Hôm nay,  

Những Người Không Chịu Chết

17/04/202015:27:00(Xem: 4003)

 

 

blank

 

Kỷ niệm Quốc Hận 30 tháng Tư, 2020

 

Bài viết này lấy cảm hứng từ tựa đề của một tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam Cộng Hoà. Đó là tựa đề “Những người không chịu chết” (1972), một trong những vở kịch nổi tiếng của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan. Lúc vở kịch ra đời, tôi hãy còn nhỏ lắm, nhưng cũng phần nào đủ trí khôn để thưởng thức vở kịch này. Tôi được đọc vở kịch trước rồi sau mới xem kịch trên truyền hình. Đã mấy mươi năm rồi nên bây giờ tôi chỉ còn nhớ lờ mờ rằng vở kịch đó nói về một nhóm tượng người mẫu, cứ đêm đêm đêm lại trở thành người, sống, ăn nói và sinh hoạt như bao con người bình thường khác, với đầy đủ tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, thất tình lục dục. Bài viết này mượn cảm hứng đó để nói về—không hẳn chỉ là những con người—mà còn là những thực thể khác, cũng không hề chịu chết, qua dòng lịch sử nghiệt ngã của nước Việt, tính từ ngày 30 tháng Tư năm 1975.

 

cờ long tinh      cờ quẻ ly

                 cờ vàng ba sọc đỏ             CỜ VÀNG

 

          LÁ CỜ KHÔNG CHỊU CHẾT! Đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ tượng trưng cho tinh thần dân chủ và tự do của mọi người Việt khao khát một cuộc sống an lành, hạnh phúc, xứng đáng với nhân phẩm. Lá cờ này không nhất thiết đại diện cho một chế độ hay một chính phủ nhất thời mà là một sự tiếp nối truyền thống lâu đời của một dân tộc hào hùng. Nền vàng của lá cờ bắt nguồn từ cả ngàn năm trước, thuở Hai Bà Trưng quyết đánh đuổi quân Hán xâm lược, “đầu voi phất ngọn cờ vàng”. Một số vì vua sau đó cũng dùng cờ vàng để làm biểu hiệu cho quốc gia. Lá cờ vàng được thêm thắt, sửa đổi về sau để thành cờ Long Tinh (triều Nguyễn 1920-1945), cờ quẻ ly (chính phủ Trần Trọng Kim) và cuối cùng là cờ quẻ càn, hay lá cờ vàng ba sọc đỏ mà chúng ta có ngày nay, được dùng trong thời kỳ Quốc Gia Việt Nam (1949-1955) và Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975). Xem như thế đủ hiểu rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của một dân tộc, thấm đẫm hồn thiêng của tổ quốc từ đời này qua đời khác. Ngày 30 tháng Tư năm 1975, lúc cả trăm ngàn người miền Nam bỏ chạy ra khỏi nước để trốn tránh một chế độ độc tài sắp áp đặt xuống phần đất phương nam, lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng cùng mọi người đi tìm tự do. Lúc ấy, lá cờ vàng như vị thần hộ mệnh, đi theo đoàn người viễn xứ để bảo bọc, che chở họ, đồng thời giữ vững, hâm nóng ngọn lửa tự do dân chủ trong lòng họ. Trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay, chưa có lá cờ dân tộc nào tồn tại dai dẳng và kiêu hùng nơi xứ người như lá cờ vàng ba sọc đỏ, tính đến nay đã hơn bốn mươi năm trời, và còn biết bao nhiêu năm tháng trước mặt nữa. Không những sống vững, sống mạnh trong các cộng đồng người Việt tự do khắp thế giới, lá cờ vàng ba sọc đỏ còn tiếp tục “sinh sôi nẩy nở” khắp nơi trên những phần đất tự do của các quốc gia sở tại.

 

covang3a

Hôi Nghị Quốc Tế Bandung, Indonesia, 2015

 

