Hôm nay,  

Chuyện Thương Tâm Thời Đại Dịch

03/04/202000:00:00(Xem: 4105)
CHUYEN THUONG TAM THOI DAI DICH 02 
Trong lúc đại dịch vi khuẩn corona đang lây lan khắp 50 tiểu bang của nước Mỹ, các chuyên viên chăm sóc sức khỏe được điều động để điều trị cho các bệnh nhân đang đau khổ vì bị lây nhiễm vi khuẩn corona, và nhiều chuyên viên y tế đang làm việc mà không có đủ nhu yếu phẩm và dụng cụ.

Hiện giờ, một số người đang chia sẻ những gì xảy ra bên trong bệnh viện của họ khi họ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Một số bị choáng ngợp, theo họ nói với CNN, và những người khác thì sợ hãi. Trái tim họ tan vỡ vì bệnh nhân và gia đình của bệnh nhân của họ.

Những câu chuyện thương tâm của thời đại dịch corona được các chuyên viên y tế làm việc trong các bệnh viện kể cho ký giả Dakin Andone của CNN như sau.
 
Thật đau lòng
 
Một y tá trong Phòng Chăm Sóc Đặt Biệt (ICU) làm việc tại Bệnh Viện của Đại Học Chicago nói với CNN rằng cô sợ hãi khi nghĩ đến một tuần nữa không biết ICU sẽ ra sao, khi nghe người đứng đầu Cơ Quan Phục Vụ Y Tế Công Cộng Hoa Kỳ nói rằng Chicago là một trong những điểm nóng đại dịch corona đang bùng lên tại Hoa Kỳ.

“Số bệnh nhân Covid mà chúng tôi nhận gia tăng nhanh mỗi ngày và tất cả chúng tôi đều lo lắng điều gì sẽ xảy ra khi nó ngày càng tồi tệ hơn,” theo cô y tá không muốn nêu danh này cho biết.

Và cô ấy không phải là người duy nhất lo sợ, theo cô.

“Khi tôi làm việc trong đơn vị Covid, một số y tá đã không muốn ăn hay uống cả 12 giờ đồng hồ bởi vì họ sợ phải tháo ra và mặc vào dụng cụ bảo vệ cá nhân PPE,” cô đã kể lại như thế.

Cô thuật lại rằng rất là khó chịu để nhìn thấy sự tổn thất mà vi khuẩn corona gây ra cho những gia đình không thể thăm người thân đang nằm trong bệnh viện.

“Thật là đau lòng cho những gia đình của các bệnh nhân này phải nằm ở nhà trong lúc người thân của họ chống chọi với tử thần,” cô kể với CNN. “Nó làm cho tôi rơi nước mắt nhiều lần khi cập nhật cho gia đình qua điện thoại và nghe sự thất vọng của họ chỉ hy vọng cho người thân trong gia đình bắt đầu đỡ hơn.”
 
Khóc ròng trên đường lái xe về nhà

Trong một bài phổ biến trên mạng xã hội hôm Thứ Tư tuần trước, một y tá tại bệnh viện Long Island ở New York đã chia xẻ cảm giác của cô trên mạng xã hội, rằng, “Tôi đã không ngủ được bởi vì tâm trí tôi không lắng xuống.”

Cô y tá này, làm việc trong khu vực phân chi Covid-19, kể rằng đêm trước là đêm “tồi tệ nhất mà tôi đã từng chứng kiến từ trước tới đó.”

Các bệnh nhân vô ào ào, bà kể, ho và đồ mồ hôi, với một số người lên cơn sốt và “nỗi sợ hãi hiện ra trong đôi mắt của họ.” Người y tá này viết rằng bà khóc trong nhà vệ sinh trong lúc nghỉ ngơi, lột dụng cụ bảo vệ cá nhân ra để lại vết lõm trên mặt bà.

“Tôi khóc cho đồng nghiệp của tôi, bởi vì chúng tôi biết nó sẽ trở nên tồi tệ như vậy và tôi đã có cảm giác như điều đó không thể nào và chúng tôi đã sẵn sàng trong từng khoảnh khắc,” bà nói thế. “Tôi khóc những bậc cha mẹ, con cái, anh chị em, người phối ngẫu không thể ở bên cạnh người thân của mình là những người có thể đang hấp hối nhưng không thể có người đến thăm bởi vì không ai được phép đến thăm.”

“Tôi xin bạn hãy ở nhà,” bà viết tiếp. “Làm ơn. Tôi không thể ở nhà và nếu bạn không nghe lời thì bị kịch này sẽ không dứt. Nó giống như một cuốn phim nhưng nó là đời thật và tôi không thể tin nó là thật.”
 
