Hôm nay,  

HOÀI NIỆM CHIỀU BA MƯƠI TẾT

24/01/202011:16:00(Xem: 3718)

                                                             

 

Anh bước vội vào trong toa xe điện. Một chút ăn năn vì anh về muộn. Anh lỡ quên, hôm nay ba mươi Tết! Anh tìm một chỗ ngồi kín đáo và cố thu người sao cho ấm. Anh vụt nhớ, bên nhà giờ này là mồng một Tết. Anh nhớ câu thơ ai viết: Đêm xuống bên ni, Ngày lên bên nớ”. Mắt anh đau đáu nhìn ra ngoài trời. Chicago tràn ngập tuyết.

     Chiếc tàu điện, cần mẫn, lặng lẽ trường dưới tuyết lạnh đưa đoàn lữ hành về các vùng ngoại ô Chicago. Những liễn gấm, những lư đồng sáng choang của chiều ba mươi Tết, và mùi hương trầm quyện vào nhau như một cuộn phim hiện ra đậm đặc từng nét trong trí tưởng của anh.

  Anh nhớ cây tre nêu trong sân nhà mỗi chiều ba mươi Tết. Anh nhớ mảnh vải điều hình tam giác, mắc trên đỉnh nêu. Trên mảnh vải đỏ ấy cha anh vẽ 4 vạch ngang và 5 vạch thẳng bằng mực Tàu đen mà ông cụ gọi là “tứ tung ngũ hoành”. Thật sự không một ai trong gia đình biết “tứ tung ngũ hoành” mang ý nghĩa gì? Họa chăng chỉ có cha anh biết. Nhưng ông cụ không hề nói cho ai hay trong lúc ông còn sống. Ông cụ cũng mang niềm bí ẩn ấy theo ông xuống tuyền đài.

    Anh nhớ mẹ anh vô hạn, người vừa qua đời cách đây mấy năm. Mẹ anh năm nào cũng vậy, vào nửa đêm ba mươi Tết, bà mặc áo dài thâm đen, đứng trong sân nhà với nắm nhang đưa cao trên đầu. Mẹ anh khấn vái mười phương. Lời cầu nguyện của bà tưởng chừng rung động muôn sao trên trời. Bà nguyện cầu sức khỏe cho chồng, cho các con ăn học thành đạt nên người. Lúc ấy Mẹ đâu có hay, một trong những đứa con thành đạt của Mẹ sau này đang giang hồ giong ruỗi xứ người.

    Anh cảm thấy niềm hoài cảm tràn ngập lòng anh. Có lẽ giờ này ở thôn Hà thanh, Ninh thuận các anh chị và các cháu nhỏ cũng đang quay quần trước bàn thở gia tiên. Anh ước mơ trong một phút nào đó có ai ngừng lại nghĩ đến anh. Anh xúc động, anh thấy hai hàng nước mắt của mẹ nhớ thương anh.  Cách đây mấy năm, người anh của anh thư cho anh thường nhắc Mẹ trong những ngày bà còn sống, Mẹ thường băn khoăn về cuộc sống lưu vong của anh.

    Cách đây mấy năm cha mẹ anh lần lượt qua đời. Anh còn người em gái năm nay cũng ngoài 60, ở lại với bà con trông nom nhà từ đường của giòng họ và chăm sóc mồ mả ông bà. Nghĩa trang giòng họ của anh ngay dưới chân núi Cà-đú. Người anh ruột của anh, năm nay cũng ngoài 75, mấy mươi năm lập nghiệp ở Nhatrang và sống ở ngoài đó luôn. Cha mẹ anh còn sống hay quá vãng, vào ngày tư, ngày Tết anh ấy cũng đưa gia đình về Phanrang. Sau  khi cha mẹ anh qua đời, anh ấy thường về để phụ cô em gái chăm lo từ đường, mảnh vườn còn lại và mấy sào đất thổ, phần hương hỏa.

 

Anh về đến nhà muộn. Anh xin lỗi vợ. Chị buồn. Chị nói lẫy:

- Anh cũng biết hôm nay là Ba mươi Tết nữa sao?

