Hôm nay,  

Bác Ba Mai Thảo của bọn nhỏ bị lùng bắt vẫn ung dung như thường

10/01/202000:00:00(Xem: 7820)

Suốt buổi trưa, con hẻm phía sau nhà, tiếng người la, tiếng chân chạy rần rần. Bố ráp. Bà Ngọai chỉ huy mấy đứa nhỏ, đem đủ thứ đồ lỉnh khỉnh, chặn cứng bên trong cánh cửa sau.

Chín căn phố lầu, cạnh khách sạn Continental trên đường Tự Do cũ, mỗi nhà đều có cửa sau, mở ra một con hẻm chung, kế cận hãng xe hơi Citroen, ăn ra phía đường Lê Thánh Tôn.

Đầu thập niên sáu mươi, nhà cuối con hẻm, số 138 là Câu lạc bộ văn hóa của anh Phạm Xuân Thái, nơi lui tới của văn giới Sài Gòn. Anh Thái là Tổng Trưởng Thông Tin dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm, hiện đang đi tù đâu ở Bảo Lộc. Ngôi nhà đã đổi chủ từ lâu. Trước 1975, vợ chồng Cung Tiến cũng có thời đóng đô ở đấy. Con hẻm bao năm đầy hình bóng bạn hữu, bỗng chốc đổi đời, thành sào huyệt của xì ke, ma túy.

Dân chích chóac, chả biết từ bao giờ, chiếm hết con hẻm. Cửa sau nhà nào cũng có lần bị cậy, bị trộm. Đành phải nèn chặt. Tuần nào cũng thấy vài xác chết nằm chèo queo trong hẻm bị kéo ra đường. Công an phường đã cố dẹp nhiều lần, chẳng ăn thua gì. Bên này đường Lê Thánh Tôn là lãnh thổ phường chin. Bên kia đường, khu công viên Chi Lăng, vương quốc của dân bụi đời, lại thuộc phường tám. Trước đây, khi bị công an đuổi, chỉ cần băng qua đường là huề.

Hai căn phố kế cận, lâu nay cửa đóng im ỉm, vừa có chủ mới. Một cô cụt tay, nữ tướng, xếp lớn bên thành đòan. Một bà bề thế, nghe đâu là con đẻ của anh hùng Lý Chiến Thắng (tên mới của đường Yên Đỗ), con nuôi Tổng bí thư Lê Duẩn, lại có cha ghẻ đương thời là Thiếu tướng Trần Hải Phụng, tư lệnh Quân khu 7. Con ruột, con nuôi, con ghẻ. Thế gia vọng tộc kiểu mới, dây mơ rễ má tùm lum. Thêm ông Xích Điểu, chủ nhiệm nhật báo Sàigòn Giải Phóng, bạn thiết của "đồng chí bí thư thành ủy" Nguyễn Văn Linh, vừa dọn vào khu bin đinh cuối dẫy.

Tòan thứ dữ cả. An ninh con hẻm có cơ thành mục tiêu bắt buộc. Cuộc bố ráp lần này, quyết liệt ra mặt.

Anh Mai Thảo xuất hiện đúng buổi trưa căng thẳng ấy.

Người cháu tên Chấn, dò đường từ hôm qua.

"Dò hỏi hết ngả rồi. Căng lắm. Chỉ còn cô thôi."

Thì đến. Còn băn khoăn gì nữa.

Phải nhờ một cậu em ngồi canh sẵn ngòai cửa. Chờ.

Hai chú cháu đi như người dạo phố, thình lình, lách vô nhà thật nhanh. Mũ xụp, kính đen mở ra. Phong độ lại ung dung, chững chạc.

"Từ ra sao rồi?"

Anh Mai Thảo hỏi.

"Đưa lên trại Gia Trung trên Kontum. Hơn hai tháng rồi. Cả anh Tế, anh Sỹ, Trịnh Viết Thành… Đang lo đi thăm Từ lần nữa."

"Tôi tạm ít ngày. Chờ ý kiến Từ."

"Chúng ta đều biết Từ thế nào. Anh đừng bận tâm."

Tôi nói.

"ít bữa cháu sẽ trở lại.'

Ngừơi cháu tên Chấn đứng lên chào. Tôi bảo: "Không cần đâu. Thỉnh thỏang thôi. Chúng theo dõi đấy. Cẩn thận."

Chấn rút lẹ ra vỉa hè. Tôi bảo anh Mai Thảo:

"Lên lầu, anh ạ. Giang san anh em mình với các cháu trên ấy."

Cúp điện. Phía trong nhà như cái ống tối thui. Cầu thang xoắn ốc lên lầu nằm tít mãi phía trong, sát cánh cửa mở ra hẻm. Phía ngoài, thình lình có tiếng la, tiếng chân chạy, tiếng đập cửa. Tôi đẩy anh dồn bước.

Lên hết cầu thang, qua dẫy hành lang tới căn lầu phía trước mặt tiền Tự Do, mới có thể giải thích.

"Không sao đâu. Công an bố ráp lục bắt mấy người xì ke sau hẻm."

Cửa sổ lớn mở ra vòm me xanh. Phía dưới là phố xá. Thấy anh dợm bước, muốn nhìn rồi lại vội thối lui, tôi nói thêm:

"Yên tâm. Cửa kính dán sẵn giấy phản chiếu. Trong nhìn ra phố được, mà ngòai nhìn vô không thấy đâu."

"Nhà cửa gớm nhỉ?"

Hang cọp mà. Nhớ lần bị công an hù là họ đã bắt được Mai Thảo, tôi nhìn anh. Cười.

Từ đây, trong nhà, anh trở thành bác Ba thân thiết của các cháu.

. . .

Lại đêm. Đập cửa khẩn cấp. Bật dậy. Chụm đầu. Nghe ngóng. Thì thầm.

"Khoan. Đừng xuống vội. Bình tĩnh."

Anh Mai Thảo nói.

Lầu giữa, phía sau phòng khách, có khoảnh sân trống. Sớm Mai nhanh nhẹn mở cửa sổ cho bác leo lên mái nhà.

"Gài kỹ chốt cửa lại. Cứ thong thả."

Cửa sắt cuốn dưới mặt tiền căn phố bị nện kêu rầm rầm.

"Bật đèn lên được rồi, con." Tôi bảo Sớm Mai. Ngọn điện bật sáng.

"Mở cửa. Kiểm tra hộ khẩu."

Tiếng quát giật giọng từ dưới đường vang lên.

Đã tính toán sẵn, trừ bà ngoại và vài đứa lớn, tất cả đều trở về chỗ nằm, đâu đó vẫn phải như đang ngủ.

"Hai chị em xuống mở cửa cho chúng. Không việc gì phải sợ."

Tôi bảo đứa cháu lớn trong nhà, rồi về phòng.

Có nên thay áo không? Tôi đang khoác cái áo ngủ nhầu nát. Thây kệ.

Chờ.

Vậy là điều lo lắng, hồi hộp hai ngày nay đã tới.

