Hôm nay,  

Ba Mươi Tháng Tư - Tưởng Nhớ Đến Một Người

06/05/202011:47:00(Xem: 4298)

Tôi đến tiển đưa Anh vào buổi chiều hoen nắng. Trời Chicago đang độ vào thu đượm màu vàng úa của lá và mây trời ẩm đục. Gió se lạnh. Giờ này anh đã an vị. Anh bình thản nằm trong quan tài sau bao nhiêu năm chiến đấu cho Tự do Dân chủ. Anh đã đi qua thời khói lửa như một người lính chiến trong màu áo trận. Anh đã bắt đầu thời hòa bình hơn 12 năm trong lao tù cải tạo của Chuyên Chính Vô Sản: từ khám lớn Chí Hòa đến Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Sơn La, Lý Bá Sơ, Nghệ Tĩnh…Không có vùng đất gian khổ nào của quê hương,của tổ quốc thiếu dấu chân anh. Không có thời điểm nào nguy biến cũng như vinh quang của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà anh không cùng anh em chia sẻ.


      Bây giờ anh nằm đó trong quan tài. Xung quanh anh, vang lời cầu siêu của các tín hữu chùa Trúc lâm. Ở trong nước anh là chiến sĩ chiến đấu cho Tự do Dân chủ; ở hải ngọai anh là Hội Trưởng Hội Phật giáo Trúc Lâm, tại Chicago…Anh đi từ Đời đến Đạo. Trên khoảng đường dài 79 năm đó, anh có một hướng đi không bao giờ thay đổi: Lương Y Như Từ Mẫu. Là Thầy thuốc, cứu cánh luôn luôn vẫn là cứu khổ con người. Trước mặt thầy thuốc, mọi người đều bình đẳng. Thầy thuốc không biết đến kẻ thù trong điều trị, trong cứu khổ. Thù hận không có quyền làm chủ tâm tướng và hành động của chúng ta. Anh nằm đó. Anh đang nhìn lại quá khứ, và hướng về tương lai trong cỏi vĩnh hằng. Anh có cái nhìn quán chiếu, toàn diện, trước sau nhân quả.


       Có 4 người lính bồng súng đứng bên cạnh quan tài của anh. Họ là những người lính Việt nam Cộng Hòa đến Mỹ theo diện HO: Võ Phụng, Thương sĩ Bộ binh- Nguyễn ngọc Tới, Trung Tá Binh chủng Dù-Trần Thành Định, Thiếu tá Tiểu đòan Pháo, Sư đòan 2- Phạn Ngọc Dinh, Đại úy biệt phái, Lực Lương Bính Định Xây Dựng Nông Thôn. Anh còn nhớ 4 người này chớ anh. Họ đều là nạn nhân của “Hội Chứng Hậu Chiến”, hội viên của “Câu Lạc Bộ 309.81”. Năm 1999 có lần tôi mời anh đến hướng dẫn nhóm Điều Trị Tập Thể tại “Câu Lạc Bộ 309.81” /Chicago. Trong buổi nói chuyện hôm ấy, Trung Tá Nguyễn Đồng, Khóa 5 Trường Võ Bị Quốc Gia Đalạt, người bạn tù của anh trong khám lớn Chí hòa, đã giới thiệu anh với anh em như là một chiến sĩ của Hòa bình, của Tự do Dân chủ. Anh đã chia sẻ cùng anh em những thống khổ trong khám lớn Chí Hòa, những nhục hình trong các trại cải tạo ngòai Bắc cũng như trong Nam.  Đối với các anh Sĩ quan HO, trong nhóm điều trị, lời anh đanh thép chống Chuyên Chính Vô Sản như một điều xác tín. Đã một lần gặp anh hôm ấy, không một ai có thể quên anh được. Nhớ ơn anh, hôm nay các anh em mặc nguyên quân phục, mang nguyên quân hàm và huy hiệu, thay phiên nhau đứng bồng súng, đưa tiển anh đến nơi an nghỉ cưối cùng.


       Đoàn xe gần 100 chiếc, như con Rồng Việt Nam uốn mình lượn qua đường phố Chicago, đưa tiển anh đến Nghĩa Trang dành cho người Việt tị nạn do hội Người Việt Tại Illinois taọ dựng nên. Nắng chiều trải thảm vàng trên khắp mộ chí. Hình ảnh chiếc khăn trắng chit trên đầu Chị guc xuống trên quan tài của Anh làm đớn đau tất cả các anh em trong các binh chủng Việt Nam Cộng Hòa có mặt bên cạnh Anh hôm ấy. 


         Bây giờ là tháng 5, năm 2020, mùa Xuân trở về. Đàn chim giã biệt Chicago hồi cuối thu năm ngoái, bây giờ đã trở lại nghĩa trang. Trên nền trời xanh đàn thiên nga đã trở về thanh phố trong đôi cánh dài, nhịp nhàng và lặng lẻ. Cỏ mọc xanh rờn trên mộ chí của anh. Đời sống vẫn bình thường, theo nhịp điệu tuần hoàn, đi về phía trước. Tôi ngồi đọc lại một mẩu báo chia buồn với Chị, của một hội đoàn nào đó khi nghe tin anh qua đời, với nhưng dòng ghi chú giản dị nhưng vô cùng xúc tích:


                                                Đại Tá Bác Sĩ 

                                        NGUYỄN MINH CHÂU

              Từ trần ngày 26/10/2004 tại Louis A Weiss Hospital/ Chicago

                                            Hưởng Thọ 79 tuổi…

Và có những ghi chú về những cống hiến của anh trong quá khứ :

                             2000 – 2004   Hội Trưởng hội Phật giáo chùa Trúc lâm tại Chicago  

                             1996 - 2004    Hội Trưởng hội cao niên Người Việt tại Chicago

                             1970 –1975    Cục Phó Cục Quân Y Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa  

