Hôm nay,  

Những Người Không Chịu Chết

17/04/202015:27:00(Xem: 3997)

 

 

blank

 

Kỷ niệm Quốc Hận 30 tháng Tư, 2020

 

Bài viết này lấy cảm hứng từ tựa đề của một tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam Cộng Hoà. Đó là tựa đề “Những người không chịu chết” (1972), một trong những vở kịch nổi tiếng của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan. Lúc vở kịch ra đời, tôi hãy còn nhỏ lắm, nhưng cũng phần nào đủ trí khôn để thưởng thức vở kịch này. Tôi được đọc vở kịch trước rồi sau mới xem kịch trên truyền hình. Đã mấy mươi năm rồi nên bây giờ tôi chỉ còn nhớ lờ mờ rằng vở kịch đó nói về một nhóm tượng người mẫu, cứ đêm đêm đêm lại trở thành người, sống, ăn nói và sinh hoạt như bao con người bình thường khác, với đầy đủ tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, thất tình lục dục. Bài viết này mượn cảm hứng đó để nói về—không hẳn chỉ là những con người—mà còn là những thực thể khác, cũng không hề chịu chết, qua dòng lịch sử nghiệt ngã của nước Việt, tính từ ngày 30 tháng Tư năm 1975.

 

cờ long tinh      cờ quẻ ly

                 cờ vàng ba sọc đỏ             CỜ VÀNG

 

          LÁ CỜ KHÔNG CHỊU CHẾT! Đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ tượng trưng cho tinh thần dân chủ và tự do của mọi người Việt khao khát một cuộc sống an lành, hạnh phúc, xứng đáng với nhân phẩm. Lá cờ này không nhất thiết đại diện cho một chế độ hay một chính phủ nhất thời mà là một sự tiếp nối truyền thống lâu đời của một dân tộc hào hùng. Nền vàng của lá cờ bắt nguồn từ cả ngàn năm trước, thuở Hai Bà Trưng quyết đánh đuổi quân Hán xâm lược, “đầu voi phất ngọn cờ vàng”. Một số vì vua sau đó cũng dùng cờ vàng để làm biểu hiệu cho quốc gia. Lá cờ vàng được thêm thắt, sửa đổi về sau để thành cờ Long Tinh (triều Nguyễn 1920-1945), cờ quẻ ly (chính phủ Trần Trọng Kim) và cuối cùng là cờ quẻ càn, hay lá cờ vàng ba sọc đỏ mà chúng ta có ngày nay, được dùng trong thời kỳ Quốc Gia Việt Nam (1949-1955) và Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975). Xem như thế đủ hiểu rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của một dân tộc, thấm đẫm hồn thiêng của tổ quốc từ đời này qua đời khác. Ngày 30 tháng Tư năm 1975, lúc cả trăm ngàn người miền Nam bỏ chạy ra khỏi nước để trốn tránh một chế độ độc tài sắp áp đặt xuống phần đất phương nam, lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng cùng mọi người đi tìm tự do. Lúc ấy, lá cờ vàng như vị thần hộ mệnh, đi theo đoàn người viễn xứ để bảo bọc, che chở họ, đồng thời giữ vững, hâm nóng ngọn lửa tự do dân chủ trong lòng họ. Trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay, chưa có lá cờ dân tộc nào tồn tại dai dẳng và kiêu hùng nơi xứ người như lá cờ vàng ba sọc đỏ, tính đến nay đã hơn bốn mươi năm trời, và còn biết bao nhiêu năm tháng trước mặt nữa. Không những sống vững, sống mạnh trong các cộng đồng người Việt tự do khắp thế giới, lá cờ vàng ba sọc đỏ còn tiếp tục “sinh sôi nẩy nở” khắp nơi trên những phần đất tự do của các quốc gia sở tại.