             Cách dây vài năm, như một phép lạ diệu kỳ, tại hội nghị quốc tế Bandung ở Indonesia vào tháng 4-2015, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại hiên ngang sánh vai với các các lá quốc kỳ khác với tư cách là lá cờ của một quốc gia hội viên. Đây là một ngoại lệ vô tiền khoáng hậu! Trên nguyên tắc, một hội nghị quốc tế không bị ràng buộc phải trưng một lá cờ của một quốc gia không tồn tại về mặt pháp lý. Ấy vậy mà hội nghị Bandung đã làm một việc mà ngay cả những nguyên tắc ngoại giao quốc tế cũng khó mà giải thích.  Riêng ở Hoa Kỳ, đã có khoảng 14 tiểu bang, 7 quận hạt và 88 thành phố chính thức công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt tự do sinh sống nơi đây. Hằng năm, vào các dịp lễ lạt cổ truyền hay sinh hoạt cộng đồng, lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn phất phới tung bay như góp vui với mọi người. Nơi tôi ở—Little Saigon, Orange County—cứ mỗi độ 30 tháng Tư về là các đường phố chính rợp bóng cờ vàng, xen lẫn với lá cờ của nước sở tại. Mỗi buổi sáng trong mùa tháng Tư Đen, vừa lái xe ra khỏi cổng tôi đã thấy những lá cờ vàng tung bay bên lá cờ sao Hoa Kỳ. Tôi vừa vui vừa buồn khi nhìn những lá cờ thân yêu ấy. Hy vọng một ngày nào đó không xa, khi đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia tự do, dân chủ, toàn dân sẽ đồng lòng chọn lá cờ vàng truyền thống để làm biểu tượng cho tinh thần bất khuất ngàn năm của người Việt Nam.

          saigon xua 2                 Saigon_Old2

 

          THÀNH PHỐ KHÔNG CHỊU CHẾT! Thành phố Sài Gòn, cho dẫu trong hiện tại có phải “mang tên xác người”, cũng như lá cờ vàng ba sọc đỏ, là một “thành phố không chịu chết”. Bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng tên gọi Sài Gòn không bao giờ mất đi trên môi những người Việt xa xứ. Không những vậy mà ngay tại Sài Gòn, tên gọi này cũng không những không mai một đi mà còn tồn tại song song với cái tên xác người. Đối với người dân thành phố, người ta vẫn nói “mưa Sài Gòn, nắng Sài Gòn” chẳng hạn—nghe vừa thân mật lại vừa thơ mộng— chứ chẳng ai biết “nắng mưa thành phố hồ chí minh” là cái chi chi! Một buổi sáng thức dậy trong lòng thành phố, bạn có thể nghe tiếng người cười nói lao xao ngoài ngõ, tiếng xe cộ, tiếng kèn xe, mùi khói xe lẫn với mùi cà-phê và hủ tiếu. Và bạn bảo tất cả những âm thanh cùng những mùi khác nhau trộn lẫn lại đó là một cái gì rất đặc trưng của thành phố này, rất “Sài Gòn”; chứ chẳng có ma nào nói, tất cả những điều đó là một cái gì rất “thành phố hồ chí minh”! Loại ngôn ngữ khiên cưỡng đó tự nó đã sượng sùng, ngượng nghịu nên không bao giờ có dịp thoát ra khỏi đôi môi người nói. Thêm nữa, không biết bao nhiêu công ty, cửa tiệm, nhãn hiệu hàng hoá ngày nay vẫn còn ưu ái mang tên Sài Gòn trong thành phố (bị xui xẻo) mang tên “người… chết” này! Thành phố có thể đang tạm mất tên nhưng cái hồn Sài Gòn vẫn còn đó, trong từng con người đang thở mỗi ngày ở đó, chờ dịp thực sự hồi sinh.

 

TR_LittleSaigon3  

  exit saigon           san francisco

 

Ở hải ngoại, Sài Gòn không những không chết đi trong lòng những người dân Việt lưu vong mà còn thoát thai sống lại thành những Sài Gòn mới trên đất nước tự do xứ người. Đây là những “Little Saigon” đã mọc lên ở những nơi có đông người Việt cư ngụ. Những nơi có tên Little Saigon chính thức có thể kể đến là ở Westminster (California), San Jose (California), San Francisco (California), Sacramento (California), San Diego (California), Houston (Texas), Vancouver (Canada), v.v. Đó là chưa kể những khu Little Saigon mang tên chưa chính thức khắp nơi trên Hoa Kỳ và thế giới mà sinh hoạt thương mại, văn hoá, chính trị cũng rộn rịp không kém gì những Little Saigon chính thức. Những bảng tên đường tiếng Việt nhắc nhở đến Sài Gòn có thể tìm thấy ở Houston (Texas) hay Little Saigon (California), hay những bảng chỉ đường vào Little Saigon trên các xa lộ ở Californis đã đánh dấu sự “sinh sôi nẩy nở” của Sài Gòn không khác chi trường hợp của lá cờ vàng ba sọc đỏ. Sài Gòn không những không chết đi mà còn tiếp tục nở rộ ra như những bông hoa biểu hiện cho dân chủ, nhân quyền trên khắp các vùng đất tự do trên thế giới. Một mai không xa, những Sài Gòn nhỏ này sẽ sum vầy cùng Sài Gòn lớn, như những dòng sông hân hoan đổ về biển rộng, cùng hát bài “Hội trùng dương” trong ngày hội lớn của dân tộc. 