Đêm hôm kia, anh Mai Thảo về khuya. Cửa sau, mấy đứa cháu trong nhà quên việc mở chốt sẵn. Trong hẻm lại có người, cũng chỉ dân giang hồ đi tìm xó tối làm ăn thôi, nhưng cũng không thể kêu cửa ầm ĩ. Đành vòng ra phía Tự Do, thấy cửa trước còn đèn, đang tính vô thì đụng ngay tổ trưởng dân phố.

"Thấy nó dắt đứa con đi tới, tôi vội làm bộ dạo phố, chỉ dừng lại châm thuốc. Ai dè nó lại nhận ra mình. Còn lên tiếng chào hỏi thăm anh khỏe không nữa chứ. Thế mới bố khỉ. Phải ờ ờ ậm ừ làm bộ băng qua đường, mới thoát. Nhã liệu coi chừng nghe. Có thể nguy đấy."

Khi vô được nhà roi, anh Mai Thảo kể vậy.

Tổ trưởng dân phố là Nguyễn Thanh Bình, một nhạc sĩ cũ, hình như là tác giả bài ca Những nẻo đường Việt Nam thường được hát trên Đài Phát Thanh Saigon thời mới di cư 1954. Hai cha con ông ta sống tá túc, vất vưởng ở một căn gác xép trên đường Tự Do.

Ngay sáng hôm sau, đã thấy ông ta ghé vô nhà:

"Người ta đồn Mai Thảo đi thoát rồi, chị có tin không?"

"Ai biết đâu đấy."

"Này, lạ lắm, chị Nhã Ca. Đêm qua, lúc khuya, tôi thấy Mai Thảo trên đường này, ngay trước cửa nhà chị."

"Anh có quáng gà không? Ông Mai Thảo, ông Hoài Bắc, ông Anh Ngọc, ba ông vua đi chơi đêm đều ngất ngưởng giống nhau. Anh gặp cả ba hay một ông?"

"Tôi biết họ mà. Gặp mình Mai Thảo thôi. Chắc không sai đâu."

"Gặp, sao anh không kêu hỏi coi?"

"Có chớ sao không. Tôi chào, hỏi thăm, nhưng anh ta vội vã bỏ đi, coi khả nghi lắm."

"Uổng chưa. Anh la lên, bắt được anh ta mang nạp cho công an là có thành tích rồi."

"Bậy nào. Có lẽ lầm thật. Chắc là Anh Ngọc đấy, không phải Mai Thảo đâu. Lâu quá, tôi không gặp lại họ."

Ông nhạc sĩ yên lặng vài giây, rổi nhỏ giọng hơn:

"Chị Nhã Ca. Tôi chỉ kể với chị cho vui thôi. Bộ chị tưởng tôi làm tổ trưởng rồi thành giống chó à?"

Tôi đã rán tin ông ta nói thật. Vậy mà, đó, cầu thang sát cửa phòng đang rầm rập bước chân.

"Lục soát kỹ các phòng. Tìm cho ra nó."

Tên chỉ huy ra lệnh.

Thôi rồi, đúng là chúng đã được báo cáo.

Bọn công an lố nhố tràn ngập hành lang. Súng ống gườm gườm khắp nhà. Hai phòng nhỏ sát hành lang thành mục tiêu đầu tiên.

"Lên nhà trên. Chị đi theo tôi."

Một gã lạ mặt mặc thường phục, tay cầm cái đèn pin lớn, không thấy mang súng, bảo tôi.

Từ hành lang, bước lên vài bậc cấp, là phòng khách lớn trên lầu. Dưới cửa sổ, kê cái khung ghế dựa bằng gỗ đã mất nệm. Ngay dưới ghế, hỡi ôi, còn nguyên đôi dép anh Mai Thảo bỏ lại, khi trèo lên mái nhà. Nhà toàn đàn bà trẻ con, đôi dép đàn ông to tướng nằm chình ình ngay đó, còn chối nghả nào nữa.

Không nói không rằng, gã lạ mặt xăm xăm đi thẳng lại phía đó, bước lên ghế, mở chốt, đẩy tung cánh cửa sổ. Thêm một bước nữa, hắn đứng cả hai chân lên thành ghế, nhoài nửa người ra ngoài.

Cửa sổ không chấn song. Chỉ cần đu người lên thành cửa, rồi với tay lên cây đà gỗ đỡ mái ngói, đứng thẳng, nhìn lui, hắn sẽ thấy anh Mai Thảo đang núp phía sau bể chứa nước.

Hẳn hắn đã nhìn thấy đôi dép? Sao không thấy hạch hỏi? Cũng có thể hắn chưa nhìn. Đi tới. Thử coi.

"Đu mạnh lên mái nhà được đấy. Anh lên kiểm soát đi. Khỏi sợ té. Tôi giữ ghế cho."

Tay vịn thành ghế, tôi hất chân, đẩy nhẹ đôi dép vô gầm khuất. Đèn pin từ tay gã quét ra phía ngoài những lằn sáng ngang dọc. Lại có tiếng chân rầm rập ngoài hành lang. Thay vì đu mình lên, gã nhẩy xuống, cửa sổ vẫn mở toang.

Tên chỉ huy vào, hất hàm:

"Xét kỹ trên mái chưa?"

"Báo cáo, xong. Không có gì?"

"Chị biết điều thì tự giác đưa nó ra đi. Chị giấu nó ở đâu?"

"Anh bảo tôi giấu ai?"

"Thằng Lê Phương Đông. Đừng đùa với pháp lệnh nhà nước. Ngoan cố che giấu, chị sẽ bị xử tội tòng phạm."

"Lê Phương Đông? Nó làm cái gì? Cái gì mà tòng phạm?"

Tôi thật sự ngạc nhiên.

"Đừng có vờ vịt, ngoan cố. Con trai chị trốn nghĩa vụ quân sự. Chị giấu nó thì chị là tòng phạm. Chị dẫn nó ra ngay."

"Vâng. Tôi dẫn nó ra cho các anh coi liền bây giờ."

Có thể cười được rồi. Thằng con trai 11 tuổi, mặt còn ngái ngủ, mặc xà lỏn, ở trần, được dẫn ra trình diện. Tên chỉ huy nhăn mặt:

"Chị đưa hộ khẩu đây."

Đọc đi dò lại. Kiểm mặt từng người.

"Lê Phương Đông. Sinh ngày 7 tháng Hai 1966."

Bấm đốt tay tính tuổi. Ít ra phải sáu bẩy năm nữa mới có thể bắt thằng bé đi lính. Cả bọn nhìn nhau. Một gã cằn nhằn:

"Bố láo bố lếu. Có cái năm sinh người ta mà cũng báo cáo lộn."

"Lần sau, cần thêm đứa nào các anh cứ hỏi sớm." Tôi nói.

"Đi."

Tên chỉ huy ra lệnh. Lại rầm rộ súng ống rút lui, không thèm thêm một lời.

Thở phào. Ông nhạc sĩ Thanh Bình có lý. Làm tổ trưởng dân phố hay cái gì đi nữa, không chắc đã thành chó.

"Thôi, bây giờ an tâm ngủ, anh ạ. Không đến nỗi nào." Tôi bảo anh Mai Thảo.

