Hôm nay,  

4 giờ 30 phút PM

13/03/202000:00:00(Xem: 3267)

Minh Hoa Cao Ba Minh_Di chung voi bai 4 gio 30 phut



Vì ngươi là tuổi trẻ, ngươi cần phải làm một việc gì đó, tự do của ngươi đã bị lấy mất từ ngày thành phố đóng cửa. Nhưng ở đây có ai được tự do đâu, và nhiều thành phố khác, hình như hơn năm chục thành phố khác cũng đang bị đóng cửa. Thi thoảng, ngươi nhìn qua cửa sổ, có một nhóm người mặc áo bảo hộ kín mít, im lặng khiêng một cái túi, việc diễn ra hồ như bất động, có cảm giác mọi thứ đang dần đóng băng. Ngươi cố gắng bẻ một miếng lương khô cho con Vàng Ô, dường như nó là đứa duy nhất còn có tự do trong gia đình ngươi. Nghĩa là nó được đi lại trong vòng tám giờ đồng hồ nữa, khi mọi thứ bắt đầu giới nghiêm thì ngươi có trách nhiệm phải giữ nó trong nhà. Bởi các đoàn công vụ chuẩn bị chiến dịch tiêu diệt. Tự dưng, ngươi muốn hét lên thật to và cố gắng đẩy tiếng hét của mình ra bên ngoài thế giới. Mọi thứ đã bị khóa kín, internet chập chờn, nếu gửi video thì có thể chờ cả ngày để nó kết nối rồi lại rớt. Ngươi chỉ muốn làm một thứ gì đó tựa như giết một thứ gì đó hay giết chính sự đi lại của con người trong chốc lát.

Dường như không còn ai. Mặc [H1] dù bên kia tường là một gia đình khác, và bên kia tường nữa là những gia đình. Nhà của ngươi ở đầu hồi, theo quan niệm của giới bất động sản bây giờ gọi là lô góc, nơi mà từ khoảng sân nhỏ xíu có giàn bông giấy cũng nhỏ xíu, ngươi có thể hình dung mình nhỏ nhoi ngồi dưới vòm trời thành phố và cái thành phố cũng nhỏ nhoi dưới vòm trời khí quyển, và cái vòm trời khí quyển cũng nhỏ nhoi, bé tẹo trong cái vòm trời vũ trụ này. Tính ra, ngươi chưa bằng một phần tư hạt bụi. Và cũng từ nơi đây, nếu nhìn chếch về phía phải, nơi cuối đường là góc sân nhà thờ, nơi có những cây bách rất cao, thả tán lá xuống che mát chỗ mấy chiếc ghế đá, và hình như nó cố tình che mát mấy ngôi mộ của các vị cha xứ, trong đó, có những vị cha người Pháp đã từng đi khắp Đông Nam Á để truyền giáo để rồi vĩnh viễn nằm lại nơi này. Nếu nhìn sang bên trái là khu công nghiệp, nơi mà trước đây hai mươi năm, đây là khu nghĩa trang, tối đến, những gia đình nhớ người thân mang nến ra thắp, ban đầu có vài gia đình, sau đó, hình như mọi gia đình đều mang nến ra thắp mỗi đêm thứ Bảy và Chúa Nhật. Hồi đó, ngươi có thể ngồi và nhìn thẳng về phía trước mặt, nghĩa là ngay trước ngôi nhà của ngươi là một ngọn núi cao, thi thoảng các tiều phu đốt củi, nếu nhìn kỹ, ngươi có thể nhìn thấy dáng họ nhỏ xíu lúi húi với ngọn lửa của mình. Nhưng bà của ngươi nói rằng nếu muốn tới chỗ các tiều phu, người ta phải tốn hơn một ngày đường đi bộ.

Giờ giới nghiêm cũng đã điểm, Vàng Ô vốn quen đi lại tự do, nó không phải là loại bạ đâu tè đó hoặc cứ nhìn thấy gốc cây là ị. Nó được thuần dưỡng và huấn luyện rất kỹ, nó gần như có mọi thứ ý thức giống với con người, trừ những lúc nghe mùi phát dục của một con cái nào đó thì nó không thể kiềm chế, nó có thể bứt tung mọi xiềng xích và nhảy băng qua hàng rào hoặc tự dùng chân trước để khèo chốt rồi mở cửa mà băng ra chỗ có mùi xạ hương. Điều đó làm ngươi lo sợ, bởi nó cũng là con chó rất hãnh tiến, nó có thể đánh bật mọi đối thủ khi gặp một nàng chó cái nào đó. Nhỡ trong giờ giới nghiêm này, nó nghe mùi xạ hương thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Ngươi bắt đầu cầu nguyện cho điều đó đừng xảy ra.

