Hôm nay,  

Tình Nghĩa Vợ Chồng Lớp Tuổi 70

15/01/202010:54:00(Xem: 14928)

 

                                             

            CHÚC MỪNG NĂM CANH TÝ 202O AN LÀNH VÀ VUI TƯƠI

                                     Chanh & Lan - Brazilian Samba
                                                http://www.youtube.com/watch?v=50L-E4Y1Xrc

                                                Chúc Mừng Năm Mới 2020 (MUỐN GÌ ĐƯỢC NẤY)

                                            https://www.youtube.com/watch?v=Pksgn52Jp4w


blank

Lão ông Nguyễn thượng chánh & lão bà Nguyễn ngọc lan


Vợ chồng ai cũng vậy, sau một thời gian dài sống chung thì thế nào tâm tánh cũng phải thay đổi chút chút…Chịu đựng nhau được hay không là chuyện riêng rẽ của từng gia đình và từng cá nhân mỗi người. 

Vấn nạn ông hay bà nói nhiều, cằn nhằn (nagging), chì chiết (tiếng bên nhà hiện nay) là thực đơn của rất nhiều cặp vợ chồng trên thế giới. Tuổi càng già, thực đơn càng phong phú các bà các ông ơi.

Không thể phê phán ai đúng ai sai được. Chuyện gì cũng phải có nguyên nhân hết. Đàn bà nhìn vấn đề khác hơn đàn ông. Đây là một chân lý bất di bất dịch từ thời vô thủy vô chung (from time immemorial).


VIDEO-Jean Gabin - Maintenant Je Sais 

https://www.youtube.com/watch?v=orDR4JA91F4


                                                               ***

                                               blank

                                                      Coi chừng đứt bóng đó ông già ơi (77 TUỔI 2020)




“…Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hòa
Nhìn mình tôi bật cười xòa
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi “mình ơi, mình à !”
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi …”

                                  Tú Lắc


Chạm mặt nhau thường xuyên

Không biết có phải tại vì già nên tánh tình thay đổi khiến vợ chồng thường hay kiếm chuyện cằn nhằn với nhau về những cái gì không đâu, lãng nhách không hà.

Khoa học nói là bà bị xáo trộn hormones của tình trạng mãn kinh ménopause, hay bị rối loạn nhân cách giáp ranh Borderline personality Disorder BPD,còn ông thì bị mãn dục andropause tánh tình cũng hơi gàn, khi vầy khi khác, buồn vui bất thường ai mà biết được.

Bệnh hoạn nầy nọ cũng bắt đầu xuất hiện ra theo tuổi già nên ảnh hưởng ít nhiều vào sức khỏe tâm thần của cả hai người.

Nhưng phải nhìn nhận là hình như mấy bà có phần chủ động khởi xướng chiến tranh hơn là các ông. Tại sao?

 “Thật ra, cái nguyên nhân chính đưa đến việc "đè đầu, cỡi cổ" mà các bà áp dụng đều do đa số các ông tới tuổi "mãn kinh" cả. Tới tuổi xồn xồn, đột nhiên các ông đổi tính. Có những ông thời trẻ thì hùng hùng hổ hổ, nhưng về già thì ngoan như chú mèo ngái ngủ. Vấn đề chính là "hormone" của các ông, từ 50 tuổi trở lên, đa số bắt đầu đi xuống, muốn "lên" cũng vất vả. Đến 60 thì chỉ Mỹ cúp viện trợ nên chỉ còn 50% các ông còn đầy đủ đạn dược, tới khi về hưu, thì cái gì trong người cũng muốn hưu luôn, cho nên càng ngày các ông càng lép vế, lép đùi”(Ngưng trích Chu Tất Tiến- Ngày Lễ Từ Phụ-Quý  ông ơí! )


Hai người mà muốn sống như chỉ có một người

Theo các nhà tâm lý học thì trong đời sống vợ chồng, cần phải có hai người.

