Hôm nay,  

Chuyện Thương Tâm Thời Đại Dịch

03/04/202000:00:00(Xem: 4099)
CHUYEN THUONG TAM THOI DAI DICH 02 
Trong lúc đại dịch vi khuẩn corona đang lây lan khắp 50 tiểu bang của nước Mỹ, các chuyên viên chăm sóc sức khỏe được điều động để điều trị cho các bệnh nhân đang đau khổ vì bị lây nhiễm vi khuẩn corona, và nhiều chuyên viên y tế đang làm việc mà không có đủ nhu yếu phẩm và dụng cụ.

Hiện giờ, một số người đang chia sẻ những gì xảy ra bên trong bệnh viện của họ khi họ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Một số bị choáng ngợp, theo họ nói với CNN, và những người khác thì sợ hãi. Trái tim họ tan vỡ vì bệnh nhân và gia đình của bệnh nhân của họ.

Những câu chuyện thương tâm của thời đại dịch corona được các chuyên viên y tế làm việc trong các bệnh viện kể cho ký giả Dakin Andone của CNN như sau.
 
Thật đau lòng
 
Một y tá trong Phòng Chăm Sóc Đặt Biệt (ICU) làm việc tại Bệnh Viện của Đại Học Chicago nói với CNN rằng cô sợ hãi khi nghĩ đến một tuần nữa không biết ICU sẽ ra sao, khi nghe người đứng đầu Cơ Quan Phục Vụ Y Tế Công Cộng Hoa Kỳ nói rằng Chicago là một trong những điểm nóng đại dịch corona đang bùng lên tại Hoa Kỳ.

“Số bệnh nhân Covid mà chúng tôi nhận gia tăng nhanh mỗi ngày và tất cả chúng tôi đều lo lắng điều gì sẽ xảy ra khi nó ngày càng tồi tệ hơn,” theo cô y tá không muốn nêu danh này cho biết.

Và cô ấy không phải là người duy nhất lo sợ, theo cô.

“Khi tôi làm việc trong đơn vị Covid, một số y tá đã không muốn ăn hay uống cả 12 giờ đồng hồ bởi vì họ sợ phải tháo ra và mặc vào dụng cụ bảo vệ cá nhân PPE,” cô đã kể lại như thế.

Cô thuật lại rằng rất là khó chịu để nhìn thấy sự tổn thất mà vi khuẩn corona gây ra cho những gia đình không thể thăm người thân đang nằm trong bệnh viện.

“Thật là đau lòng cho những gia đình của các bệnh nhân này phải nằm ở nhà trong lúc người thân của họ chống chọi với tử thần,” cô kể với CNN. “Nó làm cho tôi rơi nước mắt nhiều lần khi cập nhật cho gia đình qua điện thoại và nghe sự thất vọng của họ chỉ hy vọng cho người thân trong gia đình bắt đầu đỡ hơn.”
 
Khóc ròng trên đường lái xe về nhà

Trong một bài phổ biến trên mạng xã hội hôm Thứ Tư tuần trước, một y tá tại bệnh viện Long Island ở New York đã chia xẻ cảm giác của cô trên mạng xã hội, rằng, “Tôi đã không ngủ được bởi vì tâm trí tôi không lắng xuống.”

Cô y tá này, làm việc trong khu vực phân chi Covid-19, kể rằng đêm trước là đêm “tồi tệ nhất mà tôi đã từng chứng kiến từ trước tới đó.”

Các bệnh nhân vô ào ào, bà kể, ho và đồ mồ hôi, với một số người lên cơn sốt và “nỗi sợ hãi hiện ra trong đôi mắt của họ.” Người y tá này viết rằng bà khóc trong nhà vệ sinh trong lúc nghỉ ngơi, lột dụng cụ bảo vệ cá nhân ra để lại vết lõm trên mặt bà.