 

covang3a

Hôi Nghị Quốc Tế Bandung, Indonesia, 2015

 

             Cách dây vài năm, như một phép lạ diệu kỳ, tại hội nghị quốc tế Bandung ở Indonesia vào tháng 4-2015, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại hiên ngang sánh vai với các các lá quốc kỳ khác với tư cách là lá cờ của một quốc gia hội viên. Đây là một ngoại lệ vô tiền khoáng hậu! Trên nguyên tắc, một hội nghị quốc tế không bị ràng buộc phải trưng một lá cờ của một quốc gia không tồn tại về mặt pháp lý. Ấy vậy mà hội nghị Bandung đã làm một việc mà ngay cả những nguyên tắc ngoại giao quốc tế cũng khó mà giải thích.  Riêng ở Hoa Kỳ, đã có khoảng 14 tiểu bang, 7 quận hạt và 88 thành phố chính thức công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt tự do sinh sống nơi đây. Hằng năm, vào các dịp lễ lạt cổ truyền hay sinh hoạt cộng đồng, lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn phất phới tung bay như góp vui với mọi người. Nơi tôi ở—Little Saigon, Orange County—cứ mỗi độ 30 tháng Tư về là các đường phố chính rợp bóng cờ vàng, xen lẫn với lá cờ của nước sở tại. Mỗi buổi sáng trong mùa tháng Tư Đen, vừa lái xe ra khỏi cổng tôi đã thấy những lá cờ vàng tung bay bên lá cờ sao Hoa Kỳ. Tôi vừa vui vừa buồn khi nhìn những lá cờ thân yêu ấy. Hy vọng một ngày nào đó không xa, khi đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia tự do, dân chủ, toàn dân sẽ đồng lòng chọn lá cờ vàng truyền thống để làm biểu tượng cho tinh thần bất khuất ngàn năm của người Việt Nam.

          saigon xua 2                 Saigon_Old2

 

          THÀNH PHỐ KHÔNG CHỊU CHẾT! Thành phố Sài Gòn, cho dẫu trong hiện tại có phải “mang tên xác người”, cũng như lá cờ vàng ba sọc đỏ, là một “thành phố không chịu chết”. Bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng tên gọi Sài Gòn không bao giờ mất đi trên môi những người Việt xa xứ. Không những vậy mà ngay tại Sài Gòn, tên gọi này cũng không những không mai một đi mà còn tồn tại song song với cái tên xác người. Đối với người dân thành phố, người ta vẫn nói “mưa Sài Gòn, nắng Sài Gòn” chẳng hạn—nghe vừa thân mật lại vừa thơ mộng— chứ chẳng ai biết “nắng mưa thành phố hồ chí minh” là cái chi chi! Một buổi sáng thức dậy trong lòng thành phố, bạn có thể nghe tiếng người cười nói lao xao ngoài ngõ, tiếng xe cộ, tiếng kèn xe, mùi khói xe lẫn với mùi cà-phê và hủ tiếu. Và bạn bảo tất cả những âm thanh cùng những mùi khác nhau trộn lẫn lại đó là một cái gì rất đặc trưng của thành phố này, rất “Sài Gòn”; chứ chẳng có ma nào nói, tất cả những điều đó là một cái gì rất “thành phố hồ chí minh”! Loại ngôn ngữ khiên cưỡng đó tự nó đã sượng sùng, ngượng nghịu nên không bao giờ có dịp thoát ra khỏi đôi môi người nói. Thêm nữa, không biết bao nhiêu công ty, cửa tiệm, nhãn hiệu hàng hoá ngày nay vẫn còn ưu ái mang tên Sài Gòn trong thành phố (bị xui xẻo) mang tên “người… chết” này! Thành phố có thể đang tạm mất tên nhưng cái hồn Sài Gòn vẫn còn đó, trong từng con người đang thở mỗi ngày ở đó, chờ dịp thực sự hồi sinh.

 

TR_LittleSaigon3  

  exit saigon           san francisco

 