Nhưng cả hai vợ chồng muốn sống như chỉ có một người thì làm sao mà được. Chiến tranh lạnh nổi lên vì lẽ đó.

Rồi còn người nầy (thường là bà) muốn cải hóa bắt buộc người kia phài theo ý mình, phải đoán biết mình muốn cái gì, phải giống y chang mình…

Cần nên biết rằng mỗi người đều có sở thích riêng rẽ, kiểu cách riêng biệt cũng như có nhu cầu khác nhau.

“Une des principales raison de discordance dans les couples est le désir de vivre à deux comme si on était seul. Il est alors difficile d'accepter que l'autre ait des goûts bien à lui, des manières qui lui sont particulières et même des besoins différents”. ( Michelle Larivey, Psychologue).

Chuyện tâm đầu ý hiệp chỉ là chuyện của mấy năm đầu tiên còn mới toanh, khi mới sống với nhau mà thôi. Sau đó thì cả hai vợ chồng cần phải biết tự điều chỉnh để thích ứng adjust với nhau mới mong sống chung được tới ngày “ về cõi vĩnh hằng”.

Lâu lâu hai vợ chồng cần phải đi hấp hôn hay hâm nóng tune up tình yêu lại, trước khi hấp hối.

Bà nói nhiều, ông tịnh khẩu

Cái khác biệt là một người (thường là vợ) dám nói ra và nói hoài, nói mãi nagging khiến đối phương khó chịu bên trong. Tây gọi đây là những điều bực mình hay irritants.khiến anh chồng muốn khùng luôn nên phải cố gắng làm thinh theo đúng câu của ông bà đã dạy: Vợ giận thì chồng bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.

Đây là chân lý.

Đàn ông đàn bà là hai thế giới riêng biệt.

Xâm lấn lãnh thổ của nhau

Một nguyên nhân khác trong sự xung đột vợ chồng là guerre de territoires hay vấn đề tranh chấp lãnh thổ của họ, chốn riêng tư, chẳng hạn như cái nhà bếp của bà bị ổng xâm nhập thường xuyên.

Bà có cảm giác là ông xã tối ngày quanh quẩn chàng ràng bên chân mình làm bà khó chịu và đổ quạu không cần báo trước.

Bà sắp đặt đồ đạc có thứ tứ ngăn nắp theo một kiểu cách nào đó, ông vô bếp không để ý, mà có ý đâu mà để, xớn xa xớn xác để không đúng chỗ là bà nẹt liền. Các ông mà có lãi nhãi lại thì bị cho là già sanh tật khó chịu không biết lỗi.

Bà trách ông không biết giúp vợ

Ngược lại có bà thì cảm thấy quá bất công, tủi thân phận mình, sao thằng chả ở không mà hổng biết thương vợ, san sẻ công việc nhà cho người ta nhờ, không giống như chồng của người ta thấy mà phát ham (?).

Ông trách bà xâm lấn quyền hạn

Phần các ông thì nói mấy bà xâm lấn quyền hạn, khó chịu quá, đòi hỏi quá đáng.

Ngày xưa, di làm ở sở, ở hãng vậy mà tự do, khỏe hơn, không ai xài xể mình hết. Về tới nhà mệt đừ, có thì giờ đâu mà cằn nhằn, mà cãi lộn với nhau.

Thật ra lúc còn đi làm, thời gian ở trong sở nhiều hơn thời gian ở bên vợ bên con nhờ vậy mà ít đụng chạm.

Để tránh chạm mặt nhau, ông tìm nơi chốn bình an.

Để tránh sư gần gủi trên (hay sự lấn đất), nguyên nhân của xung đột, của cãi vả nên nhiều ông chồng tìm đến ẩn thân tại những vùng đất mới bình yên hơn, như quanh nhà, như di tản xuống dưới sous sol (basement), xem internet, vô garage hay ra ngoài  vườn vv…để tránh chạm mặt bả.

Thôi, tịnh khẩu cho yên chuyện.