Lại sắp tới kỳ thăm nuôi Từ.

Hai tháng một lần. Còn ba tuần lễ nữa.

. . .

Xe đò vào thành phố lúc bốn giờ sáng. Phải giờ giấc đó, mấy bao than của chủ xe, cả lô tay buôn hàng chuyến khác nữa, may lắm mới thoát được cảnh xào xáo của trạm kiểm soát đầu xa lộ.

"Em ăn di."

"Chị ăn đi."

Hai chị em, hai ngày dọc đường về, nhường nhau cái bánh chưng. Bây giờ thì cắt đôi được rồi. Rõ khéo. Cả bình nước mang theo cũng vừa cạn.

Bị nêm chặt một chỗ trên xe lâu quá, khi bước xuống, hai chân thành khúc gỗ, hết cục cựa nổi. Chỉ có mấy cái giỏ tre, bị lát đựng keo hũ nhựa không, vừa lấy từ mấy ông chồng trên trại tù về, chị Hồ Văn Đồng và tôi cũng phải khó nhọc mới leo nổi lên được chiếc xích lô máy. Gió sớm xổ tung cả tóc tai. Tỉnh ngủ. Xe tới góc nhà thờ Huyện Sĩ, chị Đồng xuôg trước. Chị vẫn phải lê từng bước cà nhắc.

Khu phố đang thức giấc. Xích lô máy đổ trước nhà, nổ máy ầm ầm. Chó hàng xóm sủa rân. Cô cán bộ hàng xóm, đứng sẵn trên lề đường, hỏi thăm:

"Khỏe. Cám ơn Năm. Đi đâu sớm vậy?"

Nữ lãnh tụ Đoàn Thanh Niên thành phố. Cụt một cánh tay. Áo bốn túi mầu đen. Gậy sắt. Một mình chiếm cả căn phố lầu cạnh nhà, khi biến khi hiện, không rõ lúc nào có ở nhà, lúc nào không. Bây giờ thì cười cười:

"Đâu có. Em cũng vừa về mà, chị Tư."

Khỏi cần đập cửa, mấy đứa nhỏ đã ùa ra.

Lên lầu, anh Mai Thảo chờ sẵn nơi cửa.

Sớm Mai:

"Bác không chịu ngủ. Cứ đứng nhìn xuống đường từ lúc nủa đêm. Chờ mẹ."

"Mẹ chậm mất một ngày. Đăng ký xe đò vất vả quá. Móc ngoặc đủ kiểu mới có vé về tới hôm nay."

"Từ và các bạn thế nào?" Anh Mai Thảo hỏi.

"Khỏe cả. Có gì vậy, anh?"

"Nhã về kịp. May quá. Tôi sốt ruột đến điên lên được. Anh Lý cho biết trưa nay đi." Anh Lý là Nguyễn Chánh Lý, nguyên Tổng giám đốc Kỹ Thương Ngân Hàng, người bạn quí, giúp chúng tôi lo cho anh Mai Thảo vượt biển.

"Còn sớm mà. Anh cho Nhã tắm táp cái đã rồi nói chuyện. Người đầy phân heo, nước đái heo. Có ngủ ngáy gì đâu."

Vội. Không kịp sấy khô tóc. Túm đại lên. Mấy bác cháu đang ngồi ở phòng giữa, nơi có cái kệ sách không còn cuốn nào.

"Mấy giờ anh Lý tới, anh?"

Hẹn sáng nay. Nhưng xế trưa mới đi. Có kêu Toàn với Bẩy lại nữa."

Tất cả các bạn văn cũ, vẫn thường ghé nhà. Không ai biết anh Mai Thảo đang ở ngay trên lầu, đôi khi nghe được cả chuyện đùa rỡn của họ phía dưới. Chỉ có hai cậu em thân tín là biết rõ có anh, thỉnh thoảng còn phụ giúp vô việc liên lạc.

"Anh lên thăm mộ cụ được chưa?"

"Rôi. Đi với Chấn. Hai cậu cháu cùng đi. Đúng hôm trời mưa lớn. Ao mưa, mũ mãng trùm kín người. An toàn."

Ít hôm sau chuyến đi hụt, có tin Cụ thân sinh anh Mai Thảo tạ thế. Nhận tin, anh không nói năng gì, một mình đứng lặng trong góc nhà cả giờ. Chấn tới, đưa cho ông cậu coi hình đám tang. Anh Mai Thảo bảo tôi: "Phải lên thăm mộ cụ, rồi mới đi nổi." Muốn có vậy thôi, làm được chẳng dễ. Nghĩ mà xót. Nghe anh đã thăm được, tôi mừng.

"Vậy là được rồi. Lần đi này, được cụ phù hộ, anh chắc chắn sẽ thoát."

"Bà cụ tôi cũng bảo vậy. Chấn kể bà đêm nào cũng hươmg đèn khấn vái. Tội nghiệp bà cụ."

"Anh có gì cần dặn dò lại, Nhã sẽ nhắn Chấn. Bây giờ coi xem còn thiếu gì nữa không?"

"Không có gì đâu. Cứ thế này thôi." Anh lại nhấc nhấc cái túi vải. "Đâu vào đó cả. Xong từ khuya."

Trò chuyện thêm một lát, anh dặn:

"Còn tí việc nữa, Nhã ạ. Lâu rồi, tôi có nhờ anh Thuận lo dùm một chỗ đi. Có gửi trước anh ấy một khoản tiền đặt cọc. Nếu tôi thoát được lần này, Nhã gặp anh Thuận, hỏi lấy lại dùm. Còn được khoản nào, nhờ Nhã liên lạc đưa cho bà cụ tôi."

"Anh yên tâm. Nhã sẽ gặp anh Thuận. Còn gì nữa nào?"

"Hết chuyên. Phải không con?"

Anh Mai Thảo thình lình cao giọng, ôm và hỏi cháu Vành Khuyên 4 tuổi, đang ngồi bên cạnh. Rồi mới quay sang tôi:

"Nhã nghỉ một lát, xong lo cho bác cháu tôi ăn với nhau bữa chót."

Nghỉ ngơi gì. Anh Lý tới. Lũ trẻ con lại ca như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Ba bàn tay lại đặt lên nhau. Vậy thôi, lần này không ai nói gì nữa.

Buông tay. Bàn tính. Anh Lý lập lại các chi tiết trước khi đứng lên:

"Đúng một giờ trưa. Anh ra hẻm sau, băng qua đường Lê Thánh Tôn. Sang Tự Do, anh đi theo hướng nhà thờ Đức Bà. Nhớ giữ lề mặt bên phía công viên. Nhớ lề bên mặt nghe. Không phải tôi. Anh Thành đón anh. Đón bằng xe vespa. Sau đó sẽ còn nhiều trạm nữa. Chính tôi sẽ lo việc liên lạc, kiểm soát các trạm."

Chia tay. Hai người đàn ông ngó nhau. Không một lời chúc may mắn. Không cả cái bắt tay gừ giã.

Toàn và Bẩy tới.