Anh cúi đầu lặng thinh. Anh nhìn bàn thờ Cha Mẹ anh, nhan đèn đã sẵn. Vợ anh đến bên cạnh anh. Chị ôm vai anh, nói trong giọng ngậm ngùi:

 - Anh vào nhà trong tắm rửa, thay đồ, nhớ mặc khăn đống áo dài. Em bày cỗ xong rồi. Anh ra lên nhan đèn rước ông bà cha mẹ hai bên về ăn Tết. Và anh nhớ khấn nguyện với với ba mẹ, năm tới mình về Phanrang, Xóm-động, ăn Tết ở quê nhà, nghe anh…

   Nghe vợ nói, anh có cảm tưởng như nghe Mẹ nói với Cha mấy mươi năm về trước. Anh buồn như muốn khóc. Chị an ủi:

-Anh buồn vì Tết nhất, các con cái không có đứa nào về hôm sớm với mình phải không anh? Ở Mỹ mà anh. Các con còn phải lo công ăn việc làm. Với lại các con cũng phải biết tổ chức ăn Tết cho chồng cho con của tụi nó chớ anh. À, anh, các con, cả 3 đứa mới email về, các con nói tối nay đúng giao thừa các con sẽ gọi điện thoại chúc Tết ba mẹ. Em nghĩ con biết điều được như vậy là quí lắm rồi…

 

    Anh thầm cảm ơn vợ, anh bước vào phòng trong. Không hiểu anh nghĩ sao, anh gọi với ra nói với vợ:

-  Khuya nay em làm lễ giao thừa chứ em?

-  Nhớ chớ anh. Như mọi năm, giao thừa năm nào em cũng làm lễ‘cúng sao’ và cầu nguyện cho vợ chồng mình sức khỏe, các con hạnh phúc, ăn học nên người, như Má làm mấy mươi năm về trước…Anh vẫn nhớ chớ anh?

    Đứng trong nhà tắm, nghe vợ hỏi, mắt anh cay sè, cái khăn anh cầm suýt chùn ra khỏi tay. Ngước mặt lên vòi nước, anh tháo nhẹ. Nuớc tràn lên mắt anh, mặt anh, tràn vào khóe miệng anh. Anh nghe có mùi mặn. Mùì mặn của nước mắt. Anh đang khóc…/.

 