                                                     http://idata.over-blog.com/1/28/98/52/IMAGES-5/trois-singes.gif

                                                         Nên bắt chước ba con khỉ


Lúc hai vợ chồng đã nghỉ hưu

Nghỉ hưu cần phải có một thời gian điều chỉnh và thích ứng trong cuộc sống lứa đôi.

Cả vợ lẫn chồng phài tập sống lại với nhau trong bối cảnh hai người chớ không phải của một người.

Theo L’Institut national d’études démographiques INED (Pháp), ly dị ở lớp tuổi 60 đã tăng lên gấp hai từ năm 1985. Nguyên nhân do những khó khăn trong thời gian nghỉ hưu đem đến.

1-Vợ chồng cần cho nhau biết sự mong đợi ở người kia. Hoạch định những sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ những sở thích của mình.

2-Nên ý thức rằng người kia cũng cần phải có những giây phút riêng tư (intimité) của họ.

3-Rất quan trọng cần có nhiều thời gian cạnh bên nhau nhưng không nhất thiết là cả hai đều phải làm chung một việc.

4-Lúc nghỉ hưu, vợ chồng đều quá rảnh rỗi. Họ có thể sử dụng thời gian quý báu đó một cách tự chủ (autonome) và khác biệt theo ý thích của họ nhưng đồng thời mỗi người phải biết tôn trọng điều ước muốn của người kia. Đây là cách hữu hiệu đễ ngừa thói quen (routine)  theo năm tháng.

5- Để cho sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn ( làm việc/ nghỉ hưu) được êm ái, vợ và chồng cần phải tập quen sống với sự có mặt thường xuyên của người kia. 

Cách đối phó lại bà vợ hay cằn nhằn, cáu có, dằn vặt, chì chiết (tiếng bên VN ngày nay). 

Phỏng dịch (có thêm mắm muối) từ tài liệu:

9 Ways To Deal With A Nagging Wife by Waynet

http://waynet.hubpages.com/hub/9-Ways-To-Deal-With-A-Nagging-Wife


 “…Tại ông không hay, không biết… chớ bà nhà tôi cũng như bà nhà ông, và bà nhà ông thì cũng không khác bà nhà các ông khác, như thiên hạ cả thôi. Chả có gì mới lạ dưới ánh mặt trời, nhưng tôi thì không như ông, chẳng bao giờ tôi cự nự lại bà nhà tôi cả. Không phải tôi không "nhạy cảm", mà cũng bực mình lắm chớ, đôi khi "muốn kêu một tiếng cho dài kẻo câm", nhưng tôi hiểu rằng mấy bà thuộc giai cấp "cổ lai hy" đều mắc phải cái bịnh than, bịnh lo, bịnh sợ. Họ sợ những bất trắc đang rình rập họ, nào tai nạn, nào bịnh tật, nào chết chóc... Họ sợ có chuyện gì không ai giúp đỡ, nên cần có người bên cạnh, nhưng có người bên cạnh thì có cắn nhằn, tóm lại họ sợ cô đơn…” (Ngưng trích Captovan- Tuổi 70…chán mớ đời. Vietbao.com.) http://vietbao.com/a225640/tuoi-70-chan-mo-doi

9 điều các cụ ông luôn luôn cần phải ghi nhớ.

1-Luôn luôn bạn phải tạo cho bạn một nơi chốn riêng tư để  ẩn thân (phòng riêng, dưới basement, trong  garage, trên gác, cái chòi ngoài vườn, ngoài sân, sau hè…) để lánh mặt khi sắp có chiến tranh. Chỉ có nơi chốn đó bạn mới có được sự bình yên, tránh bị điên cái đầu và nhức nhối lỗ tai.