"Cơm thường thôi à? Phải làm một cái gì chứ nhỉ, cho đừng giống lần trước. Ra chợ cũ đi."

Còn tí tiền dự phòng, anh Mai Thảo dốc túi, mấy chị em bù thêm.

Thịt heo quay. Cả một con vịt quay nữa. Coi chừng, mùi thơm bay sang nhà hàng xóm. Đóng thật kín mọi thứ cửa. Mấy anh em, bẩy đứa nhỏ, xúm xít quanh bữa ăn sang trọng hiếm có.

Sẵn có lô thuốc hút cho anh Mai Thảo, khói thuốc mù mịt trong phòng kín. Mắt mũi cả nhà cay xè. Toàn, cậu em vượt biên hụt, từng tù cùng phòng một dạo với Từ ở T.20, bỗng long trọng tuyên bố:

"Em có chuyện này phải kể cho anh Mai Thảo nghe, trước khi anh lên đường."

"Lại chuyện dài vượt biên đường bộ của mày với ông Mai Bá Trác, ông họa sĩ Trần Văn Tây, chớ gì. Nghe mãi rồi. Dẹp."

Tôi nạt. Toàn nhe răng cười.

"Kể lấy hên mà, chị. Hên lắm. Cam đoan chuyện này chưa có ai nghe qua."

"Cho nó kể đi, Nhã. Nào, kể."

Anh Mai Thảo nói. Toàn kể:

"Hồi vượt biên đường bộ sang Cam Bu Chia, trước khi bọn em lên đường, con bồ em nó cho em một cái khăn mặt. Nó kêu cái khăn là "khăn hên." Nó bắt em phải buộc khăn nơi cổ, rồi nói giữ kỹ cái khăn hên là sẽ được che chở, may mắn, có tai họa gì cũng qua khỏi."

"Hên dữ. Không phải tự chui đầu vô ổ du kích cho nó bắt cả bọn đi tù ngon ơ đó sao?"

Bẩy chọc.

"Thì tù. Tù mà vẫn hên. Con bồ nói là nó đã biểu em phải buộc khăn nơi cổ, em không nghe nên mới bị bắt. Nó nói đúng đấy. Tù ở Plây-bông, có khâu vàng em đã giấu trong lỗ đít, bọn nó cũng rình lột mất. Nhiều phen tưởng chết. Em thường nắm chặt cái khăn mặt trong tay, khấn thầm với nó rằng nếu mày đúng là "khăn hên" thì giúp tao qua khỏi trận này, giúp tao ra tù sớm. Quả nhiên, tất cả đều qua khỏi. Bao nhiêu người còn tù, mình em ra sớm nhất. Vây là hên chớ gì? Đồ đạc hồi vượt biên mất sạch, vậy mà cái "khăn hên" bao lâu nay vẫn ở bên mình em. Anh Mai Thảo, hôm nay, anh lên đường, em biếu cái khăn hên của em ..."

"Thằng này được. Được đấy. Đưa khăn hên đây."

Anh Mai Thảo chìa tay. Toàn lôi trong người ra cái khăn mặt cũ mèm, trịnh trọng trao cho anh. Không ai dám cười.

Đúng giờ. Hai cậu em lững thững ra cửa trước, inh ỏi nài nhau đãi cà phê. Cửa sau lại mở chốt cho bọn nhỏ chạy đuổi. Ra được.

"Tôi đi nhé, Nhã."

Một tay vòng qua vai cháu nhỏ, một tay cầm tay tôi, anh nói ngắn gọn rồi bước ra. Khác lần trước, cửa không xập kín mà còn hé nhìn theo. Con hẻm năng gắt. Không nhìn lui. Quẹo trái. Khuất.

Lát sau hai cậu em và Sớm Mai trở vào. Tốt đẹp.

"Thấy bác Lý dọt xe ngang qua, rồi vespa chú Thành tới, đón bác Ba theo sau." Con bé nháy mắt: "Con đạp xe một vòng, nghe mẹ."

Ba bốn buổi chiều, bọn nhỏ chia nhau rải chơi các góc đường. Anh Lý báo tin cuối:

"Cá lớn ra an toàn. Bây giờ là phần của trời đất."

. . .

Một tháng sau, điện tín về: mẹ tròn con vuông.

Hàng họ ế meo. Không sao, vẫn có thể ăn mừng như thường. Chị Hoàng Anh Tuấn mới sai cháu đem sang cho một cái "buche Noel cải tiến", chế biến bằng khoai mì.

Anh Thuận, người bạn tốt, nghe tin anh Mai Thảo thoát được, vui vẻ thu xếp hoàn lại khoản tiền lỡ đặt cọc. Không gặp Chấn, tôi nhờ một người bạn thân của anh Mai Thảo đưa lại nguyên vẹn tới cụ bà. Cụ nhận đủ, một mình đi bộ tới thăm mấy mẹ con. Nhiều lần cụ tự tay mua cam, bắt tôi phải mang lên trại tù cho Từ.

Ông tổ trưởng gốc nhạc sĩ có lần đi ngang, ghé.

"Này, bà Nhã Ca. Bọn nó nghe đài. Mai Thảo ở bên Mỹ rồi."

"Hồi nào? Ông mới gặp đó thôi. Coi lại xem mắt quáng gà hay là tai nghễnh ngãng."

"Chắc quáng gà thôi. Mình già đầu rồi. Quáng gà một tí mà tốt hơn nghễnh ngãng, bà Nhã Ca ạ."

(Ông tổ trưởng của khu phố Tự Do thời đổi đời chính là chàng nhạc sĩ tác giả ca khúc “Những nẻo đường Việt Nam” thường được hát trên đài Sàigòn thời mới di cư, nay đã không còn nữa. Cám ơn anh. Cám ơn bà con khu phố cũ tử tế. )



Nhã Ca

(Hôi ký Một Người Mất Ngày Tháng)ỏ, đem đủ thứ đồ lỉnh khỉnh, chặn cứng bên trong cánh cửa sau.

Chín căn phố lầu, cạnh khách sạn Continental trên đường Tự Do cũ, mỗi nhà đều có cửa sau, mở ra một con hẻm chung, kế cận hãng xe hơi Citroen, ăn ra phía đường Lê Thánh Tôn.

Đầu thập niên sáu mươi, nhà cuối con hẻm, số 138 là Câu lạc bộ văn hóa của anh Phạm Xuân Thái, nơi lui tới của văn giới Sài Gòn. Anh Thái là Tổng Trưởng Thông Tin dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm, hiện đang đi tù đâu ở Bảo Lộc. Ngôi nhà đã đổi chủ từ lâu. Trước 1975, vợ chồng Cung Tiến cũng có thời đóng đô ở đấy. Con hẻm bao năm đầy hình bóng bạn hữu, bỗng chốc đổi đời, thành sào huyệt của xì ke, ma túy.