*

Lúc này, mi nhớ tới nàng, không hiểu sao nàng lại xuất hiện ngay lúc này, khi mà mọi thứ đang trở nên hỏng hóc và đông cứng. Nàng vốn dĩ là cô gái dị biệt nếu không nói là lập dị, nàng ít phô trương và hình như không có thói quen đó. Nàng ít nói, thích im lặng ngồi một mình và ở những đám đông, dường như nàng thường biến mất trong sự ồn ào của người khác. Mà cũng rất hiếm khi nàng có mặt ở các đám đông, trừ cái ngày đám cưới của anh trai nàng. Nhưng mọi sự thoáng qua rồi thôi, nàng xem như mình chưa từng có mặt ở đó. Nhưng nàng lại có một cá tính đặc biệt đến kỳ quặc, nàng không tranh sống với bất cứ ai nhưng lại thích chết tiên phong. Nàng nói rằng cha nàng đã dạy cho nàng cách sống này mặc dù ông mất khi nàng còn mấy tháng trong bụng mẹ. Ông chết trong một cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Ông là một hậu duệ của người Hoa đã sống trên đất Việt gần năm đời. Ông tổ của ông vốn là một vị tướng muốn phục thù cho triều đại cũ, tức triều Minh, ông đã nêu cao ngọn cờ “phản Thanh Phục Minh” và dắt một đoàn tùy tùng, lưu dân dong buồm ra khơi, sang xứ này để ẩn nấp và chờ ngày phục hận, đoàn của ông đến Hà Nội và được cho tá túc nhưng chỉ một số ít, các nhóm còn lại phải vào Thanh Hóa, ông xin đi tiếp vì không muốn đến Thanh Hóa, bởi nơi đây vừa là vết thù vừa là vết nhục của ông và tổ tiên ông, nơi đây, ông tổ của ông đã bị quân Lê Lợi giết chết, và triều đại mà ông muốn phục dựng cũng chỉ là kẻ đi xâm lăng đất Việt và từng bị người anh hùng nơi lam sơn chướng khí này đánh đuổi. Ông quyết định dong buồm đi tiếp vào Đàng Trong và sau đó, dong ruổi đến nơi này, cái nơi mà bây giờ, cha nàng và nàng đã sống.

Có lẽ vì hiểu được câu chuyện và trở nên gắn bó với quê hương thứ hai này, cha của nàng đã tham gia tình nguyện quân trong cuộc chiến chống quân Tàu ở biên giới phía Bắc. Nói cho cùng, khi cha nàng cầm súng ra trận nghĩa là đang bắn vào những người quê hương bản quán và có khi, trong số những người đó là bà con, họ hàng cũng không chừng. Nhưng ông quyết đi, ông nói rằng quê hương là nơi con người gắn bó và đón nhận những ân sủng trời đất, tình người. Với ông, quê hương là nơi này, nơi ông đã được cha mẹ chôn nhau, cắt rốn và đặt tên, để rồi ông lớn lên và sau đó chính ông lại mang bịch nhau của các con để chôn xuống đất mẹ. Ông cần phải bảo vệ đất mẹ và chống lại sự bành trướng phi nghĩa. Và ông đã tòng quân khi mẹ nàng còn mang thai nàng.

Nghe đâu, ông đã nói chuyện với nàng, lúc đó ông chỉ căn dặn nàng một điều duy nhất rằng phải sống cho xứng nghĩa con người. Mà sau này, nàng buồn cười khi nghĩ đến điều này bởi cái câu ông dạy cũng rất mơ hồ, con người thì thiên hình vạn trạng, sống cho xứng nghĩa với con người thì con người nào cũng tự xứng nghĩa với nó. Vấn đề ở đây có thể là số phận, chính số phận đã ném nàng vào chỗ nào, từ bao giờ và trong thời điểm ấy ra sao để từ đó nàng hun đúc nên một thứ gì đó sâu thẳm như cái hang sói đẻ rồi làm một con sói ngày đêm hú gọi bạn trong hang tối. Để đến một lúc, con sói bước ra cửa hang và mặt trời làm chói mắt, nó phải nhắm mắt vài lần trước khi chạy vào rừng kiếm ăn. Dường như mọi thứ đều do số phận, chính số phận gắn cho con người ta biết mình là loại người gì, con người như thế nào và yêu lấy nó để tiếp tục bước đi mặc dù chẳng biết sẽ đi về đâu. Cái câu cố gắng sống xứng nghĩa con người nghe rất sến sùa nhưng nó khiến người ta động lòng trắc ẩn trong nỗi mất mát nào đó. Nàng từng nghĩ vậy.