2-Khi thấy tình hình có mòi hơi căng thẳng, thì mau mau vọt liền ra khỏi nhà, vào tiệm bia làm bậy vài chai lấy lại tinh thần, đi dạo vòng vòng quanh xóm, hay xỏ giày chạy jogging một hồi chờ cho tình hình lắng dịu…Luôn luôn phải giữ vững lập trường như thế. Được vậy, bạn mới hy vọng có thể tránh bị người ta giảng morale nhức nhối lắm.


3-Giả câm giả điếc, giả mù sa mưa, không thèm quan tâm đến những gì bả nói, không màng đến bả. Bả thấy lời chửi bới không có effet gì hết, riết rồi mỏi miệng, chán đi và im miệng lại mà thôi.

 Áp dụng triết lý của bộ khỉ tam không: không có ý kiến gì hết. Không nghe, không thấy, không nói.

4-Khi biết bả sắp sữa “lên lớp” (danh từ đại học cải tạo hệ  tiến sĩ 10 năm ), hãy tận dụng giác quan thứ 6 của mình để hóa giải lời vàng ngọc, và bạn cứ việc khen bừa đi hoặc hứa mua quà tặng cho bả… Sự kiện nầy sẽ làm đối tượng xao lãng đi nỗi bực tức và quên tuốt luôn việc rầy la và nói nhiều, nói lâu, nói bậy, nói dở.

5-Tạo điều kiện cho vợ bận rộn, như dẫn bả đi ăn phở, đi xem nhạc hội, hay nên làm việc chung với bà chị để bả vui mà quên đi sự bực bội và khỏi kiếm chuyện cằn nhàn bạn được.

6-Phản công bả bằng sự cằn nhằn của bạn (Lấy độc trị độc hay dĩ độc trị độc). Bả sẽ cảm giác bị bạn rầy la và sẽ khổ tâm lắm nên sẽ không còn lãi nhãi với bạn nữa. Đối đế lắm thì bả làm đơn xin ly dị, cũng tốt mà thôi.

7-Khi vợ cằn nhằn thì bạn cứ cười thẳng vào mặt bả làm cho bả quê xệ đi. Nếu bả còn tiếp tục xài xể bạn thì bạn nên cười to hơn nữa.

8- Đánh nhẹ, đánh yêu một que kẹo bông gòn vào mặt bả, không đau đâu. Nếu may mắn có chút đường dính vào môi bà xã, bạn ghì chặt mặt bả và liếm cho hết đường.

Description: http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/11/files/2009/10/Prima-C1.JPG

Kẹo bông gòn (photo Internet)


9-Nếu bả sắp sửa cằn nhằn, bạn hãy đánh lạc hướng tư tưởng đó bằng cách biểu bả hãy nhìn kỹ vào trang phục bả đang mặc, hãy nhìn mái tóc em đi, khen bả là người đàn bà tuyệt vời nhất trên đời, quá sexy, tại sao chúng ta không ôm nhau lã lước trong điệu nhạc nhạc tình ướt át…

Một số phản hồi từ các ông chồng già Tây phương!

1-Cao niên Sam Mathew(☹ông)

Tôi đã lấy bả được 38 năm nay rồi. Bản chất và tâm tánh tôi thuộc loại tích cực nhưng vợ tôi làm cho tôi quá mõi mệt vì bả là một người tiêu cực và thường hay cằn nhằn tôi không ngớt. Bả quá ham làm việc và bị ám ảnh về sự sạch sẽ một cách thái quá và bệnh hoạn.Thú vui của bả là hay nhắc kể lại hoài những lỗi lầm đã qua của hai vợ chồng. Không ai có thể làm thay đổi được những gì đã xảy ra từ trước. Kể lại các chuyện đớn đau trong quá khứ chẳng khác nào lấy dao cắt vào da thịt mình. Lời nói có một sức mạnh phi thường, chúng có thể làm cho ta khổ sở hay hạnh phúc.

2-Waynet.(ông) ☹

Như vậy, đa số phụ nữ cằn nhằn là để mong sửa đổi người đàn ông? Nhưng không làm được, và bà lãi nhãi ông tới tấp để sau rốt là bà phải ra đi hay ông ta phải đi?.Cằn nhằn thẳng thừng là điều xấu xa tồi tệ chẳng khác gì một sự tra tấn tinh thần .

