe nhạc xuân với tinh thần “kỳ thị” cao độ. Nghe “…tình xuân chớm nở đêm qua, khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời…” thì thấy phê quá xá! Nhưng lại hết sức bực mình khi nghe bên hàng xóm vẳng sang “… trên đường đi lễ xuân đầu năm… chách chách chách chách bum chách bùm chách bum (tiết tấu habanera) Qua một năm ruột rối tơ tằm…”. Tôi càu nhàu trong đầu “nhạc xuân gì mà buồn thế!...” Sau này lớn lên, tôi mới thấy mình vô lý quá cỡ. Thực ra bài Xuân Thì của Phạm Duy giai điệu buồn cũng không kém gì bài Câu Chuyện Đầu Năm của Hoài An. Vấn đề chỉ là tại mình thích thì khen hay, còn không thích thì chê là buồn, thế thôi!
Những cánh mai đua nở giữa mùa đông, xác rơi phủ mặt đất màu vàng tươi của cái chết còn rất mới. Mới như tuổi thơ của tôi ngày hôm qua. Suốt tuổi trẻ, Tết vẫn đem cho tôi một hạnh phúc buồn bã khi sống lại kỷ niệm, thứ cảm giác hao hao như gốc mai gọi mùa xuân bằng những cánh hoa rơi. Tôi yêu những tập tục ngày xưa mà bây giờ có sự cảm thông rằng không mấy ai đủ sức làm theo. Người ngoài nước thay đổi để hội nhập vào văn hóa mới, cả người trong nước cũng vậy. Tôi hoài niệm sự yên bình của đời sống và sự đơn giản của con người trong mắt tôi ngày ấy.