Hôm nay,  

Ông Giáo Ngữ

30/03/202008:59:00(Xem: 2441)


 Tiếng kẻng ra chơi vừa vang lên, bọn học sinh ùa ra như ong vỡ tổ, chúng chạy nhảy chơi đùa la hét ầm ĩ quanh căn nhà. Bọn thằng Vinh, Trường, Cảnh… nổi tiếng nghịch ngợm như qủy sứ. Còn tụi con Lành, Lệ, Thúy…thì mê chơi banh đũa, ô làng, nhảy dây…Cả đám học sinh mệnh danh “ Nhất qủy nhì ma thứ ba học trò” nhưng nổi tiếng nhất vẫn là thằng Tèo. Người ta bảo nó đầu bò đầu bứu đến độ nếu nó có té ngã thì người ta xem mặt lộ có bể hay không chứ chẳng lo đầu nó sưng. Bọn nó đã phân công trước, tụi con gái mang theo muối ớt, mắm ruốc vừa ra chơi là thằng Tèo leo lên cây khế hái trái thảy xuống, tụi kia thì canh chừng ông giáo, kẻo không sẽ bị ăn đòn. Những trái khế to như bàn tay người lớn, chín vàng ươm. Cả bọn trốn sau đống khạp, lu, chậu… bên hông nhà vừa ăn vừa suýt xoa khen mắm ruốt ngon, ăn xong kéo laị bên lu nước dùng cái gáo dừa múc uống đã đời. Khế chua, nước lạnh ấy vậy mà chẳng đứa nào đau bụng chi cả. Chuyện tưởng êm xui, không ngờ có đứa nào mách lẻo với ông giáo. Ông giáo giận, đập cây thước bảng ầm ầm:

 - Nhà có phước sanh con giỏi lội, nhà có tội sanh con hay trèo! Tụi bây trèo hái khế, lỡ té xuống sứt tay gãy gọng thì biết làm sao đây? nghịch như quỷ sứ! 

 La thì la vậy chứ ông giáo Ngữ hiền khô, tóc trắng như ông tiên, cặp kiếng lão đeo xệ xuống lưng chừng sống mũi, mỗi khi nhìn ai thì phải ngước lên và lấy ngón tay đẩy kiếng lên. Ông giáo Ngữ lúc nào cũng cười hềnh hệch rất thân thiện và gần gũi với mọi người. Nhà ông giáo là một căn nhà cổ khá to, sân trước ông cho lợp tôn, xây tường thô nối với sảnh trước nhà để làm lớp học. Bên trong có chừng hai mươi dãy bàn ghế dài, những băng ghế nhẵn thín trơn lu vì bao nhiêu thế hệ học trò mài mòn đũng quần. Dân chợ Cây Da và các tổng quanh đây đã bao thế hệ biết chữ quốc ngữ là nhờ ông giáo Ngữ. Ngoại nói ông giáo đã dạy chữ quốc ngữ từ thời Việt Minh nhưng đến hồi quốc gia mới mở lớp dạy cho dân quanh vùng. Vậy là ông giáo đã dạy từ thế hệ ngoại, má, cậu, dì… cho đến tận thế hệ anh tôi và tôi. Không chỉ nhà tôi mà hầu hết dân quanh chợ Cây Da mấy thế hệ biết chữ quốc ngữ đều nhờ công ông giáo Ngữ cả. Ông giáo dạy chữ từ lúc thanh niên cho đến lúc lưng còng, tóc bạc. Tôi vẫn nhớ như in ông giáo thường ngâm nga và dạy tụi tôi:” O tròn như quả trứng gà

        Ô thời đội mũ, ơ thà mọc râu” 

 Hoặc giả như:” A bê xê dắt dê đi ỉa, a ấ ắ nhắc nhớ trả tiền”…

 Ông giáo dạy chữ quốc ngữ cho mọi người, tiền học phí cũng không nhiều nhỗi gì, cả chợ Cây Da và các ấp, tổng quanh vùng đều nhờ ơn ông giáo cả. Tôi và lũ bạn học là học trò  thuộc thế hệ thứ ba. 

 Hôm nọ, thằng Lĩnh đạp lên mấy tờ nhật trình, ông giáo phạt năm roi đau quắn đít:

 - Chữ nghĩa thánh hiền, không được đạp lên, không được quăng bỏ lung tung, không xài nữa thì phải đốt cho đàng hoàng! 

 Ở lớp học, ông giáo dạy thế, về nhà ngoại cũng nhắc hoài:

 - Chữ nghĩa thánh hiền không được đạp lên, không xài vào những việc ô uế, nếu không tôn trọng thì kiếp sau sẽ sanh ra làm người ngu si.

 Má tôi càm ràm:

 - Người ta lấy giấy nhật trình gói hàng tùm lum kìa! 

 Ngoại nói:

 - Người ta hổng biết mới làm bậy, đó là chuyện của người ta. Mình biết thì mình không làm bậy. Ai làm nấy chịu! 