Đào Như

Dec-14-2010

Oak park,Illinois, USA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi dịp tết đến xuân về, trên bàn thờ tổ tiên cùa các gia đình VN hay trên bàn phòng ăn đều không thể thiếu một khay hay một mâm hoa quả. Người ta thường nói đến “mâm ngũ quả”. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ước muốn những điều tốt đẹp, tươi tắn, đầy hương thơm đem lại bình an cho gia đình. Người ta chọn những quả ngon, quí, đặc biệt trong địa phương hay trong mùa, đặt cho nó nhiều ý nghĩa, và đem chưng trên bàn thờ cách nào cho đẹp, không cứ chỉ giới hạn có 5 thứ quả mà thôi
Chả là ông bà có ba người con, cô gái đầu lòng rồi đến hai cậu con trai. Cô con gái lập gia đình theo chồng qua Texas làm việc từ mấy năm nay. Hai thằng con trai còn đang học Đại Học ở xa, thằng anh hết năm nay là ra trường còn thằng út mới lên năm thứ hai. Mùng Một Tết vào ngày thường nên bà đã tưởng là Tết năm nay lại chỉ có hai ông bà già nên đã buồn héo cả người.
Ở Đào bang, hoa đào bạt ngàn, trái đào nhiều không đếm xuể. Hoa đào có nhiều loại: Đào thắm, đào phai, đào bạch, đào đơn, đào kép, đào nhiều màu… Mùa xuân hoa đào nở rực hồng cả một góc trời của Hoàng Hoa trang nói riêng của Đào bang nói chung, cảnh tượng đẹp như cõi thiên thai. Trái đào cũng có rất nhiều loại: Đào vàng, đào trắng, đào tiểu, đào đại, đào lông, đào láng, đào vườn, đào rừng… Trái đào đủ độ già ăn giòn, chua chua ngọt ngọt ngon hơn là đào chín. Mùa xuân hoa đào nở, mùa hạ trái đào rụng, những nhà vườn chuyên môn thì hái bán, những người trồng tài tử thì… trái rụng đầy đất. Nếu mùa xuân hoa đào tạo ra cảnh quan thiên thai thì mùa hạ đào rụng, chín nhũng ra, côn trùng kéo đến trông bầy nhầy như “ Địa ngục”. Thế mới biết thiên đường với địa ngục không hai, cũng từ một tâm niệm mà ra.
Thận Nhiên là một trong những nhà văn thành danh ở hải ngoại vào cuối thiên niên kỷ trước. Cuốn tiểu thuyết “Những ghi chép ở tầng thứ 14” được Văn Đoàn Độc Lập trao giải Sách Hay bộ môn Văn, năm 2018. Gần đây, từ lối viết hiện thực anh chuyển sang siêu hư cấu, mà hai truyện “rất ngắn” đăng trên Việt Báo Xuân Nhâm Dần vừa qua là điển hình. Nhà văn Thận Nhiên đến với Việt Báo lần này với một truyện “chớp”, trong đó cảm xúc như một tia chớp, nhoáng lên rồi tắt ngúm, nhưng để lại dư ảnh đậm đà trong tâm tư người đọc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
"Chiều nay, Khang ngồi bờ đá lắng nghe sóng vỗ lần cuối vì ngày mai anh sẽ ra đi đến nước thứ ba. Khang đang nghe tiếng vọng bao kỷ niệm từ ngày bước vào mê lộ lịch sử, mang tuổi trẻ đi mải miết mà không tìm thấy lối ra trên chính quê hương mình. Khang nhớ ánh nắng chiều thoi thóp quê nhà luôn cho anh ý niệm dở dang, muộn màng số phận cho đến ngày gặp Lĩnh cùng hai đứa học trò trên chiếc sân nhà. Nơi ấy một thời chứa chấp một con người mà linh hồn đã chết nhưng cố bám víu trần gian, tận tụy mãi võ để kéo dài sự sống cho dù mỗi ngày xiêu vẹo, nghiêng ngả trên chính bước đi của mình." -- Một truyện ngắn mang nặng tâm sự hoài niệm một thời trai trẻ nơi quê nhà, của nhà văn Lê Lạc Giao, Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Có xa quê hương đất nước nhiều năm, mỗi khi Tết đến Xuân về, người ta mới cảm nhận không khí chung quanh mình như thiếu thiếu một cái gì rất quan trọng? Không phải vì đất lạ, người không quen biết, không cùng chủng tộc. Cũng không phải vì những đồ ăn, thức uống khi mua về thiếu đi cái hương vị đất nước của quê hương bản quán mà có lẻ chỉ vì... cái không khí chung quanh mình nó khác biệt và cả cái mùi vị của mùa xuân cũng nhiều lạ lẫm.
