Hôm nay,  

Nguyên Sa - Mai Thảo & Thời Kỳ Tiền Cúc

10/01/202000:00:00(Xem: 4579)

Nguyen Sa


Những nhà phê bình văn học sẽ tìm hiểu về Mai Thảo nhà văn, Mai Thảo người đứng đầu của một nhóm văn học. Tôi không phải là người làm công việc này, tôi chỉ có cơ may sống trong thời gian Đêm Giã Từ Hà Nội ra đời, nhìn thấy Tháng Giêng Cỏ Non từ trong trứng nước. Tôi là nhân chứng của sự hình thành tạp chí Sáng Tạo, nhìn thấy ít nhất một phần những yếu tố đã làm cho Mai Thảo trở thành con chim đầu đàn của nhóm văn chương lừng lẫy của thời kỳ văn học chạy dài suốt từ một chín năm tư đến một chín bẩy lăm. 

Danh từ “nhóm” trong văn chương Việt Nam hiện đại thật lạ. Nhóm chỉ có nghĩa là một tập hợp không có sẵn trang điểm ngôn ngữ nào có vóc dáng quý tộc hay sang cả. Bên ngoài lãnh vực văn chương, nhóm còn thường hơn cả hội, đoàn, đảng… Nhưng trong văn chương khi mà nhóm không phải là tập hợp những cây viết tài tử như nhóm Vàng Khuyên, nhóm Măng Non, mà là tập hợp những ngòi bút nghiêm chỉnh, bỗng nhiên nhóm trở thành một đối tượng làm cho người ta phải chú ý. Bởi vì nhóm đã trở thành trường phái. Có một chủ trương văn học nghệ thuật. Có những tác phẩm có tầm vóc. Chủ trương, tác phẩm khác biệt hay chống lại những chủ trương, tác phẩm đã có. Nhóm lãng mạn, trong văn chương Pháp, là một trường phái không chấp nhận trường phái cổ điển. Chateaubriand đi đầu tiên trên con đường khác biệt với Corneille, Racine, Molière… Nhóm Thi Sơn không còn chấp nhận nữa nền văn chương đầy cảm xúc, nặng chĩu chủ quan của các nhà văn nhà thơ Alfred de Musset, Alfred de Vigny… Emile Zola và những người của trường phái tả chân đánh phá lãng mạn, rồi chính tả chân, trở thành mục tiêu nhắm tới của cả siêu thực, tả chân xã hội và hiện sinh. Mỗi thời có thể có nhiều nhóm văn chương khác biệt, nhưng thường chỉ có một nhóm hiện ra trỗi bật. Thế kỷ 17, trường phái cổ điển sáng chói, trường phái lãng mạn trỗi bật trong văn chương Pháp thế kỷ 19. Mỗi thời có thể có nhiều nhóm văn chương khác biệt, nhưng thường chỉ có một nhóm hiện ra trỗi bật.

Ở nước ta, thời kỳ tiền chiến có hơn một nhóm văn chương, Tự Lực Văn Đoàn vượt trội. Thời kỳ văn học từ 1954 đến 1975, Sáng Tạo lừng lẫy. Nếu tôi phải chọn hai nhóm văn chương của thời kỳ này, tôi sẽ chọn Sáng Tạo và Trình Bày. Nhưng Sáng Tạo thì vang dội hơn vì Mai Thảo có một lý thuyết văn học mở rộng. Nhà văn đứng đầu nhóm văn học này biết rõ là anh không thích những cái gì, muốn làm cái gì, bác bỏ quan niệm văn học nào, tìm kiếm những tác phẩm nào, nhắm tới những sáng tạo nào. Sáng Tạo muốn làm khác với Tự Lực Văn Đoàn, nhắm tiến tới “cái mới”. Đứng về phía cái mới là tiêu đề của một số bài văn có tính chất lý thuyết của Mai Thảo. Tờ báo của anh đăng nhiều bài nói về văn chương hiện sinh. Những cuộc thảo luận của một số những cộng tác viên cũa Sáng Tạo đi tìm thơ, tìm truyện. Mai Thảo khẳng định văn chương là viễn mơ. Anh đứng về phía nghệ thuật vị nghệ thuật, trái ngược với Thế Nguyên, và anh em nhóm Trình Bày vào con đường nghệ thuật vị nhân sinh có tên mới là văn chương dấn thân.