    thuyền nhân

 

      hà nội biểu tình        co-vang-San_Jose_Tet_parade,_2009

 

           VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHỊU CHẾT! Những người không chịu chết này là những người phải bỏ xứ ra đi vì không chấp nhận sống dưới một chế độ phi nhân, độc tài. Về chủ nghĩa cộng sản, rất nhiều danh nhân thế giới đã phát biểu những danh ngôn vô cùng sâu sắc, thấm thía. Tuy nhiên, không gì hay bằng nghe chính những người đã từng là cộng sản nói về nó. Một trong những người này là ông Boris Yeltsin, vị tổng thống đầu tiên của nước Nga hậu cộng sản (nhiệm kỳ 1991-1999). Ông Yeltsin đã từng là đảng viên Đảng Cộng Sản Nga trong 29 năm (1961-1990) và từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Xô-viết. Vào năm 1989, một trong những năm cuối cùng của Liên Bang Xô-viết, ông Yeltsin thực hiện một chuyến công du sang Hoa Kỳ. Trên danh nghĩa, lúc này ông vẫn còn là một người cộng sản. Trong chuyến công du, ông phát biểu như sau, do tạp chí The Independent của Anh tường thuật lại: “Let’s not talk about communism. Communism was just an idea, just pie in the sky”. (Xin tạm dịch: “Đừng nhắc đến chủ nghĩa cộng sản nữa. Chủ nghĩa cộng sản chỉ là một ý tưởng, chỉ là một cái bánh vẽ trên nền trời”). Những người trốn chạy cộng sản—hay trốn chạy “cái bánh vẽ” này—ở tất cả những nước đã từng bị hiểm hoạ này, kể cả ở Việt Nam, giờ đây đã trở thành những người không chịu chết. Nói như vậy là nói với một ý nghĩa có tính cách biểu tượng. 

Người viết muốn nhấn mạnh rằng đa số những người tị nạn cộng sản không bao giờ quên được vì sao họ đã trốn chạy. Khi đã an thân ở chốn tự do, họ không chịu chấp nhận một lối sống mòn, sống cho qua ngày đoạn tháng, cho hết kiếp lưu vong. Sống như vậy cũng không khác gì đã chết. Vì vậy, đa số vẫn hướng lòng về quê hương, vẫn xót xa khi thấy đồng bào trong nước bị đàn áp dưới chế độ của bạo quyền. Mỗi người trong họ vẫn làm một điều gì đó, bằng cách này hay cách khác, để góp phần vào công cuộc tranh đấu chung của dân tộc cho một ngày mai không còn hiểm hoạ cộng sản trên quê hương. Cũng cần phải thấy rằng những người “không chịu chết” này là những người “không sợ chết” khi họ đã liều mình ra khơi, nơi mạng sống chỉ như sợi chỉ mành treo chuông. Ngày nay, những người không chịu chết này không chỉ là bậc ông, cha, chú của thế hệ lưu vong đầu tiên mà còn là cả thế hệ thanh niên gốc Việt sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Thế hệ trẻ này không cam tâm, ích kỷ hưởng thụ cuộc sống tự do dân chủ mà mình đã may mắn có từ được lúc ra đời. Họ đã cùng đứng lên, sát cánh với cha ông đấu tranh cho tự do, dân chủ ở quê nhà bằng nhiều hình thức khác nhau. 

Ở Việt Nam, ngoài thiểu số được hưởng đặc quyền đặc lợi, sẵn sàng làm lơ trước đau khổ của đồng bào, hay thậm chí đàn áp, hành hung người dân vô tội, đa số người Việt Nam cũng là những người không chịu chết, không chịu thua trước cường quyền. Họ là những nhà dân chủ sẵn sàng hy sinh sự an toàn của bản thân và gia đình để cất lên tiếng nói phản đối những điều trái tai gai mắt do chế độ gây ra trong xã hội. Họ là những người dân oan bị tước đoạt nhà cửa, đất đai, dám chấp nhận cảnh lấy trứng chọi đá để bảo vệ tài sản mồ hôi nước mắt của mình. Họ là tất cả những người nghe tiếng gọi của dòng máu Lạc Hồng trong huyết quản, đặc biệt là thế hệ trẻ, dám đứng lên để cất tiếng đòi lại những phần đất nước máu thịt của tổ quốc đang bị bọn cầm quyền “hèn với giặc, ác với dân” nhượng bộ cho chủ nghĩa bành trướng Đại Hán từ mấy ngàn năm nay.

