Hôm nay,  

Bệnh Sởi Tái Bùng Phát Tại Mỹ: Những Điều Bạn Cần Biết

08/04/202521:43:00(Xem: 1665)

 

 

Skärmbild 2025-04-09 064323
Hoa Kỳ đang chứng kiến đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm, và một phần nguyên nhân là do sự lan truyền thông tin sai lạc về vắc-xin. Đừng để những lời đồn giết chết con em chúng ta! (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 

 

(HOA KỲ, ngày 8 tháng 4, Reuters) – Một bé trai ở Texas vừa trở thành nạn nhân thứ hai tử vong vì bệnh sởi (measles), căn bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh nhất thế giới. Sởi từng được xem là đã bị xóa sổ tại Hoa Kỳ vào năm 2000, thành tựu lớn sau nhiều thập niên chủng ngừa rộng rãi với vắc-xin hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ chích ngừa ở trẻ em Hoa Kỳ giảm sút đáng kể – một phần do nhiều luồng thông tin sai lạc và không có cơ sở khoa học cho rằng vắc-xin không an toàn. Điều này đã khiến dịch bệnh bùng phát trở lại khắp nơi. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà mọi người cần nắm rõ về bệnh sởi:

 

Tại sao bệnh sởi lại trở nên đáng lo ngại?

 

Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, số ca mắc sởi tại Hoa Kỳ đã vượt tổng số ca của cả năm 2024. Bang Texas hiện là tâm dịch với 505 trường hợp. Ổ dịch này đã lan sang các bang lân cận gồm Oklahoma, New Mexico và Kansas. Tính tổng cộng, theo dữ liệu mới nhất từ Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC) Hoa Kỳ, đã có hơn 600 ca nhiễm được ghi nhận tại 22 tiểu bang.

 

Tình hình cũng rất đáng lo ngại tại Âu Châu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết châu lục này đã ghi nhận tới 127,350 ca bệnh trong năm 2024 – gấp đôi so với năm trước và là con số cao nhất trong vòng 25 năm qua.

 

Trước khi vắc-xin phòng sởi ra đời vào năm 1963, mỗi năm tại Hoa Kỳ có từ 3 đến 4 triệu người mắc bệnh, chủ yếu là trẻ em. Trong số đó, khoảng 48,000 người phải vào bệnh viện, và từ 400 đến 500 người tử vong mỗi năm.

 

Bệnh sởi không chỉ gây phát ban ngoài da. Các biến chứng nguy hiểm thường gặp bao gồm: nhiễm trùng tai, mất thính lực, viêm phổi, viêm tắc thanh quản (croup), tiêu chảy, mù lòa và thậm chí viêm não. Ngay cả những trẻ em khỏe mạnh cũng có thể bị bệnh nặng hoặc tử vong nếu mắc bệnh. Với phụ nữ mang thai chưa được chích ngừa, bệnh sởi có thể dẫn đến sinh non hoặc khiến trẻ sinh ra bị còi cọc.

 

Theo ước tính từ CDC, cứ 5 người chưa chích ngừa mắc bệnh sởi thì có 1 người phải vào bệnh viện.

 

Làm sao để phòng ngừa bệnh sởi?

 

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả và đáng tin cậy nhất hiện nay là chích ngừa. Vắc-xin sởi có thể được tiêm riêng lẻ hoặc ở dạng vắc-xin hỗn hợp, chẳng hạn như vắc-xin sởi – quai bị – rubella (MMR) hoặc sởi – quai bị – rubella – thủy đậu (MMRV). Hiện chưa có bất kỳ loại thuốc hay vitamin nào được chứng minh có thể phòng ngừa bệnh sởi.

 

Hai liều vắc-xin MMR mang lại hiệu quả bảo vệ lên tới 97%. Trẻ nhỏ thường được tiêm mũi đầu tiên khi được 12 đến 15 tháng tuổi, và mũi thứ hai khi 4 đến 6 tuổi.