So mostly Women nag to try and change the Men's ways? This doesn't work! So you got fed up of nagging him and he left or you left? nagging is just downright evil and mental torture!

3-Hmania (ông) ☹

Tôi thật sự phải làm gì bây giờ. Luôn luôn là lỗi do tôi. Bất cứ chuyện gì xảy ra, tôi là người bị trách mắng. Tôi không biết phải đối xử  thế nào. Tôi là người rất bình tỉnh và chân thật,nhưng bà ta lại trách cứ tôi bất cứ việc gì. Nếu tôi nói trắng thì bả lại nói đen, nếu tôi nói cộng (+) thì bà ta nói trừ ( -) Vậy tôi phải làm gì bây giờ, Trời ơi?

4-Ben (ông) ☹

Tôi nghĩ rằng việc đàn bà cằn nhằn và la mắng sẽ làm hại người đàn ông tốt. Các bà ơi! tại sao các bà không chịu để người ta được yên thân. Cách hay nhất là phớt lờ không cần quan tâm đếm xỉa gì đến bà ta.

Unfortunately i have come to realise that Nagging women tend to disturb Good men...Ladies why don't you leave good men alone!!!.The best way to deal with this is to ignore her.

5-Ujagbe (ông) ☹

Sống chung với bà vợ có tật hay nói nhiều làm mình cảm thấy cuộc đời trở nên ngắn ngũi đi. Theo phong tục Nigeria (Phi châu) vợ phải trung thành, hy sinh, biết nghe lời và chung thủy. Ngày nay thì khác đi. Tiếp xúc với văn hóa Tây phương đã làm nhiều bà vợ Phi châu trở nên ương ngạnh và nói nhiều quá. Riêng bà nhà tôi thì rất hỗn hào thường chửi bới tôi mỗi khi có dịp dù rằng chính tôi là người kéo cày nuôi sống cả gia đình. 

Life is too short to live it with a nagging wife. In Nigeria (AFRICA), our wives used to be obedient, loyal, devoted and faithful to their husbands. But these days, due to their exposure to western cultures, many are turning to great nag. Mine insults me at the slightest opportunity, even when I'm the bread winner

6-Jane (phụ nữ)

Sau đây là điều bí mật. Không phải đàn bà nào cũng cằn nhằn trước bất cứ một chuyện nhỏ nhặt nào đâu.Mấy bà la mắng là tại gì họ không hài lòng đó thôi! Họ không hạnh phúc được vì nét mặt cũng như cử chỉ của ông chồng có vẻ như không tôn trọng ý kiến của người vợ và hạ thấp người ta xuống. Nghĩ theo hướng nầy thì bà vợ càng la mắng thêm, và đến một lúc nào đó thì hạnh phúc vợ chồng phải đổ vỡ.

7-Mathew (ông) ☹

Chúng tôi lấy nhau được 37 năm rồi, nhưng càng ngày cái tật nói nhiều của bả càng trở nên tồi tế thêm hơn. Bất cứ chuyện gì bả cũng quy lỗi vào tôi được. Bả không bao giờ biết nói chữ xin lỗi sorry và làm ơn please cả. Để xin được hai chữ bình an cũng như để tránh khỏi bị khùng điên có lúc tôi muốn để bả yên một mình nhưng tôi không thể thực hiện được vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn. Sống với bả chẳng khác nào tôi sống trong điạ ngục. Chính tôi đã dạy bả lái xe  36 năm về trước. Mỗi năm tôi lái xe 10 lần nhiều hơn bả, nhưng mỗi khi tôi cầm volant là bả có ý kiến linh tinh dạy khôn tôi phải thế nầy thế nọ làm tôi phát điên lên. Không còn một chút hy vọng nào nữa hết. Giờ đây, để được yên thân tôi phải qua phòng khác ngồi đọc sách để thư giãn.