Lần đó, ông đi và biền biệt không trở lại. Nghe đâu người đồng đội cũ đã liên lạc với hội cựu chiến binh để tìm xác ông, và người bạn này nhận được một số tiền để đi lại, nghe đâu ông ấy đã tìm đến cánh rừng hoa sim, nơi trận đánh đã diễn ra, ông ấy cũng đã dạo quanh xứ Lạng và lên một ngọn đồi cao, nơi có thể nhìn sang phía bên kia là nhà của những kẻ từng mang súng sang bắn ông và đồng đội ông, không ngoại trừ việc họ đã bắn những dân thường. Và điều này khiến ông nhớ lại hình ảnh những nữ dân quân tự vệ bị chúng bắt, lột hết áo quần rồi dắt vào rừng, ông lúc ấy cầm trái lựu đạn, đã rút chốt và chỉ muốn ném về phía đoàn người. Nhưng rồi lại cài khóa an toàn trở lại, chỉ cần ông buông tay, mỏ vịt đá kêu “tạch” thì mọi chuyện đã khác. Nhưng không, ông thấy họ không đáng chết, và ông tiếc thương cả những đồng đội cũng như những người phía bên kia. Sau chiến tranh, chẳng mấy ai nhắc tới ông và cũng chẳng mấy ai nhắc về cuộc chiến tranh, ông gần như cần phải biết trang bị cho mình một chiếc vỏ ốc chứa nhiều bóng tối. Bóng tối như một thứ có thể cứu rỗi cuộc đời ông.

Và ông đã cố gắng để sống nhưng sự tồn tại qua ngày như một thách thức, bà vợ bắt đầu tìm miếng ăn ngon ở những thằng đàn ông khác, và nghe đâu có một thằng là doanh nhân nào đó đã sang xứ của ông để đầu tư, hắn đã rủ rê vợ ông. Những bữa ăn ngon, những quán hàng sang chảnh và những đồng tiền đỏ au màu máu rủ rê vợ ông. Ông thấy mình bất lực, ông thấy bao lý tưởng tốt đẹp của người vợ đã bị ông cướp mất, bà từng yêu ông vì sùng bái hay thần tượng một người lính trở về từ sa trường với đầy đủ khói bụi chiến chinh như ông. Thế rồi cơm áo gạo tiền làm cho mọi thứ trở nên nháo nhào, và hiện tại, hình như bà đang đú đởn với tay doanh nhân kia, hắn là cựu chiến binh trở về từ chiến trường Đông Bắc Việt Nam. Cách đây mấy mươi năm, không chừng đạn của hắn đã cướp đi tính mạng đồng đội ông và cả một phần xương vai của ông. Nhưng có hề chi đâu, bây giờ hắn có tiền, còn ông thì kiếm từng đồng mót. Và ông nghĩ đến chuyện xin các đồng đội đã khuất cho ông mót vài đồng trên xác họ. Ông thành lập đội tìm kiếm mộ liệt sĩ, ông đã mang về thật nhiều xác đồng đội và đương nhiên ông cũng dư được khoản kha khá. Nhưng cho đến khi người ta phát hiện ra đất đá bên trong mộ mà ông tìm về.

Ông vẫn không thôi ý nghĩ rằng các đồng đội của ông sẽ tìm đến những ngôi mộ vô danh và mỗi cục đá trong mộ vô danh kia là một loại hình nhân thế mạng, nó giống những hình nhân thế mạng trong mộ gió. Nhưng ở đây, ông đến đúng vị trí chiến đấu và ước đoán nơi ấy từng có máu đồng đội nhỏ xuống, bốc một nắm bỏ vào áo quan và ra về. Dần dà, việc ấy cũng trở nên chểnh mãng và ông nhận ra là hình như mọi thứ đang xoay quanh mùi thơm của đồng bạc mới in, trên ấy in hình Bác tươi cười đầy quyến rũ. Ông trượt dài, cho đến ngày…