Dân chích chóac, chả biết từ bao giờ, chiếm hết con hẻm. Cửa sau nhà nào cũng có lần bị cậy, bị trộm. Đành phải nèn chặt. Tuần nào cũng thấy vài xác chết nằm chèo queo trong hẻm bị kéo ra đường. Công an phường đã cố dẹp nhiều lần, chẳng ăn thua gì. Bên này đường Lê Thánh Tôn là lãnh thổ phường chin. Bên kia đường, khu công viên Chi Lăng, vương quốc của dân bụi đời, lại thuộc phường tám. Trước đây, khi bị công an đuổi, chỉ cần băng qua đường là huề.

Hai căn phố kế cận, lâu nay cửa đóng im ỉm, vừa có chủ mới. Một cô cụt tay, nữ tướng, xếp lớn bên thành đòan. Một bà bề thế, nghe đâu là con đẻ của anh hùng Lý Chiến Thắng (tên mới của đường Yên Đỗ), con nuôi Tổng bí thư Lê Duẩn, lại có cha ghẻ đương thời là Thiếu tướng Trần Hải Phụng, tư lệnh Quân khu 7. Con ruột, con nuôi, con ghẻ. Thế gia vọng tộc kiểu mới, dây mơ rễ má tùm lum. Thêm ông Xích Điểu, chủ nhiệm nhật báo Sàigòn Giải Phóng, bạn thiết của "đồng chí bí thư thành ủy" Nguyễn Văn Linh, vừa dọn vào khu bin đinh cuối dẫy.

Tòan thứ dữ cả. An ninh con hẻm có cơ thành mục tiêu bắt buộc. Cuộc bố ráp lần này, quyết liệt ra mặt.

Anh Mai Thảo xuất hiện đúng buổi trưa căng thẳng ấy.

Người cháu tên Chấn, dò đường từ hôm qua.

"Dò hỏi hết ngả rồi. Căng lắm. Chỉ còn cô thôi."

Thì đến. Còn băn khoăn gì nữa.

Phải nhờ một cậu em ngồi canh sẵn ngòai cửa. Chờ.

Hai chú cháu đi như người dạo phố, thình lình, lách vô nhà thật nhanh. Mũ xụp, kính đen mở ra. Phong độ lại ung dung, chững chạc.

"Từ ra sao rồi?"

Anh Mai Thảo hỏi.

"Đưa lên trại Gia Trung trên Kontum. Hơn hai tháng rồi. Cả anh Tế, anh Sỹ, Trịnh Viết Thành… Đang lo đi thăm Từ lần nữa."

"Tôi tạm ít ngày. Chờ ý kiến Từ."

"Chúng ta đều biết Từ thế nào. Anh đừng bận tâm."

Tôi nói.

"ít bữa cháu sẽ trở lại.'

Ngừơi cháu tên Chấn đứng lên chào. Tôi bảo: "Không cần đâu. Thỉnh thỏang thôi. Chúng theo dõi đấy. Cẩn thận."

Chấn rút lẹ ra vỉa hè. Tôi bảo anh Mai Thảo:

"Lên lầu, anh ạ. Giang san anh em mình với các cháu trên ấy."

Cúp điện. Phía trong nhà như cái ống tối thui. Cầu thang xoắn ốc lên lầu nằm tít mãi phía trong, sát cánh cửa mở ra hẻm. Phía ngoài, thình lình có tiếng la, tiếng chân chạy, tiếng đập cửa. Tôi đẩy anh dồn bước.

Lên hết cầu thang, qua dẫy hành lang tới căn lầu phía trước mặt tiền Tự Do, mới có thể giải thích.

"Không sao đâu. Công an bố ráp lục bắt mấy người xì ke sau hẻm."

Cửa sổ lớn mở ra vòm me xanh. Phía dưới là phố xá. Thấy anh dợm bước, muốn nhìn rồi lại vội thối lui, tôi nói thêm:

"Yên tâm. Cửa kính dán sẵn giấy phản chiếu. Trong nhìn ra phố được, mà ngòai nhìn vô không thấy đâu."

"Nhà cửa gớm nhỉ?"

Hang cọp mà. Nhớ lần bị công an hù là họ đã bắt được Mai Thảo, tôi nhìn anh. Cười.

Từ đây, trong nhà, anh trở thành bác Ba thân thiết của các cháu.

. . .

Lại đêm. Đập cửa khẩn cấp. Bật dậy. Chụm đầu. Nghe ngóng. Thì thầm.

"Khoan. Đừng xuống vội. Bình tĩnh."

Anh Mai Thảo nói.

Lầu giữa, phía sau phòng khách, có khoảnh sân trống. Sớm Mai nhanh nhẹn mở cửa sổ cho bác leo lên mái nhà.

"Gài kỹ chốt cửa lại. Cứ thong thả."

Cửa sắt cuốn dưới mặt tiền căn phố bị nện kêu rầm rầm.

"Bật đèn lên được rồi, con." Tôi bảo Sớm Mai. Ngọn điện bật sáng.

"Mở cửa. Kiểm tra hộ khẩu."

Tiếng quát giật giọng từ dưới đường vang lên.

Đã tính toán sẵn, trừ bà ngoại và vài đứa lớn, tất cả đều trở về chỗ nằm, đâu đó vẫn phải như đang ngủ.

"Hai chị em xuống mở cửa cho chúng. Không việc gì phải sợ."

Tôi bảo đứa cháu lớn trong nhà, rồi về phòng.

Có nên thay áo không? Tôi đang khoác cái áo ngủ nhầu nát. Thây kệ.

Chờ.

Vậy là điều lo lắng, hồi hộp hai ngày nay đã tới.

Đêm hôm kia, anh Mai Thảo về khuya. Cửa sau, mấy đứa cháu trong nhà quên việc mở chốt sẵn. Trong hẻm lại có người, cũng chỉ dân giang hồ đi tìm xó tối làm ăn thôi, nhưng cũng không thể kêu cửa ầm ĩ. Đành vòng ra phía Tự Do, thấy cửa trước còn đèn, đang tính vô thì đụng ngay tổ trưởng dân phố.

"Thấy nó dắt đứa con đi tới, tôi vội làm bộ dạo phố, chỉ dừng lại châm thuốc. Ai dè nó lại nhận ra mình. Còn lên tiếng chào hỏi thăm anh khỏe không nữa chứ. Thế mới bố khỉ. Phải ờ ờ ậm ừ làm bộ băng qua đường, mới thoát. Nhã liệu coi chừng nghe. Có thể nguy đấy."

Khi vô được nhà roi, anh Mai Thảo kể vậy.

Tổ trưởng dân phố là Nguyễn Thanh Bình, một nhạc sĩ cũ, hình như là tác giả bài ca Những nẻo đường Việt Nam thường được hát trên Đài Phát Thanh Saigon thời mới di cư 1954. Hai cha con ông ta sống tá túc, vất vưởng ở một căn gác xép trên đường Tự Do.

Ngay sáng hôm sau, đã thấy ông ta ghé vô nhà:

"Người ta đồn Mai Thảo đi thoát rồi, chị có tin không?"

"Ai biết đâu đấy."

"Này, lạ lắm, chị Nhã Ca. Đêm qua, lúc khuya, tôi thấy Mai Thảo trên đường này, ngay trước cửa nhà chị."