‘Tôi có thể là người họ nhìn thấy sau cùng’
 
Bác Sĩ Cory Deburghgraeve, bác sĩ gây mê tại Đại Học Illinois tại Chicago, kể rằng ông làm việc 94 giờ trong tuần rồi. Ông là “bác sĩ gây mê đường khí quản” được cắt đặt giúp các bệnh nhân vi khuẩn corona thở bằng ống trong thủ tục gọi là luồn ống vào khí quản.

Deburghgraeve chia xẻ một video với CNN về việc ông ấy tặng dụng cụ bảo vệ cá nhân của mình, đeo găng tay, áo choàng bảo hộ, khẩu trang và rồi một mặt nạ khác trông như mũ bảo hiểm không gian.

Thủ tục luồn ống vào khí quản, theo ông kể, được xem là thủ tục có nguy cơ cao “bởi vì chúng tôi ở rất gần với miệng của bệnh nhân trong lúc đặt ống và họ thường ho ra chất bài tiết mà phóng vi khuẩn vào không khí chúng tôi thở.” Ông nói rằng bệnh nhân của ông có độ tuổi 30, 40, và 50. Cho nên ông cảnh báo dịch corona không phải chỉ ảnh hưởng tới người già mà còn người trẻ nữa.

"Điều rất tàn khốc đối với tôi là một số người mà chúng tôi biết sẽ không sống sót," ông nói, "và vì họ không được phép có người đến thăm, tôi có thể là khuôn mặt cuối cùng họ nhìn thấy và giọng nói mà họ nghe khi tôi gây mê cho họ ngủ (gây mê toàn thân) trước khi được thở máy. Vì vậy, cho dù bận rộn… Tôi cũng cố gắng bày tỏ thêm sự cảm thông, thêm cảm xúc, cố nắm tay họ và giữ mối quan hệ con người mà tôi có thể làm, dù sự thật là tôi lúc đó đang trông giống người mặc y phục không gian.”
 
‘Ở đâu cũng có bệnh nhân’
 
Một phụ tác bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu tại Quận Queens của New York, kể cho CNN rằng có một tâm lý chung cho mọi người khi nói đến dụng cụ bảo vệ cá nhân tại bệnh viện.

“Bạn thấy nhiều người ở ngoài đường có mặt nạ và trong khi đó các bệnh viện đều hết mặt nạ," vì phụ tá bác sĩ cho biết, người mà CNN không nêu tên vì họ sợ những hậu quả khi nói với truyền thông.

Người phụ tá bác sĩ mô tả một phòng cấp cứu đông người gấp đôi như một phòng chăm sóc đặc biệt ICU vì số lượng lớn bệnh nhân cần được đặt nội khí quản. Ghế và cáng đang được đưa vào để bù đắp cho dòng bệnh nhân.

"Bệnh nhân ở khắp mọi nơi," người phụ tá bác sĩ này nói thế.
 
‘Mọi thứ đều không ổn’
 
Tại Bệnh Viện Elmhurst ở New York, các nhân viên chăm sóc sức khỏe đang sống trong “trạng thái hoang tưởng liên tục,” theo một người được xác nhận là y tá ở đó nhưng không muốn nêu tên cho biết.

“Chúng tôi không biết chúng tôi có bị lây vi khuẩn hay không,” theo người này kể, “và chúng tôi rất sợ lây bệnh cho người khác.”

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng tại bệnh viện ở Queens trong vòng 24 giờ, theo thông báo hôm Thứ Tư tuần trước từ Ty Y Tế Thành Phố New York và Bệnh Vệnh Elmhurst. Bệnh viện này nằm ở “trung tâm của cuộc khủng hoảng,” theo thông báo cho hay, và nhân viên ở đây sẽ tổn hại nhiều hơn.

“Những nhà lãnh đạo từ các văn phòng khác nhau từ Tổng Thống đến người đứng đầu của Y Tế và Bệnh Viện đều nói rằng, ‘Chúng ta sẽ ổn thôi, mọi thứ sẽ ổn.’ Và từ quan điểm của chúng tôi, mọi thứ không ổn,” theo Bác Sĩ Colleen Smith, bác sĩ tại phòng cấp cứu của Bệnh Viện Elmhurst, nói với báo The New York Times trong một video.

Bác Sĩ Smith chia sẻ cảnh quay từ bên trong bệnh viện, những giường bệnh và phòng mà bà nói đã đầy bệnh nhân vi khuẩn corona. Bên ngoài tòa nhà, xe tải được dung để chứa thi thể của bệnh nhân đã chết.