*

Nàng thấy mọi chuyện trở nên khôi hài kể từ lúc người ta phát hiện trong mộ của cha nàng, một anh hùng liệt sĩ, chỉ toàn đất và đá. Nhưng nàng không oán giận và càng không thấy bất ngờ, bởi trong thời đại của nàng, mọi thứ giả đều có thể thành thật nếu người ta chịu khó tin nó cho an toàn tính mạng. Nó cũng giống như hiện tại, con số người chết có thể lên rất cao nhưng người ta không được phép biết và mọi bệnh án đều có thể thay đổi. Nó cũng giống như truyền thống các lãnh đạo thay đổi thân thế để duy trì quyền lực vậy. Đương nhiên, nàng không hề trách ông ấy, bởi người ta cũng cựu chiến binh, khi về làng xênh xang xe ngựa, ông ấy thì lủi thủi, cái giá để trả cho chiến tranh thì ngang nhau nhưng thứ nó mang lại cho mỗi người rất trái ngược nhau, thậm chí rất trái khoáy. Ông ấy đáng giận chứ, bởi ông ấy buôn trên xương máu đồng đội, nhưng rồi, ít ra sự giả dối của ông ấy cũng vô tình nhắc nhớ về một cuộc chiến và những cái chết bị đạp dưới lãng quên. Nhưng dù sao thì không có ai đáng được tha thứ cũng như không có ai xứng đáng để được nhận trừng phạt. Đó là thứ bi kịch rất ư cực đoan và cà chớn.

Nàng chỉ thương cho con mèo của nàng và con chó của anh ấy, nếu như nàng và con mèo vẫn còn chút tự do khi được đi lại và lựa chọn thức ăn, nước uống, còn anh ấy và con chó Vàng Ô, có lẽ đang tiu nghỉu nằm chờ một thứ gì đó tựa như cái chết. Nghiệt nỗi, người ta không được quyền định dạng mình sẽ chết hay tiếp tục sống, cũng giống như việc người ta không được tự do để định dạng mình là con người hay thú vật. Bởi trước đại dịch, cả người và vật đều mang dịch và có thể lây truyền sang người khác như nhau.

“Chỉ có mày đang được tự do, giây phút tự do của Vàng Ô bạn mày đã không còn. Mày cố lên nhé!” Nàng nói vậy với con mèo cưng và thấy mọi thứ chung quanh như không hề có mặt, sự hiện hữu của mọi vật như một thứ ảo giác đánh lừa mọi người cố gắng níu kéo thêm những ngày và đêm dài trên mặt đất để tiếp tục ăn, ngủ, làm tình, đẻ con rồi lại hì hục làm việc, hì hục làm mọi chuyện để rồi tiếp tục ăn, ngủ, làm tình, bài tiết và cứ như vậy lặp đi lặp lại…

Giá như có cha nàng bên cạnh vào lúc này, nàng sẽ nói rằng ông là người may mắn, vì chí ít ông không phải tiếp tục cái chu kỳ rất ư quái dị mà con người luôn tranh phần đứng lên hàng trước, và càng đứng gần cái chết, người ta càng kiêu mạn. À, mà thực ra thì cũng chưa chắc có được danh dự để tin chắc rằng đứng lên hàng trước chờ cái chết, hình như người ta đứng lên để nhận miếng ăn, người ta sợ mất miếng ăn hơn sợ cái chết. Chính vì vậy có rất nhiều người ưa làm anh hùng để có miếng ăn mặc dù bản thân họ không có được điều đó.

*

“Mày còn được mấy chục phút tự do, hãy tranh thủ mà đi lấy giùm tao một ít thức ăn, nhớ ghé thăm mộ bà và cố gắng quay về trước 4h30 phút nha! Nếu không kịp, hãy nấp trong nghĩa địa đến khuya rồi quay về. Nhớ cẩn thận. Tao yêu mày!”

