Hôm nay,  

Ba Mươi Tháng Tư - Tưởng Nhớ Đến Một Người

06/05/202011:47:00(Xem: 4288)

Tôi đến tiển đưa Anh vào buổi chiều hoen nắng. Trời Chicago đang độ vào thu đượm màu vàng úa của lá và mây trời ẩm đục. Gió se lạnh. Giờ này anh đã an vị. Anh bình thản nằm trong quan tài sau bao nhiêu năm chiến đấu cho Tự do Dân chủ. Anh đã đi qua thời khói lửa như một người lính chiến trong màu áo trận. Anh đã bắt đầu thời hòa bình hơn 12 năm trong lao tù cải tạo của Chuyên Chính Vô Sản: từ khám lớn Chí Hòa đến Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Sơn La, Lý Bá Sơ, Nghệ Tĩnh…Không có vùng đất gian khổ nào của quê hương,của tổ quốc thiếu dấu chân anh. Không có thời điểm nào nguy biến cũng như vinh quang của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà anh không cùng anh em chia sẻ.


      Bây giờ anh nằm đó trong quan tài. Xung quanh anh, vang lời cầu siêu của các tín hữu chùa Trúc lâm. Ở trong nước anh là chiến sĩ chiến đấu cho Tự do Dân chủ; ở hải ngọai anh là Hội Trưởng Hội Phật giáo Trúc Lâm, tại Chicago…Anh đi từ Đời đến Đạo. Trên khoảng đường dài 79 năm đó, anh có một hướng đi không bao giờ thay đổi: Lương Y Như Từ Mẫu. Là Thầy thuốc, cứu cánh luôn luôn vẫn là cứu khổ con người. Trước mặt thầy thuốc, mọi người đều bình đẳng. Thầy thuốc không biết đến kẻ thù trong điều trị, trong cứu khổ. Thù hận không có quyền làm chủ tâm tướng và hành động của chúng ta. Anh nằm đó. Anh đang nhìn lại quá khứ, và hướng về tương lai trong cỏi vĩnh hằng. Anh có cái nhìn quán chiếu, toàn diện, trước sau nhân quả.


       Có 4 người lính bồng súng đứng bên cạnh quan tài của anh. Họ là những người lính Việt nam Cộng Hòa đến Mỹ theo diện HO: Võ Phụng, Thương sĩ Bộ binh- Nguyễn ngọc Tới, Trung Tá Binh chủng Dù-Trần Thành Định, Thiếu tá Tiểu đòan Pháo, Sư đòan 2- Phạn Ngọc Dinh, Đại úy biệt phái, Lực Lương Bính Định Xây Dựng Nông Thôn. Anh còn nhớ 4 người này chớ anh. Họ đều là nạn nhân của “Hội Chứng Hậu Chiến”, hội viên của “Câu Lạc Bộ 309.81”. Năm 1999 có lần tôi mời anh đến hướng dẫn nhóm Điều Trị Tập Thể tại “Câu Lạc Bộ 309.81” /Chicago. Trong buổi nói chuyện hôm ấy, Trung Tá Nguyễn Đồng, Khóa 5 Trường Võ Bị Quốc Gia Đalạt, người bạn tù của anh trong khám lớn Chí hòa, đã giới thiệu anh với anh em như là một chiến sĩ của Hòa bình, của Tự do Dân chủ. Anh đã chia sẻ cùng anh em những thống khổ trong khám lớn Chí Hòa, những nhục hình trong các trại cải tạo ngòai Bắc cũng như trong Nam.  Đối với các anh Sĩ quan HO, trong nhóm điều trị, lời anh đanh thép chống Chuyên Chính Vô Sản như một điều xác tín. Đã một lần gặp anh hôm ấy, không một ai có thể quên anh được. Nhớ ơn anh, hôm nay các anh em mặc nguyên quân phục, mang nguyên quân hàm và huy hiệu, thay phiên nhau đứng bồng súng, đưa tiển anh đến nơi an nghỉ cưối cùng.