Lý thuyết văn chương dẫn đạo của nhóm Sáng Tạo, trong mọi trường hợp không phải là chất xi măng gắn liền những ngòi bút khác biệt cộng tác với tạp chí Sáng Tạo. Mai Thảo trở thành người đứng đầu của một nhóm văn chương vì anh có tâm hồn của một người đứng đầu một nhóm văn học. Mai Thảo biết yêu mến tác phẩm, biết quý trọng những người sáng tạo, Mai Thảo đọc thơ Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Thanh Tâm Tuyền hay Nguyên Sa… đọc truyện của Thảo Trường, Dương Nghiễm Mậu… với cùng một tình yêu và lòng quý mến đó. Mỗi người viết tìm thấy một Mai Thảo của riêng, một gắn bó, một thân tình, một bằng hữu. Nhóm Sáng Tạo, với một số anh em, là một nhóm nhỏ. Sáng Tạo với Mai Thảo, là tất cả những người đã cộng tác với anh. Sáng Tạo với tôi, với nhiều anh em khác, tôi nghĩ, là Mai Thảo. Mà tôi, mà chúng tôi, gắn bó và yêu mến.

Mai Thảo, với tôi, có ba thời kỳ, thời kỳ Tiền-Cúc, thời kỳ Cúc-Mãn-Khai và thời kỳ Hậu-Cúc. Mai Thảo thời kỳ Hậu-Cúc sinh sống ra làm sao? Tôi không có ý niệm nào rõ rệt, tôi cũng không biết vì sao, cũng chẳng bao giờ tìm hiểu vì sao Thảo và Cúc xa nhau.



Khi tôi chia tay với Mai Thảo là thời kỳ Cúc-Mãn-Khai. Cúc nhanh nhẹn, tôi muốn nói nhẩy nhót. Màu trắng da thịt của cánh tay trần nhẩy nhót trong ánh sáng chan hòa của những buổi chiều Sài gòn, màu trắng của khuôn mặt đã pha những mảnh đêm màu xanh nhảy nhót trong ánh đèn ban đêm ở đường Tôn Thất Đạm. Đêm nào Mai Thảo cũng gọi tên tôi. Nguyên Sa. Nguyên Sa đâu. Nguyên Sa dậy đi. Xuống ăn phở Nguyên Sa ơi.

Sau thời gian ở xóm Sáu Lèo, khu này bị hỏa hoạn, tôi dọn nhà lên Tôn Thất Đạm, ngay khúc đầu đường gần bộ Công Chánh. Người đi chơi đêm ăn phở đêm gọi khúc đường Tôn Thất Đạm này là khu phở Tôn Thất Đạm. Mai Thảo, Hoài Bắc, Cúc, Mỹ là những người khách trung thành của khu phở đêm này. Khi tới gánh phở đêm này, Mai Thảo đã say chưa? Tôi không nghĩ là bạn tôi say. Thời đó Mai Thảo chỉ uống bia thôi. Thời Tiền-Cúc và thời Cúc-Mãn-Khai chỉ có la de. Thời kỳ hải ngoại này toàn rượu mạnh.

Thứ năm tuần trước, tôi cùng với Du Tử Lê và Tuyền ghé gian phòng Mai Thảo ở trong khu cư xá Song Long trên đường Bolsa. Lê và Tuyền đến trước. Tôi tới sau, tôi không biết vị trí gian phòng của Mai Thảo. Lần trước tôi tới Mai Thảo còn ở trên lầu, từ mấy tháng nay Mai Thảo đã dọn xuống dưới thuận tiện hơn cho sức khỏe của anh, mới sinh nhật lần thứ 70. Tôi đi qua từng gian phòng, cư xá có hai khu, mỗi khu hơn mười căn apartment một phòng không có bếp, qua mỗi căn tôi cất tiếng gọi. Tôi gọi vừa phải. Không thể quá nhỏ không ai nghe thấy gọi làm gì. Nhưng không gọi quá lớn làm người đang ngủ phải thức dậy. Gọi vừa đủ chỉ người đang thức nghe thấy. Mai Thảo đợi tôi giờ này, tôi có hẹn trước, gọi vừa phải được rồi. Mai Thảo. Mai Thảo. Ông Mai Thảo ơi. Mai Thảo có ở phòng này không. Tôi gọi Mai Thảo. Tôi gọi Mai Thảo ơi. Tiếng vang ở trong tôi ném lại Nguyên Sa ơi. Nguyên Sa xuống đây ăn phở. Tôi bật cười gọi lớn hơn. Mai Thảo. Mai Thảo. Tiếng vang vọng càng lớn. Du Tử Lê nghe thấy tiếng gọi hay tiếng vang vọng nào, không biết, nhưng Du Tử Lê đã nhanh nhẹn chạy vọt ra, nói lớn đây đây, anh Nguyên Sa, phòng anh Mai Thảo đây.

