Hôm nay,  

Bản Tuyên Ngôn Của Người Lính

16/03/202010:06:00(Xem: 3614)

                               

                                                                                         

                                                           

Vô cùng thương tiếc Trung tá Nguyễn Văn Đồng

Anh từng ghé lại Cau Lạc Bộ anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính. Anh khẳng định:”Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách”. Đôi khi đời không hiểu ta, ta cũng phải ôm nó vào lòng, ôm chặt nó, há miệng cắn vào nó như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy,  tiến về phía trước, tiến về mục tiêu đã qui định. Dù cho trước khi đến được mục tiêu qui định chúng ta đã phải vượt qua những trận phục kích, những bãi mìn, mất hết đôi chân, mất sừc chiến đấu, có thể ta gục ngã. Nhưng các bạn ta, các thế hệ trẻ sau ta, sẽ tiếp tục khai phá mở đường. Anh nói: “đã là lính ai cũng phải chịu chơi, chấp nhận thử thách và dư biết thử thách không bao giờ thừa. Kẻ nào không chịu chơi kẻ đó coi như bỏ đi- Qui ne risque pas n’a rien!..”. Nói xong, anh cười vang lên. Vang lên cả cơ quan, vang lên trong Cau Lạc Bộ. Sau nhiều năm, anh em không quên được tiếng cười hào sảng của anh, người lính Khóa 5-Trường Võ Bị Quốc Gia ĐaLạt.

      Và bây giờ tại bịnh viện, anh nằm im bất động, thở dưỡng khí mệt nhọc. Bờ vai anh rộng, da mặt anh tái xanh, anh nấc lên từng hồi. Anh đang chiến đấu với thần chết. Anh có nghe tiếng khóc của Nga không anh? Nga, người nữ nhân viên xã hội tư vấn tâm thần mà anh và chị thường gọi là ‘Bé Nga’. Vâng, bé Nga đang nắm lấy bàn tay anh và uốn nắn từng ngón tay khô cằn của anh. Nga, Đại úy Nguyễn Văn Danh, người bạn tù của anh, và tôi đến thăm anh đây. Anh đang tập trung chiến đấu với tử thần. Chúng tôi nhìn anh hấp hối nhớ lại Tổ quốc trong cơn thập tử nhất sanh 30 tháng Tư -75. Biết bao nhiêu chiến đấu trong tuyệt vọng của chúng ta để giành lại Sàigòn. Nga vẫn nắm lấy tay anh, cúi xuống gần anh nghe anh thở dưỡng khí mệt nhọc, mắt cô mờ cả lệ. Hình như Nguyễn Văn Danh cũng đang khóc. Danh đang bám lấy thành giường, có nắm lấy cổ chân anh. Nhưng là sao được bây giờ. Làm sao ngăn chận được sự ra đi của anh. Trái nào chín trước, rụng trước. Anh đã 75 rồi! Tôi cúi xuống ôm bờ vai rộng lớn của anh. Tôi nhin qua cửa sổ, ngoài trời Chicago đang lạnh dưới không độ F. Nắng vẫn chiếu sáng trên tuyết trắng lạnh lùng. 

    Chúng tôi ra về thành thật mong anh đi sớm. Thương anh chống trả mệt nhọc quá. Trong cuộc chiến đấu này một mình anh gánh chịu. Không một ai san sẻ với anh được. Trông anh vật vã, cô đơn quá. Chúng ta chiến đấu cô đơn quá phải không anh? Nhất là sau tháng Giêng-1973. Tôi nhớ lại những lời phát biểu đầy phẫn nộ của anh tại những buổi họp điều trị tâm thần tập thể:Khốn nạn thay, trước 23-1-73 chúng ta chưa từng “nhận” một viên đạn của kẻ thù. Nhưng sau đó chúng ta nhận những nhác chém từ sau lưng. Chúng ta đã bị phản bội tận xương tủy. “Chúng ta mất Miền Nam là vì chúng ta bị người bạn Đồng Minh phản bội. Chúng ta chưa hề thất trận…”. Những buổi họp Cau Lạc Bộ sau này, các anh  em thường nhắc lại câu nói đó của anh và coi đó như là “Bản Tuyên Ngôn Của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa”  sau tháng giêng năm 1973

     Sáng nay, ngày 6-2-2002 Trần Quốc Bảo Định đột xuất đến thăm tôi tại văn phòng rất sớm lúc 9 giờ sáng. Định mang tặng tôi tập Hồi ký của ông Trần Văn Khê. Định có hỏi thăm anh ra sao rồi?  Anh còn nhớ Trần Quốc Bảo Định chớ anh? Định là người bạn tù của anh ở khám lớn Chí Hòa đấy. Anh ấy uống vội chén trà nóng với tôi rồi hối hả đi làm. Tôi mở Tập Hồi Ký của ông Trần Văn Khê ra xem chợt thấy bức thư của Định gửi cho tôi nói về anh:

 