Bốn mươi lăm năm đã trôi qua, kể từ khi miền Nam lọt vào tay bạo quyền cộng sản. Đó là một thời gian dài đối với một đời người ngắn ngủi, nhưng lại chỉ như là một khoảnh khắc phù du trong lịch sử, nhất là lịch sử của một đất nước có gần năm ngàn năm văn hiến. Lá cờ không chịu chết—thành phố không chịu chết—những người không chịu chết, tất cả những thực thể không chịu chết đó chính là biểu hiện của một đất nước không chịu chết. Đất nước chúng ta như đang trải qua một căn bệnh ngặt nghèo. Nhất định đất nước sẽ hồi phục một ngày không xa. Với niềm tin vào lịch sử, vào thực tế và vào tinh thần bất khuất của mỗi người dân Việt, chúng ta có quyền chờ đón một ngày đất Việt sẽ lại được thái bình thịnh trị như xưa.


Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.
Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình...
Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.
Chị Bông gọt sát vỏ bưởi vỏ chanh, nấu nước lấy tinh dầu gội đầu. Xem mấy Youtube và bạn bè chỉ dẫn chị Bông đã từng làm theo, từ dễ cho đến khó: nào gội đầu bằng baby shampoo ít hóa chất để bảo vệ da đầu trẻ em thì cũng tốt cho da đầu người lớn, nào hạn chế nhuộm tóc, hạn chế gội đầu xấy tóc thường xuyên, nào massage đầu với dầu ô liu, nào massage đầu với dầu dừa rồi quấn khăn lại ủ tóc 15 phút, công phu và khó chịu như thế chị Bông cũng kiên nhẫn làm đến hết chai dầu ô liu xong hết cả hũ dầu dừa organic cũng chẳng thấy kết quả gì mà hình như tóc càng rụng thêm...
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ...
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người. Nhớ ngày xưa còn bé, như muôn vạn đứa trẻ khác trên đời này, gã cũng mong chờ, nao nức tết để được lì xì, được mặc áo mới, được đi chơi thoải mái mà không bị la, được nghỉ học và không phải học bài…
Gần nửa thế kỷ rồi, mà giờ đây, nhắc tên Nguyên, trong trí nàng hiện lên hình ảnh nhà Hường, êm đềm, thân thiết. Lệ thường, khi nàng đến, Hường lôi tuồn tuột nàng vào phòng học. Ngang qua phòng khách, “giang sơn” của bạn bè anh Hưng, nàng liến thoắng chào hỏi các anh...
Ông bóc tờ lịch cuối cùng của năm 2023. Giao thừa bước vào 2024 đã qua năm phút, ông hồi hộp chờ chuông điện thoại reo. Từ năm Canh Thìn 2000 đến nay Giáp Thìn 2024, đã hai mươi bốn năm, mỗi năm ông đều nhận được hai cuộc điện đàm từ Paris vào giao thừa tây lịch và giao thừa âm lịch...
Tôi may mắn hơn nhiều người Việt sống bên ngoài Việt nam là được sống trong một thành phố không cần biết tiếng Anh vì mọi dịch vụ đều có người Việt phục vụ đồng hương. Dịch vụ mới nhất tôi nghe được trong chiều ba mươi từ người bạn bị mất việc hôm tháng trước, anh giao hết cho dịch vụ trương bảng nhận khai thuế nhưng có làm thêm dịch vụ xin tiền thất nghiệp, nghĩa là lo khâu xin việc mỗi tuần ở những hãng xưởng khác nhau theo yêu cầu của Sở thất nghiệp TWC để được hưởng tiền thất nghiệp hàng tuần nhưng bảo đảm không ai gọi đi làm đâu mà sợ. Tiền thất nghiệp cứ chuyển vào tài khoản nhà băng người thất nghiệp mỗi tuần, không phải lo gì hết ngoài việc trả cho dịch vụ vài chục bạc. Nghe xong không biết nên vui hay buồn với cộng đồng mình vào một chiều cuối năm ở hải ngoại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.