       Đoàn xe gần 100 chiếc, như con Rồng Việt Nam uốn mình lượn qua đường phố Chicago, đưa tiển anh đến Nghĩa Trang dành cho người Việt tị nạn do hội Người Việt Tại Illinois taọ dựng nên. Nắng chiều trải thảm vàng trên khắp mộ chí. Hình ảnh chiếc khăn trắng chit trên đầu Chị guc xuống trên quan tài của Anh làm đớn đau tất cả các anh em trong các binh chủng Việt Nam Cộng Hòa có mặt bên cạnh Anh hôm ấy. 


         Bây giờ là tháng 5, năm 2020, mùa Xuân trở về. Đàn chim giã biệt Chicago hồi cuối thu năm ngoái, bây giờ đã trở lại nghĩa trang. Trên nền trời xanh đàn thiên nga đã trở về thanh phố trong đôi cánh dài, nhịp nhàng và lặng lẻ. Cỏ mọc xanh rờn trên mộ chí của anh. Đời sống vẫn bình thường, theo nhịp điệu tuần hoàn, đi về phía trước. Tôi ngồi đọc lại một mẩu báo chia buồn với Chị, của một hội đoàn nào đó khi nghe tin anh qua đời, với nhưng dòng ghi chú giản dị nhưng vô cùng xúc tích:


                                                Đại Tá Bác Sĩ 

                                        NGUYỄN MINH CHÂU

              Từ trần ngày 26/10/2004 tại Louis A Weiss Hospital/ Chicago

                                            Hưởng Thọ 79 tuổi…

Và có những ghi chú về những cống hiến của anh trong quá khứ :

                             2000 – 2004   Hội Trưởng hội Phật giáo chùa Trúc lâm tại Chicago  

                             1996 - 2004    Hội Trưởng hội cao niên Người Việt tại Chicago

                             1970 –1975    Cục Phó Cục Quân Y Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa  

                             1968 – 1970    Phụ Tá Quân Y Lục quân                        

                             1966 – 1967   Y Sỹ Trưởng Tổng Y Viện Cộng Hòa…  


Những gì cuối cùng và còn lại của cuộc đời đơn giản như những dòng chữ ở trên sao anh? Hội đòan nào đó đã quên đi một thời lao khổ của anh, một thời lao khổ của cả nước. Họ quên đi hơn 12 năm anh sống trong lao tù của Chuyên Chính Vô Sản. Có phải chăng đó cũng là phát tâm và ý nguyện của anh. Anh đã biết rằng, sau khi ta chết mọi sự mọi việc vẫn tiếp tục biến chuyển không ngừng. Đời là dòng sống miên viễn, có qua có lại, nhân quả không cùng. Cái vĩ đại của con người là biết rằng chỉ có con người mới gây đau khổ cho con người và cũng chính con người biết nhận lỗi của mình và biết tha thứ cho nhau...Phải không anh?


Muôn vàn thương tiếc anh../.


Chicago, Illinois USA

May/05/2020

Đào Như

Bác sĩ Đào Trọng Thể 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.
Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình...
Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.
Chị Bông gọt sát vỏ bưởi vỏ chanh, nấu nước lấy tinh dầu gội đầu. Xem mấy Youtube và bạn bè chỉ dẫn chị Bông đã từng làm theo, từ dễ cho đến khó: nào gội đầu bằng baby shampoo ít hóa chất để bảo vệ da đầu trẻ em thì cũng tốt cho da đầu người lớn, nào hạn chế nhuộm tóc, hạn chế gội đầu xấy tóc thường xuyên, nào massage đầu với dầu ô liu, nào massage đầu với dầu dừa rồi quấn khăn lại ủ tóc 15 phút, công phu và khó chịu như thế chị Bông cũng kiên nhẫn làm đến hết chai dầu ô liu xong hết cả hũ dầu dừa organic cũng chẳng thấy kết quả gì mà hình như tóc càng rụng thêm...
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ...
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người. Nhớ ngày xưa còn bé, như muôn vạn đứa trẻ khác trên đời này, gã cũng mong chờ, nao nức tết để được lì xì, được mặc áo mới, được đi chơi thoải mái mà không bị la, được nghỉ học và không phải học bài…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.