“Tôi khóc cho đồng nghiệp của tôi, bởi vì chúng tôi biết nó sẽ trở nên tồi tệ như vậy và tôi đã có cảm giác như điều đó không thể nào và chúng tôi đã sẵn sàng trong từng khoảnh khắc,” bà nói thế. “Tôi khóc những bậc cha mẹ, con cái, anh chị em, người phối ngẫu không thể ở bên cạnh người thân của mình là những người có thể đang hấp hối nhưng không thể có người đến thăm bởi vì không ai được phép đến thăm.”

“Tôi xin bạn hãy ở nhà,” bà viết tiếp. “Làm ơn. Tôi không thể ở nhà và nếu bạn không nghe lời thì bị kịch này sẽ không dứt. Nó giống như một cuốn phim nhưng nó là đời thật và tôi không thể tin nó là thật.”
 
‘Tôi có thể là người họ nhìn thấy sau cùng’
 
Bác Sĩ Cory Deburghgraeve, bác sĩ gây mê tại Đại Học Illinois tại Chicago, kể rằng ông làm việc 94 giờ trong tuần rồi. Ông là “bác sĩ gây mê đường khí quản” được cắt đặt giúp các bệnh nhân vi khuẩn corona thở bằng ống trong thủ tục gọi là luồn ống vào khí quản.

Deburghgraeve chia xẻ một video với CNN về việc ông ấy tặng dụng cụ bảo vệ cá nhân của mình, đeo găng tay, áo choàng bảo hộ, khẩu trang và rồi một mặt nạ khác trông như mũ bảo hiểm không gian.

Thủ tục luồn ống vào khí quản, theo ông kể, được xem là thủ tục có nguy cơ cao “bởi vì chúng tôi ở rất gần với miệng của bệnh nhân trong lúc đặt ống và họ thường ho ra chất bài tiết mà phóng vi khuẩn vào không khí chúng tôi thở.” Ông nói rằng bệnh nhân của ông có độ tuổi 30, 40, và 50. Cho nên ông cảnh báo dịch corona không phải chỉ ảnh hưởng tới người già mà còn người trẻ nữa.

"Điều rất tàn khốc đối với tôi là một số người mà chúng tôi biết sẽ không sống sót," ông nói, "và vì họ không được phép có người đến thăm, tôi có thể là khuôn mặt cuối cùng họ nhìn thấy và giọng nói mà họ nghe khi tôi gây mê cho họ ngủ (gây mê toàn thân) trước khi được thở máy. Vì vậy, cho dù bận rộn… Tôi cũng cố gắng bày tỏ thêm sự cảm thông, thêm cảm xúc, cố nắm tay họ và giữ mối quan hệ con người mà tôi có thể làm, dù sự thật là tôi lúc đó đang trông giống người mặc y phục không gian.”
 
‘Ở đâu cũng có bệnh nhân’
 
Một phụ tác bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu tại Quận Queens của New York, kể cho CNN rằng có một tâm lý chung cho mọi người khi nói đến dụng cụ bảo vệ cá nhân tại bệnh viện.

“Bạn thấy nhiều người ở ngoài đường có mặt nạ và trong khi đó các bệnh viện đều hết mặt nạ," vì phụ tá bác sĩ cho biết, người mà CNN không nêu tên vì họ sợ những hậu quả khi nói với truyền thông.

Người phụ tá bác sĩ mô tả một phòng cấp cứu đông người gấp đôi như một phòng chăm sóc đặc biệt ICU vì số lượng lớn bệnh nhân cần được đặt nội khí quản. Ghế và cáng đang được đưa vào để bù đắp cho dòng bệnh nhân.

"Bệnh nhân ở khắp mọi nơi," người phụ tá bác sĩ này nói thế.
 
‘Mọi thứ đều không ổn’
 
Tại Bệnh Viện Elmhurst ở New York, các nhân viên chăm sóc sức khỏe đang sống trong “trạng thái hoang tưởng liên tục,” theo một người được xác nhận là y tá ở đó nhưng không muốn nêu tên cho biết.