“Tôi không có hỗ trợ mà tôi cần, và ngay cả vật liệu mà tôi cần để chăm sóc cho các bệnh nhân của tôi,” BS Smith nói tiếp. “Và đây là nước Mỹ và chúng ta đúng ra là quốc gia đi đầu thế giới.”
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người Việt Nam chúng ta cũng có một bài thơ sống động mà có vẻ như ngôn ngữ của thi ca không thể nào diễn tả hết nét đẹp. Đó là những tứ thơ diễm lệ, đẫm đầy tình yêu và sự hào hùng của những người trẻ, những thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong chuyến xe ra pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930...
Tôi nhìn sững vào con bé đen (nên gọi là con bé hay là cô bé đây). Nó đang đứng nói chuyện với một người đàn ông Mỹ lớn tuổi, cũng đen như nó, ở trước cửa phòng ra vào khu tập thể dục. Con bé chừng mười bảy, mười tám tuổi là cùng, nước da đen cáy trông như một pho tượng đồng đen...
Tôi vốn mê đọc từ thuở còn rất nhỏ. Dĩ nhiên, mê bất cứ thứ gì cũng đều không tốt, vì nó sẽ hình thành một thứ nghiệp gì đó. Thêm nữa, chữ bao giờ cũng mơ hồ. Chữ là ký hiệu, là biểu tượng, là ngón tay chỉ trăng. Dù vậy, trong khi chữ là một hàng rào ngăn cách chúng ta với thực tại, chữ lại là một phương tiện để hiểu nhau, để cảm thông và để hoằng pháp.
Cách đường lớn có mấy mươi mét mà con hẻm 69/3/17 này là cả một thế giới khác. Chùa Ông Bổn nằm ngay ngã ba giao nhau của mấy con hẻm luôn, từ đây tỏa ra và chạy quanh quẹo sâu vô trong những xóm nhỏ khác nữa. Những con hẻm ở đây cả ngày chẳng có nắng giọi, chỉ trừ lúc giữa trưa, những ngôi nhà cao tầng bao quanh ở mặt tiền che chắn hết nắng trời. Cái không khí mát dịu hơn bên ngoài nhưng cũng rất ủm thủm ẩm thấp...
Chị Bông đi shopping về vội vàng lo sửa soạn bữa cơm chiều xong chợt nhớ ra hôm nay chồng sơn lại cái hàng rào patio nên ra vườn sau xem kết quả, chị tưởng tượng đến những hàng rào song sắt màu nâu mới mà lòng rộn ràng...
Tháng 10 năm 2019, tôi có tới bốn thân hữu của trên dưới sáu mươi năm quen biết, họ đã cùng nhau bỏ ra đi vào cõi vô cùng: Du Tử Lê, Nguyễn Tường Quý, Nguyễn Văn Trung và Trần Tuấn Kiệt. Thời gian ấy, tâm tư xáo trộn, thẫn thờ cả tháng. Chưa bao giờ tôi bị xúc động mạnh đến thế; và dĩ nhiên, chẳng có thể viết ra được một lời nào về họ!
Ở đâu không biết, chứ ở giáo xứ của tôi, thành phố của tôi, mùa hè là mùa nhộn nhịp đi vacation, hay nói đúng hơn là mùa hè thì đi nhiều hơn các mùa còn lại trong năm. Đám trẻ tuổi còn sức lao động hăng hái thì tôi không bàn tới, tôi muốn nói đến lứa tuổi sồn sồn, trung niên, ngấp nghé về hưu và bắt đầu về hưu...
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi...
Ở một nơi có toàn đàn bà, toàn con gái thì phải, mà toàn là những cô gái đẹp, chẳng có ai xấu cả; họ cao lớn, thân hình mình dây chắc chắn, cân đối, khỏe mạnh. Họ lanh lẹ, tháo vát nhịp nhàng mà rất trong sáng, không xô đẩy, gạt chân nhau, không muốn ăn gian mánh khóe mà vẫn rất duyên dáng làm sao họ đẹp thiệt, da dẻ trắng hồng, mắt to xanh lơ màu trời, tóc blond vàng áng như tơ. Họ thiệt đẹp, chẳng có một khuyết điểm nào. Cứ nhìn họ mà mê mẩn cả người, có bát cơm trên tay ăn mãi không hết...
Tôi thù gã nhà văn khôn tả. Tôi thù gã đến độ tôi muốn giết chết gã. Tôi ao ước có một mũi dao nhọn sắc lẻm cho tôi ấn sâu vào ngực gã với động tác êm nhẹ, từ tốn để trái tim gã khi bị mũi dao đâm thủng vẫn không hay biết đang bị đâm mà vẫn hân hoan đập những nhịp đập hối hả như sợ ngày mai không còn được đập...
Gió rét len lỏi lùa vào nhà. Gió thổi qua những ống tre đầu hồi ngoài hàng hiên tạo nên những tiếng vo vo như tiếng sáo diều lẫn trong tiếng rít từng chập của những cơn gió mạnh. Đâu đâu cũng gió, gió bao trùm khắp cả không gian. Những tấm cửa lùa bằng gỗ không ngăn cản nổi cái giá rét căm căm của mùa đông miền Bắc...
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.