Tôi bao giờ cũng hình dung Tết gắn liền với đất Bắc, nơi đi trước mùa Xuân phải có một mùa Đông. Mùa Đông ở nơi này mỗi năm mỗi khác, nó có thể lạnh nhiều hay lạnh ít, độ ẩm có thể cao hay thấp, nhưng nhất thiết không thể không có gió bấc và mưa phùn. Không khí se lạnh làm cho con người phải co ro một chút, rùng mình một chút, chính là sự chuẩn bị không thể thiếu để cho ta bước vào cái mốc thời gian mới đối với mỗi người mỗi nhà.
Ông cụ thường ca cẩm anh con trai nuôi mèo từ một con đến cả đàn, từ đời cụ mèo đến chắt mèo trong khi chuyện vợ con chẳng hề nghĩ đến. Nhiều năm trước đám bạn anh phải tranh nhau mà xin mèo về làm thú cưng. Giờ thì họ không muốn xin nữa vì ngại chăm, hoặc dẫu có muốn chăm thì đã đến lúc chăm cháu nội cháu ngoại chứ không đến lượt thú cưng. Thế là lũ mèo của anh hiện tại còn những bốn con, được cái ông cụ thương anh con trai nên anh có việc đi đâu thì lại cặm cụi cho chúng ăn.
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào. Thêm nữa, có một số độc giả có thành kiến với người Tàu -- làm ơn, xin sửa lại, gọi là người Hoa mới đúng và lịch sự hơn – nếu thành kiến, khi đọc, có thể mất vui. Do vậy, trong truyện này, chúng ta đồng ý rằng địa danh Chợ Lớn sẽ được mã hóa thành Đại Lý, một vương quốc cổ trong truyện Kim Dung. Các độc giả không ưa cường quốc phương Bắc xin tưởng tượng rằng Đại Lý chỉ có trong truyện, chớ đừng nhớ rằng nơi này đã bị nhà Minh thâu tóm từ thế kỷ 14.
Cho đến thời đại này, chuyện bói vẫn được tôn trọng, không chỉ trong dân gian, mà còn xảy ra sau lưng sân khấu chính trị, kinh tế. Hầu hết các nhà lãnh đạo ở Đông phương đều xem bói, có khi đã tuyển dụng một thầy bói nổi tiếng để hỏi việc thành bại mỗi lần gặp khó khăn và thầy bói đó chỉ đạo thay vì vị lãnh tụ được lòng tin của dân chúng. Ở Tây phương cũng vậy, ngày xưa họ tin dùng các thầy phù thủy; ngày nay họ dùng những kỹ thuật khoa học để dự đón tương lai. Bất kỳ thứ gì, nếu có chữ “đoán” đều thuộc về dòng họ “Bói”. Bói là những hành động và lời lẽ làm cho “mê” và “tin” một cách “tín” nhiệm. Hầu hết những người có học đều xem bói là mê tín, nhưng cái thứ mê tín này ẩn núp tận xương tủy thần kinh, chỉ chờ đúng dịp sẽ xuất hiện. Từ những chuyện quan trọng như đầu tư kinh doanh, xuất quân viễn chinh, quyết định chính trị, cho đến những chuyện vui chơi: Khi vào một đám đông, bạn chỉ cần bắt đầu xem chỉ tay của một người, lập tức, kẻ lạ người quen kéo đến ngồi chung quanh, chờ đến p
Hồi còn nhỏ, tôi nghe nhạc xuân với tinh thần “kỳ thị” cao độ. Nghe “…tình xuân chớm nở đêm qua, khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời…” thì thấy phê quá xá! Nhưng lại hết sức bực mình khi nghe bên hàng xóm vẳng sang “… trên đường đi lễ xuân đầu năm… chách chách chách chách bum chách bùm chách bum (tiết tấu habanera) Qua một năm ruột rối tơ tằm…”. Tôi càu nhàu trong đầu “nhạc xuân gì mà buồn thế!...” Sau này lớn lên, tôi mới thấy mình vô lý quá cỡ. Thực ra bài Xuân Thì của Phạm Duy giai điệu buồn cũng không kém gì bài Câu Chuyện Đầu Năm của Hoài An. Vấn đề chỉ là tại mình thích thì khen hay, còn không thích thì chê là buồn, thế thôi!
Những cánh mai đua nở giữa mùa đông, xác rơi phủ mặt đất màu vàng tươi của cái chết còn rất mới. Mới như tuổi thơ của tôi ngày hôm qua. Suốt tuổi trẻ, Tết vẫn đem cho tôi một hạnh phúc buồn bã khi sống lại kỷ niệm, thứ cảm giác hao hao như gốc mai gọi mùa xuân bằng những cánh hoa rơi. Tôi yêu những tập tục ngày xưa mà bây giờ có sự cảm thông rằng không mấy ai đủ sức làm theo. Người ngoài nước thay đổi để hội nhập vào văn hóa mới, cả người trong nước cũng vậy. Tôi hoài niệm sự yên bình của đời sống và sự đơn giản của con người trong mắt tôi ngày ấy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.