 Kính BS Thể

Tôi cám ơn Bác sĩ đã nhắc tôi đến thăm ông già Đồng. Tôi cảm thấy ngậm ngùi cho thân phận chúng ta. Ông già Đồng từ ngày qua Mỹ đến lúc nằm liệt như hôm nay, ông Già đã đi cày ở Uptown/Chicago thật mệt nhọc. Mà không đi cày cũng không được. Nhu cầu cuộc sống đòi hỏi ông Già. Tôi đã đến thăm ông già Đồng của chúng ta. Ông già nằm bất động trên giường nệm với đầy đủ dụng cụ y khoa tối tân của Chú Sam. Nếu so sánh với đất Tượng Quận của Annam ta, thì ông Già thật sung sướng, anh ạ! Ông Già còn thật sung sướng hơn người bạn tù của ông tại khám lớn Chí Hòa, Đại tá Trần Vĩnh. Đại tá Trần Vĩnh vào tù học tập cải tạo, bị mù lòa và trong những năm tháng gần đi về với ông bà, đại tá Trần Vĩnh nằm trần truồng ở một chỗ, và nói theo kiểu Đức Tin thì ông đã được mặc khải nói tiên tri tức là những ai muốn biết ngày nào được thả tù, trở về với gia đình thì đến bên chỗ nằm hôi hám của Đại tá Trần Vĩnh xin ông bói cho xem thử. Đại tá Trần Vĩnh đã chết trong ngục tù Chí Hòa…”.

   Nghe xong bức thư chắc anh không đồng ý với người bạn tù của anh, Trần Quốc Bảo Định, vì anh chủ trương không bao giờ tự an ủi mình bằng cách nhìn vào số phận hẩm hiu của bạn bè hay của người khác. Như anh đã từng nói: biết đâu Đại tá Vĩnh đã nghĩ thà chết như ông vẫn cón hơn chúng ta sống nhăn răng vô liêm sĩ với cộng sản, hay sống lầm lũi trong thân phận lưu vong tù dày trên đất nước người. Anh đã từng nói với anh em trong Cau Lạc Bộ anh tìm thấy ở cái chết bi thương của luật sư Đại tá Trần Vĩnh như giá trị lịch sử của một khúc ngoặt  của tổ quốc hơn là phần số riêng của ông ta…

    Tôi đến chào vĩnh biệt anh tại Nhà Quàn. Rất mừng các anh em trong ‘Cau Lạc Bộ’ có mặt đông đủ hết. Có người đem cả vợ con đến vĩnh biệt anh. Tại đây tôi cũng gặp người bạn tù của anh tại khám lớn Chí Hòa, Bác sỹ Đại tá Nguyễn Minh Châu-Cục phó Cục Quân Y-QĐVNCH trước 75. Nom ông ấy yếu hẳn đi, có lẽ từ ngày ông ấy nghe tin anh nhập viện…Tôi quì xuống bên cạnh quan tài anh, cầu nguyện. Tôi thấy đấng Christ treo mình trên Thánh giá, tôi nhớ câu ai nói: “Đấng Christ chết cho tội ác của chúng ta-Christ dies for our sin”- Không hiểu đấng Christ có chết cho tội ác của những người cộng sản chuyên chính vô sản không anh nhỉ? Đấng Christ có chết cho tội ác của những người bạn đồng minh phản bội chúng ta không anh?

   Tôi cúi xuống thật gần nhìn lại gương mặt anh lúc đó hài hòa siêu thoát vô cùng! Anh đã tha thứ cho tất cả phải không anh? Anh tha thứ cho chiếc ‘koòng’ bằng thép siết chặt tay anh rướm máu. Anh đã tha thứ cho các nhà tù, trại cải tạo cộng sản mà anh phải đi qua. Anh tha thứ mùi hôi hám và bóng tối thê thảm của các Cacho trong khám lớn Chí Hòa. Anh cũng tha thứ cho những năm tháng nhọc nhằn của kiếp tù đày lưu vong xứ người… Mong Anh ra đi thảnh thơi không vướng bận.

    Tôi từ giả anh ra về. Tôi nghe lời cầu kinh của anh em sau lưng tôi, lời cầu nguyện của anh em mong anh sớm về Nước Chúa.