 Không biết ông giáo thời Pháp thuộc có bằng cấp gì không? Nhưng trình độ quốc ngữ của ông rất giỏi. Ông thâu nhận học trò từ lớp mẫu giáo cho đến lớp năm, những độ tuổi và trình độ khác nhau ở trong một lớp, vậy mà tất cả đều thông suốt thế mới tài. Bao thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu biết chữ, biết tính toán đều nhờ ông giáo. Ông giáo chẳng cần danh hiệu “ nhà giáo nhân dân” hay “ nhà giáo ưu tú” chi cả, cũng chẳng văn bằng nọ kia… ấy vậy mà dạy rất tuyệt vời. Bọn học trò phân biệt rõ ràng ch – tr, dấu hỏi, dấu ngã, câu cú rành mạch, ngữ pháp sạch sẽ…Từ cái nền tảng này mà nhiều người sau này học lên cao và thành đạt. Thế hệ cha chú tôi thì việc học dở dang vì chiến sự, vì thời cuộc nhưng thế hệ tụi tôi thì học hành thông suốt, nhiều người thành danh có địa vị cao trong xã hội hoặc thành công trên thương trường. Thằng Thụ là một ví dụ điển hình, hồi đi học nhà nghèo lắm, không có cả chiếc xe đạp, ba là lính Cộng Hoà chết trận , nội làm thầy cúng độ nhật, ấy vậy mà giờ giàu kinh khủng. Thụ giờ là giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu đá granite, bao nhiêu núi đá quanh vùng bị khai phá tan hoang. Bạn bè bảo rằng:” Nó có tên trong danh sách hai trăm người giàu nhất nước”. Thằng Dưỡng thì nhà có lò rượu sát bên đình, ngày đi học cũng nghèo mạt, ấy vậy mà giờ là bác sĩ có tiếng trong thành phố và cũng giàu nhất nhì xứ. Giờ nó giàu có, nổi tiếng tăm và cả tai tiếng vì những việc đi ngược với những gì mà ông giáo dạy năm xưa. Thằng Sáng, ba sĩ quan đi cải tạo và chết trong tù. Mẹ lanh lợi làm ăn, biết mánh mung dựa dẫm từ đó phát lên giàu to và trở thành nữ doanh nhân thành đạt. Sáng là công tử ăn chơi mát trời ông địa luôn, hồi đi học nó cũng nghịch không thua thằng Tèo, nó lấy hột mắt mèo mài lên ghế, tuị học trò ngồi lên bị ngứa đít nhảy tưng tưng, địt lủm bũm. Ông giáo điều tra ra và phạt nó qùy suốt buổi hôm ấy. 

 Thời gian trôi qua như bóng mây, thế sự thay đổi như bức tranh vân cẩu. Mỗi người một số phận, tôi lưu lạc lang bang tận chân trời và vẫn thường ví nơi ấy là một vùng phương ngoại. Dù xa xôi nhưng lòng luôn luôn nhớ và hướng về cố quận, vẫn thường thăm hỏi về ông giáo thông qua những người thân ở quê nhà. Ông giáo Ngữ, người dạy vỡ lòng chữ quốc ngữ cho ngoại, mẹ, cậu, dì, anh và thế hệ tôi.

 Lớp học chữ quốc ngữ của ông giáo đã đóng cữa từ lâu lắm rồi, ông giáo cũng như mọi con người khác, ngày càng già vì sự hủy hoại của thời gian. Suốt nhiều năm tháng sau khi đóng cữa lớp học, ông giáo ngày ngày ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế mây ở trước cửa nhà nhìn người qua laị. Thân xác ông giáo co rút laị, lưng khòm xuống trông còn nhỏ xíu và hom hem lắm, duy cặp kiếng lão vẫn đeo xệ xuống sống mũi và nụ cười hềnh hệch thì không hề thay đổi. 

 Những năm tháng cuối đời, ông giáo ngồi trong chiếc ghế mây nhìn người qua laị hay nhìn thế sự và lòng người? khi mà suốt đời dạy chữ cho người mà không thấy một ai còn nhớ đến mình, những đứa học trò “ nghịch như quỷ sứ” ngày xưa giờ đã nên ông nên mụ, đã thành danh, thành công trong cuộc đời. Người ta vẫn bảo: “ Người lái đò suốt đời đưa người qua sông, đến khi mình cần qua chẳng có ai đưa. Người hát đám suốt đời hát cho người, khi mình ra đi chẳng có ai hát cho một câu.” đời đôi khi dễ quên và khắc nghiệt lắm. Ông giáo Ngữ cứ ngồi trong ghế mây như thế nhìn đời cho đến lúc qua đời chẳng thấy một người học trò “ Nghịch như quỷ sứ” của ngày xưa đến viếng thăm.  


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 03/2020

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.
Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình...
Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.
Chị Bông gọt sát vỏ bưởi vỏ chanh, nấu nước lấy tinh dầu gội đầu. Xem mấy Youtube và bạn bè chỉ dẫn chị Bông đã từng làm theo, từ dễ cho đến khó: nào gội đầu bằng baby shampoo ít hóa chất để bảo vệ da đầu trẻ em thì cũng tốt cho da đầu người lớn, nào hạn chế nhuộm tóc, hạn chế gội đầu xấy tóc thường xuyên, nào massage đầu với dầu ô liu, nào massage đầu với dầu dừa rồi quấn khăn lại ủ tóc 15 phút, công phu và khó chịu như thế chị Bông cũng kiên nhẫn làm đến hết chai dầu ô liu xong hết cả hũ dầu dừa organic cũng chẳng thấy kết quả gì mà hình như tóc càng rụng thêm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.