 

Theo các chuyên gia, những người được sinh trước năm 1957 đã có miễn dịch tự nhiên, do có thể từng mắc bệnh trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, với những người không chắc chắn liệu mình đã từng mắc bệnh hoặc đã được chích ngừa hay chưa, CDC khuyến nghị nên chích ngừa. Ngoài ra, những người lớn từng chích ngừa từ nhiều năm trước, nếu có nguy cơ tiếp xúc với ổ dịch, thì nên chích thêm một liều tăng cường để đảm bảo an toàn.

 

Làm sao để ngăn chặn dịch sởi bùng phát?

 

Để ngăn chặn các đợt bùng phát dịch sởi, ít nhất 95% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo cần được chích ngừa để đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mục tiêu này ngày càng xa vời vì nhiều nhân vật nổi tiếng cổ súy những thuyết âm mưu phản khoa học cho rằng vắc-xin gây ra chứng tự kỷ và các nguy hại sức khỏe khác.

 

Một trong những nhân vật bị chỉ trích mạnh mẽ là Robert F. Kennedy, Jr., hiện là người đứng đầu Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ (DHHS). Ông này đã góp phần gieo rắc sự hoài nghi về vắc-xin trong suốt nhiều thập niên.

 

Nguồn gốc của những quan điểm sai lạc này bắt đầu từ một nghiên cứu do bác sĩ người Anh Andrew Wakefield công bố vào cuối những năm 1990. Nghiên cứu này được thực hiện chỉ trên 12 trẻ em, và đã đưa ra kết luận sai lầm rằng vắc-xin sởi có thể gây ra bệnh tự kỷ. Nghiên cứu của Wakefield đã bị cộng đồng khoa học quốc tế bác bỏ từ lâu.

 

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nghiêm ngặt nào chứng minh được sự liên quan giữa bệnh tự kỷ và các loại vắc-xin hay thành phần có trong vắc-xin như thimerosal hoặc formaldehyde.

 

Theo CDC, tỷ lệ chủng ngừa tại các trường mẫu giáo ở Hoa Kỳ đã giảm từ 95.2% trong năm học 2019–2020 xuống còn 92.7% vào năm học 2023–2024. Riêng tại quận trung tâm của đợt bùng phát hiện tại ở Texas, chỉ 80% trẻ em mẫu giáo được chích ngừa trong năm học vừa qua.

 

Tỷ lệ chủng ngừa thấp khiến những người không thể chích ngừa, như trẻ sơ sinh và người bị suy giảm miễn dịch, rơi vào nguy hiểm, rất dễ bị siêu vi trùng tấn công nếu dịch bệnh bùng phát.

 

Bệnh sởi lây lan như thế nào?

 

Bệnh sởi lây lan chủ yếu qua các giọt bắn từ đường hô hấp của bệnh nhân, được phát tán khi họ ho hoặc hắt hơi. Siêu vi trùng có thể tồn tại trong không khí đến hai giờ đồng hồ, bất kỳ ai đi ngang qua khu vực đó đều có nguy cơ bị lây nhiễm.

 

Theo CDC, nếu có một người mắc sởi, có đến 90% những người chưa tiêm vắc-xin ở gần đó sẽ bị lây. Các triệu chứng bao gồm ho, chảy nước mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt, và đặc biệt là phát ban đỏ loang lổ đặc trưng của bệnh sởi thường không xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc, mà mất từ 10 đến 21 ngày để phát bệnh.

 

Điều đáng lo ngại là, trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân vẫn có thể vô tình lây bệnh cho người khác. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo những người chưa chích ngừa mà đã tiếp xúc với ai đó bị mắc sởi thì cần được cách ly trong 21 ngày, nhằm ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.

 

Bệnh sởi được điều trị thế nào?

 

Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc trị nào dành riêng cho bệnh sởi. Việc điều trị chủ yếu nhằm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

 

WHO khuyến cáo bệnh nhân nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng các loại thuốc hạ sốt như ibuprofen hoặc acetaminophen. Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định khi bệnh nhân bị biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng tai hoặc mắt. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh sởi có thể gây ra sưng viêm não. Khi đó, có thể sử dụng corticosteroid, tuy nhiên loại thuốc này cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể khó chống lại siêu vi trùng hơn.

 

Vitamin A có phòng ngừa hoặc điều trị được bệnh sởi không?

