Hôm nay,  

Hội Đêm Rằm

07/05/202009:56:00(Xem: 2448)

 


 Chùa Châu Lâm nằm ẩn mình dưới những tàng cây bồ đề xanh mướt quanh năm, trước sân là mảnh vườn đủ hoa xinh cỏ biếc, rộn ràng tiếng chim. Chùa tuy không to lớn bề thế nhưng rất đẹp với lối kiến trúc truyền thống, tuổi đời cũng gần trăm năm, tuy qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên vẹn dáng vóc thuở ban đầu. Chùa nằm giữa lòng Hạnh Hoa trấn, tháng năm đã lên màu rêu xanh. Dân trong trấn sống về chùa cầu nguyện, tịnh tâm, phó hội…chết gởi cốt nghe kinh, hưởng hương khói, dựa Phật. Người làng quen thuộc đến độ có người bảo:” mỗi khi lên chùa, có nhắm mắt đi cũng không lạc đường”.

 Sáng hôm nay chùa trở nên sáng lạn vô cùng, lá đaị kỳ năm sắc bay lất phất trong nắng gió ban mai, những dây cờ ngũ sắc giăng mắc khắp sân chùa, lễ đài trang hoàng rất đẹp và trang nghiêm. Sau khi ba hồi chuông trống bát nhã vang lên, tiếng trống thì thùng trầm hoà với tiếng chuông ngân bổng thánh thót như đánh thức tâm niệm của mọi người và vang vọng đến những cung trời. Tiếng niệm danh hiệu đức bổn sư hoà với tiếng khánh bay cao bay xa vượt cả không gian. Sau khi thầy trụ trì đọc lời khai mạc là những tiết mục muá dâng hoa cúng dường của các em nhỏ, lễ tụng kinh và lễ tắm Phật diễn ra trong không khí thành kính, trang nghiêm. Lòng người xúc động tạ thâm ân của đức bổn sư. Hoà thượng Thanh Đồng Chương ban đạo từ:

 - Hôm nay ngày Phật đản sinh, hàng tứ chúng về đây dâng hương hoa cúng dường Thế Tôn. Lão tăng tôi có đôi lời nhắn nhủ cùng mọi người: Thế giới này vốn tăm tối đã lâu, con người, phi nhơn, chư thiên quanh quẩn trong sáu đường. Từ khi Thế Tôn thị hiện ở cõi Sa-bà, khai phá con đường giải thoát, đem laị lợi lạc  cho hàng trời người. Ánh sáng chánh pháp xua tan vô minh , pháp vốn chỉ có một nhưng vì căn tánh chúng sanh thiên sai vạn biệt nên mới có tám vạn bốn ngàn pháp môn. Hơn hai mươi lăm thế kỷ truyền thừa, chánh pháp của Như Lai không tránh khỏi những sai sót, thậm chí sửa đổi và thêm thắt. Chánh Pháp của Thế Tôn truyền đến đâu thì mang màu sắc văn hoá bản địa và phù hợp với đặc tính của cư dân nơi ấy, đó là tính khế lý, khế cơ, phù hợp nhân tâm. Có nhiều pháp môn tu học, nhiều trường phái Phật giáo khác nhau nhưng tất cả cùng công nhận cái cốt lõi: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Dù tu pháp môn nào cũng phải bám lấy cái cốt lõi ấy thì không thể sai lạc. Chánh pháp chỉ có một vị giải thoát. Ngày khánh đản đức từ phụ, chúng ta dâng lên hương hoa, đèn nến để cúng dường, thực hiện các nghi lễ… là để tỏ lòng thành, phép tắc tôn giáo. Muốn báo ân Phật một cách chân thật nhất, đúng đắn nhất, hữu hiệu nhất đó là làm theo những gì Phật dạy. 

 Buổi sáng mừng ngày Phật đản sinh, trời trong sáng như thanh minh, lễ tiết trang nghiêm, kính cẩn và hoan hỷ.

Dòng nước thơm tắm pho tượng Thích Ca sơ sinh như tẩy đi những cấu uế phiền não, những sân si tham đắm của đời thường. Lòng người thư thái, an hoà như giải thoát, ít ra trong giây phút hiện tại này.