Trong phòng Mai Thải hai mươi bốn chai Martel đứng sừng sững trên mặt thảm. Mai Thảo chưa điểm tâm, lát sau thì có ly đá lạnh được mang tới.

Nhưng đêm của thời đó thì chỉ có ly đá lạnh la de sủi bọt trước khi bát phở được bưng ra. Tôi thường xuống trước khi tô phở được bưng ra. Tôi có nghiêng đầu ra cửa sổ trước đó vẫy tay cho Mai Thảo biết tôi đã nghe thấy rồi, tôi xuống ngay đây. Cúc đưa tay làm thủ hiệu nhẹ chào hỏi, khuôn mặt màu da trắng có những mảnh xanh nhẩy nhót trong đêm. Cúc cười nhẹ nhàng, miệng cười nhẹ nhàng, mắt cười nhẹ nhàng, phải rồi, Cúc có đôi mắt biết cười, đôi mắt cười ngó lên lầu nhìn tôi, đôi mắt cười khi tôi xuống tới ngồi trên một chiếc ghế gấp của gánh phở đêm, cười anh Mai Thảo gọi to quá, anh bị thức dậy phải không, cười khi Cúc từ căn gác lửng của tòa soạn Sáng Tạo bước xuống khi tôi tới đập cửa buổi sáng sớm, cười khi hai người đi xe Austin ngoài phố gặp Nguyên Sa bóp còi inh ỏi.

Tôi ở Pháp về, không sống trong không khí khi chia đôi nước. Biến cố Năm Tư có ảnh hưởng trực tiếp với anh em tôi một cách khác. Tôi và hai em là Thoa và An du học tại Pháp từ cuối 1948.

Đêm Giã Từ Hà Nội thời kỳ Tiền-Cúc là một biến cố văn chương, tự bản thân tác phẩm là những rung động mới, những dòng văn khác lạ của một giã từ chung lần đầu của hằng hằng những tâm hồn cho một thành phố thịt xương. Cuốn sách làm cho tôi gần gũi Mai Thảo ngay. Mai Thảo cho xuất bản Đêm Giã Từ Hà Nội cũng hai năm sau năm 1954, cùng thời gian tôi rời bỏ Paris. Tôi cũng có nỗi đau sót chất ngất không bao giờ gặp lại. Năm 1975, trở thành người tỵ nạn, tôi trở lại Paris, tôi tưởng rằng tôi gặp lại Paris.

Tôi khám phá ra tôi có gặp lại Paris, nhưng không bao giờ gặp lại Paris có chữ P viết hoa thời đó nữa./.