“Chúng tôi không biết chúng tôi có bị lây vi khuẩn hay không,” theo người này kể, “và chúng tôi rất sợ lây bệnh cho người khác.”

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng tại bệnh viện ở Queens trong vòng 24 giờ, theo thông báo hôm Thứ Tư tuần trước từ Ty Y Tế Thành Phố New York và Bệnh Vệnh Elmhurst. Bệnh viện này nằm ở “trung tâm của cuộc khủng hoảng,” theo thông báo cho hay, và nhân viên ở đây sẽ tổn hại nhiều hơn.

“Những nhà lãnh đạo từ các văn phòng khác nhau từ Tổng Thống đến người đứng đầu của Y Tế và Bệnh Viện đều nói rằng, ‘Chúng ta sẽ ổn thôi, mọi thứ sẽ ổn.’ Và từ quan điểm của chúng tôi, mọi thứ không ổn,” theo Bác Sĩ Colleen Smith, bác sĩ tại phòng cấp cứu của Bệnh Viện Elmhurst, nói với báo The New York Times trong một video.

Bác Sĩ Smith chia sẻ cảnh quay từ bên trong bệnh viện, những giường bệnh và phòng mà bà nói đã đầy bệnh nhân vi khuẩn corona. Bên ngoài tòa nhà, xe tải được dung để chứa thi thể của bệnh nhân đã chết.