Mi đã nói như vậy với Vàng Ô, trước khi mở cửa cho nó ra ngoài, đương nhiên trước lúc mở cửa, mi đã quan sát rất kỹ chung quanh, không có nhân viên cảnh sát hay tay dân phòng nào đi lại chung quanh, mi chỉ hy vọng các camera đừng quá nhiều chuyện để lọt đến tai chính quyền. Vì nếu như Vàng Ô không kịp về trước giờ giới nghiêm, nó sẽ vĩnh viễn không về được. Cũng như việc Vàng Ô đến thăm mộ bà, nếu như nó quyến luyến, chần chừ ngồi lại với bà hơi lâu một chút, nó sẽ không có cơ hội ra khỏi nghĩa trang một khi những chiếc camera kia nhiều chuyện. Nghĩa là chủ nhân của những chiếc camera sẽ báo lên chính quyền rằng Vàng Ô đã đi ra khoảng giờ đó và chưa trở về lúc giờ giới nghiêm. Lúc ấy, chính quyền sẽ biết họ phải tìm nó ở đâu, bởi Vàng Ô từng nổi tiếng, chính quyền từng truy tặng bằng khen Trung Nghĩa Chi Vật cho Vàng Ô. Hồi bà còn sống, dường như Vàng Ô không thân với ai hơn bà, điều đó cũng dễ hiểu bởi bà mang nó về từ một sọt rác nào đó, nó bị thương và có nhiều mủ trên lưng, bà đã nhờ thú y chạy chữa cho nó và bà quyết liệt giữ nó trong nhà mặc dù cha của mi phản đối kịch liệt. Dần dà, Vàng Ô lớn khôn và quấn quýt lấy bà, ngoài bà ra thì nó chơi với mi. Nó rất ngại mỗi khi cha của mi xuất hiện hoặc đến gần nó. Thế rồi bà qua đời, Vàng Ô đưa bà ra nghĩa trang và ở lại đó, không về, mãi cho đến gần hai tuần, nó không ăn uống, nằm liệt bên mộ, báo chí đăng bài về nó, chụp hình nó, cộng đồng xem nó như một biểu tượng của sự trung thành, Bộ văn hóa thì phong tặng danh hiệu Trung Nghĩa Chi Vật cho nó. Nó vẫn nằm bên mộ với đầy đủ bằng khen và thức ăn để chờ chết.

Mi khóc van nó về nó vẫn không chịu về, mãi cho đến khi cha của mi lại vuốt ve, dỗ dành nó và hứa sẽ không đối đãi xấu với nó thì nó nhổm dậy cho ông bồng về. Lúc ấy, mi càng thấy thương Vàng Ô hơn, bởi nó không cố gắng làm một loài trung thành gì đó mà nó cần một chỗ sống tốt, an toàn, nó thèm sự ân cần và tử tế. Nó không mong mỏi được ai đó khen hoặc nó không quá trung thành đến độ mù quáng, đơn giản, nếu như chọn một nơi sống thiếu tử tế thì thà nó chết bên người từng tử tế với nó mà tốt hơn. Còn giờ, cha của mi đã tỏ ra ân hận, biết yêu quí nó thì nó lại quay về, điều đó rất tự nhiên và dễ hiểu. Mi cảm thấy yêu quí và gần gũi với Vàng Ô bây giờ hơn với một con Vàng Ô anh hùng được báo chí tung hê và nằm chờ chết trước đó vài giây. Và chính vì sự tung hê này, có thể, lần này nếu như Vàng Ô sơ suất, mọi danh dự và thể diện của nó sẽ mất, ít ai thông cảm được lúc này, người ta có thể gọi nó là kẻ trộm, và gia đình mi cũng không còn gì sau khi nó chết.

Bởi, hằng tuần, đúng vào lúc siêu thị đóng cửa để vệ sinh dịch tễ, thường là đầu giờ chiều thứ Sáu, thì Vàng Ô sẽ băng qua con đường, chạy dọc theo dãy phố Tàu và sau đó chui vào gara xe, đi luồn theo đường cầu thang thoát hiểm và chui vào các quầy hàng, nhẹ nhàng cắn bỏ những nhãn mác có mã vạch và cho tất cả vào một chiếc túi ny lông, sau đó ngoạm về nhà. Thường là thịt, xúc xích, bơ, thi thoảng có thêm bịch gạo ngon. Bởi Vàng Ô rất biết chọn, mà chỉ có gạo ngon mới bỏ trong túi nhỏ, bán lượng nhỏ. Nói thì thành chỗ ốt dột, trong suốt mùa dịch này, nhà mi không có ai chết không phải giỏi giang chi mà nhờ vào Vàng Ô. Bởi Vàng Ô đã liên tục đến siêu thị tha các bịch thức ăn về, các túi dinh dưỡng này giúp mọi người trong nhà có sức đề kháng, vượt qua mọi thứ. Hầu hết những gia đình bị chết trong thành phố đều do thiếu lương thực, thiếu dinh dưỡng. Họ là dân nghèo hoặc không đến nỗi nghèo nhưng chưa kịp dự trữ lương thực và thực phẩm thì dịch ập tới, thành phố đóng cửa và họ bị cấm cửa ra ngoài. Nhà giàu, có nhiều tiền thì có thể hối lộ cho những cán bộ y tế đi tuần tra để họ mua giúp một ít thức ăn, còn với người nghèo, họ không tài nào mua thức ăn nổi bởi quá đắt thì lấy đâu ra tiền hối lộ. Cuối cùng, có thể hơn một nửa chết vì đói, thiếu dinh dưỡng chứ không phải chết bởi thiếu thuốc. Đương nhiên thuốc chỉ là tượng trưng và đức tin thì nhiều hơn… Mi đã nghĩ vậy trong lúc nhìn đồng hồ và bắt đầu lo lắng cho Vàng Ô.