Hôn nhân chỉ có ở thiên đàng mà thôi nhưng trước đó phải sống trong điạ ngục trần gian cái đã, để sau đó mới có thể lên thiên đàng được. Thật là đắng cay và chua xót trong cuộc sống hằng ngày. Phải chăng đây là nỗi đau khổ lớn nhất như Kinh Thánh đã viết.

Married for 37 years, my wife's nagging is getting worseevery day. In everything, she finds fault with me, but she will never say sorry, please etc. I would like toleave her alone for my sanity and peace, but the economy made it very hard for me to make a decision. Living with her is nothing but hell. I taught her how to drive 36 yearsback, I drive 10 times of mileage than she does every year, but while driving with her, she will tell me, how to drive.I got mad at her many times, but there is no hope. Now, I find peace by sitting in another room, reading something to relax.Marriage is made in heaven, but living in hell on earth before going to heaven is a terribly bitter experience every day of life. This maybe the great tribulation as written in the Bible.   

8-Jamiesweeney (bà)

Wow! thật là vui sướng vì tôi thuộc về lớp xưa. Hai vợ chồng tôi dều tương kính lẫn nhau nên rất hoà hợp trong cuộc sống. Tôi nghĩ rằng đây là tâm tính (mentality) của hôn nhân. Nếu cả hai người đều nghĩ: “tôi có thể làm gì cho vợ/ cho chồng tôi?” thay gì nghĩ: “ổng hay bả có thể làm gì được cho mình?” thì  cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Đây là sự khác biệt giữa lòng tử tế xuất phát từ con tim so với tánh vị kỷ chỉ nghĩ chỉ biết có mình mà thôi. Đây là quy luật tương hỗ trong vũ trụ: “ Hãy đối xử, làm cho người khác những gì mình mong đợi họ làm cho mình.”


Kết luận

Việc nói nhiều của các bà thường làm các ông bực mình không ít, nhưng đó là dấu hiệu tốt có nghĩa là các bà còn thương, còn quan tâm đến các ông, cần người chia sẻ các vui buồn khổ cực trong cuộc sống vợ chồng.

Trường hợp các bà im lặng, thì các ông phải đề phòng là có điều chẳng lành sắp xảy ra đó, còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh ăn-glê, không thèm đếm xĩa đá động gì đến các ông và xem các ông như nơ-pa thì đó cũng là dấu hiệu bắt đầu sắp rã hùn rã đám rồi đó, đố tránh khỏi!

Tóm lại, dù Đông hay Tây hoặc dù Xưa hay Nay thì Đàn bà cũng vẫn là Đàn bà và Đàn ông cũng vẫn là Đàn ông.

Theo nếp sống của người phương Đông, thì trong gia đình muốn sống hạnh phúc cả hai vợ chồng cần nên noi theo lời vàng ngọc sau đây: 


                                     Chồng giận thì vợ bớt lời, 

                               Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.

Chồng Giận Thì Vợ Bớt Lời, Cơm Sôi Bớt Lửa Chẳng Đời Nào Khê

 http://vietbao.com/a210373/chong-gian-thi-vo-bot-loi-com-soi-bot-lua-chang-doi-nao-khe


blank


 Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây. Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy-Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em” (Ngô Thụy Miên)

https://www.youtube.com/watch?v=zY3fOUrX3xM

Đọc thêm:


Nguyễn Thượng Chánh

      -Chấp nhận cuộc đời

       http://vietbao.com/a224508/chap-nhan-cuoc-doi

        -Có hiểu mới có thương

          http://vietbao.com/a223231/co-hieu-moi-co-thuong

        -Quanh đi, ngó lại chỉ tui với bà

          http://vietbao.com/a223231/co-hieu-moi-co-thuong

        -Hãy sống từng ngày một

          http://vietbao.com/a221608/hay-song-tung-ngay-mot

         -Bình thản trong tỉnh thức

           http://thuvienhoasen.org/a10180/binh-than-trong-tinh-thuc


     -Cao Đắc Vinh-

          -Cơm Lành Canh Ngọt Kiểu Mỹ

         http://vietbao.com/a201841/com-lanh-canh-ngot-kieu-my


        -Bước Vào Tuổi 70...