 

Vitamin A từng được Kennedy tung hô như một “phương pháp thay thế vắc-xin,” nhưng thật ra không có tác dụng phòng ngừa bệnh sởi.

 

Một số nghiên cứu thực hiện tại các nước chưa phát triển (nơi tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến) cho thấy liều cao vitamin A có thể giúp làm giảm đáng kể các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em bị bệnh sởi.

 

Tuy vậy, bác sĩ Sean O’Leary, Chủ tịch Ủy Ban Infectious Diseases Committee của American Academy of Pediatrics (AAP), cho biết: “Bằng chứng về việc dùng vitamin A để điều trị bệnh sởi tại các nước đã phát triển là rất yếu, nếu không muốn nói là không có.”

 

Cả WHO và AAP đều cảnh báo rằng: vitamin A khi dùng ở liều cao như khuyến nghị cho bệnh sởi, bắt buộc phải được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ, vì có nguy cơ gây ngộ độc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Michael Gloss, 21 tuổi, con trai Phó giám đốc CIA tử trận ở Ukraine tháng 4/2024 trong khi tình nguyện chiến đấu trong quân đội Nga. Thân phụ là cựu lính chiến nói cậu con tâm thần. CIA coi sự ra đi của Michael là chuyện riêng của gia đình Gloss. - Wisconsin: FBI bắt Thẩm phán Hannah Dugan tại tòa Milwaukee vì chỉ đường cho luật sư dẫn 1 di dân lậu thoát ngõ bên hông, trong khi ICE mai phục, bố ráp
Ngày 25/4, chính quyền Trump bất ngờ thông báo sẽ tạm thời khôi phục hồ sơ của sinh viên quốc tế trong hệ thống SEVIS, cho phép họ tiếp tục duy trì tình trạng hợp pháp để học tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các viên chức di trú nhấn mạnh rằng đây chỉ là tạm thời, và họ vẫn có thể tiếp tục chấm dứt tình trạng hợp pháp này trong tương lai, bất chấp làn sóng pháp lý, theo The New York Times.
(WASHINGTON, ngày 25 tháng 4, Reuters) – Từ việc đưa ra cảnh báo không nên rời khỏi Hoa Kỳ cho đến hướng dẫn cách hoàn thành chương trình học giữa tình hình rối ren, bất ổn, nhiều trường đại học Hoa Kỳ đang chủ động hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm cách ứng phó với chính sách di trú cứng rắn của Tổng thống Donald Trump.
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia , rằng chuyện Thiền Tông bên ni và Tịnh Độ bên nớ, và những chuyện tương tự... khi người này nói rằng chỉ có họ đúng và người khác hẳn phải là sai. Ngay cả đôi khi bạn mở truyền hình ra xem, cũng bất ngờ khi thấy một vị sư hay một cư sĩ Phật tử nói những chuyện tương tự. Những tranh cãi hiện ra bất kể rằng họ cùng thờ Đức Phật, cùng công nhận các pháp ấn, cùng tu pháp Bát Chánh Đạo, nhưng một khác biệt nào đó đã được xem là lệch nghĩa. Dò lại kinh điển, chúng ta thấy rằng Đức Phật nói rằng người trí sẽ không thấy gì để tranh cãi nữa, vì tâm họ đã xa lìa cõi này.
Nếu một di dân nhập cư có thể bị trục xuất mà không cần thủ tục tòa án hợp pháp, chỉ cần bị gán mác băng đảng là xong, thì có gì bảo đảm rằng điều đó sẽ không xảy ra với công dân Mỹ? Câu hỏi tưởng chừng như không tưởng này lại đang làm dấy lên làn sóng tranh luận trong giới luật gia, sau khi Trump úp mở ý tưởng trục xuất những công dân Mỹ bị kết án tội bạo lực sang El Salvador.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump được cho là đang xem xét ban hành một sắc lệnh hành pháp cho phép tích trữ các kim loại được khai thác từ đáy Thái Bình Dương. Kế hoạch này nằm trong chiến lược giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn khoáng sản quan trọng từ các nước khác, như đồng, cobalt và lithium. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang bàn bạc để xây dựng một “lộ trình” chung nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác khoáng sản biển sâu (deep-sea mining) trong vùng biển quốc tế. Nếu Mỹ quyết định tiến hành kế hoạch hỗ trợ khai thác khoáng sản ở Thái Bình Dương, thì họ sẽ tự làm mà không cần xin phép Cơ Quan Quản Trị Đáy Biển Quốc Tế (International Seabed Authority, ISA), cơ quan liên quốc gia có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động khai thác ở vùng biển quốc tế.
TQ đã chính thức thông qua kế hoạch xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới, bắc ngang qua dòng sông Yarlung Tsangpo tại vùng Tây Tạng. Khi được hoàn thành và đưa vào vận hành, công trình này không chỉ là một cột mốc kỹ thuật mà còn trở thành nhà máy phát điện lớn nhất thế giới, có quy mô vượt xa bất kỳ dự án nào từng có trước đó. Tuy nhiên, đằng sau sự vĩ đại ấy là vô vàn nỗi lo. Nhiều người e ngại rằng con đập sẽ buộc cộng đồng dân cư tại địa phương phải di dời, đồng thời gây ra những tác động sâu rộng đến môi trường tự nhiên. Mối quan ngại này đặc biệt nghiêm trọng đối với Ấn Độ và Bangladesh – hai quốc gia nằm ở khu vực hạ lưu, nơi dòng sông được gọi là Brahmaputra.
Sau hàng trăm nghìn năm sống trên Trái đất, con người có thể nghĩ rằng họ đã nhìn thấy tất cả các màu sắc trong tự nhiên. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Berkeley lại cho rằng điều đó chưa chắc đã đúng. Trong một thí nghiệm mới, họ đã khám phá ra một màu sắc mà trước đây chưa ai từng nhìn thấy, theo The Guardian
Chư Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo: ● Linh Mục Rev. Ronald J. Gripshover, Jr., Chánh xứ Nhà thờ St. Lawrence The Martyr, Alexandria, Virginia ● Linh Mục Rev. Maurice Mei Akwa, Giáo xứ St. Lawrence The Martyr, Alexandria, Virginia ● Đức Ông Msgr. Patrick Dempsey, Giáo xứ St. Lawrence The Martyr, Alexandria, Virginia ● Linh Muc Rev. Sunny Joseph, Giáo xứ St. Timothy, Chantilly, Virginia ● Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, Auckland, Tân Tây Lan
Mời tham dự buổi thuyết trình Tư Tưởng Tích Cực Trong Bài Học Tứ Thánh Đế do gia đình Thiền Thực Nghiệm tổ chức vào ngày 4 tháng 5 năm 2025
TQ nói: Trump cố gắng gọi điện cho Tập nhiều lần, nhưng Tập không trả lời. Chưa hề có đàm phán thuế quan nào đang diễn ra giữa Mỹ-TQ như Trump nói. Mỹ phải hủy mức thuế quan đơn phương trước. - Tỷ phú Ken Fisher viết trên tờ The Telegraph: "Tôi là một tỷ phú Cộng hòa. Trump rất ngu ngốc và thuế quan của Trump vô nghĩa." - Giảng viên Đại Học Harvard: Nếu Trump học lớp của tôi, sẽ học cách không làm sụp đổ nền kinh tế.
Chương trình nhạc kịch 50 Nhật Ký Của Mẹ diễn ra vào lúc 6:30 PM ngày 26/04/2025 tại hội trường báo Người VIệt. Vào cửa miễn phí.
(WASHINGTON, ngày 23 tháng 4, Reuters) – Một ủy ban đặc biệt của Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi trát đòi, yêu cầu ba tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc phải hợp tác với cuộc điều tra về khả năng các công ty này có liên quan đến chính phủ và quân đội TQ.
(NEW JERSEY, ngày 23 tháng 4, Reuters) – New Jersey đang bị cháy rừng hoành hành ở khu vực Pinelands, gần các thành phố ven biển Đại Tây Dương. Theo Sở Cứu hỏa Rừng (Forest Fire Service) New Jersey, lửa lan rất nhanh và đây có thể là đám cháy rừng lớn nhất của tiểu bang trong gần hai thập niên qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.