Ở hải ngoại, Sài Gòn không những không chết đi trong lòng những người dân Việt lưu vong mà còn thoát thai sống lại thành những Sài Gòn mới trên đất nước tự do xứ người. Đây là những “Little Saigon” đã mọc lên ở những nơi có đông người Việt cư ngụ. Những nơi có tên Little Saigon chính thức có thể kể đến là ở Westminster (California), San Jose (California), San Francisco (California), Sacramento (California), San Diego (California), Houston (Texas), Vancouver (Canada), v.v. Đó là chưa kể những khu Little Saigon mang tên chưa chính thức khắp nơi trên Hoa Kỳ và thế giới mà sinh hoạt thương mại, văn hoá, chính trị cũng rộn rịp không kém gì những Little Saigon chính thức. Những bảng tên đường tiếng Việt nhắc nhở đến Sài Gòn có thể tìm thấy ở Houston (Texas) hay Little Saigon (California), hay những bảng chỉ đường vào Little Saigon trên các xa lộ ở Californis đã đánh dấu sự “sinh sôi nẩy nở” của Sài Gòn không khác chi trường hợp của lá cờ vàng ba sọc đỏ. Sài Gòn không những không chết đi mà còn tiếp tục nở rộ ra như những bông hoa biểu hiện cho dân chủ, nhân quyền trên khắp các vùng đất tự do trên thế giới. Một mai không xa, những Sài Gòn nhỏ này sẽ sum vầy cùng Sài Gòn lớn, như những dòng sông hân hoan đổ về biển rộng, cùng hát bài “Hội trùng dương” trong ngày hội lớn của dân tộc. 

    thuyền nhân

 

      hà nội biểu tình        co-vang-San_Jose_Tet_parade,_2009

 

           VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHỊU CHẾT! Những người không chịu chết này là những người phải bỏ xứ ra đi vì không chấp nhận sống dưới một chế độ phi nhân, độc tài. Về chủ nghĩa cộng sản, rất nhiều danh nhân thế giới đã phát biểu những danh ngôn vô cùng sâu sắc, thấm thía. Tuy nhiên, không gì hay bằng nghe chính những người đã từng là cộng sản nói về nó. Một trong những người này là ông Boris Yeltsin, vị tổng thống đầu tiên của nước Nga hậu cộng sản (nhiệm kỳ 1991-1999). Ông Yeltsin đã từng là đảng viên Đảng Cộng Sản Nga trong 29 năm (1961-1990) và từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Xô-viết. Vào năm 1989, một trong những năm cuối cùng của Liên Bang Xô-viết, ông Yeltsin thực hiện một chuyến công du sang Hoa Kỳ. Trên danh nghĩa, lúc này ông vẫn còn là một người cộng sản. Trong chuyến công du, ông phát biểu như sau, do tạp chí The Independent của Anh tường thuật lại: “Let’s not talk about communism. Communism was just an idea, just pie in the sky”. (Xin tạm dịch: “Đừng nhắc đến chủ nghĩa cộng sản nữa. Chủ nghĩa cộng sản chỉ là một ý tưởng, chỉ là một cái bánh vẽ trên nền trời”). Những người trốn chạy cộng sản—hay trốn chạy “cái bánh vẽ” này—ở tất cả những nước đã từng bị hiểm hoạ này, kể cả ở Việt Nam, giờ đây đã trở thành những người không chịu chết. Nói như vậy là nói với một ý nghĩa có tính cách biểu tượng. 

Người viết muốn nhấn mạnh rằng đa số những người tị nạn cộng sản không bao giờ quên được vì sao họ đã trốn chạy. Khi đã an thân ở chốn tự do, họ không chịu chấp nhận một lối sống mòn, sống cho qua ngày đoạn tháng, cho hết kiếp lưu vong. Sống như vậy cũng không khác gì đã chết. Vì vậy, đa số vẫn hướng lòng về quê hương, vẫn xót xa khi thấy đồng bào trong nước bị đàn áp dưới chế độ của bạo quyền. Mỗi người trong họ vẫn làm một điều gì đó, bằng cách này hay cách khác, để góp phần vào công cuộc tranh đấu chung của dân tộc cho một ngày mai không còn hiểm hoạ cộng sản trên quê hương. Cũng cần phải thấy rằng những người “không chịu chết” này là những người “không sợ chết” khi họ đã liều mình ra khơi, nơi mạng sống chỉ như sợi chỉ mành treo chuông. Ngày nay, những người không chịu chết này không chỉ là bậc ông, cha, chú của thế hệ lưu vong đầu tiên mà còn là cả thế hệ thanh niên gốc Việt sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Thế hệ trẻ này không cam tâm, ích kỷ hưởng thụ cuộc sống tự do dân chủ mà mình đã may mắn có từ được lúc ra đời. Họ đã cùng đứng lên, sát cánh với cha ông đấu tranh cho tự do, dân chủ ở quê nhà bằng nhiều hình thức khác nhau. 