 Âm thanh niệm danh hiệu bổn sư vang khắp sân chùa, xuyên qua tán lá bồ đề, bay lên hư không, trời xanh dường như xanh hơn, mây trắng tụ hoá vô số hoa, từng đàn chim trắng bay qua giữa bầu trời. Lòng người hân hoan liên tưởng như chư thiên đồng hội tụ về đây đảnh lễ Phật, mừng ngày đản sinh.

 Buổi chiều có thời pháp thoại và vấn đáp, một Phật tử nêu câu hỏi:

 - Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ cõi Sa-Bà, là một vị Phật hiện tại đang giáo hoá, tại sao Tịnh Độ laị tu niệm hồng danh Phật A Di Đà?

 Hoà thượng Thanh Đồng Chương cười hiền hoà:

 - Phật Phật đạo đồng, đồng đức, đồng năng, đồng giải, đồng hành hoàn toàn không có sai biệt và phân chia như tâm chúng ta. Niệm một vị Phật cũng là niệm tất cả chư Phật, sở dĩ chúng ta niệm Phật A Di Đà là  căn cứ vào chỉ dạy của tam kinh Tịnh Độ: A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lương Thọ. Kinh Kim Cang cũng có câu:” Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” với chúng ta thì “ vô sở trụ” khó quá, thật khó, khó hành, khó hiểu chỉ có cách trụ vào câu Phật hiệu là dễ nhất, dễ tu, dễ hành…Cái tâm chúng ta luôn loạn động như khỉ chuyền cành, như ngựa chạy rông. Cái tâm chúng ta chấp vào sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp, dính mắc ở Tài-sắc-danh-thực-thùy, cuốn theo dòng bộc lưu lục dục thất tình. Bây giờ niệm danh hiệu A Di Đà, trụ vào câu Phật hiệu, dùng phương pháp trụ vào Phật hiệu để buông bỏ những thứ kia thì còn gì tuyệt diệu hơn!



 Thầy dứt lời thì một Phật tử khác laị hỏi:

 - Chúng con lâu nay niệm Phật cũng ít nhiều an lạc, bây giờ có nhiều ý kiến cho là Tây Phương Cực Lạc không có Thật, không có Phật A Di Đà. Chúng con thật hoang mang, nhiều người thối thất tâm. 

 Thầy từ tốn:

 -Vấn đề này không mới mẻ gì, tuy có lúc lắng và cũng có lúc nổi lên. Vũ trụ vô cùng tận, hành tinh chúng ta chỉ như một hạt buị, thế giới không biên tế, cái thấy biết chúng ta quá nhỏ bé. Không có ai dám khẳng định ngoài thế giới loài người còn có thế giới khác hay không! Nhà Phật có câu:” Nhất thiết duy tâm tạo”, sơn hà đại địa, tinh tú, con người, muôn loài, trời, thần, phi nhân…không ngoài một tâm niệm. Vậy cho thế giới này có thế giới khác không có thì câu kinh kia để vào đâu? Kinh sách cũng thường viết:

 “Thập phương hư không bất ly đương xứ

     Cổ kim tam thế bất ly đương niệm”

 Thời gian vô thủy vô chung, không gian không ngằn mé, quốc độ biến thiên vô cùng, tử-sanh bất tận… tất cả không ngoài một niệm tâm! Vậy thì sao có thể bảo thế giới này có thế giới kia không? Phật này có Phật kia không? Có những sự việc ở ngay hiện đời, trước mắt mà còn chưa thấu rõ thì nói gì đến tha phương thế giới, ba ngàn thế giới, vô cùng tận thế giới. Nhà thiền có câu:” Tự tánh Di Đà duy tâm tịnh độ” tâm tịnh thì độ tịnh, mình niệm Phật mà tâm bình khí hoà thì cứ thế mà niệm. Mình niệm Phật mà giảm bớt sân hận, si mê, tham lam thì cứ thế mà niệm. Mình niệm Phật mà sống giữa đời an lạc thì cứ thế mà niệm. Thà bỏ lý lấy sự vẫn có ích, nếu mà chấp lý bỏ sự thì nguy to! 