Trích Nguyên Sa Hồi Ký 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ. Khi một người bị khuyết tật từ thuở ấu thời thì họ có thể phát triển một thứ khả năng kỳ diệu đến mức bất khả tư nghì đề bù đắp lại phần bị mất mát. Người chị Thứ Ba của tôi là điển hình như thế. / It appears to be that people can foster an uncanny capacity to adjust to conditions and circumstances that they may not know about. When a person has a disability since childhood, they can have an incredible ability to compensate for the loss. My Third Sister is such an example.
Không hiểu lý do nào ông bà Hai lấy tên Hụi để đặt cho con mình. Lúc còn nhỏ, Hụi trông khôi ngô sáng sủa lắm. Hụi lại ít bị bệnh hoạn và rất chóng lớn. Năm lên bốn tuổi, Hụi đã lớn kịp anh ruột mình là Hùng, lớn hơn Hụi hai tuổi. Hai anh em cũng ham chơi, cũng nghịch ngợm như bao trẻ con cùng trang lứa trong vùng...
Thật ra, cho đến ngày "tan hàng" khăn gói đi tù, Nhạc chưa có một căn nhà cho vợ con chui ra, chui vào. Là một sĩ quan ở đơn vị tác chiến, anh chẳng có phương tiện gì để làm ra tiền, ngoài một đám lính chỉ biết bóp cò, gài mìn và hô xung phong, khi đụng trận. Với số lương trung úy, cộng thêm một vợ, ba con, được khoảng bốn chục ngàn đồng một tháng, mà tiền để xây hay mua một căn nhà nho nhỏ cũng gần hơn triệu bạc, nên Nhạc cứ khất đi, khất lại hoài, với Hậu...
Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
Buổi sáng thênh thang. Nắng dịu dàng vướng trên những ngọn cây. Được nghỉ hai giờ đầu, thằng bé học trò chạy xe qua Phú Nhuận, thả dài lên Tân Định hóng gió. Sài Gòn sớm mai như cô gái vẫn còn ngái ngủ. Tóc mượt mà đen thẫm trên mặt gối trắng tinh. Thằng bé học trò không biết đi đâu. Một tay cầm chắc tay lái chiếc Honda Dame, tay kia thỉnh thoảng lại đưa lên đẩy cặp mắt kính cận cứ chực tuột xuống. Cặp mắt kính thay đã lâu lắm rồi, bây giờ nhìn mọi thứ đã bắt đầu mờ ảo, nhưng chưa dám xin tiền bố mẹ để thay. Con đường Hai Bà Trưng ngập nắng. Chợt một tấm biển quảng cáo phía trên một cửa tiệm đập vào mắt thằng bé học trò. Và nó sực nhớ đã đến lúc phải khám, phải đo xem mắt có tăng độ hay không rồi. Hai con mắt không cận thị bằng nhau, một bên ba độ rưỡi, một bên hai độ bảy mươi lăm. Và cả hai bên nhìn cuộc sống đều nhòe nhoẹt như nhau.
An lớn lên bên cạnh mẹ từ tấm bé, đến khi có trí khôn hiểu biết em cũng chỉ thấy có mẹ. Em không thắc mắc dù trên khai sinh của em tên cha là vô danh. Một đôi lần hiếm hoi lúc mẹ con gần khít bên nhau, rảnh rang như đi hè, ngồi trên bãi biển, trời cao gió mát, biển mênh mông, An vô tình hỏi mẹ vô danh là gì? Mẹ trả lời là không có tên, rồi mẹ cũng giải thích thêm là, ba đi buôn bán xa, tận ngoài Bắc hay đâu đó, bên tàu bên tây, đi lâu quá là lâu rồi, cũng quên liên lạc về nhà nên phải khai như vậy, đặng con có giấy khai sinh đi học...
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút “điểm sáng vui vẻ” trong những tháng ngày u ám đó...
Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ...
Gia đình tôi có sáu anh chị em. Trước 1975, bố tôi là một công chức, mẹ tôi nội trợ, cho nên cuộc sống rất thanh bạch. Cả nhà theo Đạo Phật kiểu truyền thống gia đình, giống như nhiều gia đình Việt khác. / My family has six siblings. My life was very simple before 1975 because my father was a civil servant and my mother was a housewife. Like many Vietnamese families, my entire family practices traditional Buddhism....
Căn nhà của cha mẹ tôi dựng trên một khu đất rộng, chung quanh có hàng rào, là những cây chè tàu được cắt ngay hàng thẳng lối, có cổng ra vào được xây cao, có bức tường thành bằng quánh bao bọc...
Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa / Cho lòng già nặng sầu thương / Con đi say tình viễn xứ / Đâu có quên tình cố hương...
Tháng 5, tháng diễn ra lễ mừng Mother Day ở nhiều nước trên thế giới. Đó là ngày nhắc nhở để nhân loại biết tôn vinh người Mẹ và tình mẹ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.