     Anh sinh tại Hà Nội, tốt nhiệp Võ bị Quốc Gia ĐaLạt, Khóa 5. Nước Mỹ đối với anh là đất trích. Thương tiếc anh vô hạn. Người trai anh dũng của thời loạn. Chí lớn chưa thành, anh đã vội bỏ anh em ra đi. Tôi quên thế nào được giọng đọc thơ san sảng của anh tại ‘Cau Lạc Bộ’:

                             “Từ đô mang gươm đi mở cõi

                            Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

   Đào Như

   Bác sỹ Đào Trọng Thể

   30-4-2002


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mùa Đông năm 1975 gia đình tôi dự Lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ rất rõ đêm Giáng Sinh đó, hình ảnh đó cho đến ngày hôm nay, gần 50 năm sau vẫn hiện ra rõ rệt...
Năm 1954 và 2024 là hai năm đánh dấu 70 năm ngày đất nước chia đôi, dòng sông Bến Hải đã làm biên giới giữa hai miền. Miền Bắc thuộc về Cộng Sản, miền Nam là vùng Quốc Gia tự do...
Ông già đi vào phòng ngủ. Hai cái gối ở đầu giường ngểnh cổ nhìn ông. Ông nheo mắt nhìn lại chúng nó. Hình như cái gối của ông còn nhoẻn miệng cười. Còn cái gối của vợ ông thì nheo một con mắt, cái kiểu đá lông nheo của cô gái nghịch ngợm. Ông khẽ lắc đầu. Và ông nhắm chặt hai mắt. Loay hoay một hồi, ông ra phòng khách, nhìn trước nhìn sau. Cái ti vi dán vào vách tường nhìn ông dò hỏi. Ban nãy ông đã tắt tiếng, chỉ để hình nên ông không hiểu nó muốn nói gì.
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” để chỉ một khu dân cư gồm toàn những người theo Ki Tô giáo sống chung, sinh hoạt với nhau chung một niềm tin. Xóm Đạo không nằm giữa lòng đô thị, không phố xá nhà cao cửa rộng, không có tiếng xe cộ ồn ào, không có đường lớn, không chợ búa đồ sộ bán buôn tấp nập…
Thập niên 50 thế kỷ trước, ở quê tôi không hề thấy những Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo, chỉ rải rác vài chùa Phật giáo, đa số là các Thánh thất Cao Đài ở nhiều xã trong quận. Những năm học tiểu học, 1956-61, mỗi năm đi học được nghỉ lễ “Bấc” một tuần, cứ ngỡ là gió bấc...
Không hiểu sao Ông Già Noel lại đọc được tất cả thư của trẻ em trên khắp thế giới! Vậy Ông là ai? Ông có thật hay không? Nhà của Ông ở đâu? Đó là những câu hỏi quá quen thuộc mà các bé vẫn đặt ra, làm cha mẹ của các bé khó trả lời, có chăng là những câu trả lời để tránh làm các bé thất vọng...
Nhà vẫn đơn côi bên bờ sông. Gió về mở hội từng đêm. Đom đóm về thắp đèn. Ánh sáng lập lòe dọi qua cánh màn mỏng ngả màu vàng như quả dưa gang. Mẹ Thời ngồi đó trông ra, chiếc quạt để đầu giường. Bà lấy tay xua xua những con muỗi. Thằng Đắc đã viết gì về chưa con? Chưa mẹ ạ, có gì con sẽ báo. Mà mẹ cũng đừng nghĩ ngợi nữa, tuổi này ta sống thế này có phải vui không? Sau tiếng vui, Thời huýt một đoạn sáo gợi lên những ca từ dí dỏm lắm trong một bài hát, tiếng sáo đi xa tận ngõ, nghe được cả tiếng cá đớp ở con lạch cạnh bờ sân chạy vào. Mẹ Thời thở mạnh một cái, nó buồn hay vui bà đâu biết.
Trên vùng đồng bằng im lặng, những người chăn cừu bước đi một cách nghiêm trang, mang những lễ vật khiêm tốn của mình đến dâng cho Chúa Hài Đồng...
Chị Bông đã chuẩn bị sẵn hai chậu hoa Trạng Nguyên và ổ bánh Giáng Sinh đặt ở tiệm để mang đến nhà sui gia tương lai Brown. Họ trân trọng mời anh chị Bông tới dự bữa tiệc Christmas Eve dinner. Chị Bông ngắm hai chậu hoa tươi đẹp kể với chồng...
Ông Tư và ông Năm có một những ngày tuổi thơ rất xanh màu da trời và rất hồng màu ráng chiều, nghĩa là ở một vùng quê có dòng suối Sầu Đâu và dòng sông Tam Mỹ. Dòng suối chảy vòng vòng qua những làng trên xóm dưới. Dòng suối cạn nên hai đứa bé cởi bò, bơi qua suối trong những ngày mùa gặt, cả khu Đồng Đất ồn ào rộn rịp, ca bài ca gánh gánh gánh gánh thóc về...
... Cũng vì vậy, đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi cứ thấy hình ảnh con đường dài, và muôn dặm bóng cô lữ một khung trời viễn mộng dằng dặc nỗi ưu tư...
Phi trường Heathrow ấm dần trong không khí nhộp nhịp vào những tuần đầu tiên của mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Cứ mỗi lần được đến Vương Quốc Anh, tôi có thêm nhiều kỷ niệm với đất nước có nền văn minh lâu đời này. Câu hát "giấc mơ trở thành hiện thực" ("your dream comes true") được cất lên với giai điệu nhẹ nhàng làm ấm cả không gian trắng như tuyết phủ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.