“Tôi không có hỗ trợ mà tôi cần, và ngay cả vật liệu mà tôi cần để chăm sóc cho các bệnh nhân của tôi,” BS Smith nói tiếp. “Và đây là nước Mỹ và chúng ta đúng ra là quốc gia đi đầu thế giới.”
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong lúc mọi chuyện tưởng đang tốt đẹp thì chúng tôi bỗng nhận được một cái tin đáng sợ. Đó là vụ anh Kha được thăm nuôi hai lần trong một ngày bị phát giác. Số là anh Kha được người nhà của linh mục Hương đến thăm vào buổi sáng. Vì quà thăm khá lớn nên cán bộ khám đường lưu ý nhớ kỹ...
Hồi tôi học lớp bảy, trường có phong trào làm báo tường mừng Xuân. Vì lớp không có ban Báo Chí nên tên lớp trưởng kiêm hết mọi chuyện, kêu gọi, gom bài. Hắn gặp tôi tại sân trường cuối giờ hôm đó...
Tin Ngọc Hoài Phương ra đi không bao giờ trở lại đã nhắc tôi nhớ lại những tháng năm hai đứa làm báo với nhau tại Sàigòn trước 1975. Thuở ấy trên khúc đường Gia Long, giữa Nguyễn An Ninh và Ngã Sáu Sài Gòn, có ba Tòa soạn báo Thời Luận, báo Tiếng Chuông và báo Dân Chủ có mặt từ thời Đệ I Việt Nam Cộng Hòa...
Cuối tháng 2 năm nay, 2023, chỉ trong vòng hai ngày, tôi đã mất đi hai người bạn cùng sinh năm 1941: Nguyễn Ngọc Kiểm, bút danh Ngọc Hoài Phương, & Bùi Hồng Sĩ...
Đất trời vào xuân, Hoa Châu mở hội chợ phù hoa. Người trong thiên hạ dập dìu trẩy hội, thôi thì khỏi phải nói, nam thanh nữ tú vờn nhau liếc mắt đưa tình, áo quần phới phới sắc xuân, những cụ ông cụ bà cũng móm mén cười hoan hỷ, đàn em thơ như những con sơn ca tíu tít vào đời...Thành Ất Lăng năm nào cũng thế, cứ mỗi độ xuân về là rực rỡ cờ giăng phướn thượng, đèn hoa khắp chốn, năm nay hội chợ có cả trăm gian hàng rộn ràng tấp nập, nào là hô lô tô, bầu cua cá cọp, thảy vòng, ném banh… nhiều nhất vẫn là những gian hàng giới thiệu sản phẩm của giới doanh gia nghiệp chủ, mặc dù không nói ra nhưng ai ai cũng cảm nhận được quyền lực chi phối của bọn họ, thật tình mà nói, cũng nhờ sự tài trợ của họ mới có thể tổ chức được hội chợ xuân...
Chị Bông hấp tấp lái xe đến văn phòng bác sĩ. Cái hẹn 4 giờ chiều nay vậy mà 4 giờ chị mới nhớ ra. Từ nhà đến phòng khám cũng mất 20 phút. Cũng may chị sẽ đi trên những con đường nhỏ vắng xe trước khi ra tới đường lớn để đến phòng bác sĩ nên chị Bông có thể chạy nhanh theo ý muốn. Chị Bông đang chạy tốc độ nhanh trên con đường Carter hai bên là khu apartment thì bỗng đâu một con chó con từ bên này đường phóng qua bên kia đường khi chiếc xe của chị vừa đến gần, chị tức tốc thắng lại ngay, chiếc xe đang đà nhanh bị đột ngột dừng lại làm chị Bông như muốn tung người ra khỏi dây seatbelt. Thế mà dường như vẫn không kịp...
Nhưng đến khi chiến cuộc miền Nam trở nên sôi động thì hai bên mất hẳn liên lạc. Vào năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, ông Đ. hành đạo ở xứ đạo Phước Tỉnh, một xã đánh cá rất giàu có ở Bà Rịa...
Ô! Đây không phải là Chuyện Ba Người của nhạc sĩ Quốc Dũng. Chuyện ba người của nhạc sĩ có những khúc mắc khó gỡ, có những tình huống khó xử. Hai người vui biết bao nhiêu/ Một người lặng lẽ buồn thiu đứng nhìn...
Đơn Dương, một quận nhỏ thuộc tỉnh Tuyên Đức, cách thành phố Đà Lạt khoảng 30 cây số, ở độ cao 1000 m so với mực nước biển nên khí hậu mát mẻ quanh năm. Đơn Dương là một quận trù phú vì đất đai màu mỡ, cây trái hoa màu tươi tốt có thu hoạch rất cao. Cái quận nhỏ mà người ta không thể tìm thấy trên bản đồ có tỉ lệ thấp, ít người ở Saigon biết đến nhưng đối với tôi Đơn Dương là thị trấn êm đềm, thơ mộng với phong cảnh đồi núi đẹp như tranh, đã gắn bó cùng tuổi thơ hạnh phúc của tôi với biết bao kỷ niệm thân thương...
Tôi là đứa con gái đầu lòng trong gia đình bốn người con. Ba đứa em tôi đều là con trai nên Ba Mẹ chiều chuộng tôi lắm, vả lại tôi là một con bé trắng trẻo, mũm mĩm như con búp bê, ngoan ngoãn hiền lành, ai cũng khen tôi như vậy...
Thưa, tiếng Việt mà tui học hồi năm nẳm, thầy, cô tui dạy rằng: “Trai cưới vợ; gái lấy chồng!” Chớ tui chưa hề thấy gái cưới chồng bao giờ cả! Hay là tại vì xa quê đã lâu, tiếng Việt của tui giờ đã rỉ sét, đã lạc hậu hết rồi chăng? Không theo kịp với trình độ của những nhà văn thời ôn dịch?
Gã cán bộ mở ổ khoá rồi dùng hết sức mạnh kéo tấm cửa sắt ra. Tấm cửa nặng nề di chuyển cà lên thềm cửa gây ra tiếng kêu kèn kẹt nghe ghê cả răng. Nó rất dày, có lẽ đã trải qua thời gian hàng trăm năm nên bị sét rỉ ăn mòn đến độ đã khuyết bể đi nhiều mảng và trệ xuống. Có một mảng thủng gần đáy cửa rộng đến nỗi có thể thò cánh tay qua lại được. Gã đẩy tôi vào phòng, đóng cửa lại rồi khoá ổ khóa bên ngoài...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.