*

Từ nhà chàng có thể nhìn ra thấy núi, nơi ngọn núi mà trước đây vài mươi năm, các tiều phu hiền từ, thật thà đến đây đốn củi, họ chặt những cây đã già và mục, đốt lấy than những phần gãy đổ và giữ những phần cành bó lại mang về chợ. Than và củi giúp họ kiếm cơm qua ngày, hồi đó họ đốt hằng đêm nhưng không bao giờ có chuyện cháy rừng bởi ai đó vô tình ném tàn thuốc như bây giờ. Nghe đâu rừng có nhiều linh trưởng, trăn và cọp beo. Nhưng chưa có tiều phu nào bị chúng bắt, thi thoảng họ mang thêm một ít lá sâm dứa tím về để nấu thành món thạch và bán ngoài chợ. Chỉ vậy thôi. Nếu nhìn chếch về cuối đường thì gặp thánh đường, bên trong thánh đường có viện mồ côi, nơi nàng từng sống lúc nhỏ. Hồi đó cha của nàng đi đánh trận Đông Bắc và không về, mẹ nàng một mình lo cho bốn người anh trai và nàng nữa, không thể đủ ăn. Bà gửi nàng nhờ các sơ nuôi giúp, bà đã khóc hết nước mắt để nhờ vả các sơ bởi nàng không phải đứa mồ côi nên khó mà nhận, và khi các sơ đồng ý nhận thì bà lại khóc hết nước mắt từ biệt con. Nàng bắt đầu một cuộc sống khác từ đó. Bạn bè của nàng cũng khác lạ so với những đứa trẻ khác. Nhiều khi nàng tự hỏi cuộc đời của mình như vậy là buồn hay vui. Và rồi nàng buông một câu chửi thề “cuộc đời này có đếch gì vui mà hỏi nó có buồn không!”

“Ta sẽ làm một điều gì đó để thay đổi thế giới, ta có thể là một trong bảy người làm thay đổi thế giới”. Đôi khi những câu hoang tưởng như vậy ám lấy cuộc đời của nàng, những lúc mệt mỏi nhất, khi bị chủ nhục mạ (nàng đi rửa chén bát thuê để kiếm thêm chút tiền góp với các sơ nuôi đàn trẻ mồ côi nhỏ hơn nàng), và rồi mọi chuyện xem như không có gì, bởi lúc người ta nhục mạ, nàng đang bận suy nghĩ sau này mình làm việc gì mà lại là một trong bảy người làm thay đổi thế giới? Mình sẽ làm gì? Sẽ làm gì? Sẽ làm gì?... Điệp khúc ấy lặp đi lặp lại mỗi khi nàng bị chửi. Và hình như cả những khách hàng khó tính cũng không mấy người thiện cảm với nàng, nàng cũng không hiểu vì sao, thường thì họ không ưa gương mặt buồn bã của nàng, có lẽ do vậy, buổi sáng, nàng được chủ cho xuống phụ bếp và rửa chén bát, đến trưa mới được dọn dẹp bàn ghế và được ăn sáng.

Chàng, hình như chỉ có chàng và con Vàng Ô của chàng là tốt bụng với nàng, mỗi khi gặp chàng và nó, nàng có cảm giác mình đang gặp những bạn thiết và đang được đối xử như một con người. Nàng thấy chàng dễ thương, Vàng Ô dễ thương và bản thân nàng cũng dễ thương. Chỉ vậy thôi, đôi khi cuộc sống chỉ cần vài phút được thấy an bình là đủ, giống như một người đang cố gắng bơi giữa dòng xoáy, chỉ cần vài giây ngoi đầu để lấy hơi rồi tiếp tục cựa quậy, vậy là có quyền hy vọng mình sống.