            https://vietbao.com/p112a255212/buoc-vao-tuoi-70-

     -Bác sĩ Châu Ngọc Hiệp bút hiệu Châu Sa

        – Hãy Hấp Hôn Trước Khi Hấp Hối - Nếp Sống Mới - Hạ 2012)
        http://www.songdaoonline.com/e1470-hay-hap-hon-truoc-khi-hap-hoi.html



Montreal

Ý kiến bạn đọc
21/01/202017:01:50
Khách
Thưa Lão ông Nguyễn Thượng Chánh,
Trước hết xin cảm ơn ngài đã viết bài này, sau khi đọc xong thì xin phép cho đệ gọi là sư huynh (huynh hơn đệ 3 tuổi) cho có vẻ võ hiệp và tiên hiệp một chút, bởi vì đệ mê đọc vh thời còn trẻ, nay thì mê đọc th, ngoài những giờ làm việc khác thì đệ đọc truyện cho vui vậy thôi, đồng thời cũng để biết thêm về cuộc sống của TQ và VN qua những câu chuyện dài này. (Như sư huynh đã biết, ngày xưa Bồ Tùng Linh viết Liêu Trai Chí Dị để phỉ báng và mạ lỵ triều đình nhà Thanh, nay lớp trẻ ở TQ họ viết truyện tiên hiệp, sắc hiệp, võng du ...v.v để phơi bày cái luật rừng của xã hội TQ và VN).
Đệ đã đọc hầu hết các bài viết của sư huynh từ trước đến nay, đệ thấy có điểm lạ là nghề chính của sư huynh là bác sỹ khác chứ đâu phải bác sỹ tâm lý mà sư huynh viết nhiều bài rất hay và có khi còn hay hơn cả bs tâm lý nữa đấy !?. Mấy ngày nay đệ chờ đợi xem có huynh, đệ, tỷ, muội nào góp ý xong thì đệ sẽ viết, đến nay chưa thấy ai viết gì, vậy đệ viết lên đây lời cảm tạ sư huynh (và sư tỷ) đã bỏ công viết bài này dành cho các lão ông lão bà đọc để hiểu rõ thêm về cuộc sống trong những ngày chuẩn bị "ra đi không mang va ly" được thanh thản !!!?. ĐVH cẩn bút.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mẹ tôi, con gái quê Sơn Tây, sống cùng thời với thi sĩ Quang Dũng, nổi tiếng với bài thơ “Đôi Mắt Người Sơn Tây”. Mẹ đi lấy chồng, gia tài vỏn vẹn một con lợn nái. Mẹ kể mỗi khi ăn no, nó lại nằm ịch ngay giữa nhà, ụt ịt chờ mẹ xoa bụng. Bà ngoại mua để mẹ nuôi, lớn lên bán được số tiền to làm vốn xem như của hồi môn lúc ra riêng...
Vấn là bạn sách đèn thân thiết với Thạnh từ thuở bé. Cha Thạnh với mẹ Vấn cũng là anh em cô cậu ruột. Do vậy, anh chị em Thạnh dù lớn hay nhỏ đều là vai trên của Vấn. Vấn lại rất hiền lành nên cả nhà Trúc đều thương mến. Suốt tuổi học trò Vấn vẫn hay đến nhà Thạnh, nơi đầy đủ tiện nghi cho hơn ở nhà để cùng Thạnh học hành...
Ngày cuối tuần nào cũng như ngày hội, đường phố khu thủ đô tỵ nạn nầy đông khách lạ lùng. Thiên hạ các vùng chung quanh đổ xô đến, thi đua cùng với du khách từ những tiểu bang khác về. Nam thanh nữ tú thướt tha. Áo quần màu mè đủ vẻ đủ dáng. Những tiếng cười dòn tan yêu đời khắp chốn...