 Thầy vừa trả lời xong thì đaị chúng vỗ tay giòn dã, tiếng vỗ tay tưởng chừng như không dứt.

 Đêm Rằm tháng Tư, chùa Châu Lâm lung linh trong muôn ngàn ngọn nến, hoa toả hương, mùi trầm thoang thoảng… tượng bổn sư ngồi an nhiên tự tại dưới cội bồ đề. Một cảnh tượng khiến nhiều người liên tưởng đến một thời pháp hội ở tịnh xá Kỳ Hoàn. Năm ấy, khi Thế Tôn còn tại thế, tịnh xá Kỳ Hoàn có pháp hội lớn. Vương tôn công tử và bá tánh nô nức cúng dường hương thơm và đèn. Có một bà lão ăn mày vét hết túi chỉ được đồng bạc, bà mua đèn và ít dầu đem đến cúng dường Phật. Khi đêm về khuya, các vị tăng đi tắt đèn, bao nhiêu ngọn đều tắt hết, duy chỉ có một ngọn đèn không sao tắt được, có vị vận thần thông mà cũng không tắt được, càng quạt thì càng sáng hơn. Các vị tăng bèn vào thưa với Phật, Phật bảo "Đó là cây đèn cúng dường của bà lão ăn mày, đó là ngọn tâm đăng, các ông không thể dập tắt, không có ai có thể làm tắt được."

 Cảnh tượng chùa Châu Lâm đêm rằm tháng tư thật đẹp và ảo diệu, nhiều người buộc miệng:

 - Chùa Châu Lâm đêm nay sao giống tịnh xá Kỳ Hoàn quá vậy! 

  Một tháng trước đây, khi chuẩn bị công việc tổ chức lễ mừng ngày đản sinh Phật, nhiều Phật tử muốn chùa làm lễ thả hoa đăng ở hồ Tịnh Thủy trước chùa. Thầy ngần ngừ sau đó bảo:

 - Kể cũng hay, cũng đẹp nhưng trước là đèn sau thành rác sẽ làm dơ hồ, ô nhiễm môi trường. Hễ việc gì mà tổn hại đến thiên nhiên, đời sống tự nhiên hay con người thì đều là ác pháp cả. Thả hoa đăng đẹp mắt thật, đẹp trong canh giờ nhưng di haị lâu dài, ý tưởng thả hoa đăng mừng đản sanh Phật cũng hay nhưng không thiết thực. Chi bằng hãy thường xuyên niệm Phật, “ không làm các việc ác, hãy làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch”, luôn làm theo lời Phật dạy ấy là cách cúng dường cao quý nhất, ấy là cách báo ân Phật tốt nhất, ấy cũng là bản hoài của chư Phật nói chung của Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni nói riêng.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Đồ Bàn thành, 15/04/2020