                             1968 – 1970    Phụ Tá Quân Y Lục quân                        

                             1966 – 1967   Y Sỹ Trưởng Tổng Y Viện Cộng Hòa…  


Những gì cuối cùng và còn lại của cuộc đời đơn giản như những dòng chữ ở trên sao anh? Hội đòan nào đó đã quên đi một thời lao khổ của anh, một thời lao khổ của cả nước. Họ quên đi hơn 12 năm anh sống trong lao tù của Chuyên Chính Vô Sản. Có phải chăng đó cũng là phát tâm và ý nguyện của anh. Anh đã biết rằng, sau khi ta chết mọi sự mọi việc vẫn tiếp tục biến chuyển không ngừng. Đời là dòng sống miên viễn, có qua có lại, nhân quả không cùng. Cái vĩ đại của con người là biết rằng chỉ có con người mới gây đau khổ cho con người và cũng chính con người biết nhận lỗi của mình và biết tha thứ cho nhau...Phải không anh?


Muôn vàn thương tiếc anh../.


Chicago, Illinois USA

May/05/2020

Đào Như

Bác sĩ Đào Trọng Thể 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi may mắn hơn nhiều người Việt sống bên ngoài Việt nam là được sống trong một thành phố không cần biết tiếng Anh vì mọi dịch vụ đều có người Việt phục vụ đồng hương. Dịch vụ mới nhất tôi nghe được trong chiều ba mươi từ người bạn bị mất việc hôm tháng trước, anh giao hết cho dịch vụ trương bảng nhận khai thuế nhưng có làm thêm dịch vụ xin tiền thất nghiệp, nghĩa là lo khâu xin việc mỗi tuần ở những hãng xưởng khác nhau theo yêu cầu của Sở thất nghiệp TWC để được hưởng tiền thất nghiệp hàng tuần nhưng bảo đảm không ai gọi đi làm đâu mà sợ. Tiền thất nghiệp cứ chuyển vào tài khoản nhà băng người thất nghiệp mỗi tuần, không phải lo gì hết ngoài việc trả cho dịch vụ vài chục bạc. Nghe xong không biết nên vui hay buồn với cộng đồng mình vào một chiều cuối năm ở hải ngoại.
Trong buổi họp chuẩn bị cho ngày liên hoan Tết năm ấy, cô giáo trẻ sung sức là tôi, cao hứng giao cho nhóm lớp trưởng lớp phó lo phần trang trí, mua bánh kẹo, nước uống, còn tôi sẽ nấu một nồi chè bà ba và một hũ đậu phộng rang...
Kể từ năm 1558, con ông Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào cai trị Thuận Hóa, gọi là Đàng Trong. Đàng Ngoài là ngoài Bắc vẫn thuộc quyền của chúa Trịnh. Họ chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Rồi Trịnh Nguyễn đánh nhau suốt 200 năm vẫn không phân thắng bại, con sông Gianh oan nghiệt là đề tài cho bao nhiêu đau thương, bao nhiêu than vãn...
Bà vợ của Martsa đã ra khỏi phòng với thằng bé, còn lại tôi đối mặt với Martsa, không khí trong phòng như cô đặc lại. Toàn bộ sự chú ý của tôi tập trung vào bàn tay phải, tôi nắm chặt cây dao găm. Tôi xua hết ý nghĩ trong tâm trí, chỉ còn trong đầu một ý kiến: giết Martsa để trả thù cho chàng Khampa và cha anh ta...
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường...
Mấy ngày nay John cứ như một cái xác vô hồn, vẫn ăn uống, vẫn đi làm như mọi người nhưng John chỉ làm theo quán tính; toàn bộ mọi hoạt động và nói năng cứ như thể lập trình sẵn trong người máy chứ không hề có mộtc cảm xúc gì về việc mình làm. Đâu phải chỉ tuần này, đã lâu rồi, cái tình trạng này trong John tiếp diễn khi thì lên cao lúc xuống thấp. John thấy đời mình vô vị và vô nghĩa quá, chẳng biết sống để làm gì...
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ...
Có lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn; tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ.
Tôi lái xe về nhà, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn, thương cho Vi và giận chồng của Vi quá, tôi đâm xe thẳng vào garage và xồng xộc đi vào nhà, chồng tôi có lẽ vẫn đang lúi húi trong bếp nên không thấy tôi. Thay quần áo, nằm lăn trên giường, tôi nghĩ đến những lời Thu nói, nếu như tôi lấy phải một người chồng như của Vi?
Đêm đầu tiên về Saigon vì trái giờ nên khoảng 3 giờ sáng tôi đã thức giấc. Háo hức muốn tìm hiểu cuộc sống ban đêm ở Sài Gòn hoa lệ. Tôi trang bị nhẹ với máy ảnh đi lang thang một mình trên đường phố vắng. Ban đầu hơi ái ngại, tôi chỉ định rảo bộ quanh khách sạn ở Q1 cho an toàn. Ra ngoài khách sạn khoảng trăm thước, tôi thấy mấy chị đạp xe chở hàng có lẽ để bán lẻ ở đâu đó trong thành phố...
Trong tận thâm tâm tôi, thầy là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này...
Nằm trên giường tôi vươn vai duỗi chân thật thoải mái làm sao ấy, nhìn lên đồng hồ trên bàn đã 9 giờ sáng, bên ngoài trời Montreal tuyết nhè nhẹ bay trắng xóa thật đẹp. Hôm nay thứ hai đầu tuần, mọi người hàng xóm xung quanh đi làm hết, cả khu nhà yên ắng đến lạ thường, tôi mỉm cười thỏa mãn “mình về hưu rồi mà, phải tự sướng chứ!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.