"Anh có quáng gà không? Ông Mai Thảo, ông Hoài Bắc, ông Anh Ngọc, ba ông vua đi chơi đêm đều ngất ngưởng giống nhau. Anh gặp cả ba hay một ông?"

"Tôi biết họ mà. Gặp mình Mai Thảo thôi. Chắc không sai đâu."

"Gặp, sao anh không kêu hỏi coi?"

"Có chớ sao không. Tôi chào, hỏi thăm, nhưng anh ta vội vã bỏ đi, coi khả nghi lắm."

"Uổng chưa. Anh la lên, bắt được anh ta mang nạp cho công an là có thành tích rồi."

"Bậy nào. Có lẽ lầm thật. Chắc là Anh Ngọc đấy, không phải Mai Thảo đâu. Lâu quá, tôi không gặp lại họ."

Ông nhạc sĩ yên lặng vài giây, rổi nhỏ giọng hơn:

"Chị Nhã Ca. Tôi chỉ kể với chị cho vui thôi. Bộ chị tưởng tôi làm tổ trưởng rồi thành giống chó à?"

Tôi đã rán tin ông ta nói thật. Vậy mà, đó, cầu thang sát cửa phòng đang rầm rập bước chân.

"Lục soát kỹ các phòng. Tìm cho ra nó."

Tên chỉ huy ra lệnh.

Thôi rồi, đúng là chúng đã được báo cáo.

Bọn công an lố nhố tràn ngập hành lang. Súng ống gườm gườm khắp nhà. Hai phòng nhỏ sát hành lang thành mục tiêu đầu tiên.

"Lên nhà trên. Chị đi theo tôi."

Một gã lạ mặt mặc thường phục, tay cầm cái đèn pin lớn, không thấy mang súng, bảo tôi.

Từ hành lang, bước lên vài bậc cấp, là phòng khách lớn trên lầu. Dưới cửa sổ, kê cái khung ghế dựa bằng gỗ đã mất nệm. Ngay dưới ghế, hỡi ôi, còn nguyên đôi dép anh Mai Thảo bỏ lại, khi trèo lên mái nhà. Nhà toàn đàn bà trẻ con, đôi dép đàn ông to tướng nằm chình ình ngay đó, còn chối nghả nào nữa.

Không nói không rằng, gã lạ mặt xăm xăm đi thẳng lại phía đó, bước lên ghế, mở chốt, đẩy tung cánh cửa sổ. Thêm một bước nữa, hắn đứng cả hai chân lên thành ghế, nhoài nửa người ra ngoài.

Cửa sổ không chấn song. Chỉ cần đu người lên thành cửa, rồi với tay lên cây đà gỗ đỡ mái ngói, đứng thẳng, nhìn lui, hắn sẽ thấy anh Mai Thảo đang núp phía sau bể chứa nước.

Hẳn hắn đã nhìn thấy đôi dép? Sao không thấy hạch hỏi? Cũng có thể hắn chưa nhìn. Đi tới. Thử coi.

"Đu mạnh lên mái nhà được đấy. Anh lên kiểm soát đi. Khỏi sợ té. Tôi giữ ghế cho."

Tay vịn thành ghế, tôi hất chân, đẩy nhẹ đôi dép vô gầm khuất. Đèn pin từ tay gã quét ra phía ngoài những lằn sáng ngang dọc. Lại có tiếng chân rầm rập ngoài hành lang. Thay vì đu mình lên, gã nhẩy xuống, cửa sổ vẫn mở toang.

Tên chỉ huy vào, hất hàm:

"Xét kỹ trên mái chưa?"

"Báo cáo, xong. Không có gì?"

"Chị biết điều thì tự giác đưa nó ra đi. Chị giấu nó ở đâu?"

"Anh bảo tôi giấu ai?"

"Thằng Lê Phương Đông. Đừng đùa với pháp lệnh nhà nước. Ngoan cố che giấu, chị sẽ bị xử tội tòng phạm."

"Lê Phương Đông? Nó làm cái gì? Cái gì mà tòng phạm?"

Tôi thật sự ngạc nhiên.

"Đừng có vờ vịt, ngoan cố. Con trai chị trốn nghĩa vụ quân sự. Chị giấu nó thì chị là tòng phạm. Chị dẫn nó ra ngay."

"Vâng. Tôi dẫn nó ra cho các anh coi liền bây giờ."

Có thể cười được rồi. Thằng con trai 11 tuổi, mặt còn ngái ngủ, mặc xà lỏn, ở trần, được dẫn ra trình diện. Tên chỉ huy nhăn mặt:

"Chị đưa hộ khẩu đây."

Đọc đi dò lại. Kiểm mặt từng người.

"Lê Phương Đông. Sinh ngày 7 tháng Hai 1966."

Bấm đốt tay tính tuổi. Ít ra phải sáu bẩy năm nữa mới có thể bắt thằng bé đi lính. Cả bọn nhìn nhau. Một gã cằn nhằn:

"Bố láo bố lếu. Có cái năm sinh người ta mà cũng báo cáo lộn."

"Lần sau, cần thêm đứa nào các anh cứ hỏi sớm." Tôi nói.

"Đi."

Tên chỉ huy ra lệnh. Lại rầm rộ súng ống rút lui, không thèm thêm một lời.

Thở phào. Ông nhạc sĩ Thanh Bình có lý. Làm tổ trưởng dân phố hay cái gì đi nữa, không chắc đã thành chó.

"Thôi, bây giờ an tâm ngủ, anh ạ. Không đến nỗi nào." Tôi bảo anh Mai Thảo.

Lại sắp tới kỳ thăm nuôi Từ.

Hai tháng một lần. Còn ba tuần lễ nữa.

. . .

Xe đò vào thành phố lúc bốn giờ sáng. Phải giờ giấc đó, mấy bao than của chủ xe, cả lô tay buôn hàng chuyến khác nữa, may lắm mới thoát được cảnh xào xáo của trạm kiểm soát đầu xa lộ.
"Em ăn di."

"Chị ăn đi."

Hai chị em, hai ngày dọc đường về, nhường nhau cái bánh chưng. Bây giờ thì cắt đôi được rồi. Rõ khéo. Cả bình nước mang theo cũng vừa cạn.

Bị nêm chặt một chỗ trên xe lâu quá, khi bước xuống, hai chân thành khúc gỗ, hết cục cựa nổi. Chỉ có mấy cái giỏ tre, bị lát đựng keo hũ nhựa không, vừa lấy từ mấy ông chồng trên trại tù về, chị Hồ Văn Đồng và tôi cũng phải khó nhọc mới leo nổi lên được chiếc xích lô máy. Gió sớm xổ tung cả tóc tai. Tỉnh ngủ. Xe tới góc nhà thờ Huyện Sĩ, chị Đồng xuôg trước. Chị vẫn phải lê từng bước cà nhắc.

Khu phố đang thức giấc. Xích lô máy đổ trước nhà, nổ máy ầm ầm. Chó hàng xóm sủa rân. Cô cán bộ hàng xóm, đứng sẵn trên lề đường, hỏi thăm:

"Khỏe. Cám ơn Năm. Đi đâu sớm vậy?"