Chiếc xe hơi chạy trên con đường hẹp, uốn lượn, hai bên là những cánh đồng lúa mì hầu hết đã được gặt xong, đây đó những bó rơm, cỏ khô được cuộn tròn nằm rải rác, những cánh rừng thưa xanh ngắt, những bụi cỏ lau màu tím hồng phất phơ trong gió, những trang trại với hàng chục con cừu, bò, và cả ngựa đang thong dong gặm cỏ, những căn nhà, quán rượu, nhà thờ…hầu hết được xây bằng đá đã xỉn màu vì thời gian, với những cửa sổ bằng kính có khung sơn trắng và kiến trúc đặc thù của vùng Yorkshire...
Kéo dài được hai năm, cuối cùng thì hắn cũng quyết định bỏ trường để về nhà đi buôn. Đây là một việc cân não mà hắn đã dằn vặt vật vã suốt một thời gian dài. Hắn là sinh viên giỏi, vốn được tuyển thẳng vào trường sư phạm, thật tình mà nói thì hắn muốn vào Bách Khoa chứ chẳng phải sư phạm, chọn sư phạm vì được miễn học phí nên miễn cưỡng chấp nhận...
Em yêu dấu: Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”...
Suốt cả tuần nay Tokyo chỉ có một ngày nắng, hôm nay mưa đã tạnh thì khăn gói về vùng Kyoto/Osaka. Hai tuần nữa khi về lại đây thì những cây đào mượt mà nầy chỉ còn những cành cây cằn cỗi, phủ đầy rêu, trơ trụi. Vì thế mà chuôi kiếm của người samurai thường khắc cánh hoa đào để biểu tượng cho cuộc đời hào hùng, đẹp đẽ mà ngắn ngủi, đầy bất trắc.
Thành phố đầu tiên chúng tôi dự tính đến thăm là Thành phố Philadelphia, một thành phố đã từng là thủ đô của Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu lập quốc mà nay nó đã trở thành cố đô. Sau đó chúng tôi sẽ đi thăm một vài di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh đặc biệt của Tiểu bang Pennsylvania nếu thời gian cho phép...
Thầy ngồi trên kia, sau cái bàn rộng, chỉ có một quyển sách mỏng trước mặt và không thấy ông mở ra. Như thói quen, ông không viết bài, viết dàn bài trên bảng, phấn với bảng ít khi ông dùng tới, có thể tất cả đã được sắp xếp chuẩn bị chu đáo và có lớp lang trong đầu ông. Đúng vậy, ông vẫn từ tốn nói theo những ý nghĩ dường như vẫn có sẵn trong tâm trí. Ông nói không vấp váp, từ từ, lôi cuốn và thuyết phục. Ông có một « schéma » trình tự đi tới, đi tới không hề áp đảo...
Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do, để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển. Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơi!
Ở xóm tôi, từ đầu xóm đến cuối xóm, hầu như nhà nào cũng có người đi vượt biên. Nhưng không phải ai cũng may mắn đến bờ tự do, bởi nếu đếm số người “đi không về và cũng không bao giờ đến” ở xóm cũng cỡ hai chục mạng người, trong đó có cô bạn rất thân yêu của tôi và một gia đình mất một lúc sáu người, đó là gia đình Bà Già Gân...
Tôi nhớ dạo còn nhỏ, ba tôi thường hay kể về chuyện “chạy giặc” cho anh em tôi nghe. Đại khái là vào những năm 1944-1945 ở Đà Lạt cũng rơi vào tình trang chiến tranh như mọi nơi khi sự hiện diện của hai quân đội Pháp lẫn Nhật trên mảnh đất Hoàng Triều Cương Thổ của nhà Nguyễn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.