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò, Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại. Nghi nhớ lời hẹn hò với Hường trước khi anh đi làm, sáu giờ rưỡi gặp em nghe, sáu giờ rưỡi anh đi làm về là gặp em liền, đợi anh về ăn cơm với em...
Cuối tháng mười đất trời phương ngoại vàng lên rực rỡ, muôn sắc màu nhuộm thắm cỏ cây. Những mảng màu đẹp không sao tả nổi, những buổi hoàng hôn càng làm cho sắc màu đã đẹp lại càng đẹp hơn. Đi dưới tán lá rừng rực rỡ, những khoảng trống bên trên long lanh nền trời xanh ngăn ngắt, dưới chân lá xào xạc đùa vui như con trẻ...
Hôm nọ tôi có dịp chạy về khu neighbourhood cũ, đi ngang qua căn nhà cũ mà bồi hồi xuyến xao bao nhiêu kỷ niệm. Lúc ấy gia đình chúng tôi mới từ thủ đô Ottawa chuyển về thành phố này, các con còn bé nên việc tìm một căn nhà có đủ tiêu chuẩn gần trường học, gần nhà thờ, gần chợ Việt chợ Tây cũng hơi khó. Cuối cùng thì căn nhà tạm ưng ý được chúng tôi lựa chọn vì mới được xây, dù là ở dưới phố khá ồn ào chen chúc...
Chẳng bao lâu, chúng tôi đã tới trước cửa thành phía nam tức cửa Nam, cửa chính của thành Cổ Loa. Trước cửa thành có sông Hoàng Giang chảy bao bọc, ôm lấy thành từ hướng đông nam, qua nam, rồi vòng sang hướng tây nam của thành để làm “hào thiên nhiên” bảo vệ thành ở vòng ngoài...
Ngày thứ tư. Một ngày trước khi lên máy bay trở về thành phố của mình, nàng lăn ra ốm. Cảm thôi, nhưng cảm nặng. Bắt đầu bằng một đêm không ngủ nghẹt cứng mũi và hôm sau dật dờ và mệt như ngàn tảng đá đè nặng lên người. Chắc chắn không thể lết lên máy bay nổi vào hôm sau...
Tôi lớn lên từ khu xóm gần hồ Tịnh Tâm. Trong xóm tôi ở toàn các ông Giáo, ông Trợ, ông Phán, ông Nghè, ông Thông được ghép tên thật phía sau, và người ta thường gọi như thầy Trợ Hiếu, bác Phán Quỳnh, v.v... Tôi xin kể về gia đình bà Thông Hợp và gia đình thầy Giáo Mạnh...
Tiệm giặt ủi “Simply Launderette & Dry Cleaning”, phòng ngoài, chỗ tiếp khách. Không có khách. Người phụ nữ tên Mai Thi Nguyen đang ngồi sau cái bàn trên đặt cái máy tính tiền, nằm cạnh cái quầy. Mai Thi Nguyen, từ giờ chúng ta sẽ gọi là Mai, chủ động lấy điện thoại ra gọi...
Tôi nhận được điện thư với tựa đề: Quang Ngai – IVS (International Voluntary Services) English School – Trường ông Dave. Tôi rất ngạc nhiên, nhưng thật vui. Tên người gởi là Nguyễn Văn Kông. Tôi nhớ ngay đến thầy giáo Kông của IVS Quảng Ngãi...
Có lần, trên Facebook của mình, Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn nhận xét rằng câu tán gái dở nhất, trong nhạc, là câu “Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy” (“Nắng Chiều”, Lê Trọng Nguyễn), bởi, như sau đó anh đùa, nói thế có nghĩa là bây giờ em… tròn quá...
Tôi chở bà chị họ đến bệnh viện ở downtown thành phố. Cuộc hẹn therapy dài hạn kéo dài cả tháng cho 12 lần. Hôm nay là lần thứ hai. Đây là bệnh viện công của thành phố dành cho những người nghèo low income. Lần đầu đến tôi đã đi lạc vì có hai bệnh viện cùng tên ở cách nhau không xa, hỏi ra mới biết bệnh viện mới xây sẽ thay thế cho bệnh viện cũ...
Tôi choàng ngồi dậy, đẩy lớp khăn trắng đang phủ trên người, nhảy xuống giường, cả người sao nhẹ tênh một cách lạ thường! Xung quanh tôi, bao nhiêu người nằm la liệt, căn phòng lạnh ngắt buồn tẻ và vắng lặng, tất cả mọi người có vẻ nằm ngay ngắn, ai cũng có tấm drap trắng đắp che kín từ mặt đến chân, rất yên, thẳng tắp, không có chút phập phồng của hơi thở lên xuống...
Uyên và tôi ngồi bên mâm cơm, thức ăn đã được dọn sẵn lên chiếc “mâm đồng” đặt giữa bàn. Trong mâm, với đĩa cá kho, đĩa thịt “ba rọi” (ba chỉ) luộc, bát canh rau cải xanh nấu với tôm khô, đĩa dưa chua, đĩa cà pháo và một bát nước mắm đặt chính giữa. Mâm cơm như thế này có thể được gọi là sang trọng cho những kẻ còn phải đi trọ học như chúng tôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.