Nữ lãnh tụ Đoàn Thanh Niên thành phố. Cụt một cánh tay. Áo bốn túi mầu đen. Gậy sắt. Một mình chiếm cả căn phố lầu cạnh nhà, khi biến khi hiện, không rõ lúc nào có ở nhà, lúc nào không. Bây giờ thì cười cười:

"Đâu có. Em cũng vừa về mà, chị Tư."

Khỏi cần đập cửa, mấy đứa nhỏ đã ùa ra.

Lên lầu, anh Mai Thảo chờ sẵn nơi cửa.

Sớm Mai:

"Bác không chịu ngủ. Cứ đứng nhìn xuống đường từ lúc nủa đêm. Chờ mẹ."

"Mẹ chậm mất một ngày. Đăng ký xe đò vất vả quá. Móc ngoặc đủ kiểu mới có vé về tới hôm nay."

"Từ và các bạn thế nào?" Anh Mai Thảo hỏi.

"Khỏe cả. Có gì vậy, anh?"

"Nhã về kịp. May quá. Tôi sốt ruột đến điên lên được. Anh Lý cho biết trưa nay đi." Anh Lý là Nguyễn Chánh Lý, nguyên Tổng giám đốc Kỹ Thương Ngân Hàng, người bạn quí, giúp chúng tôi lo cho anh Mai Thảo vượt biển.

"Còn sớm mà. Anh cho Nhã tắm táp cái đã rồi nói chuyện. Người đầy phân heo, nước đái heo. Có ngủ ngáy gì đâu."

Vội. Không kịp sấy khô tóc. Túm đại lên. Mấy bác cháu đang ngồi ở phòng giữa, nơi có cái kệ sách không còn cuốn nào.

"Mấy giờ anh Lý tới, anh?"

Hẹn sáng nay. Nhưng xế trưa mới đi. Có kêu Toàn với Bẩy lại nữa."

Tất cả các bạn văn cũ, vẫn thường ghé nhà. Không ai biết anh Mai Thảo đang ở ngay trên lầu, đôi khi nghe được cả chuyện đùa rỡn của họ phía dưới. Chỉ có hai cậu em thân tín là biết rõ có anh, thỉnh thoảng còn phụ giúp vô việc liên lạc.

"Anh lên thăm mộ cụ được chưa?"

"Rôi. Đi với Chấn. Hai cậu cháu cùng đi. Đúng hôm trời mưa lớn. Ao mưa, mũ mãng trùm kín người. An toàn."

Ít hôm sau chuyến đi hụt, có tin Cụ thân sinh anh Mai Thảo tạ thế. Nhận tin, anh không nói năng gì, một mình đứng lặng trong góc nhà cả giờ. Chấn tới, đưa cho ông cậu coi hình đám tang. Anh Mai Thảo bảo tôi: "Phải lên thăm mộ cụ, rồi mới đi nổi." Muốn có vậy thôi, làm được chẳng dễ. Nghĩ mà xót. Nghe anh đã thăm được, tôi mừng.

"Vậy là được rồi. Lần đi này, được cụ phù hộ, anh chắc chắn sẽ thoát."

"Bà cụ tôi cũng bảo vậy. Chấn kể bà đêm nào cũng hươmg đèn khấn vái. Tội nghiệp bà cụ."

"Anh có gì cần dặn dò lại, Nhã sẽ nhắn Chấn. Bây giờ coi xem còn thiếu gì nữa không?"

"Không có gì đâu. Cứ thế này thôi." Anh lại nhấc nhấc cái túi vải. "Đâu vào đó cả. Xong từ khuya."

Trò chuyện thêm một lát, anh dặn:

"Còn tí việc nữa, Nhã ạ. Lâu rồi, tôi có nhờ anh Thuận lo dùm một chỗ đi. Có gửi trước anh ấy một khoản tiền đặt cọc. Nếu tôi thoát được lần này, Nhã gặp anh Thuận, hỏi lấy lại dùm. Còn được khoản nào, nhờ Nhã liên lạc đưa cho bà cụ tôi."

"Anh yên tâm. Nhã sẽ gặp anh Thuận. Còn gì nữa nào?"

"Hết chuyên. Phải không con?"

Anh Mai Thảo thình lình cao giọng, ôm và hỏi cháu Vành Khuyên 4 tuổi, đang ngồi bên cạnh. Rồi mới quay sang tôi:

"Nhã nghỉ một lát, xong lo cho bác cháu tôi ăn với nhau bữa chót."

Nghỉ ngơi gì. Anh Lý tới. Lũ trẻ con lại ca như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Ba bàn tay lại đặt lên nhau. Vậy thôi, lần này không ai nói gì nữa.

Buông tay. Bàn tính. Anh Lý lập lại các chi tiết trước khi đứng lên:

"Đúng một giờ trưa. Anh ra hẻm sau, băng qua đường Lê Thánh Tôn. Sang Tự Do, anh đi theo hướng nhà thờ Đức Bà. Nhớ giữ lề mặt bên phía công viên. Nhớ lề bên mặt nghe. Không phải tôi. Anh Thành đón anh. Đón bằng xe vespa. Sau đó sẽ còn nhiều trạm nữa. Chính tôi sẽ lo việc liên lạc, kiểm soát các trạm."

Chia tay. Hai người đàn ông ngó nhau. Không một lời chúc may mắn. Không cả cái bắt tay gừ giã.

Toàn và Bẩy tới.

"Cơm thường thôi à? Phải làm một cái gì chứ nhỉ, cho đừng giống lần trước. Ra chợ cũ đi."

Còn tí tiền dự phòng, anh Mai Thảo dốc túi, mấy chị em bù thêm.

Thịt heo quay. Cả một con vịt quay nữa. Coi chừng, mùi thơm bay sang nhà hàng xóm. Đóng thật kín mọi thứ cửa. Mấy anh em, bẩy đứa nhỏ, xúm xít quanh bữa ăn sang trọng hiếm có.

Sẵn có lô thuốc hút cho anh Mai Thảo, khói thuốc mù mịt trong phòng kín. Mắt mũi cả nhà cay xè. Toàn, cậu em vượt biên hụt, từng tù cùng phòng một dạo với Từ ở T.20, bỗng long trọng tuyên bố:

"Em có chuyện này phải kể cho anh Mai Thảo nghe, trước khi anh lên đường."

"Lại chuyện dài vượt biên đường bộ của mày với ông Mai Bá Trác, ông họa sĩ Trần Văn Tây, chớ gì. Nghe mãi rồi. Dẹp."

Tôi nạt. Toàn nhe răng cười.

"Kể lấy hên mà, chị. Hên lắm. Cam đoan chuyện này chưa có ai nghe qua."

"Cho nó kể đi, Nhã. Nào, kể."

Anh Mai Thảo nói. Toàn kể:

"Hồi vượt biên đường bộ sang Cam Bu Chia, trước khi bọn em lên đường, con bồ em nó cho em một cái khăn mặt. Nó kêu cái khăn là "khăn hên." Nó bắt em phải buộc khăn nơi cổ, rồi nói giữ kỹ cái khăn hên là sẽ được che chở, may mắn, có tai họa gì cũng qua khỏi."