Nhưng hôm nay đã là giờ giới nghiêm ở khu phố của chàng. Liệu chàng có đủ thời giờ để mua sắm lương thực, vì thực ra con người đã bị giới nghiêm gần một tháng nay, chỉ có chó, mèo là chưa bị giới nghiêm. Nhưng hôm nay, lúc 4h30 phút chiều, giờ giới nghiêm của chúng sẽ đến. Thật là kinh khủng khi con người, động vật cùng ngoi ngóp cựa quậy trong vài chục mét vuông và những con vật không hề có thói quen sử dụng toilet. Nghĩ đến đây, nàng rùng mình. Nhưng chắc chắn một điều là gia đình chàng sẽ không bao giờ chấp nhận để Vàng Ô chết. Họ xem nó là một con người, nàng biết vậy!

*

4h30 phút. Những nhóm người bắt đầu đi rảo, có tiếng chó sủa, tiếng mèo gào và cả những tiếng đập, sau đó là tiếng kêu gào đau đớn của chó và mèo. Mi không dám nghe, mi cố gắng bịt tai và cầu nguyện cho những linh hồn đang quằn quại ngoài kia. Mi cầu nguyện cho các linh hồn mới kêu gào đau đớn được bình an và những linh hồn u tối, đang vung tay vấy máu kia cũng được bình an, trở về với bản nhiên. Nhưng rồi tiếng kêu gào và tiếng đập cứ dội vào mi, nó không phải tiếng gõ mõ, càng không phải tiếng chuông chùa, nó là âm của lời cầu nguyện đã đánh mất và niềm tin nhuốm màu khói thuốc súng, máu, dùi cui và ánh mắt tàn độc. Mi rùng mình.

Mi chỉ cầu nguyện sao cho Vàng Ô đừng về lúc này, nó hãy ở lại bên mộ bà. Nhưng rồi mi cầu nguyện nó đừng nằm bên mộ bà, nó hãy trốn vào những ngôi mộ hoang trong nghĩa địa, bởi nếu nó ở bên mộ bà, nhiều người sẽ biết, bởi nó đã từng nổi tiếng trên mặt báo.

6h chiều, Vàng Ô vẫn biệt dạng.

22h đêm, Vàng Ô không về.

1h sáng hôm sau. Vàng Ô nằm rên rỉ dưới góc bếp làm cả nhà mi giật mình. Miệng nó vẫn ngoạm một bịch thức ăn mang về từ siêu thị, thân nó bê bết máu, mắt nó đã trắng dã. Cả nhà mi cố gắng cấp cứu lấy nó, bằng mọi giá. Nó loạng choạng đứng dậy và đi, điều đó làm cho mọi người cảm động và mừng rươm rướm. Nhưng rồi, nó đến chỗ bàn thờ bà, nằm đánh huỵch xuống và thở ra một hơi dài, một hơi thở của một con người đã đi một quãng đường quá dài và mệt mỏi, thở ra một hơi để trả mọi thứ lại cho con đường. Nó nhìn mọi người lần cuối.

Cha của mi, vốn là người trầm tính, ít nói, ông vuốt mắt Vàng Ô và nói khẽ: “Con đi bình an nhé. Tự do cuối cùng của chúng ta đã mất… Thôi con đi bình an!”.

Đêm đó, mi nằm mơ thấy bà dắt Vàng Ô đến thăm nhà nàng nhưng người ta không cho ra khỏi phố, vì đang giờ giới nghiêm.

 

 