Ở Việt Nam, ngoài thiểu số được hưởng đặc quyền đặc lợi, sẵn sàng làm lơ trước đau khổ của đồng bào, hay thậm chí đàn áp, hành hung người dân vô tội, đa số người Việt Nam cũng là những người không chịu chết, không chịu thua trước cường quyền. Họ là những nhà dân chủ sẵn sàng hy sinh sự an toàn của bản thân và gia đình để cất lên tiếng nói phản đối những điều trái tai gai mắt do chế độ gây ra trong xã hội. Họ là những người dân oan bị tước đoạt nhà cửa, đất đai, dám chấp nhận cảnh lấy trứng chọi đá để bảo vệ tài sản mồ hôi nước mắt của mình. Họ là tất cả những người nghe tiếng gọi của dòng máu Lạc Hồng trong huyết quản, đặc biệt là thế hệ trẻ, dám đứng lên để cất tiếng đòi lại những phần đất nước máu thịt của tổ quốc đang bị bọn cầm quyền “hèn với giặc, ác với dân” nhượng bộ cho chủ nghĩa bành trướng Đại Hán từ mấy ngàn năm nay.

Bốn mươi lăm năm đã trôi qua, kể từ khi miền Nam lọt vào tay bạo quyền cộng sản. Đó là một thời gian dài đối với một đời người ngắn ngủi, nhưng lại chỉ như là một khoảnh khắc phù du trong lịch sử, nhất là lịch sử của một đất nước có gần năm ngàn năm văn hiến. Lá cờ không chịu chết—thành phố không chịu chết—những người không chịu chết, tất cả những thực thể không chịu chết đó chính là biểu hiện của một đất nước không chịu chết. Đất nước chúng ta như đang trải qua một căn bệnh ngặt nghèo. Nhất định đất nước sẽ hồi phục một ngày không xa. Với niềm tin vào lịch sử, vào thực tế và vào tinh thần bất khuất của mỗi người dân Việt, chúng ta có quyền chờ đón một ngày đất Việt sẽ lại được thái bình thịnh trị như xưa.


Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thế là thiên hạ thoát khỏi cơn đại dịch, tuy nhiên nhiều người vẫn còn sệt, một số giới chức và bọn truyền thông quen lối bé xé ra to và hù dọa cứ tung tin linh tinh. Tất nhiên cũng có những trường hợp tái nhiễm virut nhưng không có gì nghiêm trọng. Dịch đã trở thành bình thường như những loại cúm theo mùa...
Chị Bông vào diễn đàn Cô Gái Việt đọc bài thơ của chị Hoài Mộng mà ngậm ngùi với những lời thơ thương nhớ người chồng đã khuất mấy năm nay, không có anh cùng uống trà mỗi buổi sớm mai, không có anh cùng đi chùa những ngày rằm ngày lễ lớn, v.v. Trong diễn đàn còn có chị Hiền Thảo vừa mới mất chồng chưa tròn năm...
Mùa này trời tối nhanh, Tết sắp đến, trên con đường làng vắng vẻ, hai bên là những mái tranh nghèo xơ xác, thấp thoáng vài ngọn đèn dầu tù mù, nhìn xa như những đốm ma trơi thoắt ẩn hiện sau những hàng rào tre, càng làm tăng cái vẻ đìu hiu, quạnh quẽ. Ở đây, người dân lo ăn cơm cho nhanh trước khi mặt trời đi ngủ để còn thấy đường dọn dẹp và rửa chén; hơn nữa là để tiết kiệm nhiên liệu vì tiêu chuẩn mỗi gia đình một tháng, chỉ mua được 1 lít dầu hôi thắp đèn...
Điều đáng nể phục và cũng đáng yêu quý là, sau trận cháy rừng năm 2019/2020, vùng thác Fitzroy tiêu điều tàn tạ – nhưng chỉ trong vòng 1 tuần sau đám cháy, trên cây khuynh diệp cổ thụ này đã có những chồi lá thật tươi non, đầy sức sống lại ngông nghênh nhô ra từ lớp vỏ cây xù xì đã cháy xém…
Hầu như người Việt nào cũng biết câu, “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Tuổi thọ ngày xưa thật đúng là khó có người sống qua bảy mươi tuổi vì điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc y tế còn hạn chế, là chưa nói tới tâm lý người lớn tuổi được sống vui với con cháu, xóm làng, hay tuổi già neo đơn vì hoàn cảnh cũng tác động nhiều đến tuổi thọ. Ngày xưa, người sáu mươi tuổi đã được con cháu mừng thọ dịp sinh nhật thứ sáu mươi. Ai tới bảy mươi là con cháu mừng ông (bà) đại thọ. Hiếm hoi có người sống tới tám mươi thì con cháu mừng thượng thọ. Qua tám mươi cũng có nhưng rất hiếm vì bảy mươi đã được coi là hiếm hoi - cổ lai hy. Nhưng nay đời sống sung túc hơn, hiện đại hơn, và y học tiến bộ hơn nên những lão ông, lão bà bảy mươi bây giờ còn khoẻ re vì họ còn có thể vui chơi, du lịch, tham gia sinh hoạt xã hội, cộng đồng… bệnh tật của họ có bác sĩ chăm sóc với y khoa hiện đại. Đời sống tinh thần vui hay không cũng tùy người, tùy suy nghĩ cá nhân vì người thấy nhà vắng con cháu thì buồn, tr
Hè năm ấy tôi dấn thân vào một việc mà kể từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng làm. Dĩ nhiên là không có tý kinh nghiệm nào và vô cùng mạo hiểm. Nhưng người xưa có câu “đói thì đầu gối cũng phải bò”. Thôi kệ phải liều, biết đâu “không thành công, cũng thành nhân”. Sống là trải nghiệm mà...
Mỗi lần đi mua quà cho ai đó, kể cả quà Giáng Sinh, tôi thường bị tẩu hoả nhập ma, có khi đi cả buổi chẳng mua được gì. Chọn quà tân gia càng khó hơn, tôi đi hết tiệm này qua tiệm khác, suy nghĩ về “gia chủ” để đoán xem họ thích quà loại nào, cuối cùng tôi cũng phải chọn một món khi trời đã quá trưa...
Có nhiều lý do để tôi không thích và thường tránh né khi phải lái xe vào khu trung tâm thành phố. Một trong lý do chính là hầu hết các con đường trong trung tâm thành phố trên toàn nước Mỹ đều là đường một chiều...
Có một Ông Già Noel như thế, mang họ Nguyễn trên đất nước Hoa Kỳ này. Không rõ tôi gọi như thế có bị xem là sai phạm luật đạo gì không, vì tôi không phải tín đồ Công Giáo, nên những so sánh văn chương có thể không thích nghi với luật đạo. Nhưng, nếu gọi Ông Già Noel là người mang những món quà yêu thương tới cho những người tội nghiệp trên trần gian này, thì ông cụ họ Nguyễn đó còn mệt nhọc hơn nữa, vì trong hơn hai thập niên, ngày nào cũng là ngày để ông tặng quà yêu thương, nghĩa là, ngày nào ông cũng thấy là ngày Lễ Giáng Sinh và ông hóa thân ra thành 365 Ông Già Noel để bận rộn trọn năm (Đúng ra, nên trừ các ngày cuối tuần mới chính xác, nhưng như thế là chẳng văn chương gì cả).
Mùa Đông năm 1975 gia đình tôi dự Lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ rất rõ đêm Giáng Sinh đó, hình ảnh đó cho đến ngày hôm nay, gần 50 năm sau vẫn hiện ra rõ rệt...
Năm 1954 và 2024 là hai năm đánh dấu 70 năm ngày đất nước chia đôi, dòng sông Bến Hải đã làm biên giới giữa hai miền. Miền Bắc thuộc về Cộng Sản, miền Nam là vùng Quốc Gia tự do...
Ông già đi vào phòng ngủ. Hai cái gối ở đầu giường ngểnh cổ nhìn ông. Ông nheo mắt nhìn lại chúng nó. Hình như cái gối của ông còn nhoẻn miệng cười. Còn cái gối của vợ ông thì nheo một con mắt, cái kiểu đá lông nheo của cô gái nghịch ngợm. Ông khẽ lắc đầu. Và ông nhắm chặt hai mắt. Loay hoay một hồi, ông ra phòng khách, nhìn trước nhìn sau. Cái ti vi dán vào vách tường nhìn ông dò hỏi. Ban nãy ông đã tắt tiếng, chỉ để hình nên ông không hiểu nó muốn nói gì.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.