"Hên dữ. Không phải tự chui đầu vô ổ du kích cho nó bắt cả bọn đi tù ngon ơ đó sao?"

Bẩy chọc.

"Thì tù. Tù mà vẫn hên. Con bồ nói là nó đã biểu em phải buộc khăn nơi cổ, em không nghe nên mới bị bắt. Nó nói đúng đấy. Tù ở Plây-bông, có khâu vàng em đã giấu trong lỗ đít, bọn nó cũng rình lột mất. Nhiều phen tưởng chết. Em thường nắm chặt cái khăn mặt trong tay, khấn thầm với nó rằng nếu mày đúng là "khăn hên" thì giúp tao qua khỏi trận này, giúp tao ra tù sớm. Quả nhiên, tất cả đều qua khỏi. Bao nhiêu người còn tù, mình em ra sớm nhất. Vây là hên chớ gì? Đồ đạc hồi vượt biên mất sạch, vậy mà cái "khăn hên" bao lâu nay vẫn ở bên mình em. Anh Mai Thảo, hôm nay, anh lên đường, em biếu cái khăn hên của em ..."

"Thằng này được. Được đấy. Đưa khăn hên đây."

Anh Mai Thảo chìa tay. Toàn lôi trong người ra cái khăn mặt cũ mèm, trịnh trọng trao cho anh. Không ai dám cười.

Đúng giờ. Hai cậu em lững thững ra cửa trước, inh ỏi nài nhau đãi cà phê. Cửa sau lại mở chốt cho bọn nhỏ chạy đuổi. Ra được.

"Tôi đi nhé, Nhã."

Một tay vòng qua vai cháu nhỏ, một tay cầm tay tôi, anh nói ngắn gọn rồi bước ra. Khác lần trước, cửa không xập kín mà còn hé nhìn theo. Con hẻm năng gắt. Không nhìn lui. Quẹo trái. Khuất.

Lát sau hai cậu em và Sớm Mai trở vào. Tốt đẹp.

"Thấy bác Lý dọt xe ngang qua, rồi vespa chú Thành tới, đón bác Ba theo sau." Con bé nháy mắt: "Con đạp xe một vòng, nghe mẹ."

Ba bốn buổi chiều, bọn nhỏ chia nhau rải chơi các góc đường. Anh Lý báo tin cuối:

"Cá lớn ra an toàn. Bây giờ là phần của trời đất."

. . .

Một tháng sau, điện tín về: mẹ tròn con vuông.

Hàng họ ế meo. Không sao, vẫn có thể ăn mừng như thường. Chị Hoàng Anh Tuấn mới sai cháu đem sang cho một cái "buche Noel cải tiến", chế biến bằng khoai mì.

Anh Thuận, người bạn tốt, nghe tin anh Mai Thảo thoát được, vui vẻ thu xếp hoàn lại khoản tiền lỡ đặt cọc. Không gặp Chấn, tôi nhờ một người bạn thân của anh Mai Thảo đưa lại nguyên vẹn tới cụ bà. Cụ nhận đủ, một mình đi bộ tới thăm mấy mẹ con. Nhiều lần cụ tự tay mua cam, bắt tôi phải mang lên trại tù cho Từ.

Ông tổ trưởng gốc nhạc sĩ có lần đi ngang, ghé.

"Này, bà Nhã Ca. Bọn nó nghe đài. Mai Thảo ở bên Mỹ rồi."

"Hồi nào? Ông mới gặp đó thôi. Coi lại xem mắt quáng gà hay là tai nghễnh ngãng."

"Chắc quáng gà thôi. Mình già đầu rồi. Quáng gà một tí mà tốt hơn nghễnh ngãng, bà Nhã Ca ạ."

(Ông tổ trưởng của khu phố Tự Do thời đổi đời chính là chàng nhạc sĩ tác giả ca khúc “Những nẻo đường Việt Nam” thường được hát trên đài Sàigòn thời mới di cư, nay đã không còn nữa. Cám ơn anh. Cám ơn bà con khu phố cũ tử tế. )

Nhã Ca

(Hôi ký Một Người Mất Ngày Tháng)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường...
Mấy ngày nay John cứ như một cái xác vô hồn, vẫn ăn uống, vẫn đi làm như mọi người nhưng John chỉ làm theo quán tính; toàn bộ mọi hoạt động và nói năng cứ như thể lập trình sẵn trong người máy chứ không hề có mộtc cảm xúc gì về việc mình làm. Đâu phải chỉ tuần này, đã lâu rồi, cái tình trạng này trong John tiếp diễn khi thì lên cao lúc xuống thấp. John thấy đời mình vô vị và vô nghĩa quá, chẳng biết sống để làm gì...
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ...
Có lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn; tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ.
Tôi lái xe về nhà, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn, thương cho Vi và giận chồng của Vi quá, tôi đâm xe thẳng vào garage và xồng xộc đi vào nhà, chồng tôi có lẽ vẫn đang lúi húi trong bếp nên không thấy tôi. Thay quần áo, nằm lăn trên giường, tôi nghĩ đến những lời Thu nói, nếu như tôi lấy phải một người chồng như của Vi?
Đêm đầu tiên về Saigon vì trái giờ nên khoảng 3 giờ sáng tôi đã thức giấc. Háo hức muốn tìm hiểu cuộc sống ban đêm ở Sài Gòn hoa lệ. Tôi trang bị nhẹ với máy ảnh đi lang thang một mình trên đường phố vắng. Ban đầu hơi ái ngại, tôi chỉ định rảo bộ quanh khách sạn ở Q1 cho an toàn. Ra ngoài khách sạn khoảng trăm thước, tôi thấy mấy chị đạp xe chở hàng có lẽ để bán lẻ ở đâu đó trong thành phố...
Trong tận thâm tâm tôi, thầy là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này...
Nằm trên giường tôi vươn vai duỗi chân thật thoải mái làm sao ấy, nhìn lên đồng hồ trên bàn đã 9 giờ sáng, bên ngoài trời Montreal tuyết nhè nhẹ bay trắng xóa thật đẹp. Hôm nay thứ hai đầu tuần, mọi người hàng xóm xung quanh đi làm hết, cả khu nhà yên ắng đến lạ thường, tôi mỉm cười thỏa mãn “mình về hưu rồi mà, phải tự sướng chứ!”
Sau dịp lễ Noel là không khí tháng chạp lấp ló đầu ngõ rồi! Thời tiết mùa đông lạnh lẽo đã dần nhường chỗ cho gió xuân về mơ màng trong sương sớm. Khoảng mùng 5 tháng chạp là mọi người đi tảo mộ đông vui. Đươc gặp bà con, họ hàng nội ngoại chào nhau tíu tít sau một năm tất bật là thấy tết đã sắp sửa cận kề. Tết không chỉ là niềm trông đợi của trẻ thơ mà còn là niềm vui của người lớn. Xưa chừ người ta thường nói vui như tết mà!
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.