 [H1]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sài Gòn Nhỏ được mệnh danh là thủ đô của người Việt hải ngoại, một thủ đô nhỏ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sài Gòn Nhỏ hình thành từ sau khi những lớp người Việt di tản đầu tiên được đưa về quận Cam (Orange County)… và từ đó dần dần thành hình vóc dáng và tầm cỡ như ngày nay. Ở đây hầu như tụ hội đầy đủ các cơ quan truyền thông Việt ngữ, các văn nghệ sĩ danh tiếng một thời của miền Nam, trong số đó có tờ Việt Báo là một tờ báo lớn nhất, lâu đời nhất của người Việt hải ngoại. Sáng lập tờ Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và nhà thơ Trần Dạ Từ...
Có lúc nào anh ngộ ra rằng: Tại mình mua lấy những đa đoan?
“Tánh anh nóng nảy, nổi cộc lên thì coi hung lắm, phải đi chùa cho nó trầm tính lại”. Đã một thời, nhiều lần vợ tôi đã nhận xét và đề nghị như vậy...
Lâu lắm rồi chúng tôi – Nguyễn Hoàng Văn, Nguyễn Hưng Quốc, Lê Văn Tài và Võ Quốc Linh – mới có dịp hẹn nhau ở Sydney, tâm tình qua tô phở nóng và ly cà phê lạnh. Đang nhâm nhi cà phê, Võ Quốc Linh bảo phải chụp chung mấy tấm hình bởi, biết đâu được, đây có thể là lần cuối!
Có một dạo tôi thắc mắc mãi về dung mạo của Cúc Tiểu Muội, người đàn bà khiến Nguyễn Tuân, dù chỉ nghe kể qua thôi, cũng phải thốt lên: “Tôi hết sức bị kích thích. Chắc nàng phải đẹp quá. Đẹp hơn cả Mỹ Thuật”...
Tôi đã chuẩn bị mọi thứ để ngày mai chiên chả giò tham dự tiệc lễ Tạ Ơn với lớp ESL do cô giáo Linda tổ chức. Lớp học ESL gần 20 người, một nhóm người Lào thì hùn tiền nhau order món gà tây nướng lò bán trong chợ, còn lại kẻ thì mang giấy napkin, mang nước ngọt, trái cây, bánh kẹo...
Cách nay đã hai tuần lễ, hôm đó là cuối tháng mười dương lịch, 30 tháng 10, mùng 1 tháng 11, dịp lễ hội Halloween. Chúng tôi đi mua bánh biscuit gói nhỏ nhỏ, loại petit beure pocket, kẹo chocolat đủ loại đủ màu, tất cả làm thành từng gói để chờ tối ngày lễ Halloween làm một màn phát quà cho các em nhỏ gõ cửa các nhà làm ma xin quà. Chúng tôi đã sẵn sàng sửa soạn hai bọc khá lớn để góc nhà chờ đợi...
Một chữ ơn tưởng chừng đơn giản và nhỏ bé, ấy vậy mà cả đời không đáp được, có chăng cũng chỉ hời hợt chút chút gọi là. Chữ ơn hàm ý cao cả và thâm sâu, dù nói thế nào cũng không tả hết. Con người ở đời tương tác với nhau, ơn nghĩa với nhau là lẽ đương nhiên, tuy nhiên với những cái ơn hoàn toàn chỉ có thi ơn mà không hề mong báo đáp bao giờ, chẳng hạn như: Ơn Phật, ơn ông bà cha mẹ. Phật và ông bà cha mẹ có bao giờ đòi hỏi chúng ta phải báo đáp, phải nhớ ơn mình? nhớ hay không là tự thân mỗi người chúng ta, điều này cũng thể hiện được nhân cách, văn hóa và giáo dục mà chúng ta có...
"Nghề giáo không được cái gì cả, chỉ được hai điều, thứ nhất là tình thầy trò, thứ nhì là tình đồng nghiệp.” -- Nhà Giáo & Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ.
Một buổi sáng đầu đông được ủ ấm bởi những vạt nắng vàng mơ màng như màu lụa Hà Đông. Tôi thầm biết ơn màu xanh mênh mông của những đám mây, màu vàng thắm của lá phong còn lưu luyến mùa thu, màu tím biếc của hoa dại, màu lam nhạt của con đường mến bước chân qua và màu giao cảm từ mỗi nụ cười chào nhau của những người bộ hành mà tôi được gặp. Tôi gọi không gian quen thuộc này là ngọn đồi cổ tích vì nơi đây cho tôi nguồn năng lượng bình an để bắt đầu mỗi ngày mới.
Chúng tôi cũng đã đến rặng Thiên Sơn, như chàng chinh phu của Lê Thương nhưng ở phía bên này của miền Trung Á, xứ Kyrgyzstan. Không vất vả cưỡi ngựa hay lội bộ hàng năm trời, nhưng phải chuyển ba chuyến bay và mất gần 30 giờ. Từ Seattle, một thành phố ven biển Thái Bình Dương, phía Bắc nước Mỹ, chúng tôi bay qua New York, theo ngả Thổ Nhĩ Kỳ, chờ ở Istanbul khá lâu để bay tiếp đến thủ đô Bishkek của xứ Kyrgyzstan...
Dưới đây là hai phân đoạn trong cuốn tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của nhà văn Trịnh Y Thư, với bối cảnh là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Với phong cách viết phân mảnh thành từng khối của nhà văn, độc giả có thể đọc hai phân đoạn này như một truyện ngắn. Việt báo trân trọng giới thiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.